Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 26/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26/2006/TT-BTC NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC HẢI QUẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y, TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí;

Căn cứ Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng:

Chế độ tài chính và thủ tục hải quan quy định tại Thông tư này được áp dụng trong phạm vi địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là Khu KTCK) có diện tích 68.570 ha, được quy định cụ thể tại Điều 2, Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu KTCK quốc tế Bờ Y ban hành theo Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính quy định tại Thông tư này là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Khu KTCK quốc tế Bờ Y, bao gồm:

a. Các nhà đầu tư trong nước thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân hành nghề độc lập.

b. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhà đầu tư nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh; người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành trên địa bàn Khu thương mại và công nghiệp mới được hưởng các ưu đãi dành cho địa bàn khu thương mại và công nghiệp quy định tại Thông tư này. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh cả trên địa bàn Khu thương mại và công nghiệp và trong nội địa Việt Nam thì phải hạch toán riêng các hoạt động kinh doanh trên địa bàn Khu thương mại và công nghiệp làm căn cứ xác định chế độ ưu đãi.

Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư có mức ưu đãi về thuế cao hơn mức ưu đãi quy định tại Quyết định 217/2005/QĐ-TTg thì tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi ghi trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho thời gian còn lại của dự án; trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế thấp hơn thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Quyết định 217/2005/QĐ-TTg cho thời gian ưu đãi còn lại.

3. Giải thích từ ngữ:

Trong Thông tư này, cụm từ “Khu Thương mại và công nghiệp” là Khu Thương mại và Công nghiệp (sau đây gọi tắt là KTM-CN) thuộc Khu KTCK quốc tế Bờ Y, là một loại hình khu phi thuế quan, có quy mô, vị trí được xác định trong quy hoạch chung và chi tiết của Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

Cụm từ “nội địa Việt Nam” là phần còn lại của Khu KTCK quốc tế Bờ Y không bao gồm KTM-CN vàphần lãnh thổ nước Việt Nam ngoài Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

4. Điều kiện áp dụng chế độ tài chính đối với KTM-CN:

KTM-CN được hưởng các chế độ ưu đãi về tài chính quy định tại Thông tư này khi bảo đảm đồng thời các điều kiện sau:

– Có hàng rào cứng bảo đảm cách ly các hoạt động trong KTM-CN với nội địa Việt Nam;

– Trong KTM-CN không có khu dân cư, không có dân cư cư trú thường xuyên hoặc tạm trú (kể cả người nước ngoài);

– Có Trạm Kiểm soát hải quan để giám sát, kiểm tra người, hàng hoá và các phương tiện vào và ra KTM-CN.

5. Một số quy định chung về hải quan:

– Các tổ chức kinh tế hoạt động trong KTM-CN được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm.

– Quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa KTM-CN và nội địa Việt Nam được coi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải tuân theo các quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của pháp luật của Việt Nam.

– Các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nội địa Việt Nam chỉ được nhập từ KTM-CN những hàng hoá, dịch vụ mà Việt Nam không cấm nhập khẩu, chỉ được xuất khẩu vào KTM-CN những hàng hoá, dịch vụ mà Việt Nam không cấm xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan.

– Cục Hải quan tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành lập các trạm kiểm soát hải quan KTM-CN tại các cổng ra-vào KTM-CN. Các trạm hải quan KTM-CN chịu sự quản lý trực tiếp của Chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình nào thì áp dụng quy trình thủ tục hải quan hiện hành đối với loại hình đó.

– Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng, chống buôn lậu trên địa bàn hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và có trách nhiệm phối hợp với các ban ngành liên quan trong công tác phòng, chống buôn lậu theo chỉ đạo của Ban quản lý KKTCKQT Bờ Y.

6. Nguyên tắc ưu đãi đầu tư:

Tổ chức, cá nhân đầu tư vào KTM – CN được hưởng ưu đãi tối đa dành cho các dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9 tháng 6 năm 2000, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi theo điều ước quốc tế, các hợp đồng thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định các mức ưu đãi khác nhau về cùng một vấn đề thì được áp dụng mức ưu đãi quy định tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Chính sách thuế đối với KTM-CN

1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Các dự án đầu tư vào KTM-CN được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm kế tiếp.

– Đối với dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động kinh doanh trong KTM-CN, sau khi đã quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm.

