Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 32/2020/TT-BGTVT sửa Thông tư 29/2018/TT-BGTVT và Thông tư 31/2018/TT-BGTVT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

____________

Số: 32/2020/TT-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị

_____________________

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT) như sau:

1. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Việc kiểm tra sản xuất, lắp ráp được thực hiện đối với: đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt, tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.”

2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Kiểm tra nhập khẩu

1. Việc kiểm tra nhập khẩu được thực hiện đối với:

a) Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

b) Tổng thành, thiết bị, linh kiện nhập khẩu mới lắp trên phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

c) Toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới; phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất.”

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra của đơn vị nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản vẽ tổng thể, tài liệu về đặc tính kỹ thuật;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nhập khẩu mới;

d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất đối với sản phẩm nhập khẩu mới;

đ) Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu mới.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời điểm kiểm tra:

a) Đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng, toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất: thời điểm kiểm tra được thực hiện sau khi đơn vị nhập khẩu đã cung cấp đầy đủ hồ sơ và Cơ quan kiểm tra tiếp cận được phương tiện; đơn vị nhập khẩu đảm bảo các điều kiện kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện trên phương tiện đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: thời điểm kiểm tra được thực hiện trước khi lắp ráp lên phương tiện.

5. Phương thức kiểm tra:

a) Đối với phương tiện, tổng thành, thiết bị: kiểm tra từng sản phẩm;

b) Đối với linh kiện: kiểm tra mẫu điển hình cho từng lô linh kiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;

c) Đối với toa xe đường sắt đô thị: kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên đường theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Kiểm tra hoán cải

1. Quy định về kiểm tra hoán cải

a) Việc kiểm tra hoán cải được thực hiện đối với: đầu máy, toa xe chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và phương tiện chuyên dùng đường sắt có thay đổi kết cấu thép thân xe, tính năng sử dụng và thông số, đặc tính kỹ thuật của hệ thống, tổng thành, thiết bị;

b) Kiểm tra hoán cải không áp dụng đối với phương tiện chỉ thay đổi đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu và toa xe đường sắt đô thị chạy trên đường sắt đô thị.”

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm: ‘

a) Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở hoán cải hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy đăng ký của phương tiện; bản vẽ tổng thể của phương tiện trước và sau hoán cải; tài liệu kỹ thuật (bản vẽ và thuyết minh, tính toán) của tổng thành, thiết bị, hệ thống được hoán cải; bản thuyết minh, tính toán liên quan đến nội dung hoán cải;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật liên quan của tổng thành, thiết bị, linh kiện mới được sử dụng;

d) Kết quả tự kiểm tra của cơ sở hoán cải hoặc chủ phương tiện.

3. Nội dung kiểm tra: kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế.

4. Phương thức kiểm tra: kiểm tra từng phương tiện.”

4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Kiểm tra định kỳ

1. Việc kiểm tra định kỳ trong quá trình khai thác sử dụng được thực hiện đối với:

a) Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt, thiết bị tín hiệu đuôi tàu chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

b) Toa xe đường sắt đô thị, phương tiện chuyên dùng đường sắt chạy trên đường sắt đô thị.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra định kỳ của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy đăng ký phương tiện (đối với trường hợp phương tiện sản xuất, lắp ráp mới và phương tiện nhập khẩu kiểm tra định kỳ lần đầu hoặc phương tiện có thay đổi số đăng ký);

c) Tài liệu kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, hệ thống được thay thế trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;

d) Kết quả tự nghiệm thu của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa hoặc chủ phương tiện.

3. Chu kỳ kiểm tra định kỳ:

a) Chu kỳ kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với phương tiện đường sắt quốc gia và toa xe đường sắt đô thị, việc kiểm tra được thực hiện cùng thời điểm phương tiện được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo các cấp nhưng không được vượt quá thời hạn theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra tính năng an toàn theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Phương thức kiểm tra: kiểm tra từng phương tiện hoặc thiết bị tín hiệu đuôi tàu. Riêng đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

5. Điểm c khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định

1. Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng mười (10) ngày làm việc. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng năm (05) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và trong vòng một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ; riêng toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu nội dung hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra sản phẩm tại hiện trường.

