Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 25/2009/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 25/2009/TT-BTNMT

NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2009

BAN HANH QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
1. QCVN 07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
2. QCVN 19: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
3. QCVN 20: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
4. QCVN 21: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;
5. QCVN 22: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;
6. QCVN 23: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;
8. QCVN 25: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan cso trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Xuân Cường

Các quy chuẩn ban hành kèm theo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 07: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI

National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 07: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI

National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định ngưỡng chất thải nguy hại đối với các chất thải và hỗn hợp của các chất thải (trừ chất thải phóng xạ, chất thải ở thể khí và hơi) có tên tương ứng trong Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với: các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải; các đơn vị có hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải; các cơ quan quản lý nhà nước; đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến chất thải.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Chất thải nguy hại (CTNH) là những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng với một mã CTNH) trong Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (sau đây gọi tắt là Danh mục CTNH), được chia thành hai loại sau:

a) Là CTNH trong mọi trường hợp (có ký hiệu ** trong Danh mục CTNH);

b) Có khả năng là CTNH (có ký hiệu * trong Danh mục CTNH) có ít nhất một tính chất nguy hại hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Phần 2 của Quy chuẩn này.

1.3.2. Ngưỡng CTNH (còn gọi là ngưỡng nguy hại của chất thải) là giới hạn định lượng tính chất nguy hại hoặc thành phần nguy hại của một chất thải làm cơ sở để phân định, phân loại và quản lý CTNH.

1.3.3. Chất thải đồng nhất (homogeneous) là chất thải có thành phần và tính chất hoá-lý tương đối đồng nhất tại mọi điểm trong khối chất thải.

1.3.4. Hỗn hợp chất thải là hỗn hợp của ít nhất hai loại chất thải đồng nhất, kể cả trường hợp có nguồn gốc do kết cấu hay cấu thành có chủ định (như các phương tiện, thiết bị thải). Các chất thải đồng nhất cấu thành nên hỗn hợp chất thải được gọi là chất thải thành phần.

Hỗn hợp chất thải mà các chất thải thành phần đã được hoà trộn với nhau một cách tương đối đồng nhất về tính chất hoá-lý tại mọi điểm trong khối hỗn hợp chất thải thì được coi là chất thải đồng nhất.

1.3.5. Tạp chất bám dính là các chất liên kết chặt trên bề mặt (với độ dày trung bình không quá 01 mm hoặc hàm lượng không quá 01% trên tổng khối lượng chất thải, không bị rời ra trong điều kiện bình thường) của chất thải hoặc hỗn hợp chất thải nền dạng rắn và không được coi là chất thải thành phần trong hỗn hợp chất thải.

1.3.6. Hàm lượng tuyệt đối là hàm lượng phần trăm (%) hoặc phần triệu (ppm) của một thành phần nguy hại trong chất thải. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) là ngưỡng CTNH tính theo hàm lượng tuyệt đối.

1.3.7. Nồng độ ngâm chiết (eluate/leaching) là nồng độ (mg/l) của một thành phần nguy hại trong dung dịch sau ngâm chiết, được thôi ra từ chất thải khi tiến hành chuẩn bị mẫu phân tích bằng phương pháp ngâm chiết. Ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) là ngưỡng CTNH tính theo nồng độ ngâm chiết.

1.3.8. Phương pháp ngâm chiết là phương pháp EPA 1311 hoặc ASTM 5233-92 quy định tại Phần 4 của Quy chuẩn này.

1.3.9. Dung dịch ngâm chiết là dung dịch được pha chế để sử dụng cho việc ngâm chiết chất thải theo phương pháp ngâm chiết.

1.3.10. Dung dịch sau ngâm chiết là dung dịch thu được từ quá trình ngâm chiết mẫu chất thải theo phương pháp ngâm chiết.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ NGƯỠNG CTNH

2.1. Nguyên tắc chung

2.1.1. Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTNH được phân định là CTNH nếu có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

a) Có ít nhất một tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH (nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Bảng 1);

b) Có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ mà đồng thời giá trị hàm lượng tuyệt đối và giá trị nồng độ ngâm chiết đều vượt ngưỡng CTNH (lớn hơn hoặc bằng mức giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) quy định tại điểm 2.1.5).

Trường hợp không sử dụng cả hai giá trị hàm lượng tuyệt đối hoặc nồng độ ngâm chiết (đối với các thành phần nguy hại không có cả hai ngưỡng Htc và Ctc hoặc không có điều kiện sử dụng cả hai ngưỡng) thì việc phân định CTNH sẽ chỉ áp dụng theo một ngưỡng được sử dụng.

2.1.2. Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTNH được phân định không phải là CTNH nếu tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều không vượt ngưỡng CTNH (hay còn gọi là dưới ngưỡng CTNH), cụ thể như sau:

a) Nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit không tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Bảng 1;

b) Tất cả các thành phần nguy hại đều có giá trị nhỏ hơn một trong hai ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) hoặc ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) quy định tại điểm 2.1.5.

2.1.3. Trường hợp một chất thải đã được phân định là CTNH, bất kể thuộc loại * hoặc ** trong Danh mục CTNH thì chỉ được phân loại theo tên và mã CTNH của loại có chứa một (hoặc một nhóm) thành phần nguy hại nhất định khi thành phần này (hoặc ít nhất một thành phần trong nhóm thành phần) vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) quy định tại điểm 2.1.5; nếu không vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) thì không phân loại theo thành phần nguy hại này, hay một cách biểu kiến, thành phần nguy hại này được coi là không có trong chất thải (ở mức độ nguy hại).

2.1.4. Một CTNH sau khi được xử lý mà tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều dưới một trong hai ngưỡng Htc hoặc Ctc thì không còn là CTNH và không phải quản lý theo các quy định đối với CTNH.

2.1.5. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) được xác định theo nguyên tắc như sau:

a) Ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc, mg/l) được quy định tại cột «Nồng độ ngâm chiết, Ctc» của Bảng 2 và 3;

b) Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:

Htc =

H.(1+19.T)

20

Trong đó:

– H (ppm) là giá trị quy định trong cột «Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H» của Bảng 2 và 3 của Quy chuẩn làm cơ sở tính toán giá trị Htc;

– T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu chất thải trên tổng khối lượng mẫu chất thải.

2.2. Giá trị ngưỡng CTNH

2.2.1. Các tính chất nguy hại

Bảng 1: Các tính chất nguy hại

TT

Tính chất nguy hại

Ngưỡng CTNH

1

Tính dễ bắt cháy

Nhiệt độ chớp cháy £ 60 0C

2

Tính kiềm

pH ³ 12,5

3

Tính axít

pH £ 2,0

2.2.2. Các thành phần nguy hại vô cơ

Bảng 2: Các thành phần nguy hại vô cơ

TT

Thành phần nguy hại(1)

Công thức hoá học

Ngưỡng CTNH

Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H (ppm)

Nồng độ ngâm chiết,
Ctc (mg/l)

Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng (tính theo nguyên tố kim loại)

1

Antimon (Antimony)(2)

Sb

20

1

2

Asen (Arsenic)(#)

As

40

2

3

Bari (Barium) trừ bari sunphat (barium sulfate)

Ba

2.000

100

4

Bạc (Silver)(#)(2)

Ag

100

5

5

Beryn (Beryllium)(#)

Be

2

0,1

6

Cadmi (Cadmium)(#)

Cd

10

0,5

7

Chì (Lead)(2)

Pb

300

15

8

Coban (Cobalt)

Co

1.600

80

9

Kẽm (Zinc) (2)

Zn

5.000

250

10

Molybden (Molybdenum) trừ molybden disunphua (molybdenum disulfide)

Mo

7.000

350

11

Nicken (Nickel)(2)

Ni

1.400

70

12

Selen (Selenium)(#)

Se

20

1

13

Tali (Thallium)

Ta

140

7

14

Thủy ngân (Mercury)(#)

Hg

4

0,2

15

Crom VI (Chromium VI) (#)(2)

Cr

100

5

16

Vanadi (Vanadium)

Va

500

25

Các thành phần vô cơ khác

17

Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium floride)

F_

3.600

180

18

Xyanua hoạt động
(Cyanides amenable)(#)

CN-

30

19

Tổng Xyanua
(Total cyanides)(4)

CN-

590

20

Amiăng (Abestos)(5)

10.000

2.2.3. Các thành phần nguy hại hữu cơ

Bảng 3: Các thành phần nguy hại hữu cơ

TT

Thành phần nguy hại(1)

Số CAS(3)

Công thức hoá học

Ngưỡng CTNH

Hàm lượng tuyệt đối cơ sở,
H (ppm)

Nồng độ ngâm chiết,
Ctc (mg/l)

Cresol/Phenol

1a

o-Cresol (o-Cresol)

95-48-7

CH3C6H4OH

4.000

200

1b

m-Cresol (m-Cresol)

108-39-4

CH3C6H4OH

4.000

200

1c

p-Cresol (p-Cresol)

106-44-5

CH3C6H4OH

4.000

200

1

Tổng Cresol(4)

CH3C6H4OH

4.000

200

2

2-4-Dimetyl phenol (2,4-Dimethyphenol)

105-67-9

C6H3(CH3)2OH

1.400

70

3

2-6-Dimetyl phenol (2,6-Dimethyphenol)

576-26-1

C6H3(CH3)2OH

400

20

4

Phenol (Phenol)

108-95-2

C6H5OH

20.000

1.000

Clophenol

5

2-Clophenol (2-Chlorophenol)

95-57-8

C6H5ClO

400

20

6

2,4-Diclophenol (2,4-Dichlorophenol)

120-83-2

C6H3Cl2OH

200

10

7

2,6-Diclophenol (2,6-Dichlorophenol)

87-65-0

C6H3Cl2OH

3.000

8

Pentaclophenol (Pentachlorophenol)

87-86-5

C6OHCl5

2.000

100

9

2,3,4,6-Tetraclophenol (2,3,4,6-Tetrachlorophenol)

58-90-2

C6HCl4OH

2.000

100

10

2,4,5-Triclophenol (2,4,5-Trichlorophenol)

95-95-4

C6H2Cl3OH

8.000

400

11

2,4,6-Triclophenol (2,4,6-Trichlorophenol)(#)