– Thu nhập chịu thuế đối với khoản thu nhập có được từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất gắn với kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đấtphải nộp thuế thu nhập theo quy định tại Mục C của Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

a. Hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài, từ nội địa Việt Nam nhập vào KTM-CN được miễn thuế nhập khẩu.

b. Hàng hoá, dịch vụ từ KTM-CN nhập vào nội địa Việt Nam:

– Hàng hoá, dịch vụ có xuất xứ từ nước ngoài nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN nếu đủ điều kiện về hàng hoá xuất xứ ASEAN thì khi nhập vào nội địa Việt Nam được hưởng ưu đãi theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN nếu không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam không phải nộp thuế nhập khẩu.

– Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá đó.

Căn cứ để xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá nhập vào nội địa Việt Nam gồm:

+ Giá trị từng loại nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong mỗi đơn vị hàng hoá (được tính bằng giá nhập khẩu từ nước ngoài (CIF) hoặc giá trên thị trường nội địa của nguyên liệu, linh kiện cùng loại (đơn vị tính VND) nhân với định mức tiêu hao của từng loại nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong mỗi đơn vị hàng hoá do đơn vị xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của định mức tiêu hao này).

+ Số lượng hàng hoá nhập khẩu vào nội địa Việt Nam,

+ Thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng loại nguyên liệu, linh kiện.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có trách nhiệm đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu, linh kiện sản xuất hàng hoá trước khi nhập vào nội địa.

c. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CNkhi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.

d. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế xuất khẩu từ nội địa Việt Nam đưa vào KTM-CN phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định hiện hành.

1.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:

– Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong KTM-CN không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm: hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, cung ứng và tiêu thụ trong KTM-CN; hàng hoá từ nước ngoài nhập vào KTM-CN. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi từ nội địa xuất vào KTM-CN, từ nước ngoài nhập vào KTM-CN thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành.

– Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ KTM-CNxuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ KTM-CN nhập vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu mượn đường, quá cảnh qua các cửa khẩu KTM-CN trên cơ sở hiệp định song phương, đa phương đã ký kết hoặc ngành, địa phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

1.4. Thuế giá trị gia tăng:

– Hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhập khẩu vào KTM-CN không phải chịu thuế giá trị gia tăng(GTGT).

– Hàng hoá, dịch vụ từ KTM-CN xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế GTGT. Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất vào KTM-CN được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Điều kiện được hoàn thuế GTGT thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về hoàn thuế GTGT.

– Hàng hoá, dịch vụ từ KTM-CN đưa vào nội địa phải chịu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá, dịch vụ lưu thông trong nội bộ KTM-CN không phải chịu thuế GTGT.

Đối với loại hàng hoá không phải chịu thuế GTGT, trong hoá đơn thuế GTGT, dòng thuế GTGT được gạch chéo (x).

1.5. Chính sách ưu đãi thuế đối với hành khách qua lại KTM-CN

– Khách du lịch trong và ngoài nước khi vào KTM-CN được phép mua các loại hàng hoá mang về nội địa và được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) nếu tổng giá trị hàng hoá dưới 500.000 đồng/người/ngày. Trường hợp tổng trị giá hàng hoá mua vượt mức quy định trên đây, người có hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu phần vượt định mức theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khách du lịch có mua hàng hoá tại KTM-CN đem vào nội địa phải làm thủ tục kê khai hải quan tại Trạm kiểm soát hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y hoặc các Trạm kiểm soát hải quan trong KTM-CN.

Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn để xác định đối tượng qua lại Khu TM-CN là khách du lịch.

– Đối với hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y bằng hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, khi vào KTM-CN được phép mang vào nội địa Việt Nam hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ về định mức hành lý người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.

2. Thủ tục Hải quan tại KTM-CN:

2.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào KTM-CN:

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN thực hiện kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN) và phải chịu sự giám sát của các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN;

2.2. Đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y: Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN).

2.3. Đối với hàng hóa, dịch vụ từ nội địa đưa vào KTM-CN, cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan khi có yêu cầu. Thủ tục hải quan được thực hiện như sau:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa thực hiện kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nội bộ giữa doanh nghiệp và chi nhánh trong và ngoài KTM-CN thì thay thế Hợp đồng mua bán bằng chứng từ xuất kho.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nội địa đăng ký tờ khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nội địa thì kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu.

2.4. Đối với hàng hóa từ KTM-CN xuất khẩu ra nước ngoài:

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN thực hiện kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y hoặc các Trạm kiểm soát hải quan trong KTM-CN.

2.5. Đối với hàng hóa từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN). Trong trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nội địa, việc vận chuyển hàng đến cửa khẩu quốc tế Bờ Y thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.