4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường và thực hiện như sau:

a) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn ba (03) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải hoặc một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ kể từ ngày kết thúc kiểm tra và cấp, dán tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam ra Thông báo không đạt chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Đối với trường hợp nhập khẩu phương tiện, thông báo này được gửi cho các cơ quan liên quan biết để phối hợp.”

7. Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định:

a) Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận và tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận này sẽ mất hiệu lực khi thông số kỹ thuật thực tế của phương tiện bị thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp; phương tiện bị hư hỏng do tai nạn, thiên tai, hành vi phá hoại hoặc trong quá trình bảo quản, vận chuyển đến mức không đảm bảo các yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.”

8. Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 15 như sau:

“đ) Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

9. Bổ sung điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 như sau:

“c) Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

d) Thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận, Tem kiểm định cho Cục Đăng kiểm Việt Nam khi xuất khẩu phương tiện tạm nhập, tái xuất.”

10. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 15 như sau:

“đ) Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

11. Phụ lục VI của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT) như sau:

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức có liên quan đến quản lý, vận hành đường sắt đô thị; đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị trong quá trình khai thác.”

2. Khoản 5, khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Đề cương nhiệm vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống (sau đây gọi tắt là Đề cương đánh giá, chứng nhận) là tài liệu do Tổ chức chứng nhận xây dựng theo yêu cầu của Chủ đầu tư để mô tả các nội dung liên quan đến công việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.

8. Kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành là việc kiểm tra, đánh giá định kỳ của Cơ quan quản lý nhà nước để chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn vận hành được Tổ chức vận hành duy trì liên tục, hoạt động có hiệu quả phù hợp với quy định của Thông tư này”.

3. Bổ sung khoản 13 Điều 3 như sau:

“13. Phương tiện là toa xe đường sắt đô thị, không bao gồm các phương tiện chuyên dùng phục vụ thi công, duy tu bảo trì đường sắt.”

4. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Quy định chung về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống

1. Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác phải được Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

2. Đường sắt đô thị khi nâng cấp phải được Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống. Nội dung nâng cấp phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống và thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống bao gồm:

a) Thay đổi hệ thống thông tin – tín hiệu điều khiển chạy tàu;

b) Thay đổi kiểu loại phương tiện;

c) Cải tạo hệ thống cung cấp điện sức kéo;

d) Nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến;

đ) Thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành.

3. Đề cương đánh giá, chứng nhận do Tổ chức chứng nhận lập, Chủ đầu tư phê duyệt phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

a) Phạm vi đánh giá, chứng nhận;

b) Phương pháp, quy trình thực hiện;

c) Các giới hạn an toàn, tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro;

d) Kế hoạch thực hiện đánh giá, chứng nhận;

đ) Tài liệu chuyển giao.”

5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và được Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, chứng nhận định kỳ trong quá trình khai thác.”

6. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi nâng cấp

1. Đối với các hạng mục được nâng cấp theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:

a) Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hạng mục được nâng cấp theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;

b) Đánh giá tích hợp hệ thống;

c) Đánh giá chạy thử hệ thống sau khi nâng cấp;

d) Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.

2. Đối với hạng mục Thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành chỉ thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.”

7. Điều 10 được bổ sung, sửa đổi như sau:

“Điều 10. Quy định về hồ sơ thẩm định

1. Hồ sơ thẩm định bao gồm:

a) Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao hợp lệ Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt;

c) Các báo cáo đánh giá có xác nhận của Chủ đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.

2. Thời điểm nộp hồ sơ: toàn bộ hồ sơ được nộp sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành hồ sơ đánh giá.

3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Đường sắt Việt Nam.”

8. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống khi xây dựng mới và nâng cấp bao gồm:

1. Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

2. Rà soát nội dung các báo cáo đánh giá theo đề cương đã được phê duyệt.

3. Kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đối với tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới và Điều 7 Thông tư này đối với tuyến đường sắt đô thị nâng cấp.”

9. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Trình tự thực hiện thẩm định

1. Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 gửi Cục Đường sắt Việt Nam, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam có thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời sao gửi hồ sơ tới Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Các Cục tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này, sau hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Đường sắt Việt Nam.

3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các Thông báo kết quả thẩm định, nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thẩm định chuyển cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện”.

10. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam:

a) Chủ trì thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến: hệ thống thông tin – tín hiệu trên phương tiện và trên đường; hệ thống cung cấp điện sức kéo, cửa chắn ke ga (nếu có); đánh giá tích hợp hệ thống, đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống, đánh giá hệ thống quản lý an toàn vận hành; rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga;

b) Tổng hợp các báo cáo thẩm định của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam để cấp Giấy chứng nhận thẩm định;

c) Thực hiện kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành;

d) Chủ trì xây dựng dự toán và tổ chức thu giá, phí thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống khi xây dựng mới, nâng cấp và kiểm tra, chứng nhận định kỳ Hệ thống quản lý an toàn vận hành.

2. Trách nhiệm của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông:

a) Thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến: phương án thiết kế cầu cạn, đường, đường hầm; công trình, thiết bị kiểm soát khói; gửi kết quả thẩm định về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp;

b) Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng dự toán và tổ chức thu giá, phí thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống đối với các nội dung liên quan theo quy định hiện hành.

3. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam:

a) Thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến phương tiện, không bao gồm hệ thống tín hiệu lắp đặt trên phương tiện; gửi kết quả về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp;

b) Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng dự toán và tổ chức thu giá, phí thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống đối với các nội dung liên quan theo các quy định hiện hành.”

11. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 19. Trách nhiệm của Chủ đầu tư

1. Lựa chọn Tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị.

2. Phê duyệt Đề cương đánh giá, chứng nhận của Tổ chức chứng nhận lập.

3. Chủ trì, phối hợp với Tổ chức vận hành xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vận hành cho tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp.

4. Lập và hoàn thiện hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.

5. Lập danh mục các tiêu chuẩn áp dụng cho việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định.

6. Bảo quản, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định và bàn giao đầy đủ cho Tổ chức vận hành khi tuyến đường sắt đô thị được đưa vào khai thác.

7. Thanh toán giá, phí thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.”

12. Khoản 3 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý an toàn vận hành phù hợp với các quy định của Thông tư này.”

13. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thực hiện theo đúng Đề cương đánh giá, chứng nhận đã được phê duyệt và đảm bảo nội dung thực hiện phù hợp với quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về kết quả đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.”

14. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 22. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 07 năm 2018) thì không thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, trường hợp Chủ đầu tư có ký kết hợp đồng đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

2. Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2018) thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.”

15. Bổ sung Phụ lục 5 vào Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

16. Bổ sung Phụ lục 6 vào Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

Điều 3.

1. Bãi bỏ cụm từ “hệ thống điều khiển chạy tàu” trong khoản 7 Điều 3, cụm từ “toa xe đường sắt đô thị” tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

2. Bãi bỏ điểm c khoản 5 Điều 5 của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

3. Thay thế cụm từ “Biên bản kiểm tra” thành “Báo cáo kiểm tra” tại Phụ lục III, Phụ lục V của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

4. Bãi bỏ khoản 3 Điều 5, khoản 3 và khoản 7 Điều 6 của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT,

5. Thay thế cụm từ “Cục Đăng kiểm Việt Nam” thành “Cục Đường sắt Việt Nam” trong các điều khoản sau: khoản 4 Điều 13; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Phụ lục 3; Phụ lục 4 của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT.