88-06-2

C6H2Cl3OH

40

2

Nitrophenol

12

2-Butyl-4,6-dinitrophenol
(2-sec-Butyl-4,6-dinitrophenol/Dinoseb)(#)

88-85-7

C10H12N2O5

70

3,5

13

2,4-Dinitrophenol (2,4-Dinitrophenol)

51-28-5

C6H3OH(NO2)2

140

7

14a

o-Nitrophenol (o-Nitrophenol)

88-75-5

C6H4OHNO2

10.000

14b

p-Nitrophenol (p-Nitrophenol)

100-02-7

C6H4OHNO2

10.000

14

Tổng Nitrophenol(4)

C6H4OHNO2

10.000

Dẫn xuất halogen của hydrocacbon dễ bay hơi

15

Bromdiclometan (Bromodichloromethane) (#)

75-27-4

CHBrCl2

6

0,3

16

Brommetan/Metyl bromua (Bromomethane/Methyl bromide)(#)

74-83-9

CH3Br

100

5

17

Cacbon tetraclorua (Carbon tetrachloride)(#)

56-23-5

CCl4

10

0,5

18

Clobenzen (Chlorobenzene)

108-90-7

C6H5Cl

1.400

70

19

Clodibrommetan (Chlorodibromomethane)

124-48-1

CHClBr2

3.000

20

Cloetan (Chloroethane)

75-00-3

C2H5Cl

1.000

21

Clorofom (Chloroform)(#)

67-66-3

CHCl3

100

5

22

Clometan/Methyl clorua (Chloromethane/Methyl chloride)

74-87-3

CH3Cl

1.000

23

1,2-Dibrometan/Etylen dibromua
(1,2-Dibromoethane/Ethylene dibromide)(#)

106-93-4

C2H4Br2

0,2

0,01

24

Dibrommetan (Dibromomethane)

74-95-3

CH2Br2

20.000

25

Diclodiflometan (Dichlorodifluoromethane)

75-71-8

CCl2F2

1.400

700

26a

1,1-Dicloetan (1,1-Dichloroethane)(#)

75-34-3

C2H4Cl2

10

0,5

26b

1,2-Dicloetan (1,2-Dichloroethane)(#)

107-06-2

C2H4Cl2

10

0,5

26

Tổng Dicloetan(#)(4)

C2H4Cl2

10

0,5

27

1,1-Dicloetylen (1,1-Dichloroethylene)(#)

75-35-4

C2H2Cl2

10

0,5

28a

m-Diclobenzen (m-Dichlorobenzene)(#)

541-73-1

m-C6H4Cl2

100

5

28b

o-Diclobenzen (o-Dichlorobenzene)(#)

95-50-1

o-C6H4Cl2

100

5

28c

p-Diclobenzen (p-Dichlorobenzene)(#)

106-46-7

p-C6H4Cl2

100

5

28

Tổng Diclobenzen(#)(4)

100

5

29

1,3-Diclopropen (1,3-Dichloropropene)(#)

542-75-6

C3H4Cl2

20

1

30

cis-1,3-Diclopropylen (cis-1,3-Dichloropropylene)

10061-01-5

C3H4Cl2

3.000

31

trans-1,2-Dicloetylen (trans-1,2-Dichloroethylene)

156-60-5

C2H2Cl2

20.000

32

trans-1,3-Diclopropylen (trans-1,3-Dichloropropylene)

10061-02-6

C3H4Cl2

3.000

33

Metylen clorua (Methylene chloride)

75-09-2

CH2Cl2

1.000

50

34

1,1,1,2-Tetracloetan (1,1,1,2-Tetrachloroethane)(#)

630-20-6

C2H2Cl4

100

5

35

1,1,2,2-Tetracloetan (1,1,2,2-Tetrachloroethane)(#)

79-34-5

C2H2Cl4

40

2

36

Tetracloetylen (Tetrachloroethylene)(#)

127-18-4

C2Cl4

10

0,5

37

Tribrommetan/Bromofom (Tribromomethane/Bromoform)

75-25-2

CHBr3

1.400

70

38

1,1,1-Tricloetan (1,1,1-Trichloroethane)

71-55-6

C2H3Cl3

6.000

300

39

1,1,2-Tricloethan (1,1,2-Trichloroethane)(#)

79-00-5

C2H3Cl3

100

5

40

Tricloetylen (Trichloroethylene)(#)

79-01-6

C2HCl3

20

1

41

Vinyl clorua (Vinyl chloride)(#)

75-01-4

C2H3Cl

4

0,2

Hydrocacbon dễ bay hơi

42

Benzen (Benzene)(#)

71-43-2

C6H6

10

0,5

43

Etyl benzen (Ethyl benzene)

100-41-4

C6H5C2H5

8.000

400

44

Toluen (Toluene)

108-88-3

C6H5CH3

20.000

1.000

45

Xylen-các đồng phân (tổng nồng độ của o-, m-, p-xylen)
[Xylenes-mixed isomers (sum of o-, m-, and p-xylene concentrations)]

1330-20-7

C6H4(CH3)2

20.000

1.000

Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH)

46

Antraxen (Anthracene)(#)

120-12-7

C14H10

100

47

Axenapten (Acenaphthene)

83-32-9

C12H10

4.000

200

48

Benzantraxen (Benz(a)anthracene)(#)

56-55-3

C18H12

100

49

Dibenz(a,h)antraxen (Dibenz(a,h)anthracene)(#)

53-70-3

C22H14

100

50

Benzo(j)fluoranten (Benzo(j)fluoranthene)

205-82-3

C20H12

3.000

51

Benzo(k)floanten (Benzo(k)fluoranthene)(#)

207-08-9

C20H12

100

52

Benzo(a)pyren (Benzo(a)pyrene)(#)

50-32-8

C20H12

100

53

Crysen (Chrysene)(#)

218-01-9

C18H12

100

54

Floanten (Fluoranthene)

206-44-0

C16H10

3.000

150

55

Floren (Fluorene)

86-73-7

C13H10

3.000

150

56

Naptalen (Naphthalene)

91-20-3

C10H8

1.000

57

Phenantren (Phenanthrene)

85-01-8

C14H10

200

58

Pyren (Pyrene)(#)

129-00-0

C16H10

100

5

Phtalat

59

Butyl benzyl phtalat (Butyl benzyl phthalate)

85-68-7

C19H20O4

10.000

500

60

Dietyl phtalat (Diethyl phthalate)

84-66-2

C6H4(COOC2H5)2

20.000

1.000

61

Dietyl hexyl phtalat [Bis(2-ethylhexyl) phthalate]

117-81-7

C24H38O4

600

30

62

Dimetyl phtalat (Dimethyl phthalate)

131-11-3

C6H4(COOCH3)2

1.000

63

Di-n-butyl phtalat (Di-n-butyl phthalate)

84-74-2

C6H4(COOC4H9)2

8.000

400

64

Di-n-octyl phtalat (Di-n-octyl phthalate)

117-84-0

C6H4(COOC8H17)2

1.000

Hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCP)

65

Andrin (Aldrin)(#)

309-00-2

C12H8Cl6

10

0,5

66a

a-BHC (a-BHC)(#)

319-84-6

C6H6Cl6

6

0,3

66b

β-BHC (β-beta-BHC)(#)

319-85-7

C6H6Cl6

6

0,3

66c

δ-BHC (δ-BHC)(#)

319-86-8

C6H6Cl6

6

0,3

66d

γ-BHC/Lindan (γ-BHC/Lindane)(#)

58-89-9

C6H6Cl6

6

0,3

66

Tổng BHC(#)(4)

C6H6Cl6

6

0,3

67

Clodan (Chlordane)(#)

57-74-9

C10H6Cl8

0,6

0,03

68a

o,p’-DDD(#)

53-19-0

C14H10Cl4

20

1

68b

p,p’-DDD(#)

72-54-8

C14H10Cl4

20

1

68c

o,p’-DDE(#)

3424-82-6

C14H8Cl4

20

1

68d

p,p’-DDE(#)

72-55-9

C14H8Cl4

20

1

68e

o,p’-DDT(#)

789-02-6

C14H9Cl5

20

1

68g

p,p’-DDT(#)

50-29-3

C14H9Cl5

20

1

68

Tổng DDD, DDE, DDT(#)(4)

20

1

69

2,4-Diclophenoxyaxetic axit/2,4-D
(2,4-Dichlorophenoxyacetic acid/2,4-D)(#)

94-75-7

C6H3Cl2OCH2COOH

100

5

70

Dieldrin (Dieldrin)(#)

60-57-1

C12H8Cl6O

0,4

0,02

71a

Endosulfan I (Endosulfan I)(#)

959-98-8

C9H6Cl6O3S

4

0,2

71b

Endosulfan II (Endosulfan II)(#)

33213-65-9

C9H6Cl6O3S

4

0,2

71

Tổng Endosulfan(#)(4)

C9H6Cl6O3S

4

0,2

72

Endosulfan sulfat (Endosulfan sulfate)(#)

1031-07-8

C9H6Cl6O4S

100

73

Endrin (Endrin)(#)

72-20-8

C12H8Cl6O

0,4

0,02

74

Endrin aldehyt (Endrin aldehyde)(#)

7421-93-4

C12H8Cl6O

0,4

0,02

75

Heptaclo (Heptachlor)(#)

76-44-8

C10H5Cl7

0,2

0,01

76

Heptaclo epoxit (Heptachlor epoxide)(#)

1024-57-3

C10H5Cl7O

0,8

0,04

77

Hexaclobenzen (Hexachlorobenzene)(#)

118-74-1

C6Cl6

3

0,15

78

Hexaclobutadien (Hexachlorobutadiene)(#)

87-68-3

C4Cl6

8

0,4

79

Hexaclocyclopentadien (Hexachlorocyclopentadiene)(#)

77-47-4

C5Cl6

100

5

80

Hexacloetan (Hexachloroethane)(#)

67-72-1

C2Cl6

60

3

81

Hexaclophen (Hexachlorophene)(#)

70-30-4

C13H6Cl6O2

20

1

82

Isodrin (Isodrin)(#)

465-73-6

C12H8Cl6

10

83

Kepon (Kepone)(#)

