BỘ CÔNG AN ————
Số: 27/2012/TT-BCA
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2012
|
Căn cứ Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về mẫu Chứng minh nhân dân,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cụ thể về hình dáng, kích thước, quy cách, nội dung và thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân; thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc sản xuất và quản lý mẫu Chứng minh nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú theo Luật Cư trú;
2. Công an các đơn vị, địa phương;
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý Chứng minh nhân dân.
Điều 3. Mẫu Chứng minh nhân dân
1. Hình dáng, kích thước: Chứng minh nhân dân hình chữ nhật, chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm.
2. Nội dung:
a) Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân”; số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
Hình 1 – Mặt trước
b) Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: Ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Hình 2 – Mặt sau.
3. Quy cách:
a) Chứng minh nhân dân được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.
b) Hai mặt của Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Nền mặt trước Chứng minh nhân dân gồm: Hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn. Nền mặt sau Chứng minh nhân dân gồm các hoa văn.
c) Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên Chứng minh nhân dân.
d) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”; các thông tin cá nhân; ảnh vân tay ngón trỏ trái, ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm cấp; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp Chứng minh nhân dân màu đen.
đ) Dòng chữ “CHỨNG MINH NHÂN DÂN”, số Chứng minh nhân dân của công dân và ảnh con dấu màu đỏ.
e) Các chữ tiêu đề trong Chứng minh nhân dân gồm: Số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú; có giá trị đến; đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngón trỏ trái; ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm; chức danh người cấp (Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) màu xanh lam.
g) Mã vạch hai chiều lưu trữ một số thông tin cơ bản của công dân được cấp Chứng minh nhân dân màu đen.
h) Phoi bảo an được gắn ở mặt sau của Chứng minh nhân dân.
Điều 4. Số và thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân
1. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số Chứng minh nhân dân riêng. Số Chứng minh nhân dân gồm 12 chữ số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Trường hợp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì số ghi trên Chứng minh nhân dân được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên Chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.
2. Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân là 15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.
Điều 5. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi của địa phương theo chỉ đạo và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.
Điều 6. Con dấu trên Chứng minh nhân dân
Con dấu trên Chứng minh nhân dân là con dấu thu nhỏ của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc con dấu thu nhỏ của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Công an.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương
1. Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật có trách nhiệm sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, theo đúng mẫu quy định tại Điều 3 Thông tư này, không được thay đổi hình dáng, nội dung và phải quản lý theo đúng quy định về chế độ bảo quản vật tư, phương tiện nghiệp vụ của Bộ Công an; bàn giao kịp thời mẫu Chứng minh nhân dân cho Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội.
2. Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm:
a) Hằng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng mẫu Chứng minh nhân dân trên toàn quốc cho năm tiếp theo gửi Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật để sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân.
b) Quản lý chặt chẽ và bàn giao kịp thời mẫu Chứng minh nhân dân cho Công an các địa phương.
3. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Hằng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng mẫu Chứng minh nhân dân của địa phương cho năm tiếp theo theo gửi về Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội).
b) Nhận và quản lý chặt chẽ mẫu Chứng minh nhân dân.
Điều 8. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội còn thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng; trường hợp cần đổi theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.
3. Những nơi chưa có điều kiện triển khai cấp Chứng minh nhân dân theo Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an để cấp, đổi lại Chứng minh nhân dân.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để kịp thời hướng dẫn.
Nơi nhận: – Các đồng chí Thứ trưởng; – Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; – Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các Sở Cảnh sát PCCC; – Công báo; – Lưu: VT, C61.
|
BỘ TRƯỞNG
Thượng tướng Trần Đại Quang
|
BỘ CÔNG AN ————
Số: 27/2012/TT-BCA
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2012
|
Căn cứ Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về mẫu Chứng minh nhân dân,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cụ thể về hình dáng, kích thước, quy cách, nội dung và thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân; thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc sản xuất và quản lý mẫu Chứng minh nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú theo Luật Cư trú;
2. Công an các đơn vị, địa phương;
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý Chứng minh nhân dân.
Điều 3. Mẫu Chứng minh nhân dân
1. Hình dáng, kích thước: Chứng minh nhân dân hình chữ nhật, chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm.
2. Nội dung:
a) Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân”; số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
Hình 1 – Mặt trước
b) Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: Ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Hình 2 – Mặt sau.
3. Quy cách:
a) Chứng minh nhân dân được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.
b) Hai mặt của Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Nền mặt trước Chứng minh nhân dân gồm: Hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn. Nền mặt sau Chứng minh nhân dân gồm các hoa văn.
c) Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên Chứng minh nhân dân.
d) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”; các thông tin cá nhân; ảnh vân tay ngón trỏ trái, ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm cấp; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp Chứng minh nhân dân màu đen.
đ) Dòng chữ “CHỨNG MINH NHÂN DÂN”, số Chứng minh nhân dân của công dân và ảnh con dấu màu đỏ.
e) Các chữ tiêu đề trong Chứng minh nhân dân gồm: Số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú; có giá trị đến; đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngón trỏ trái; ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm; chức danh người cấp (Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) màu xanh lam.
g) Mã vạch hai chiều lưu trữ một số thông tin cơ bản của công dân được cấp Chứng minh nhân dân màu đen.
h) Phoi bảo an được gắn ở mặt sau của Chứng minh nhân dân.
Điều 4. Số và thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân
1. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số Chứng minh nhân dân riêng. Số Chứng minh nhân dân gồm 12 chữ số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Trường hợp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì số ghi trên Chứng minh nhân dân được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên Chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.
2. Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân là 15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.
Điều 5. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi toàn quốc.
2. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi của địa phương theo chỉ đạo và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.
Điều 6. Con dấu trên Chứng minh nhân dân
Con dấu trên Chứng minh nhân dân là con dấu thu nhỏ của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc con dấu thu nhỏ của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Công an.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương
1. Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật có trách nhiệm sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, theo đúng mẫu quy định tại Điều 3 Thông tư này, không được thay đổi hình dáng, nội dung và phải quản lý theo đúng quy định về chế độ bảo quản vật tư, phương tiện nghiệp vụ của Bộ Công an; bàn giao kịp thời mẫu Chứng minh nhân dân cho Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội.
2. Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm:
a) Hằng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng mẫu Chứng minh nhân dân trên toàn quốc cho năm tiếp theo gửi Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật để sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân.
b) Quản lý chặt chẽ và bàn giao kịp thời mẫu Chứng minh nhân dân cho Công an các địa phương.
3. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Hằng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng mẫu Chứng minh nhân dân của địa phương cho năm tiếp theo theo gửi về Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội).
b) Nhận và quản lý chặt chẽ mẫu Chứng minh nhân dân.
Điều 8. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội còn thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng; trường hợp cần đổi theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.
3. Những nơi chưa có điều kiện triển khai cấp Chứng minh nhân dân theo Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an để cấp, đổi lại Chứng minh nhân dân.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để kịp thời hướng dẫn.
Nơi nhận: – Các đồng chí Thứ trưởng; – Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; – Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các Sở Cảnh sát PCCC; – Công báo; – Lưu: VT, C61.
|
BỘ TRƯỞNG
Thượng tướng Trần Đại Quang
|
Reviews
There are no reviews yet.