6. Thay thế cụm từ “hệ thống tín hiệu” thành “hệ thống thông tin – tín hiệu” trong các điều khoản sau: khoản 1 Điều 6, khoản 4 Điều 9 của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp các ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 5;

– Văn phòng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;

– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Công báo;

– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

– Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;

– Báo Giao thông; Tạp chí GTVT;

– Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Đông

Phụ lục 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_____________________________

PHỤ LỤC VI

CHU K KIỂM TRA

Loại phương tiện

Chu kỳ kiểm tra

(tháng)

Chu kỳ đầu

Chu kỳ định kỳ

1. Đường sắt quốc gia

1.1. Phương tiện nhập khẩu mới và sản xuất, lắp ráp

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

18

b) Toa xe khách

28

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

36

1.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới hoặc bằng 30 năm

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

18

b) Toa xe khách

14

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

20

1.3. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng trên 30 năm

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

15

b) Toa xe khách

12

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

15

1.4. Phương tiện đang khai thác ít sử dụng

a) Đầu máy đẩy; đầu máy dồn tại ga, xưởng chế tạo sửa chữa, kho bãi; đầu máy dùng kéo tàu với km chạy hàng năm nhỏ hơn 40.000km.

24

b) Toa xe công vụ, nhiệm sở có số km chạy hàng năm nhỏ hơn 40.000km.

24

2. Đường sắt đô thị

2.1. Phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới

24

2.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới 15 năm

12

2.3. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng trên 15 năm

9

3. Đường sắt chuyên dùng

3.1. Phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới

30

3.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới 30 năm

18

3.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng từ 30 năm trở lên

15

4. Tất cả các phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng

12

5. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu

24

12

Phụ lục 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_____________________________

Phụ lục 5
MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

______________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Ngày…tháng…năm….

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Mã hồ sơ:….

Cục Đường sắt Việt Nam thông báo

Tiếp nhận hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đường sắt đô thị của:………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………………… Email:…………………………………………………………

Nội dung yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………

I. Thành phần hồ sơ nộp gồm:

1. …………………………………………………………………

2. …………………………………………………………………

3. …………………………………………………………………

4. …………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Số lượng hồ sơ:………………………………………………………………………. (bộ)

II. Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Vào sổ theo dõi hồ sơ, Quyển số:…………………………… Số thứ tự….

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_____________________________

PHỤ LỤC 6

MẪU THONG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

_________

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày …tháng …năm…

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Căn cứ Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và Thông tư số …/2020/TT-BGTVT ngày …/…/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.

Căn cứ kết quả đánh giá, chứng nhận của Tổ chức chứng nhận: (tên Tổ chức chứng nhận)

Cơ quan thẩm định (Tên cơ quan) thông báo kết quả xem xét hồ sơ an toàn hệ thống như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT

Tên tuyến/đoạn tuyến đường sắt đô thị :………………………………………………………………….

Chủ đầu tư…………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

Tổ chức vận hành: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

……………………………………………………….

……………………………………………………….

……………………………………………………….

IV. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH

……………………………………………………….

……………………………………………………….

……………………………………………………….

VI. KẾT LUẬN

……………………………………………………….

……………………………………………………….

……………………………………………………….

Nơi nhận:

– Bộ trưởng Bộ GTVT (để b/c);

– Vụ KHCN (để b/c);

– Chủ Đầu tư (để t/h);

– Lưu Cơ quan thẩm định.

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Thuộc tính văn bản
Thông tư 32/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 29/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư 31/2018/TT-BGTVT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tải Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 32/2020/TT-BGTVT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành: 14/12/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giao thông
Tóm tắt văn bản

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

____________

Số: 32/2020/TT-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị

_____________________

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT) như sau:

1. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Việc kiểm tra sản xuất, lắp ráp được thực hiện đối với: đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt, tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.”

2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Kiểm tra nhập khẩu

1. Việc kiểm tra nhập khẩu được thực hiện đối với:

a) Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

b) Tổng thành, thiết bị, linh kiện nhập khẩu mới lắp trên phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

c) Toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới; phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất.”