2.6. Đối với hàng hóa từ KTM-CN đưa vào nội địa thì thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát Hải quan trong KTM-CN). Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN (bên bán) và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nội địa (bên mua) có trách nhiệm:

– Khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nội bộ giữa doanh nghiệp và chi nhánh trong và ngoài KTM-CN hoặc doanh nghiệp trực tiếp mang hàng vào nội địa bán thì trong hồ sơ hải quan thay thế Hợp đồng bằng chứng từ xuất kho.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN phải nộp thêm cho cơ quan Hải quan bảo sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào KTM-CN nếu hàng hóa đưa vào nội địa là hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài, bản sao có đóng dấu sao y bản chính có giá trị pháp lý.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN (bên bán) phải nộp cho Chi cục Hải quan cửakhẩu quốc tế Bờ Y bản định mức nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong sản phẩm nếu là hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN có sử dụng nguyên liệu, linh kiện của nước ngoài.

Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi đối với từng Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN để thống kê và kiểm tra, đối chiếu với Phiếu xuất kho của số hàng hoá, dịch vụ đó.

2.7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua KTM-CN chỉ được đi qua các cổng có trạm kiểm soát hải quan và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN). Phương tiện vận tải nội địa đi qua Khu TM-CN phải chịu sự giám sát của Trạm kiểm soát Hải quan KTM-CN.

2.8. Ngoài các quy định tại Thông tư này, các bên liên quan phải thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Chế độ thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư trong và ngoài nước

3.1. Ban Quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y ban hành quy chế thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư (vốn trong nước, vốn nước ngoài) vào Khu KTCK quốc tế Bờ Y sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.

3.2. Kinh phí sử dụng để khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công gọi vốn đầu tư (không bao gồm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) để đầu tư vào các công trình kinh tế, xã hội tại Khu KTCK quốc tế Bờ Y được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y và các nguồn hợp pháp khác.

3.3. Việc khen thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư vào Khu KTCK quốc tế Bờ Y chỉ được thực hiện sau khi dự án đầu tư đi vào hoạt động, có sản phẩm lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước và nhà đầu tư đã góp ít nhất 50% vốn pháp định cam kết.

4. Chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất, giá và tiền thuê đất

– Tổ chức, cá nhân sử dụng đất trong Khu KTCK quốc tế Bờ Y được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh và có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với hình thức được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Các dự án đầu tư vào Khu KTCK quốc tế Bờ Y được miễn tiền thuê đất trong 11 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất và được hưởng mức giá thuê đất bằng 30% giá thuê đất áp dụng tại khu vực từ năm thứ 12 trở đi.

– Áp dụng chế độ một giá thuê đất đối với cá nhân và doanh nghiệp thuê đất, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.

Đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y quyết định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, mức miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo từng dự án phù hợp vớikhung giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tumban hành.

5. Chế độ tín dụng đầu tư

Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Khu KTCK quốc tế Bờ Yđược xem xét cho vay vốn tín dụng của Nhà nước theo quy định hiện hành của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển.

6. Chính sách giá, phí, lệ phí và thuế khác

– Ủy quyền cho Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y được phép thu các loại phí, lệ phí liên quan đến việc cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước, Giấy chứng nhận ưu đãI đầu tư, Giấy phép lao động, Chứng chỉ xuất xứ hàng hoá; lệ phí người và phương tiện qua lại cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các phí, lệ phí khác tương ứng với nhiệm vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước uỷ quyền theo quy định hiện hành.

Mọi khoản thu phí và lệ phí do Ban quản lý Khu KTCK Bờ Y thực hiện được để lại và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ, Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y có trách nhiệm thông báo và đăng ký với cơ quan thuế nơi Ban quản lý đặt trụ sở về việc thu các loại phí, lệ phí do thực hiện các nhiệm vụ được uỷ quyền.

– Mức giá sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng và các dịch vụ chung cho KTM-CN như đường giao thông, bến cảng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sáng, điện, nước, thông tin liên lạc là mức giá thoả thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng và các đối tượng sử dụng.

– Các loại thuế, phí và lệ phí khác được thực hiện theo quy định hiện hành tại các Luật thuế, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh Phí và lệ phí và các văn bản pháp luật khác.