143-50-0

C10H10O

40

2

84

Metoxyclo (Methoxychlor)

72-43-5

C16H15Cl3O

200

10

85

Mirex (Mirex)(#)

2385-85-5

C10Cl12

14

0,7

86

Pentaclobenzen (Pentachlorobenzene)(#)

608-93-5

C6HCl5

60

3

87

Toxaphen (Toxaphene)(#)

8001-35-2

C10H10Cl8

6

0,3

88

1,2,4-Triclobenzen (1,2,4-Trichlorobenzene)

120-82-1

C6H3Cl3

1.400

70

Hoá chất bảo vệ thực vật cơ photpho

89

Disulfoton (Disulfoton)(#)

298-04-4

C8H19O2PS3

2

0,1

90

Metyl paration (Methyl parathion)(#)

298-00-0

(CH3O)2PSO-C6H4NO2

20

1

91

Phorat (Phorate)(#)

298-02-2

C7H17O2PS3

100

Hoá chất bảo vệ thực vật cacbamat

92

Paration (Parathion)

56-38-2

C10H14NO5PS

400

20

93

Propoxua (Propoxur)(#)

114-26-1

C11H15NO3

100

Các hoá chất bảo vệ thực vật khác

94

Silvex/2,4,5-TP (Silvex/2,4,5-TP)(#)

93-72-1

C9H7Cl3O3

20

1

95

2,4,5-Triclophenoxyaxetic axit/2,4,5-T
(2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid/2,4,5-T)(#)

93-76-5

C6H2Cl3O-CH2COOH

100

Ete

96

Di-Clo etyl ete [bis(2-Chloroethyl)ether](#)

111-44-4

C4H8Cl2O

6

0,3

97

Clo metyl ete [bis (Chloromethyl) ether](#)

524-88-1

C2H4Cl2O

10

98

Di-Clo isopropyl ete [bis(2-Chloroisopropyl)ether](#)

39638-32-9

C6H12Cl2O

100

99

Dietyl ete (Diethyl ether)

60-29-7

C2H5OC2H5

20.000

100

Metyl clo metyl ete (Methyl chloromethyl ether)(#)

107-30-2

CH3OCH2Cl

10

PCB và Dioxin/Furan

101

PCB (Tổng tất cả đồng phân PCB hoặc tất cả Aroclo)(#)

1336-36-3

5

102a

2,3,7,8-TCDD(#)

1746-01-6

C12H4Cl4O2

0,1

0,005

102b

1,2,3,7,8-PeCDD(#)

40321-76-4

C12H3Cl5O2

0,2

0,01

102c

1,2,3,4,7,8-HxCDD(#)

57653-85-7

C12H2Cl6O2

1

0,05

102d

1,2,3,6,7,8-HxCDD(#)

34465-46-8

C12H2Cl6O2

1

0,05

102

Tổng Dioxin (TCDD, PeCDD, HxCDD)(#)(6)

0,1

0,005

103a

2,3,7,8-TCDF(#)

51207-31-9

C12H4Cl4O

1

0,05

103b

1,2,3,7,8-PeCDF(#)

57117-41-6

C12H3Cl5O

2

0,1

103c

2,3,4,7,8-PeCDF(#)

57117-31-4

C12H3Cl5O

0,2

0,01

103d

1,2,3,4,7,8-HxCDF(#)

70648-26-9

C12H2Cl6O

1

0,05

103e

1,2,3,6,7,8-HxCDF(#)

57117-44-9

C12H2Cl6O

1

0,05

103

Tổng Furan (TCDF, PeCDF, HxCDF)(#)(7)

0,2

0,01

Dầu (trừ loại có nguồn gốc thực phẩm)

104a

Dầu hydrocacbon 10

1.000

50

104b

Dầu hydrocacbon C10-C16

3.000

150

104c

Dầu hydrocacbon C17-C34

5.000

250

104d

Dầu hydrocacbon ≥C35

10.000

500

104

Tổng dầu(8)

1.000

50

Hợp chất cơ kim

105

Tổng thuỷ ngân hữu cơ(#)

100

106

Tổng chì hữu cơ(#)

10

Hợp chất silic hữu cơ

107

Metyl etyl dimetoxy silan [Bis(1-methylethyl)-dimethoxysilane]

18230-61-0

C8H20O2Si

20.000

108

Bis(4-flophenyl) (metyl) (1H-1,2,4-triazol-1-ylmetyl) silan
[Bis(4-fluorophenyl)(methyl)(1H-1,2,4-triazol-1-ylmethyl)silane]

85509-19-9

C16H15F2N3Si

1.000

109

Isobutyl isopropyl dimetoxy silan (Isobutylisopropyldimethoxysilane)

111439-76-0

C9H22O2Si

20.000

110

Tetraetyl silicat (Tetraethyl silicate)

78-10-4

(C2H5O)4Si

20.000

111

Trietoxy isobutyl silan (Triethoxyisobutylsilane)

17980-47-1

C10H24O3Si

20.000

112

Tris(isopropenyloxy) phenyl silan
[Tris(isopropenyloxy)phenyl silane](#)

52301-18-5

100

Các thành phần hữu cơ khác

113

Acrylamid (Acrylamide)(#)

79-06-1

C2H3CONH2

1,6

0,08

114

Acrylnitril (Acrylonitrile)(#)

107-13-1

C2H3CN

12

0,6

115

4-Aminodiphenyl (4-Aminodiphenyl)(#)

92-67-1

C12H9NH2

10

116

Anilin (Aniline

62-53-3

C6H5NH2

1.200

60

117

Axetonitril (Acetonitrile)

75-05-8

CH3CN

400

20

118

Axeton (Acetone)

67-64-1

C3H6O

8.000

400

119

Axetophenon (Acetophenone)

96-86-2

C8H8O

8.000

400

120

2-Axetylaminfloren (2-Acetylaminofluorene)

53-96-3

C15H13NO

200

10

121

Benzal clorua (Benzal chloride)(#)

98-87-3

C7H6Cl2

100

122

Benzidin (Benzidine) và muối của chúng(#)

92-87-5

C12H8(NH2)2

0,2

0,01

123

n-Butyl alcol (n-Butyl alcohol)

71-36-3

C4H7OH

10.000

124

Cacbon disulfua (Carbon disulphide)

75-15-0

CS2

8.000

400

125

p-Cloanilin (p-Chloroaniline)(#)

106-47-8

C6H4ClNH2

100

126

2-Clo-1,3-butadien (2-Chloro-1,3-butadiene)(#)

126-99-8

C4H5Cl

100

127

p-Clo-m-cresol (p-Chloro-m-cresol)

59-50-7

C7H7ClO

20.000

1.000

128

Cyclohexanon (Cyclohexanone)

108-94-1

C6H10O

20.000

129

1,2-Dibrom-3-clopropan (1,2-Dibromo-3-chloropropane)(#)

96-12-8

C3H5Br2Cl

10

130

3,3′-Diclobenzidin (3,3′-Dichlorobenzidine) và muối của chúng(#)

91-94-1

C12H10Cl2N2

16

0,8

131

4-Dimetylaminazobenzen (4-Dimethylaminoazobenzene)(#)

60-11-7

C14H15N3

10

132

1,4-Dinitrobenzen (1,4-Dinitrobenzene)(#)

100-25-4

C6H4(NO2)2

100

133

m-Dinitrobenzen (m-Dinitrobenzene)(#)

99-65-0

C6H4(NO2)2

8

0,4

134

4,6-Dinitro-o-cresol (4,6-Dinitro-o-cresol)(#)

534-52-1

CH3C6H2OH(NO2)2

100

135

1,2-Diclopropan (1,2-Dichloropropane)

78-87-5

C3H6Cl2

20.000

136a

2,4-Dinitrotoluen (2,4-Dinitrotoluene)(#)

121-14-2

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

136b

2,6-Dinitrotoluen (2,6-Dinitrotoluene) (#)

606-20-2

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

136c

2,3-Dinitrotoluen (2,3-Dinitrotoluene)(#)

602-01-7

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

136

Tổng Dinitrotoluen(#)(4)

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

137

Di-n-propylnitrosamin (Di-n-propylnitrosamine)(#)

621-64-7

C6H14N2O

1

0,05

138

1,4-Dioxan (1,4-Dioxane)

123-91-1

C4H8O2

600

30

139

Diphenylamin (Diphenylamine)

122-39-4

(C6H5)2NH

1.800

90

140

1,2-Diphenylhydrazin (1,2-Diphenylhydrazine)(#)

122-66-7

C12H12N2

8

0,4

141

Etyl axetat (Ethyl acetate)

141-78-6

CH3COOC2H5

10.000

142

Etylenimin (Ethyleneimine) hay Aziridene (Aziriden)(#)

115-56-4

C2H5N

10

143

Etyl metacrylat (Ethyl methacrylate)

97-63-2

C6H10O2

15.000

144

Iodmetan (Iodomethane)

74-88-4

CH3I

1.000

145

Isobutyl alcol (Isobutyl alcohol)

78-83-1

C4H9OH

10.000

146

Metacrylnitril (Methacrylonitrile) (#)

126-98-7

C4H5N

8

0,4

147

Metanol (Methanol)

67-56-1

CH3OH

3.000

148

4,4-Metylen dicloanilin) [4,4-Methylene bis(2-chloroaniline)](#)

101-14-4

C13H12Cl2N2

100

149

Metyl etyl keton (Methyl ethyl ketone)

78-93-3

C4H8O

4.000

200

150

Metyl isobutyl keton (Methyl isobutyl ketone)

108-10-1

C6H12O

4.000

200

151

-Naptylamin (-Naphthylamine)(#)

134-32-7

C10H9N

10

152

β-Naptylamin (β-Naphthylamine)(#)

91-59-8

C10H9N

10

153

o-Nitroanilin (o-Nitroaniline)

88-74-4

NO2C6H4NH2

3.000

154

p-Nitroanilin (p-Nitroaniline)

100-01-6

NO2C6H4NH2

3.000

155

Nitrobenzen (Nitrobenzene)(#)

98-95-3

C6H5NO2

40

2

156

4-Nitrobiphenyl (4-Nitrobiphenyl)(#)