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra của đơn vị nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản vẽ tổng thể, tài liệu về đặc tính kỹ thuật;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nhập khẩu mới;

d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất đối với sản phẩm nhập khẩu mới;

đ) Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu mới.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời điểm kiểm tra:

a) Đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng, toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất: thời điểm kiểm tra được thực hiện sau khi đơn vị nhập khẩu đã cung cấp đầy đủ hồ sơ và Cơ quan kiểm tra tiếp cận được phương tiện; đơn vị nhập khẩu đảm bảo các điều kiện kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện trên phương tiện đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: thời điểm kiểm tra được thực hiện trước khi lắp ráp lên phương tiện.

5. Phương thức kiểm tra:

a) Đối với phương tiện, tổng thành, thiết bị: kiểm tra từng sản phẩm;

b) Đối với linh kiện: kiểm tra mẫu điển hình cho từng lô linh kiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;

c) Đối với toa xe đường sắt đô thị: kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên đường theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Kiểm tra hoán cải

1. Quy định về kiểm tra hoán cải

a) Việc kiểm tra hoán cải được thực hiện đối với: đầu máy, toa xe chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và phương tiện chuyên dùng đường sắt có thay đổi kết cấu thép thân xe, tính năng sử dụng và thông số, đặc tính kỹ thuật của hệ thống, tổng thành, thiết bị;

b) Kiểm tra hoán cải không áp dụng đối với phương tiện chỉ thay đổi đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu và toa xe đường sắt đô thị chạy trên đường sắt đô thị.”

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm: ‘

a) Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở hoán cải hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy đăng ký của phương tiện; bản vẽ tổng thể của phương tiện trước và sau hoán cải; tài liệu kỹ thuật (bản vẽ và thuyết minh, tính toán) của tổng thành, thiết bị, hệ thống được hoán cải; bản thuyết minh, tính toán liên quan đến nội dung hoán cải;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật liên quan của tổng thành, thiết bị, linh kiện mới được sử dụng;

d) Kết quả tự kiểm tra của cơ sở hoán cải hoặc chủ phương tiện.

3. Nội dung kiểm tra: kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế.

4. Phương thức kiểm tra: kiểm tra từng phương tiện.”

4. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Kiểm tra định kỳ

1. Việc kiểm tra định kỳ trong quá trình khai thác sử dụng được thực hiện đối với:

a) Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt, thiết bị tín hiệu đuôi tàu chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

b) Toa xe đường sắt đô thị, phương tiện chuyên dùng đường sắt chạy trên đường sắt đô thị.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra định kỳ của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy đăng ký phương tiện (đối với trường hợp phương tiện sản xuất, lắp ráp mới và phương tiện nhập khẩu kiểm tra định kỳ lần đầu hoặc phương tiện có thay đổi số đăng ký);

c) Tài liệu kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, hệ thống được thay thế trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;

d) Kết quả tự nghiệm thu của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa hoặc chủ phương tiện.

3. Chu kỳ kiểm tra định kỳ:

a) Chu kỳ kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với phương tiện đường sắt quốc gia và toa xe đường sắt đô thị, việc kiểm tra được thực hiện cùng thời điểm phương tiện được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo các cấp nhưng không được vượt quá thời hạn theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra tính năng an toàn theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Phương thức kiểm tra: kiểm tra từng phương tiện hoặc thiết bị tín hiệu đuôi tàu. Riêng đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

5. Điểm c khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

6. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định

1. Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng mười (10) ngày làm việc. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng năm (05) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và trong vòng một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ; riêng toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu nội dung hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra sản phẩm tại hiện trường.

4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường và thực hiện như sau:

a) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn ba (03) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải hoặc một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ kể từ ngày kết thúc kiểm tra và cấp, dán tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam ra Thông báo không đạt chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Đối với trường hợp nhập khẩu phương tiện, thông báo này được gửi cho các cơ quan liên quan biết để phối hợp.”

7. Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định:

a) Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận và tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận này sẽ mất hiệu lực khi thông số kỹ thuật thực tế của phương tiện bị thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp; phương tiện bị hư hỏng do tai nạn, thiên tai, hành vi phá hoại hoặc trong quá trình bảo quản, vận chuyển đến mức không đảm bảo các yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.”

8. Bổ sung điểm đ khoản 1 Điều 15 như sau:

“đ) Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

9. Bổ sung điểm c, điểm d khoản 2 Điều 15 như sau:

“c) Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

d) Thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận, Tem kiểm định cho Cục Đăng kiểm Việt Nam khi xuất khẩu phương tiện tạm nhập, tái xuất.”

10. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 15 như sau:

“đ) Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.”

11. Phụ lục VI của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị (sau đây gọi tắt là Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT) như sau:

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức có liên quan đến quản lý, vận hành đường sắt đô thị; đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị trong quá trình khai thác.”

2. Khoản 5, khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Đề cương nhiệm vụ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống (sau đây gọi tắt là Đề cương đánh giá, chứng nhận) là tài liệu do Tổ chức chứng nhận xây dựng theo yêu cầu của Chủ đầu tư để mô tả các nội dung liên quan đến công việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.

8. Kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành là việc kiểm tra, đánh giá định kỳ của Cơ quan quản lý nhà nước để chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn vận hành được Tổ chức vận hành duy trì liên tục, hoạt động có hiệu quả phù hợp với quy định của Thông tư này”.

3. Bổ sung khoản 13 Điều 3 như sau:

“13. Phương tiện là toa xe đường sắt đô thị, không bao gồm các phương tiện chuyên dùng phục vụ thi công, duy tu bảo trì đường sắt.”

4. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Quy định chung về đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống

1. Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác phải được Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

2. Đường sắt đô thị khi nâng cấp phải được Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống. Nội dung nâng cấp phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống và thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống bao gồm:

a) Thay đổi hệ thống thông tin – tín hiệu điều khiển chạy tàu;

b) Thay đổi kiểu loại phương tiện;

c) Cải tạo hệ thống cung cấp điện sức kéo;

d) Nâng cao năng lực vận tải, mở rộng quy mô tuyến;

đ) Thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành.

3. Đề cương đánh giá, chứng nhận do Tổ chức chứng nhận lập, Chủ đầu tư phê duyệt phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

a) Phạm vi đánh giá, chứng nhận;

b) Phương pháp, quy trình thực hiện;

c) Các giới hạn an toàn, tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro;

d) Kế hoạch thực hiện đánh giá, chứng nhận;

đ) Tài liệu chuyển giao.”

5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và được Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, chứng nhận định kỳ trong quá trình khai thác.”

6. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Nội dung đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống khi nâng cấp

1. Đối với các hạng mục được nâng cấp theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:

a) Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hạng mục được nâng cấp theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;

b) Đánh giá tích hợp hệ thống;

c) Đánh giá chạy thử hệ thống sau khi nâng cấp;

d) Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.

2. Đối với hạng mục Thay đổi cơ cấu tổ chức của Tổ chức vận hành chỉ thực hiện đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.”

7. Điều 10 được bổ sung, sửa đổi như sau:

“Điều 10. Quy định về hồ sơ thẩm định

1. Hồ sơ thẩm định bao gồm:

a) Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao hợp lệ Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt;

c) Các báo cáo đánh giá có xác nhận của Chủ đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.

2. Thời điểm nộp hồ sơ: toàn bộ hồ sơ được nộp sau khi Tổ chức chứng nhận hoàn thành hồ sơ đánh giá.

3. Cách thức nộp hồ sơ: Chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Đường sắt Việt Nam.”

8. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống khi xây dựng mới và nâng cấp bao gồm:

1. Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

2. Rà soát nội dung các báo cáo đánh giá theo đề cương đã được phê duyệt.

3. Kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đối với tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới và Điều 7 Thông tư này đối với tuyến đường sắt đô thị nâng cấp.”

9. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Trình tự thực hiện thẩm định

1. Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 gửi Cục Đường sắt Việt Nam, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam có thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời sao gửi hồ sơ tới Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Các Cục tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này, sau hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Đường sắt Việt Nam.

3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các Thông báo kết quả thẩm định, nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thẩm định chuyển cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện”.

10. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 17. Trách nhiệm thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam:

a) Chủ trì thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị khi xây dựng mới và nâng cấp; thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến: hệ thống thông tin – tín hiệu trên phương tiện và trên đường; hệ thống cung cấp điện sức kéo, cửa chắn ke ga (nếu có); đánh giá tích hợp hệ thống, đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống, đánh giá hệ thống quản lý an toàn vận hành; rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga;

b) Tổng hợp các báo cáo thẩm định của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam để cấp Giấy chứng nhận thẩm định;

c) Thực hiện kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành;

d) Chủ trì xây dựng dự toán và tổ chức thu giá, phí thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống khi xây dựng mới, nâng cấp và kiểm tra, chứng nhận định kỳ Hệ thống quản lý an toàn vận hành.

2. Trách nhiệm của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông:

a) Thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến: phương án thiết kế cầu cạn, đường, đường hầm; công trình, thiết bị kiểm soát khói; gửi kết quả thẩm định về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp;

b) Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng dự toán và tổ chức thu giá, phí thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống đối với các nội dung liên quan theo quy định hiện hành.

3. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam:

a) Thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận đối với các nội dung liên quan đến phương tiện, không bao gồm hệ thống tín hiệu lắp đặt trên phương tiện; gửi kết quả về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp;

b) Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng dự toán và tổ chức thu giá, phí thẩm định báo cáo đánh giá an toàn hệ thống đối với các nội dung liên quan theo các quy định hiện hành.”

11. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 19. Trách nhiệm của Chủ đầu tư

1. Lựa chọn Tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống cho tuyến đường sắt đô thị.

2. Phê duyệt Đề cương đánh giá, chứng nhận của Tổ chức chứng nhận lập.

3. Chủ trì, phối hợp với Tổ chức vận hành xây dựng Hệ thống quản lý an toàn vận hành cho tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp.

4. Lập và hoàn thiện hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.

5. Lập danh mục các tiêu chuẩn áp dụng cho việc đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định.

6. Bảo quản, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định và bàn giao đầy đủ cho Tổ chức vận hành khi tuyến đường sắt đô thị được đưa vào khai thác.

7. Thanh toán giá, phí thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật.”

12. Khoản 3 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý an toàn vận hành phù hợp với các quy định của Thông tư này.”

13. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thực hiện theo đúng Đề cương đánh giá, chứng nhận đã được phê duyệt và đảm bảo nội dung thực hiện phù hợp với quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về kết quả đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.”

14. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 22. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 07 năm 2018) thì không thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, trường hợp Chủ đầu tư có ký kết hợp đồng đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

2. Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2018) thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.”

15. Bổ sung Phụ lục 5 vào Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.

16. Bổ sung Phụ lục 6 vào Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.

Điều 3.

1. Bãi bỏ cụm từ “hệ thống điều khiển chạy tàu” trong khoản 7 Điều 3, cụm từ “toa xe đường sắt đô thị” tại điểm a khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

2. Bãi bỏ điểm c khoản 5 Điều 5 của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

3. Thay thế cụm từ “Biên bản kiểm tra” thành “Báo cáo kiểm tra” tại Phụ lục III, Phụ lục V của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT.