7. Chế độ ưu đãi phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y

7.1. Đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng

a. Phạm vi, đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước (sau đây gọi tát là NSNN) hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho Khu KTCK quốc tế Bờ Y theo các chương trình mục tiêu được bố trí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. NSNN chỉ hỗ trợ để đầu tư xây dựng cho các công trình cơ sở hạ tầng chung của toàn Khu KTCK quốc tế Bờ Y, kể cả các công trình ngoài Khu KTCK nhưng phục vụ trực tiếp Khu KTCK, không bao gồm cơ sở hạ tầng dành riêng cho từng khu chức năng trong Khu KTCK quốc tế Bờ Y (Khu đô thị và dân cư, Khu du lịch và dịch vụ và Khu vực phát triển nông lâm nghiệp theo quy định tại Điều 11, Quyết định 217/2005/QĐ-TTg).

b. Nguyên tắc hỗ trợ đầu tư có mục tiêu từ ngân sách trung ương để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y

Việc hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y được thực hiện theo đúng dự án phù hợp với quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Ban Quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là Ban quản lý)là đầu mối kế hoạch của ngân sách trung ương, được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y; là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN trong phạm vi Khu KTCK quốc tế Bờ Y theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước.

– Hàng năm, căn cứ vào khả năng của ngân sách trung ương và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y thể hiện bằng các dự án đầu tư cụ thể, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y để phát triển cơ sở hạ tầng theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo tiến độ thực hiện của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phù hợp với phạm vi hỗ trợ quy định tại điểm a, khoản này.

c. Quản lý, sử dụng vốn do ngân sách trung ương đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y:

Việc quản lý, sử dụng vốn do ngân sách trung ương đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán NSNN, Ban Quản lý Khu KTCK quốctế Bờ Y lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm phù hợp với danh mục các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

7.2. Chế độ dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng

Vốn được huy động từ quỹ đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong đó có quyền sử dụng đất trong việc giao đất, cho thuê đất là nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong đó có quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất nhằm tạo vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y được thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.

7.3. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y

Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình để xây dựng các dự án có quy mô lớn, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

Việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình của Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của Khu KTCK quốc tế Bờ Y được đưa vào Danh mục dự án kêu gọi vốn ODA. Việc sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định hiện hành.

8. Chế độ tài chính áp dụng cho Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y:

Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y là đơn vị dự toán NSNN cấp I, đầu mối giao dự toán của ngân sách trung ương. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và chi hoạt động do ngân sách trung ương đảm bảo.

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí xây dựng cơ bản và chi hoạt động được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản và ngân sách nhà nước.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

2. Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đủ các điều kiện quy định tại Khoản 4, Mục I để KTM-CN được áp dụng chế độ tài chính quy định tại Thông tư này. Trường hợp chưa đủ các điều kiện quy định chưa được áp dụng.

3. Tổng Cục Hải quan căn cứ vào các quy định về thủ tục hải quan tại Thông tư này để chỉ đạo thực hiện và soạn thảo Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục hải quan áp dụng tại KTM-CNbáo cáo Bộ Tài chính trước khi ban hành.

4. Cục Hải quan tỉnh Gia Lai – Kon Tumcó trách nhiệm;

– Tổ chức công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép hàng hoá từ KTM-CN vào nội địa và tại các khu vực khác trong địa bàn hoạt động của hải quan.

– Phối hợp với Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y và các cơ quan liên quan (Thuế, Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hoá từ KTM-CN vào nội địa.

5. Cơ quan hải quan KTM-CN thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức các trạm hải quan theo quy định, phù hợp với đặc điểm địa lý KTM-CN để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

6. Sau02 năm thực hiện thông tư này, Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y chủ trì , phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành tổng kết, đánh giá việc áp dụng một số chính sách ưu đãi bổ sung về tài chính tại Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Trần Văn Tá

Thuộc tính văn bản
Thông tư 26/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 26/2006/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 04/04/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Thuế-Phí-Lệ phí , Xuất nhập khẩu
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 26/2006/TT-BTC NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH VÀ THỦ TỤC HẢI QUẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y, TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí;

Căn cứ Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng:

Chế độ tài chính và thủ tục hải quan quy định tại Thông tư này được áp dụng trong phạm vi địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là Khu KTCK) có diện tích 68.570 ha, được quy định cụ thể tại Điều 2, Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu KTCK quốc tế Bờ Y ban hành theo Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg ngày 05/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng:

Đối tượng áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính quy định tại Thông tư này là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Khu KTCK quốc tế Bờ Y, bao gồm:

a. Các nhà đầu tư trong nước thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân hành nghề độc lập.

b. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhà đầu tư nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh; người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành trên địa bàn Khu thương mại và công nghiệp mới được hưởng các ưu đãi dành cho địa bàn khu thương mại và công nghiệp quy định tại Thông tư này. Trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh cả trên địa bàn Khu thương mại và công nghiệp và trong nội địa Việt Nam thì phải hạch toán riêng các hoạt động kinh doanh trên địa bàn Khu thương mại và công nghiệp làm căn cứ xác định chế độ ưu đãi.

Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư có mức ưu đãi về thuế cao hơn mức ưu đãi quy định tại Quyết định 217/2005/QĐ-TTg thì tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi ghi trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho thời gian còn lại của dự án; trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi về thuế thấp hơn thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Quyết định 217/2005/QĐ-TTg cho thời gian ưu đãi còn lại.

3. Giải thích từ ngữ:

Trong Thông tư này, cụm từ “Khu Thương mại và công nghiệp” là Khu Thương mại và Công nghiệp (sau đây gọi tắt là KTM-CN) thuộc Khu KTCK quốc tế Bờ Y, là một loại hình khu phi thuế quan, có quy mô, vị trí được xác định trong quy hoạch chung và chi tiết của Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

Cụm từ “nội địa Việt Nam” là phần còn lại của Khu KTCK quốc tế Bờ Y không bao gồm KTM-CN vàphần lãnh thổ nước Việt Nam ngoài Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

4. Điều kiện áp dụng chế độ tài chính đối với KTM-CN:

KTM-CN được hưởng các chế độ ưu đãi về tài chính quy định tại Thông tư này khi bảo đảm đồng thời các điều kiện sau:

– Có hàng rào cứng bảo đảm cách ly các hoạt động trong KTM-CN với nội địa Việt Nam;

– Trong KTM-CN không có khu dân cư, không có dân cư cư trú thường xuyên hoặc tạm trú (kể cả người nước ngoài);

– Có Trạm Kiểm soát hải quan để giám sát, kiểm tra người, hàng hoá và các phương tiện vào và ra KTM-CN.

5. Một số quy định chung về hải quan:

– Các tổ chức kinh tế hoạt động trong KTM-CN được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm.

– Quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa KTM-CN và nội địa Việt Nam được coi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải tuân theo các quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của pháp luật của Việt Nam.

– Các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nội địa Việt Nam chỉ được nhập từ KTM-CN những hàng hoá, dịch vụ mà Việt Nam không cấm nhập khẩu, chỉ được xuất khẩu vào KTM-CN những hàng hoá, dịch vụ mà Việt Nam không cấm xuất khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan.

– Cục Hải quan tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành lập các trạm kiểm soát hải quan KTM-CN tại các cổng ra-vào KTM-CN. Các trạm hải quan KTM-CN chịu sự quản lý trực tiếp của Chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại hình nào thì áp dụng quy trình thủ tục hải quan hiện hành đối với loại hình đó.

– Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng, chống buôn lậu trên địa bàn hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và có trách nhiệm phối hợp với các ban ngành liên quan trong công tác phòng, chống buôn lậu theo chỉ đạo của Ban quản lý KKTCKQT Bờ Y.

6. Nguyên tắc ưu đãi đầu tư:

Tổ chức, cá nhân đầu tư vào KTM – CN được hưởng ưu đãi tối đa dành cho các dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9 tháng 6 năm 2000, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi theo điều ước quốc tế, các hợp đồng thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định các mức ưu đãi khác nhau về cùng một vấn đề thì được áp dụng mức ưu đãi quy định tại văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Chính sách thuế đối với KTM-CN

1.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Các dự án đầu tư vào KTM-CN được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế; được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm kế tiếp.

– Đối với dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động kinh doanh trong KTM-CN, sau khi đã quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá 5 năm.

– Thu nhập chịu thuế đối với khoản thu nhập có được từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất gắn với kết cấu hạ tầng, vật kiến trúc trên đấtphải nộp thuế thu nhập theo quy định tại Mục C của Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

1.2. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

a. Hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài, từ nội địa Việt Nam nhập vào KTM-CN được miễn thuế nhập khẩu.

b. Hàng hoá, dịch vụ từ KTM-CN nhập vào nội địa Việt Nam:

– Hàng hoá, dịch vụ có xuất xứ từ nước ngoài nộp thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN nếu đủ điều kiện về hàng hoá xuất xứ ASEAN thì khi nhập vào nội địa Việt Nam được hưởng ưu đãi theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN nếu không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam không phải nộp thuế nhập khẩu.

– Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá đó.