92-93-3

C12H9NO2

10

157

5-Nitro-o-toluidin (5-Nitro-o-toluidine)

99-55-8

CH3NO2C6H3NH2

1.000

158

N-Nitrosodimetylamin (N-Nitrosodimethylamine)(#)

62-75-9

(CH3)2N2O

10

159

N-Nitroso-di-n-butylamin (N-Nitroso-di-n-butylamine)(#)

924-16-3

C8H18N2O

1,2

0,06

160

N-Nitrosometyletylamin (N-Nitrosomethylethylamine)(#)

10595-95-6

C3H8N2O

0,4

0,02

161

N-Nitrosopyrolidin (N-Nitrosopyrrolidine)(#)

930-55-2

C4H8N2O

4

0,2

162

Pentacloetan (Pentachloroethane)

76-01-7

C2HCl5

1.000

163

Pentaclonitrobenzen (Pentachloronitrobenzene)

82-68-8

C6NO2Cl5

200

10

164

Ptalic anhydrit (Phthalic anhydride)

85-44-9

C8H4O3

10.000

165

β-Propilacton (β-Propiolactone)(#)

57-57-8

C3H4O2

10

166

Pyridin (Pyridine)(#)

110-86-1

C5H5N

80

4

167

Safrol (Safrole)(#)

94-59-7

C10H10O2

100

168

1,2,3-Triclopropan (1,2,3-Trichloropropane)

96-18-4

C3H5Cl3

400

20

2.2.4. Chú thích:

(1) Trong ngoặc là tên hóa chất theo tiếng Anh;

(2) Trường hợp các phế liệu kim loại của antimon, bạc, chì, kẽm, nicken, crom hoặc phế liệu hợp kim có chứa các kim loại này được làm sạch, không lẫn tạp chất, không chứa các thành phần nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, ở dạng thanh, khối, tấm, đoạn thanh, đoạn ống, đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi, mảnh (không phải dạng bột), được tách riêng cho mục đích tái chế, tái sử dụng thì các kim loại này không tính là thành phần nguy hại vô cơ trong phế liệu;

(3) CAS là tên viết tắt của Chemical Abstracts Service Registry Numbers, là số đăng ký tên các hóa chất;

(4) Phải luôn áp dụng giá trị tổng đối với các thành phần này;

(5)Chỉ áp dụng đối với amiăng (bao gồm các loại chrysotile hay amiăng trắng, amosite hay amiăng nâu, crocidolite hay amiăng xanh, tremolite, anthophyllite và actinolite) trong chất thải ở dạng bột, sợi, bở, dễ vụn; không áp dụng đối với vật liệu amiăng-ximăng thải;

(6) Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo từng nhóm chất (TCDD, PeCDD, HxCDD);

(7) Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo từng nhóm chất (TCDF, PeCDF, HxCDF);

(8) Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo số phân tử C (cacbon);

(#) Thành phần nguy hại đặc biệt (có tính chất cực độc hoặc có khả năng gây ung thư hay gây đột biến gen rất cao) với ngưỡng hàm lượng tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 100 ppm.

3. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ LẤY MẪU, PHÂN TÍCH, PHÂN ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CTNH

3.1. Nguyên tắc chung

3.1.1. Mọi chất thải thuộc loại ** hoặc hỗn hợp chất thải có chứa ít nhất một chất thải thành phần thuộc loại ** trong Danh mục CTNH không phải lấy mẫu, phân tích để so sánh với ngưỡng CTNH mà phân định ngay là CTNH hoặc hỗn hợp CTNH, trừ trường hợp phân tích cho mục đích khác, trong đó có việc phân tích để phân loại CTNH theo thành phần nguy hại theo quy định tại điểm 2.1.3.

3.1.2. Mọi chất thải thuộc loại * hoặc hỗn hợp chất thải thuộc loại * khi chưa chứng minh được không phải là CTNH thì phải được quản lý theo các quy định đối với CTNH.

3.1.3. Nếu một dòng chất thải phát sinh thường xuyên (có tính chất lặp đi lặp lại một cách tương đối ổn định) từ một nguồn thải nhất định (như bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải) có tính chất hoặc thành phần nguy hại lúc vượt ngưỡng, lúc không vượt ngưỡng (dưới ngưỡng) CTNH tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau thì phải phân định chung dòng chất thải đó là CTNH, trừ trường hợp phân định riêng cho từng lô chất thải riêng lẻ trong dòng chất thải đó.

3.1.4. Hỗn hợp chất thải có ít nhất một chất thải thành phần là CTNH bị coi là CTNH (hay hỗn hợp CTNH) và phải quản lý theo các quy định đối với CTNH.

3.2. Quy định đối với đơn vị lấy mẫu, phân tích

3.2.1. Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải được công nhận chất lượng (đối với các phương pháp xác định và các thông số phân tích quy định tại Quy chuẩn này) hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định. Các kết quả phân tích của đơn vị chưa được công nhận mà không do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị trước pháp luật.

3.2.2. Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có trách nhiệm như sau:

a) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu làm cơ sở để phân định, phân loại CTNH;

b) Phải cử cán bộ có đủ năng lực tiến hành lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu kèm theo (kết quả phân tích trên mẫu được lấy bởi chủ nguồn thải hoặc đơn vị chưa được công nhận mà không do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị trước pháp luật);

c) Phải áp dụng đúng nguyên tắc lấy mẫu và phương pháp xác định quy định tại Quy chuẩn này.

3.2.3. Trường hợp có tranh chấp do sự khác biệt giữa kết quả phân tích của hai đơn vị lấy mẫu, phân tích thì cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định một đơn vị lấy mẫu, phân tích thứ ba (được chính thức công nhận chất lượng) làm trọng tài, đồng thời yêu cầu hai đơn vị lấy mẫu, phân tích nêu trên tiến hành lặp lại để kiểm tra đối chiếu.

3.3. Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích, phân định và phân loại CTNH

Ngoài quy định cụ thể về phương pháp lấy mẫu nêu trong các phương pháp xác định quy định tại Phần 4 của Quy chuẩn này hoặc các phương pháp lấy mẫu khác được công nhận trong nước hoặc quốc tế, việc lấy mẫu, phân tích, phân định và phân loại CTNH phải được tiến hành theo nguyên tắc cơ bản như sau:

3.3.1. Đối với các chất thải đồng nhất ở thể rắn thuộc loại *: lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau trong khối chất thải (có tính đến sự phân bố đại diện của kích thước các hạt hoặc phần tử trong khối chất thải) và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không.

3.3.2 Đối với chất thải lỏng, bùn thuộc loại * hoặc hỗn hợp của chúng: phải khấy, trộn đều (nếu có thể) trước khi lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không.

3.3.3. Đối với hỗn hợp chất thải rắn hoặc hỗn hợp giữa chất thải rắn và chất thải lỏng, bùn (toàn bộ các chất thải thành phần đều thuộc loại *): sử dụng tối đa các biện pháp cơ học phù hợp (chặt, cắt, bóc, cạo, ly tâm, trọng lực, thổi khí… nhưng không được sử dụng nước hoặc dung môi để rửa, tách) để tách riêng các chất thải thành phần và lấy mẫu đối với từng chất thải thành phần này theo quy định tại điểm 3.3.1 hoặc 3.3.2; sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích đối với từng chất thải thành phần để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không. Trường hợp không thể tách riêng các chất thải thành phần bằng các biện pháp cơ học thì trộn đều khối chất thải (nếu có thể) và lấy ít nhất 09 mẫu phân bố đều theo cách chia đều các phần trong khối chất thải (mỗi phần lấy 01 mẫu).

3.3.4. Đối với chất thải rắn thuộc loại * có tạp chất bám dính: lấy 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau của chất thải nền (chất thải đồng nhất ở thể rắn) mà có tạp chất bám dính để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không. Nếu chất thải nền là hỗn hợp chất thải thì phải tách riêng các chất thải thành phần để phân định theo quy định tại điểm 3.3.3.

3.3.5. Đối với việc phân định chung một dòng chất thải phát sinh thường xuyên từ một nguồn thải nhất định có phải là CTNH hay không thì phải lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động), mỗi lần ít nhất 03 mẫu ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau.

3.3.6. Đối với các chất thải thuộc loại ** hoặc hỗn hợp có ít nhất một chất thải thành phần thuộc loại ** thì không cần lấy mẫu, phân tích mà phân định luôn là CTNH, nhưng nếu vẫn cần lấy mẫu, phân tích cho các mục đích khác như phân loại CTNH theo thành phần nguy hại như nêu tại điểm 2.1.3 thì cũng áp dụng nguyên tắc quy định từ điểm 3.3.1 đến 3.3.5.

3.3.7. Đối với việc phân định chất thải sau xử lý có còn là CTNH hay không thì cũng áp dụng các nguyên tắc quy định từ điểm 3.3.1 đến 3.3.5.

3.4. Nguyên tắc lựa chọn các tính chất và thành phần nguy hại để phân tích

Một chất thải bất kỳ chỉ cần có ít nhất một tính chất hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH thì phân định là CTNH. Do vậy, nếu chỉ để phân định một chất thải thuộc loại * có phải CTNH hay không, thì trong quá trình lựa chọn phân tích mà phát hiện ra một tính chất hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH thì không phải tiến hành phân tích các tính chất hoặc thành phần nguy hại còn lại, trừ trường hợp phân tích cho mục đích khác. Việc lựa chọn phân tích các tính chất hoặc thành phần nguy hại được tiến hành như sau:

3.4.1. Đối với các tính chất nguy hại: Căn cứ vào đặc điểm của nguồn thải và chủng loại chất thải để lựa chọn có phân tích tính dễ cháy, tính kiềm và axit hay không. Nếu chắc chắn rằng đặc điểm nguồn thải và chủng loại chất thải không thể dẫn tới việc chất thải có các chất dễ cháy, kiềm hoặc axit thì chuyển sang phân tích các thành phần nguy hại.

3.4.2. Đối với các thành phần nguy hại vô cơ: Không nhất thiết phải phân tích tất cả các thành phần vô cơ nêu tại Bảng 2. Cần căn cứ vào tính chất nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh chất thải để xác định các thành phần nguy hại vô cơ có thể có trong chất thải để phân tích. Nếu nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh chất thải không liên quan đến các chất có chứa thành phần nguy hại vô cơ nào thì không phải phân tích thành phần đó.

