BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ————–
Số: 25/2011/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————–
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ,
SƠ CẤP NGHỀ LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ tại văn bản số 8411/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ, sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong các doanh nghiệp như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các tổ chức, đơn vị đang áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương trong các công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn (trừ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại khoản 1 nêu trên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo điểm b, khoản 2 hoặc chưa chuyển đổi theo khoản 3, Điều 170 Luật Doanh nghiệp;
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động;
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Thông tư này).
Các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo quy định của Luật Dạy nghề làm việc tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.
2. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Thông tư này.
3. Chủ sở hữu các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Thông tư này, các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Xếp lương
1. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư này được xếp lương theo thang lương, bảng lương trong các công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP như sau:
a) Đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề:
– Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 2 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
– Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 2 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 3 của chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 3 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có từ 3 bậc trở lên thì xếp vào bậc 2 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có 2 bậc thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
b) Đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề:
– Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 1 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
– Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 1 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 2 của chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 2 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
c) Đối với người tốt nghiệp sơ cấp nghề:
– Làm công việc của chức danh nhân viên thừa hành, phục vụ thì xếp vào bậc 1 của chức danh nhân viên thừa hành, phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 1 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
2. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại doanh nghiệp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư này thì được xếp lương theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, quyết định theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; mức lương cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng phải bảo đảm nguyên tắc không có sự phân biệt giữa người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc hệ thống đào tạo nghề với người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng theo Luật Giáo dục năm 2005.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên, thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, quyết định làm căn cứ để xếp lương và thực hiện việc xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các doanh nghiệp quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư này hiện đang xếp thấp hơn mức quy định tại Thông tư này thì được xếp lại lương theo đúng quy định kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2011.
2. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty nhà nước theo Luật Doanh nghiệp và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hiện đang vận dụng hệ thống thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP thì được xếp lương theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
3. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc các doanh nghiệp vận dụng hệ thống thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP hoặc các đơn vị sự nghiệp tự xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương thì được xếp lương theo quy định tại Thông tư này.
4. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp áp dụng chế độ tiền lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ; – Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội; – Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Đăng Công báo; – Website của Chính phủ; – Website của Bộ LĐTBXH; – Lưu VP, Vụ LĐTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ————–
Số: 25/2011/TT-BLĐTBXH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————–
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ,
SƠ CẤP NGHỀ LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ tại văn bản số 8411/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ, sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong các doanh nghiệp như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các tổ chức, đơn vị đang áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương trong các công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn (trừ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại khoản 1 nêu trên), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo điểm b, khoản 2 hoặc chưa chuyển đổi theo khoản 3, Điều 170 Luật Doanh nghiệp;
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động;
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định tại Thông tư này).
Các công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo quy định của Luật Dạy nghề làm việc tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.
2. Người sử dụng lao động của doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Thông tư này.
3. Chủ sở hữu các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Thông tư này, các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Xếp lương
1. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại doanh nghiệp quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư này được xếp lương theo thang lương, bảng lương trong các công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP như sau:
a) Đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề:
– Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 2 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
– Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 2 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 3 của chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 3 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có từ 3 bậc trở lên thì xếp vào bậc 2 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh có 2 bậc thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
b) Đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề:
– Làm công việc của chức danh cán sự, kỹ thuật viên thì xếp vào bậc 1 của chức danh cán sự, kỹ thuật viên theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.
– Làm công việc của chức danh nhân viên văn thư thì xếp vào bậc 1 của chức danh nhân viên văn thư; làm công việc của chức danh nhân viên phục vụ thì xếp vào bậc 2 của chức danh nhân viên phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 2 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
c) Đối với người tốt nghiệp sơ cấp nghề:
– Làm công việc của chức danh nhân viên thừa hành, phục vụ thì xếp vào bậc 1 của chức danh nhân viên thừa hành, phục vụ theo bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 1 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.
– Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các chức danh của bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thì xếp vào bậc 1 của chức danh thuộc bảng lương tương ứng.
2. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại doanh nghiệp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư này thì được xếp lương theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, quyết định theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; mức lương cụ thể do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng phải bảo đảm nguyên tắc không có sự phân biệt giữa người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc hệ thống đào tạo nghề với người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng theo Luật Giáo dục năm 2005.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên, thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, quyết định làm căn cứ để xếp lương và thực hiện việc xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong doanh nghiệp theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các doanh nghiệp quy định tại khoản 1, Điều 1 Thông tư này hiện đang xếp thấp hơn mức quy định tại Thông tư này thì được xếp lại lương theo đúng quy định kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2011.
2. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty nhà nước theo Luật Doanh nghiệp và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hiện đang vận dụng hệ thống thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP thì được xếp lương theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
3. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các đơn vị sự nghiệp thuộc các doanh nghiệp vận dụng hệ thống thang lương, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP hoặc các đơn vị sự nghiệp tự xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương thì được xếp lương theo quy định tại Thông tư này.
4. Người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang và các đơn vị sự nghiệp áp dụng chế độ tiền lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn bổ sung kịp thời./.
Nơi nhận: – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Văn phòng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ; – Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán nhà nước; – Cơ quan TW các đoàn thể và các Hội; – Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt; – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); – Đăng Công báo; – Website của Chính phủ; – Website của Bộ LĐTBXH; – Lưu VP, Vụ LĐTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
Reviews
There are no reviews yet.