Căn cứ để xác định thuế nhập khẩu phải nộp đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá nhập vào nội địa Việt Nam gồm:

+ Giá trị từng loại nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong mỗi đơn vị hàng hoá (được tính bằng giá nhập khẩu từ nước ngoài (CIF) hoặc giá trên thị trường nội địa của nguyên liệu, linh kiện cùng loại (đơn vị tính VND) nhân với định mức tiêu hao của từng loại nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong mỗi đơn vị hàng hoá do đơn vị xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của định mức tiêu hao này).

+ Số lượng hàng hoá nhập khẩu vào nội địa Việt Nam,

+ Thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng loại nguyên liệu, linh kiện.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có trách nhiệm đăng ký với cơ quan Hải quan về danh mục hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu, linh kiện sản xuất hàng hoá trước khi nhập vào nội địa.

c. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CNkhi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.

d. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế xuất khẩu từ nội địa Việt Nam đưa vào KTM-CN phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định hiện hành.

1.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt:

– Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, tiêu thụ trong KTM-CN không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, bao gồm: hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản xuất, cung ứng và tiêu thụ trong KTM-CN; hàng hoá từ nước ngoài nhập vào KTM-CN. Riêng ô tô dưới 24 chỗ ngồi từ nội địa xuất vào KTM-CN, từ nước ngoài nhập vào KTM-CN thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định chung hiện hành.

– Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ KTM-CNxuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ KTM-CN nhập vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu mượn đường, quá cảnh qua các cửa khẩu KTM-CN trên cơ sở hiệp định song phương, đa phương đã ký kết hoặc ngành, địa phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

1.4. Thuế giá trị gia tăng:

– Hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhập khẩu vào KTM-CN không phải chịu thuế giá trị gia tăng(GTGT).

– Hàng hoá, dịch vụ từ KTM-CN xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế GTGT. Hàng hoá, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất vào KTM-CN được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Điều kiện được hoàn thuế GTGT thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về hoàn thuế GTGT.

– Hàng hoá, dịch vụ từ KTM-CN đưa vào nội địa phải chịu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành.

– Hàng hoá, dịch vụ lưu thông trong nội bộ KTM-CN không phải chịu thuế GTGT.

Đối với loại hàng hoá không phải chịu thuế GTGT, trong hoá đơn thuế GTGT, dòng thuế GTGT được gạch chéo (x).

1.5. Chính sách ưu đãi thuế đối với hành khách qua lại KTM-CN

– Khách du lịch trong và ngoài nước khi vào KTM-CN được phép mua các loại hàng hoá mang về nội địa và được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) nếu tổng giá trị hàng hoá dưới 500.000 đồng/người/ngày. Trường hợp tổng trị giá hàng hoá mua vượt mức quy định trên đây, người có hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu phần vượt định mức theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khách du lịch có mua hàng hoá tại KTM-CN đem vào nội địa phải làm thủ tục kê khai hải quan tại Trạm kiểm soát hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y hoặc các Trạm kiểm soát hải quan trong KTM-CN.

Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn để xác định đối tượng qua lại Khu TM-CN là khách du lịch.

– Đối với hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y bằng hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, khi vào KTM-CN được phép mang vào nội địa Việt Nam hàng miễn thuế theo quy định tại Nghị định 66/2002/NĐ-CP ngày 01/7/2002 của Chính phủ về định mức hành lý người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.

2. Thủ tục Hải quan tại KTM-CN:

2.1. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào KTM-CN:

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN thực hiện kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN) và phải chịu sự giám sát của các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN;

2.2. Đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y: Thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN).

2.3. Đối với hàng hóa, dịch vụ từ nội địa đưa vào KTM-CN, cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan khi có yêu cầu. Thủ tục hải quan được thực hiện như sau:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong nội địa thực hiện kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nội bộ giữa doanh nghiệp và chi nhánh trong và ngoài KTM-CN thì thay thế Hợp đồng mua bán bằng chứng từ xuất kho.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nội địa đăng ký tờ khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan nội địa thì kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu; Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu.

2.4. Đối với hàng hóa từ KTM-CN xuất khẩu ra nước ngoài:

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN thực hiện kê khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y hoặc các Trạm kiểm soát hải quan trong KTM-CN.

2.5. Đối với hàng hóa từ nội địa xuất khẩu ra nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN). Trong trường hợp làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nội địa, việc vận chuyển hàng đến cửa khẩu quốc tế Bờ Y thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.