3.4.3. Đối với các thành phần nguy hại hữu cơ:

a) Sau khi tiến hành lựa chọn theo quy định tại điểm 3.4.1 và 3.4.2 mà vẫn chưa phân định được CTNH thì mới phải tiến hành phân tích các thành phần nguy hại hữu cơ (trừ trường hợp biết chắc chắn sự có mặt của một thành phần hữu cơ nhất định thì có thể bỏ qua bước 3.4.1 và 3.4.2);

b) Không nhất thiết phải phân tích tất cả các thành phần hữu cơ nêu tại Bảng 3. Cần căn cứ vào tính chất nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn phát thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh ra chất thải để xác định các thành phần nguy hại hữu cơ có thể có trong chất thải để phân tích. Nếu nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh ra chất thải không liên quan đến hoặc không có khả năng dẫn tới việc xuất hiện một cách không chủ định (do phản ứng hoá học ngẫu nhiên) một thành phần nguy hại hữu cơ nào thì không cần phân tích thành phần đó.

4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

4.1. Kết quả phân định và phân loại CTNH chỉ có giá trị nếu áp dụng theo đúng các phương pháp xác định sau đây:

4.1.1. Đối với tính dễ bắt cháy: ASTM D3278-96: Phương pháp chuẩn xác định điểm chớp cháy của chất lỏng bằng dụng cụ cốc kín (Standard test method for flash point of liquids by small scale closed-cup apparatus).

4.1.2. Đối với tính kiềm và tính axit: ASTM D4980-89: Phương pháp chuẩn xác định pH trong chất thải (Standard test method for screening of pH in waste).

4.1.3. Đối với nồng độ ngâm chiết, sử dụng một trong hai phương pháp chuẩn bị mẫu sau đây trước khi tiến hành phân tích:

a) ASTM D5233-92: Phương pháp chuẩn xác định mẫu chất thải đơn lẻ bằng phương pháp ngâm chiết (Standard test method for single batch extraction method for wastes).

b) EPA 1311: Phương pháp ngâm chiết độc tính TCLP (TCLP Method 1311 – Toxicity characteristic leaching procedure).

4.1.4. Đối với thành phần xyanua: EPA SW-846 – Phương pháp 9010 hoặc 9012: Phân tích xyanua trong chất thải (Method 9010 or 9012: Determination of Cyanide in wastes).

4.2. Đối với việc phân tích dung dịch sau ngâm chiết để xác định nồng độ ngâm chiết của các thành phần nguy hại và việc phân tích chất thải để xác định hàm lượng tuyệt đối của các thành phần nguy hại có thể áp dụng các phương pháp theo bất kỳ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế nào được công nhận.

4.3.Phương pháp ngâm chiết EPA 1311 và ASTM D5233-92 là các phương pháp chuẩn bị mẫu phân tích được áp dụng cho việc ngâm chiết các mẫu chất thải nhằm xác định khả năng rò rỉ các thành phần nguy hại trong chất thải ra môi trường trong điều kiện tương tự điều kiện tự nhiên (biểu thị bằng nồng độ ngâm chiết có đơn vị là mg/l), có chung nguyên lý như sau:

4.3.1. Đối với chất thải có ít hơn 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng lỏng): sau khi lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 – 0,8 µm, lượng chất lỏng thu được dùng trực tiếp để phân tích các thành phần nguy hại (không cần ngâm chiết lượng chất rắn bị giữ lại).

4.3.2. Đối với chất thải có ít nhất 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng bùn hoặc rắn):

– Lượng chất rắn được tách khỏi lượng chất lỏng bằng việc lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 – 0,8 µm; lượng chất lỏng tách ra được bảo quản để phân tích sau.

– Lượng chất rắn (có thể cần xử lý cơ học như băm, cắt, nghiền… để đảm bảo toàn bộ lượng chất rắn được lọt qua sàng có kích thước mắt không vượt quá 9,5 mm) được ngâm chiết bằng dung dịch ngâm chiết có tính axit (được pha chế từ CH­3COOH, nước và có thể bổ sung NaOH để đạt giá trị pH 4,93 ± 0,05 hoặc 2,88 ± 0,05 tuỳ theo loại thành phần nguy hại cần phân tích) có khối lượng gấp 20 lần khối lượng chất rắn trong khoảng thời gian 18 ± 2h;

– Nếu tương thích, lượng chất lỏng tách ra ban đầu được trộn với dung dịch sau ngâm chiết lượng chất rắn để phân tích một lần; nếu không tương thích thì được phân tích riêng và kết hợp giá trị trung bình theo công thức sau:

Ctb =

(Vl.Cl + Vnc.Cnc)

(Vl + Vnc)

Trong đó:

+ Ctb (mg/l) là nồng độ ngâm chiết trung bình của một thành phần nguy hại trong mẫu chất thải;

+ Vl (l) là thể tích lượng chất lỏng tách ra ban đầu;

+ Cl (mg/l) là nồng độ thành phần nguy hại trong lượng chất lỏng tách ra ban đầu;

+ Vnc (l) là thể tích dung dịch sau ngâm chiết;

+ Cnc (mg/l) là nồng độ thành phần nguy hại trong dung dịch sau ngâm chiết.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Quy chuẩn này áp dụng thống nhất ngưỡng CTNH trong việc phân định và phân loại CTNH theo Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; thay thế áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2000 về Chất thải nguy hại – Phân loại và TCVN 7629:2007 về Ngưỡng chất thải nguy hại.

5.2. Một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế được quy định cụ thể như sau:

5.2.1. Đối với bao bì thải: trước khi tiến hành lấy mẫu, phân tích để phân định, phân loại CTNH, các thành phần chất được chứa còn lại trong bao bì phải được loại bỏ tối đa khỏi vật liệu bao bì bằng các biện pháp cơ học phù hợp (bóc, tách, cạo… đối với thành phần rắn, bùn hoặc trọng lực, ly tâm… đối với thành phần bùn, lỏng, nhưng không được sử dụng nước hoặc hoá chất để rửa, tách, tẩy), đảm bảo chỉ còn lại các thành phần bám dính (với độ dày trung bình dưới 01 mm hoặc hàm lượng dưới 01%). Lấy mẫu, phân tích riêng biệt cho vật liệu bao bì (có các thành phần bám dính) và thành phần chất được chứa đã tách riêng ra có phải là CTNH hay không theo quy định tại Phần 3 của Quy chuẩn này. Nếu thành phần chất được chứa đã tách riêng ra là CTNH thì phân định luôn toàn bộ bao bì là CTNH mà không cần phân tích vật liệu bao bì. Nếu thành phần chất được chứa chỉ còn lại ở dạng tạp chất bám dính (với độ dày trung bình dưới 01 mm hoặc hàm lượng dưới 01%) thì không cần khâu loại bỏ bằng các biện pháp cơ học mà lấy mẫu, phân tích luôn.

5.2.2. Đối với các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử…): việc lấy mẫu, phân tích để phân định, phân loại CTNH phải được tiến hành cho từng chất thải thành phần (bộ phận hoặc vật liệu cấu thành nên phương tiện, thiết bị, ví dụ dầu máy).

5.2.3. Một chất thải chỉ được phân loại theo tên và mã CTNH của loại có gốc halogen hữu cơ hoặc có chứa thành phần halogen hữu cơ (kể cả cơ clo như PCB) nếu hàm lượng tuyệt đối của của ít nhất một thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH.

5.2.4. Các sản phẩm được thu hồi, tái chế từ chất thải để làm nhiên liệu, nguyên vật liệu sản xuất như dầu mỡ, dung môi, cồn và các hoá chất: phải đảm bảo các thành phần kim loại nặng (trừ trường hợp kim loại nặng là thành phần chính của sản phẩm) và các thành phần halogen hữu cơ dưới ngưỡng CTNH, đã đăng ký tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng sản phẩm và đạt các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm (nếu có) theo quy định hiện hành. Nếu còn bất kỳ một thành phần nguy hại là kim loại nặng hoặc halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH thì không được coi là sản phẩm mà vẫn là CTNH.

5.2.5. Chất thải được xử lý bằng biện pháp hoá rắn hoặc ổn định hoá:

a) Tro xỉ từ hoạt động thiêu huỷ CTNH và các chất thải vô cơ khác: nếu không có thành phần kim loại nặng nào vượt ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì có thể tận dụng làm sản phẩm vật liệu xây dựng nếu cường độ hoá rắn (bê tông hoá hay các biện pháp khác như đóng gạch) không thấp hơn mác 100; hoặc được coi là chất thải rắn thông thường, có thể chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hoặc chất thải xây dựng hợp vệ sinh nếu cường độ hoá rắn thấp hơn mác 100;

b) Chất thải có thành phần hữu cơ sau khi hoá rắn hoặc ổn định hoá nếu không có thành phần nguy hại nào (trừ amiăng thì cho phép hàm lượng bất kỳ) đồng thời vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối và ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì được coi là chất thải rắn thông thường, có thể chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hoặc chất thải xây dựng hợp vệ sinh;

c) Chất thải sau khi được hoá rắn hoặc ổn định hoá nếu có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ đồng thời vượt cả ngưỡng hàm lượng tuyệt đối và ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì vẫn là CTNH, phải được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

5.3. Phải sử dụng bản cập nhật mới nhất của các phương pháp xác định nêu tại Mục 4.1. Trường hợp các phương pháp xác định này có các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương đương thì áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó.

5.4. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 19: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 19: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường..

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ vào môi trường không khí.

Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.2. Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 mm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)].

1.3.3. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

1.3.4. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.5. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí.