4. Bãi bỏ khoản 3 Điều 5, khoản 3 và khoản 7 Điều 6 của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT,

5. Thay thế cụm từ “Cục Đăng kiểm Việt Nam” thành “Cục Đường sắt Việt Nam” trong các điều khoản sau: khoản 4 Điều 13; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Phụ lục 3; Phụ lục 4 của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT.

6. Thay thế cụm từ “hệ thống tín hiệu” thành “hệ thống thông tin – tín hiệu” trong các điều khoản sau: khoản 1 Điều 6, khoản 4 Điều 9 của Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp các ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 5;

– Văn phòng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;

– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Công báo;

– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

– Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;

– Báo Giao thông; Tạp chí GTVT;

– Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Đông

Phụ lục 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_____________________________

PHỤ LỤC VI

CHU K KIỂM TRA

Loại phương tiện

Chu kỳ kiểm tra

(tháng)

Chu kỳ đầu

Chu kỳ định kỳ

1. Đường sắt quốc gia

1.1. Phương tiện nhập khẩu mới và sản xuất, lắp ráp

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

18

b) Toa xe khách

28

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

36

1.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới hoặc bằng 30 năm

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

18

b) Toa xe khách

14

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

20

1.3. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng trên 30 năm

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

15

b) Toa xe khách

12

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

15

1.4. Phương tiện đang khai thác ít sử dụng

a) Đầu máy đẩy; đầu máy dồn tại ga, xưởng chế tạo sửa chữa, kho bãi; đầu máy dùng kéo tàu với km chạy hàng năm nhỏ hơn 40.000km.

24

b) Toa xe công vụ, nhiệm sở có số km chạy hàng năm nhỏ hơn 40.000km.

24

2. Đường sắt đô thị

2.1. Phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới

24

2.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới 15 năm

12

2.3. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng trên 15 năm

9

3. Đường sắt chuyên dùng

3.1. Phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới

30

3.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới 30 năm

18

3.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng từ 30 năm trở lên

15

4. Tất cả các phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng

12

5. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu

24

12

Phụ lục 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_____________________________

Phụ lục 5
MẪU THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

______________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Ngày…tháng…năm….

THÔNG BÁO TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Mã hồ sơ:….

Cục Đường sắt Việt Nam thông báo

Tiếp nhận hồ sơ thẩm định an toàn hệ thống đường sắt đô thị của:………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………………… Email:…………………………………………………………

Nội dung yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………

I. Thành phần hồ sơ nộp gồm:

1. …………………………………………………………………

2. …………………………………………………………………

3. …………………………………………………………………

4. …………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Số lượng hồ sơ:………………………………………………………………………. (bộ)

II. Yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ:

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Vào sổ theo dõi hồ sơ, Quyển số:…………………………… Số thứ tự….

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

_____________________________

PHỤ LỤC 6

MẪU THONG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

_________

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày …tháng …năm…

THÔNG BÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ AN TOÀN HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Căn cứ Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và Thông tư số …/2020/TT-BGTVT ngày …/…/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.

Căn cứ kết quả đánh giá, chứng nhận của Tổ chức chứng nhận: (tên Tổ chức chứng nhận)

Cơ quan thẩm định (Tên cơ quan) thông báo kết quả xem xét hồ sơ an toàn hệ thống như sau:

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT

Tên tuyến/đoạn tuyến đường sắt đô thị :………………………………………………………………….

Chủ đầu tư…………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

Tổ chức vận hành: ………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………

II. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH

……………………………………………………….

……………………………………………………….

……………………………………………………….

IV. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH

……………………………………………………….

……………………………………………………….

……………………………………………………….

VI. KẾT LUẬN

……………………………………………………….

……………………………………………………….

……………………………………………………….

Nơi nhận:

– Bộ trưởng Bộ GTVT (để b/c);

– Vụ KHCN (để b/c);

– Chủ Đầu tư (để t/h);

– Lưu Cơ quan thẩm định.

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 32/2020/TT-BGTVT sửa Thông tư 29/2018/TT-BGTVT và Thông tư 31/2018/TT-BGTVT”