2.6. Đối với hàng hóa từ KTM-CN đưa vào nội địa thì thủ tục hải quan thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát Hải quan trong KTM-CN). Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN (bên bán) và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nội địa (bên mua) có trách nhiệm:

– Khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nội bộ giữa doanh nghiệp và chi nhánh trong và ngoài KTM-CN hoặc doanh nghiệp trực tiếp mang hàng vào nội địa bán thì trong hồ sơ hải quan thay thế Hợp đồng bằng chứng từ xuất kho.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN phải nộp thêm cho cơ quan Hải quan bảo sao Tờ khai hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào KTM-CN nếu hàng hóa đưa vào nội địa là hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài, bản sao có đóng dấu sao y bản chính có giá trị pháp lý.

– Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN (bên bán) phải nộp cho Chi cục Hải quan cửakhẩu quốc tế Bờ Y bản định mức nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong sản phẩm nếu là hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại KTM-CN có sử dụng nguyên liệu, linh kiện của nước ngoài.

Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi đối với từng Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại KTM-CN để thống kê và kiểm tra, đối chiếu với Phiếu xuất kho của số hàng hoá, dịch vụ đó.

2.7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh qua KTM-CN chỉ được đi qua các cổng có trạm kiểm soát hải quan và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y (các Trạm kiểm soát hải quan KTM-CN). Phương tiện vận tải nội địa đi qua Khu TM-CN phải chịu sự giám sát của Trạm kiểm soát Hải quan KTM-CN.

2.8. Ngoài các quy định tại Thông tư này, các bên liên quan phải thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Chế độ thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư trong và ngoài nước

3.1. Ban Quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y ban hành quy chế thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư (vốn trong nước, vốn nước ngoài) vào Khu KTCK quốc tế Bờ Y sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính.

3.2. Kinh phí sử dụng để khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công gọi vốn đầu tư (không bao gồm vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) để đầu tư vào các công trình kinh tế, xã hội tại Khu KTCK quốc tế Bờ Y được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y và các nguồn hợp pháp khác.

3.3. Việc khen thưởng cho người có công trong việc vận động vốn đầu tư vào Khu KTCK quốc tế Bờ Y chỉ được thực hiện sau khi dự án đầu tư đi vào hoạt động, có sản phẩm lưu thông trên thị trường trong và ngoài nước và nhà đầu tư đã góp ít nhất 50% vốn pháp định cam kết.

4. Chế độ giao đất có thu tiền sử dụng đất, giá và tiền thuê đất

– Tổ chức, cá nhân sử dụng đất trong Khu KTCK quốc tế Bờ Y được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh và có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với hình thức được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Các dự án đầu tư vào Khu KTCK quốc tế Bờ Y được miễn tiền thuê đất trong 11 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất và được hưởng mức giá thuê đất bằng 30% giá thuê đất áp dụng tại khu vực từ năm thứ 12 trở đi.

– Áp dụng chế độ một giá thuê đất đối với cá nhân và doanh nghiệp thuê đất, không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài.

Đối với trường hợp giao lại đất, cho thuê đất mà không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y quyết định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, mức miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo từng dự án phù hợp vớikhung giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tumban hành.

5. Chế độ tín dụng đầu tư

Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Khu KTCK quốc tế Bờ Yđược xem xét cho vay vốn tín dụng của Nhà nước theo quy định hiện hành của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển.

6. Chính sách giá, phí, lệ phí và thuế khác

– Ủy quyền cho Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y được phép thu các loại phí, lệ phí liên quan đến việc cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và doanh nghiệp trong và ngoài nước, Giấy chứng nhận ưu đãI đầu tư, Giấy phép lao động, Chứng chỉ xuất xứ hàng hoá; lệ phí người và phương tiện qua lại cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các phí, lệ phí khác tương ứng với nhiệm vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước uỷ quyền theo quy định hiện hành.

Mọi khoản thu phí và lệ phí do Ban quản lý Khu KTCK Bờ Y thực hiện được để lại và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành. Khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ, Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y có trách nhiệm thông báo và đăng ký với cơ quan thuế nơi Ban quản lý đặt trụ sở về việc thu các loại phí, lệ phí do thực hiện các nhiệm vụ được uỷ quyền.

– Mức giá sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng và các dịch vụ chung cho KTM-CN như đường giao thông, bến cảng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sáng, điện, nước, thông tin liên lạc là mức giá thoả thuận giữa các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng và các đối tượng sử dụng.

– Các loại thuế, phí và lệ phí khác được thực hiện theo quy định hiện hành tại các Luật thuế, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh Phí và lệ phí và các văn bản pháp luật khác.