1.3.6. P (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1 – Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp

TT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B

1

Bụi tổng

400

200

2

Bụi chứa silic

50

50

3

Amoniac và các hợp chất amoni

76

50

4

Antimon và hợp chất, tính theo Sb

20

10

5

Asen và các hợp chất, tính theo As

20

10

6

Cadmi và hợp chất, tính theo Cd

20

5

7

Chì và hợp chất, tính theo Pb

10

5

8

Cacbon oxit, CO

1000

1000

9

Clo

32

10

10

Đồng và hợp chất, tính theo Cu

20

10

11

Kẽm và hợp chất, tính theo Zn

30

30

12

Axit clohydric, HCl

200

50

13

Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF

50

20

14

Hydro sunphua, H2S

7,5

7,5

15

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1500

500

16

Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)

1000

850

17

Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2

2000

1000

18

Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3

100

50

19

Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2

1000

500

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

– Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp

Lưu lượng nguồn thải (m3/h)

Hệ số Kp

P ≤ 20.000

1

20.000

0,9

P>100.000

0,8

2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vựcKv

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;

– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

– TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải;

– TCVN 7243:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit flohydric (HF) trong khí thải;

– TCVN 7244:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCl) trong khí thải;

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 20: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 20: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ vào môi trường không khí.

Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệphỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.2. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1 – Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí

TT

Tên

Số CAS

Công thức
hóa học

Nồng độ
tối đa
(mg/Nm3)

1

Axetylen tetrabromua

79-27-6

CHBr2CHBr2

14

2

Axetaldehyt

75-07-0

CH3CHO

270

3

Acrolein

107-02-8

CH2=CHCHO

2,5

4

Amylaxetat

628-63-7

CH3COOC5H11

525

5

Anilin

62-53-3

C6H5NH2

19

6

Benzidin

92-87-5

NH2C6H4C6H4NH2

KPHĐ

7

Benzen

71-43-2

C6H6

5

8

Benzyl clorua

100-44-7

C6H5CH2CI

5

9

1,3-Butadien

106-99-0

C4H6

2200

10

n-Butyl axetat

123-86-4

CH3COOC4H9

950

11

Butylamin

109-73-9

CH3(CH2)2CH2NH2

15

12

Creson

1319-77-3

CH3C6H4OH

22

13

Clorbenzen

108-90-7

C6H5CI

350

14

Clorofom

67-66-3

CHCI3

240

15

ß-clopren

126-99-8

CH2=CCICH=CH2

90

16

Clopicrin

76-06-2

CCI3NO2

0,7

17

Cyclohexan

110-82-7

C6H12

1300

18

Cyclohexanol

108-93-0

C6H11OH

410

19

Cyclohexanon

108-94-1

C6H10O

400

20

Cyclohexen

110-83-8

C6H10

1350

21

Dietylamin

109-89-7

(C2H5)2NH

75

22

Diflodibrommetan

75-61-6

CF2Br2

860

23

o-diclobenzen

95-50-1

C6H4CI2

300

24

1,1-Dicloetan

75-34-3

CHCI2CH3

400

25

1,2-Dicloetylen

540-59-0

CICH=CHCI

790

26

1,4-Dioxan

123-91-1

C4H8O2

360

27

Dimetylanilin

121-69-7

C6H5N(CH3)2

25

28

Dicloetyl ete

111-44-4

(CICH2CH2)2O

90

29

Dimetylfomamit

68-12-2

(CH3)2NOCH

60

30

Dimetylsunfat

77-78-1

(CH3)2SO4

0,5

31

Dimetylhydrazin

57-14-7

(CH3)2NNH2

1

32

Dinitrobenzen

25154-54-5

C6H4(NO2)2

1

33

Etylaxetat

141-78-6

CH3COOC2H5

1400

34

Etylamin

75-04-7

CH3CH2NH2

45

35

Etylbenzen

100-41-4

CH3CH2C6H5

870

36

Etylbromua

74-96-4

C2H5Br

890

37

Etylendiamin

107-15-3

NH2CH2CH2NH2

30

38

Etylendibromua

106-93-4

CHBr=CHBr

190

39

Etylacrilat

140-88-5

CH2=CHCOOC2H5

100

40

Etylen clohydrin

107-07-3

CH2CICH2OH

16

41

Etylen oxyt

75-21-8

CH2OCH2

20

42

Etyl ete

60-29-7

C2H5OC2H5

1200

43

Etyl clorua

75-00-3

CH3CH2CI

2600

44

Etylsilicat

78-10-4

(C2H5)4SiO4

850

45

Etanolamin

141-43-5

NH2CH2CH2OH

45

46

Fufural

98-01-1

C4H3OCHO

20

47

Fomaldehyt

50-00-0

HCHO

20

48

Fufuryl (2-Furylmethanol)

98-00-0

C4H3OCH2OH

120

49

Flotriclometan

75-69-4

CCI3F

5600

50

n-Heptan

142-82-5

C7H16

2000

51

n-Hexan

110-54-3

C6H14

450

52

Isopropylamin

75-31-0

(CH3)2CHNH2

12

53

n-butanol

71-36-3

CH3(CH2)3OH

360

54

Metyl mercaptan

74-93-1

CH3SH

15

55

Metylaxetat

79-20-9

CH3COOCH3

610

56

Metylacrylat

96-33-3

CH2=CHCOOCH3

35

57

Metanol

67-56-1

CH3OH

260

58

Metylaxetylen

74-99-7

CH3C=CH

1650

59

Metylbromua

74-83-9

CH3Br

80

60

Metylcyclohecxan

108-87-2

CH3C6H11

2000

61

Metylcyclohecxanol

25639-42-3

CH3C6H10OH

470

62

Metylcyclohecxanon

1331-22-2

CH3C6H9O

460

63

Metylclorua

74-87-3

CH3CI

210

64

Metylen clorua

75-09-2

CH2CI2

1750

65

Metyl clorofom

71-55-6

CHCCI3

2700

66

Monometylanilin

100-61-8

C6H5NHCH3

9

67

Metanolamin

3088-27-5

HOCH2NH2

31

68

Naphtalen

91-20-3

C10H8

150

69

Nitrobenzen

98-95-3

C6H5NO2

5

70

Nitroetan

79-24-3

CH3CH2NO2

310

71

Nitroglycerin

55-63-0

C3H5(ONO2)3

5

72

Nitrometan

75-52-5

CH3NO2

250

73

2-Nitropropan

79-46-9

CH3CH(NO2)CH3

1800

74

Nitrotoluen

1321-12-6

NO2C6H4CH3

30

75

2-Pentanon

107-87-9

CH3CO(CH2)2CH3

700

76

Phenol

108-95-2

C6H5OH

19

77

Phenylhydrazin

100-63-0

C6H5NHNH2

22

78

n-Propanol

71-23-8

CH3CH2CH2OH

980

79

n-Propylaxetat

109-60-4

CH3­­-COO-C3H7

840

80

Propylendiclorua

78-87-5

CH3-CHCI-CH2CI

350

81

Propylenoxyt

75-56-9

C3H6O

240

82

Pyridin

110-86-1

C5H5N

30

83

Pyren

129-00-o

C16H10

15

84

p-Quinon

106-51-4

C6H4O2

0,4

85

Styren

100-42-5

C6H5CH=CH2

100

86

Tetrahydrofural

109-99-9

C4H8O

590

87

1,1,2,2-Tetracloetan

79-34-5

CI2HCCHCI2

35

88

Tetracloetylen

127-18-4

CCI2=CCI2

670

89

Tetraclometan

56-23-5

CCI4

65

90

Tetranitrometan

509-14-8

C(NO2)4

8

91

Toluen

108-88-3

C6H5CH3

750

92

0-Toluidin

95-53-4

CH3C6H4NH2

22

93

Toluen-2,4-diisocyanat

584-84-9

CH3C6H3(NCO)2

0,7

94

Trietylamin

121-44-8

(C2H5)3N

100

95

1,1,2-Tricloetan

79-00-5

CHCI2CH2CI

1080

96

Tricloetylen

79-01-6

CICH=CCI2

110

97

Xylen

1330-20-7

C6H4(CH3)2

870

98

Xylidin

1300-73-8

(CH3)2C6H3NH2

50

99

Vinylclorua

75-01-4

CH2=CHCI

20

100

Vinyltoluen

25013-15-4

CH2=CHC6H4CH3

480

Chú thích:

– Số CAS: Số đăng ký hóa chất quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry Number);

– KPHĐ là không phát hiện được.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5940:2005 về Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 21: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC

National Technical Regulation on Emission
of
Chemical Fertilizer Manufacturing Industry

HÀ NỘI 2009

Lời nói đầu

QCVN 21: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC

National Technical Regulation on Emission of Chemical Fertilizer Manufacturing Industry

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học (có quy trình sản xuất phân amoni phosphat (MAP và DAP), nitrozophosphat, supe photphat đơn, supe photphat kép, phân lân nung chảy, kali clorua và phân hỗn hợp, sản xuất amoniac, axit nitric, axit sunfuric, axit phosphoric, amoni sulphat, urea, amoni nitrat, canxi amoni nitrat và amoni sulphat nitrat) vào môi trường không khí.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

1.3.2. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

1.3.3. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

1.3.4. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

1.3.5. P (m3/h) là lưu lượng khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học thải vào môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học

STT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B

1

Bụi tổng

400

200

2

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1500

500

3

Nitơ oxit, NOX (tính theo NO2)

1000

850

4

Amoniac, NH3

76

50

5

Axit sunfuric, H2SO4

100

50

6

Tổng florua, F

90

50

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

– Cột B quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với:

+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

+ Tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

– Ngoài 06 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của QCVN 19: 2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp

Lưu lượng nguồn thải (m3/h)

Hệ số Kp

P ≤ 20.000

1

20.000

0,9

P>100.000

0,8

2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv của nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công.

– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion.

– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này quy định riêng cho khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học và thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005 về Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 22: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐIỆN

National Technical Regulation on Emission
of Thermal Power industry

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 22: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíbiên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐIỆN

National Technical Regulation on Emission of Thermal Power Industry

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp nhiệt điện vào môi trường không khí.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp nhiệt điệnhỗn hợp các thành phần vật chất phát phát thải vào môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các nhà máy nhiệt điện.

1.3.2.Nhà máy nhiệt điện quy định trong quy chuẩn kỹ thuật này là nhà máy dùng công nghệ đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) để sản xuất ra điện năng.

1.3.3.Kp là hệ số công suất ứng với tổng công suất theo thiết kế của nhà máy nhiệt điện.

1.3.4. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy nhiệt điện.

1.3.5. P là tổng công suất theo thiết kế của nhà máy nhiệt điện, bao gồm một tổ máy hoặc nhiều tổ máy.

1.3.6.Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số công suất quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện

STT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B (Theo loại nhiên liệu sử dụng)

Than

Dầu

Khí

1

Bụi tổng

400

200

150

50

2

Nitơ oxit, NOX
(tính theo NO2)

1000

– 650 (với than có hàm lượng chất bốc> 10%)

– 1000 (với than có hàm lượng chất bốc ≤ 10%

600

250

3

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1500

500

500

300

Chú thích: Tùy theo loại nhiên liệu được sử dụng, nồng độ tối đa cho phép của các thành phần ô nhiễm NOX, SO2 và bụi trong khí thải nhà máy nhiệt điện được quy định trong bảng 3. Các giá trị nồng độ này tính ở điều kiện chuẩn. Đối với nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu than, nồng độ oxy (O2) dư trong khí thải là 6% đối với tuabin khí, nồng độ oxy dư trong khí thải là 15%.

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện đối với các tổ máy nhà máy nhiệt điện hoạt động trước ngày 17 tháng 10 năm 2005 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.

– Cột B quy định nồng độ C làm cơ sơ tính toán nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện áp dụng đối với:

+ Các tổ máy của nhà máy nhiệt điện hoạt động kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2005.

+ Tất cả tổ máy của nhà máy nhiệt điện với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Ngoài 03 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của QCVN19: 2009/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

2.3. Hệ số công suất Kp của nhà máy nhiệt điệnđược quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số công suất Kp

Công suất thiết kế của nhà máy nhiệt điện (MW)

Hệ số Kp

P ≤ 300

1

300

0,85

P> 1200

0,7

2.4. Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv của nhà máy nhiệt điện được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số Kv của nhà máy nhiệt điện

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;

– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440: 2005 – Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440: 2005 – Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện.

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 23: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

National Technical Regulation on Emission
of Cement Manufacturing Industry

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 23: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

National Technical Regulation on Emissionof Cement Manufacturing Industry

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng quy định tại mục 2.2;

Kp là hệ số công suất quy định tại mục 2.3;

Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng

STT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B1

B2

1

Bụi tổng

400

200

100

2

Cacbon oxit, CO

1000

1000

500

3

Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)

1000

1000

1000

4

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1.500

500

500

Chú thích:

Đối với các lò nung xi măng có kết hợp đốt chất thải nguy sẽ có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường riêng.

– Đối với xưởng nghiền nguyên liệu/clinke không quy định các nồng độ CO, NOx, SO2.

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 01 tháng 11 năm 2011;

– Cột B1 quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

– Cột B2 qui định nồng độ C để tính nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng xây dựng mới hoặc cải tạo, chuyển đổi công nghệ;

+ Tất cả dây chuyền của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

– Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của gia QCVN 19: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

2.3. Hệ số công suất Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số công suất Kp

Tổng công suất theo thiết kế

(triệu tấn/năm)

Hệ số Kp

P≤ 0,6

1,2

0,6

1,0

P>1,5

0,8

2.4. Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 24: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

National Technical Regulation on Industrial Wastewater

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 24: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

National Technical Regulation on Industrial Wastewater

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận.

1.2.2. Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.2. Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch hoặc dung tích của các hồ, ao, đầm nước.

1.3.3. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải công nghiệp được xả vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l);

– Clà giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại mục 2.3;

– Kqlà hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.4;

Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.5.

2.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β.

2.3. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

Nhiệt độ

0C

40

40

2

pH

6-9

5,5-9

3

Mùi

Không khó chịu

Không khó chịu

4

Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7)

20

70

5

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

6

COD

mg/l

50

100

7

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100

8

Asen

mg/l

0,05

0,1

9

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

0,01

10

Chì

mg/l

0,1

0,5

11

Cadimi

mg/l

0,005

0,01

12

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

13

Crom (III)

mg/l

0,2

1

14

Đồng

mg/l

2

2

15

Kẽm

mg/l

3

3

16

Niken

mg/l

0,2

0,5

17

Mangan

mg/l

0,5

1

18

Sắt

mg/l

1

5

19

Thiếc

mg/l

0,2

1

20

Xianua

mg/l

0,07

0,1

21

Phenol

mg/l

0,1

0,5

22

Dầu mỡ khoáng

mg/l

5

5

23

Dầu động thực vật

mg/l

10

20

24

Clo dư

mg/l

1

2

25

PCB

mg/l

0,003

0,01

26

Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ

mg/l

0,3

1

27

Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ

mg/l

0,1

0,1

28

Sunfua

mg/l

0,2

0,5

29

Florua

mg/l

5

10

30

Clorua

mg/l

500

600

31

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

5

10

32

Tổng Nitơ

mg/l

15

30

33

Tổng Phôtpho

mg/l

4

6

34

Coliform

MPN/100ml

3000

5000

35

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

0,1

36

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0

1,0

Trong đó:

– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ.

2.4. Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải Kq được quy định như sau:

2.4.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số Kq của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)

Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)

Hệ số Kq

Q £ 50

0,9

50 £ 200

1

200 £ 1000

1,1

Q> 1000

1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nước thải vào 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định lưu lượng trung bình của 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq.

2.4.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số Kq của hồ, ao, đầm

Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)

Đơn vị tính: mét khối (m3)

Hệ số Kq

V ≤ 10 x 106

0,6

10 x 1066

0,8

V> 100 x 106

1,0

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở xác định hệ số Kq.

2.4.3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1,3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1.

2.5. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Lưu lượng nguồn thải (F)

Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)

Hệ số Kf

F ≤ 50

1,2

50

1,1

500

1,0

F> 5.000

0,9

2.6. Trường hợp nước thải được gom chứa trong hồ nước thải thuộc khuôn viên của cơ sở phát sinh nước thải dùng cho mục đích tưới tiêu thì nước trong hồ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6773:2000 về Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

– TCVN 4557:1988 – Chất lượng nước – Phương pháp xác định nhiệt độ;

– TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước – Xác định pH;

– TCVN 6185:2008 Chất lượng nước – Kiểm tra và xác định độ màu;

– TCVN 6001-1: 2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;

– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);

– TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;

– TCVN 6626:2000 Chất lượng nước – Xác định Asen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrro);

– TCVN 7877:2008 (ISO 5666 -1999) Chất lượng nước – Xác định thuỷ ngân;

– TCVN 6193:1996 Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;

– TCVN 6002:1995 (ISO 6333-1986) Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim;

– TCVN 6222:2008 Chất lượng nước – Xác định crom tổng – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;

– TCVN 6177:1996 (ISO 6332-1988) Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin;

– TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1-1984) Chất lượng nước – Xác định Xianua tổng;

– TCVN 6216:1996 (ISO 6439-1990) Chất lượng nước – Xác định chỉ số phenol – Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất;

– TCVN 5070:1995 Chất lượng nước – Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ;

– Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực vật thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons);

– TCVN 6225-3:1996 Chất lượng nước – Xác định clo tự do và clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số;

– TCVN 4567:1988 Chất lượng nước – Phương pháp xác định hàm lượng sunfua và sunphat;

– TCVN 6494:1999 Chất lượng nước – Xác định các ion florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrit và sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion. Phương pháp dành cho nước bẩn ít;

– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;

– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;

– TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000/Cor 1: 2007) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 1 – Phương pháp màng lọc;

– TCVN 6053:1995 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày;

– TCVN 6219:1995 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn;

– TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp trắc quang dùng 1,5 – Diphenylcacbazid.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 25: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

National Technical Regulation on Wastewater

of the Solid Waste Landfill Sites

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 25: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

National Technical Regulation on Wastewater of the Solid Waste Landfill Sites

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhân liên quan đến hoạt động chôn lấp chất thải rắn.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Bãi chôn lấp chất thải rắn là địa điểm thực hiện xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp.

1.3.2. Nước thải của các bãi chôn lấp chất thải rắn là dung dịch thải từ các bãi chôn lấp thải vào nguồn tiếp nhận.

1.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn được xả vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận được quy định trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn

STT

Thông số

Nồng độ tối đa cho phép (mg/l)

A

B1

B2

1

BOD5 (20 oC)

30

100

50

2

COD

50

400

300

3

Tổng nitơ

15

60

60

4

Amoni, tính theo N

5

25

25

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Cột B1 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

2.2.Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tùy theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, giá trị của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp nhưng không áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) và hệ số theo lưu lượng nguồn thải (Kf) để tính giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Áp dụng Cmax = C).

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong Quy chuẩn này thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 1: Phương pháp trắc phổ tự động;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này quy định riêng cho nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn và thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005 về Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong Quy chuẩn này thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 1: Phương pháp trắc phổ tự động;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
Thuộc tính văn bản
Thông tư 25/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 25/2009/TT-BTNMT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Xuân Cường
Ngày ban hành: 16/11/2009 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ , Tài nguyên-Môi trường
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 25/2009/TT-BTNMT

NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2009

BAN HANH QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 08 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
1. QCVN 07: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
2. QCVN 19: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
3. QCVN 20: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
4. QCVN 21: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;
5. QCVN 22: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;
6. QCVN 23: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;
8. QCVN 25: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan cso trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Xuân Cường

Các quy chuẩn ban hành kèm theo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 07: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI

National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 07: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NGƯỠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI

National Technical Regulation on Hazardous Waste Thresholds.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định ngưỡng chất thải nguy hại đối với các chất thải và hỗn hợp của các chất thải (trừ chất thải phóng xạ, chất thải ở thể khí và hơi) có tên tương ứng trong Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với: các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải; các đơn vị có hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải; các cơ quan quản lý nhà nước; đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến chất thải.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Chất thải nguy hại (CTNH) là những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng với một mã CTNH) trong Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (sau đây gọi tắt là Danh mục CTNH), được chia thành hai loại sau:

a) Là CTNH trong mọi trường hợp (có ký hiệu ** trong Danh mục CTNH);

b) Có khả năng là CTNH (có ký hiệu * trong Danh mục CTNH) có ít nhất một tính chất nguy hại hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Phần 2 của Quy chuẩn này.