7. Chế độ ưu đãi phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y

7.1. Đầu tư từ ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở hạ tầng

a. Phạm vi, đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước (sau đây gọi tát là NSNN) hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội và các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho Khu KTCK quốc tế Bờ Y theo các chương trình mục tiêu được bố trí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. NSNN chỉ hỗ trợ để đầu tư xây dựng cho các công trình cơ sở hạ tầng chung của toàn Khu KTCK quốc tế Bờ Y, kể cả các công trình ngoài Khu KTCK nhưng phục vụ trực tiếp Khu KTCK, không bao gồm cơ sở hạ tầng dành riêng cho từng khu chức năng trong Khu KTCK quốc tế Bờ Y (Khu đô thị và dân cư, Khu du lịch và dịch vụ và Khu vực phát triển nông lâm nghiệp theo quy định tại Điều 11, Quyết định 217/2005/QĐ-TTg).

b. Nguyên tắc hỗ trợ đầu tư có mục tiêu từ ngân sách trung ương để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y

Việc hỗ trợ đầu tư từ NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y được thực hiện theo đúng dự án phù hợp với quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Ban Quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là Ban quản lý)là đầu mối kế hoạch của ngân sách trung ương, được cân đối riêng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y; là chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng bằng vốn NSNN trong phạm vi Khu KTCK quốc tế Bờ Y theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước.

– Hàng năm, căn cứ vào khả năng của ngân sách trung ương và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y thể hiện bằng các dự án đầu tư cụ thể, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y để phát triển cơ sở hạ tầng theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo tiến độ thực hiện của các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phù hợp với phạm vi hỗ trợ quy định tại điểm a, khoản này.

c. Quản lý, sử dụng vốn do ngân sách trung ương đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y:

Việc quản lý, sử dụng vốn do ngân sách trung ương đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y được thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán NSNN, Ban Quản lý Khu KTCK quốctế Bờ Y lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm phù hợp với danh mục các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

7.2. Chế độ dùng quỹ đất để tạo vốn phát triển hạ tầng

Vốn được huy động từ quỹ đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong đó có quyền sử dụng đất trong việc giao đất, cho thuê đất là nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong đó có quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất nhằm tạo vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y được thực hiện theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai, Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành.

7.3. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Khu KTCK quốc tế Bờ Y

Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình để xây dựng các dự án có quy mô lớn, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

Việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình của Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của Khu KTCK quốc tế Bờ Y được đưa vào Danh mục dự án kêu gọi vốn ODA. Việc sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định hiện hành.

8. Chế độ tài chính áp dụng cho Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y:

Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y là đơn vị dự toán NSNN cấp I, đầu mối giao dự toán của ngân sách trung ương. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và chi hoạt động do ngân sách trung ương đảm bảo.

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí xây dựng cơ bản và chi hoạt động được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản và ngân sách nhà nước.


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

2. Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đủ các điều kiện quy định tại Khoản 4, Mục I để KTM-CN được áp dụng chế độ tài chính quy định tại Thông tư này. Trường hợp chưa đủ các điều kiện quy định chưa được áp dụng.

3. Tổng Cục Hải quan căn cứ vào các quy định về thủ tục hải quan tại Thông tư này để chỉ đạo thực hiện và soạn thảo Quy định chi tiết về quy trình, thủ tục hải quan áp dụng tại KTM-CNbáo cáo Bộ Tài chính trước khi ban hành.

4. Cục Hải quan tỉnh Gia Lai – Kon Tumcó trách nhiệm;

– Tổ chức công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc nhập khẩu trái phép hàng hoá từ KTM-CN vào nội địa và tại các khu vực khác trong địa bàn hoạt động của hải quan.

– Phối hợp với Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y và các cơ quan liên quan (Thuế, Công an, Biên phòng) thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn nhập khẩu trái phép hàng hoá từ KTM-CN vào nội địa.

5. Cơ quan hải quan KTM-CN thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức các trạm hải quan theo quy định, phù hợp với đặc điểm địa lý KTM-CN để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

6. Sau02 năm thực hiện thông tư này, Ban quản lý Khu KTCK quốc tế Bờ Y chủ trì , phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành tổng kết, đánh giá việc áp dụng một số chính sách ưu đãi bổ sung về tài chính tại Khu KTCK quốc tế Bờ Y.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Trần Văn Tá

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 26/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ tài chính và thủ tục hải quan áp dụng đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tỉnh Kon Tum”