1.3.2. Ngưỡng CTNH (còn gọi là ngưỡng nguy hại của chất thải) là giới hạn định lượng tính chất nguy hại hoặc thành phần nguy hại của một chất thải làm cơ sở để phân định, phân loại và quản lý CTNH.

1.3.3. Chất thải đồng nhất (homogeneous) là chất thải có thành phần và tính chất hoá-lý tương đối đồng nhất tại mọi điểm trong khối chất thải.

1.3.4. Hỗn hợp chất thải là hỗn hợp của ít nhất hai loại chất thải đồng nhất, kể cả trường hợp có nguồn gốc do kết cấu hay cấu thành có chủ định (như các phương tiện, thiết bị thải). Các chất thải đồng nhất cấu thành nên hỗn hợp chất thải được gọi là chất thải thành phần.

Hỗn hợp chất thải mà các chất thải thành phần đã được hoà trộn với nhau một cách tương đối đồng nhất về tính chất hoá-lý tại mọi điểm trong khối hỗn hợp chất thải thì được coi là chất thải đồng nhất.

1.3.5. Tạp chất bám dính là các chất liên kết chặt trên bề mặt (với độ dày trung bình không quá 01 mm hoặc hàm lượng không quá 01% trên tổng khối lượng chất thải, không bị rời ra trong điều kiện bình thường) của chất thải hoặc hỗn hợp chất thải nền dạng rắn và không được coi là chất thải thành phần trong hỗn hợp chất thải.

1.3.6. Hàm lượng tuyệt đối là hàm lượng phần trăm (%) hoặc phần triệu (ppm) của một thành phần nguy hại trong chất thải. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) là ngưỡng CTNH tính theo hàm lượng tuyệt đối.

1.3.7. Nồng độ ngâm chiết (eluate/leaching) là nồng độ (mg/l) của một thành phần nguy hại trong dung dịch sau ngâm chiết, được thôi ra từ chất thải khi tiến hành chuẩn bị mẫu phân tích bằng phương pháp ngâm chiết. Ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) là ngưỡng CTNH tính theo nồng độ ngâm chiết.

1.3.8. Phương pháp ngâm chiết là phương pháp EPA 1311 hoặc ASTM 5233-92 quy định tại Phần 4 của Quy chuẩn này.

1.3.9. Dung dịch ngâm chiết là dung dịch được pha chế để sử dụng cho việc ngâm chiết chất thải theo phương pháp ngâm chiết.

1.3.10. Dung dịch sau ngâm chiết là dung dịch thu được từ quá trình ngâm chiết mẫu chất thải theo phương pháp ngâm chiết.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ NGƯỠNG CTNH

2.1. Nguyên tắc chung

2.1.1. Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTNH được phân định là CTNH nếu có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

a) Có ít nhất một tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH (nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Bảng 1);

b) Có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ mà đồng thời giá trị hàm lượng tuyệt đối và giá trị nồng độ ngâm chiết đều vượt ngưỡng CTNH (lớn hơn hoặc bằng mức giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) quy định tại điểm 2.1.5).

Trường hợp không sử dụng cả hai giá trị hàm lượng tuyệt đối hoặc nồng độ ngâm chiết (đối với các thành phần nguy hại không có cả hai ngưỡng Htc và Ctc hoặc không có điều kiện sử dụng cả hai ngưỡng) thì việc phân định CTNH sẽ chỉ áp dụng theo một ngưỡng được sử dụng.

2.1.2. Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTNH được phân định không phải là CTNH nếu tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều không vượt ngưỡng CTNH (hay còn gọi là dưới ngưỡng CTNH), cụ thể như sau:

a) Nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit không tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Bảng 1;

b) Tất cả các thành phần nguy hại đều có giá trị nhỏ hơn một trong hai ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) hoặc ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) quy định tại điểm 2.1.5.

2.1.3. Trường hợp một chất thải đã được phân định là CTNH, bất kể thuộc loại * hoặc ** trong Danh mục CTNH thì chỉ được phân loại theo tên và mã CTNH của loại có chứa một (hoặc một nhóm) thành phần nguy hại nhất định khi thành phần này (hoặc ít nhất một thành phần trong nhóm thành phần) vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) quy định tại điểm 2.1.5; nếu không vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) thì không phân loại theo thành phần nguy hại này, hay một cách biểu kiến, thành phần nguy hại này được coi là không có trong chất thải (ở mức độ nguy hại).

2.1.4. Một CTNH sau khi được xử lý mà tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều dưới một trong hai ngưỡng Htc hoặc Ctc thì không còn là CTNH và không phải quản lý theo các quy định đối với CTNH.

2.1.5. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc) được xác định theo nguyên tắc như sau:

a) Ngưỡng nồng độ ngâm chiết (Ctc, mg/l) được quy định tại cột «Nồng độ ngâm chiết, Ctc» của Bảng 2 và 3;

b) Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:

Htc =

H.(1+19.T)

20

Trong đó:

– H (ppm) là giá trị quy định trong cột «Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H» của Bảng 2 và 3 của Quy chuẩn làm cơ sở tính toán giá trị Htc;

– T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu chất thải trên tổng khối lượng mẫu chất thải.

2.2. Giá trị ngưỡng CTNH

2.2.1. Các tính chất nguy hại

Bảng 1: Các tính chất nguy hại

TT

Tính chất nguy hại

Ngưỡng CTNH

1

Tính dễ bắt cháy

Nhiệt độ chớp cháy £ 60 0C

2

Tính kiềm

pH ³ 12,5

3

Tính axít

pH £ 2,0

2.2.2. Các thành phần nguy hại vô cơ

Bảng 2: Các thành phần nguy hại vô cơ

TT

Thành phần nguy hại(1)

Công thức hoá học

Ngưỡng CTNH

Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H (ppm)

Nồng độ ngâm chiết,
Ctc (mg/l)

Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng (tính theo nguyên tố kim loại)

1

Antimon (Antimony)(2)

Sb

20

1

2

Asen (Arsenic)(#)

As

40

2

3

Bari (Barium) trừ bari sunphat (barium sulfate)

Ba

2.000

100

4

Bạc (Silver)(#)(2)

Ag

100

5

5

Beryn (Beryllium)(#)

Be

2

0,1

6

Cadmi (Cadmium)(#)

Cd

10

0,5

7

Chì (Lead)(2)

Pb

300

15

8

Coban (Cobalt)

Co

1.600

80

9

Kẽm (Zinc) (2)

Zn

5.000

250

10

Molybden (Molybdenum) trừ molybden disunphua (molybdenum disulfide)

Mo

7.000

350

11

Nicken (Nickel)(2)

Ni

1.400

70

12

Selen (Selenium)(#)

Se

20

1

13

Tali (Thallium)

Ta

140

7

14

Thủy ngân (Mercury)(#)

Hg

4

0,2

15

Crom VI (Chromium VI) (#)(2)

Cr

100

5

16

Vanadi (Vanadium)

Va

500

25

Các thành phần vô cơ khác

17

Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium floride)

F_

3.600

180

18

Xyanua hoạt động
(Cyanides amenable)(#)

CN-

30

19

Tổng Xyanua
(Total cyanides)(4)

CN-

590

20

Amiăng (Abestos)(5)

10.000

2.2.3. Các thành phần nguy hại hữu cơ

Bảng 3: Các thành phần nguy hại hữu cơ

TT

Thành phần nguy hại(1)

Số CAS(3)

Công thức hoá học

Ngưỡng CTNH

Hàm lượng tuyệt đối cơ sở,
H (ppm)

Nồng độ ngâm chiết,
Ctc (mg/l)

Cresol/Phenol

1a

o-Cresol (o-Cresol)

95-48-7

CH3C6H4OH

4.000

200

1b

m-Cresol (m-Cresol)

108-39-4

CH3C6H4OH

4.000

200

1c

p-Cresol (p-Cresol)

106-44-5

CH3C6H4OH

4.000

200

1

Tổng Cresol(4)

CH3C6H4OH

4.000

200

2

2-4-Dimetyl phenol (2,4-Dimethyphenol)

105-67-9

C6H3(CH3)2OH

1.400

70

3

2-6-Dimetyl phenol (2,6-Dimethyphenol)

576-26-1

C6H3(CH3)2OH

400

20

4

Phenol (Phenol)

108-95-2

C6H5OH

20.000

1.000

Clophenol

5

2-Clophenol (2-Chlorophenol)

95-57-8

C6H5ClO

400

20

6

2,4-Diclophenol (2,4-Dichlorophenol)

120-83-2

C6H3Cl2OH

200

10

7

2,6-Diclophenol (2,6-Dichlorophenol)

87-65-0

C6H3Cl2OH

3.000

8

Pentaclophenol (Pentachlorophenol)

87-86-5

C6OHCl5

2.000

100

9

2,3,4,6-Tetraclophenol (2,3,4,6-Tetrachlorophenol)

58-90-2

C6HCl4OH

2.000

100

10

2,4,5-Triclophenol (2,4,5-Trichlorophenol)

95-95-4

C6H2Cl3OH

8.000

400

11

2,4,6-Triclophenol (2,4,6-Trichlorophenol)(#)

88-06-2

C6H2Cl3OH

40

2

Nitrophenol

12

2-Butyl-4,6-dinitrophenol
(2-sec-Butyl-4,6-dinitrophenol/Dinoseb)(#)

88-85-7

C10H12N2O5

70

3,5

13

2,4-Dinitrophenol (2,4-Dinitrophenol)

51-28-5

C6H3OH(NO2)2

140

7

14a

o-Nitrophenol (o-Nitrophenol)

88-75-5

C6H4OHNO2

10.000

14b

p-Nitrophenol (p-Nitrophenol)

100-02-7

C6H4OHNO2

10.000

14

Tổng Nitrophenol(4)

C6H4OHNO2

10.000

Dẫn xuất halogen của hydrocacbon dễ bay hơi

15

Bromdiclometan (Bromodichloromethane) (#)

75-27-4

CHBrCl2

6

0,3

16

Brommetan/Metyl bromua (Bromomethane/Methyl bromide)(#)

74-83-9

CH3Br

100

5

17

Cacbon tetraclorua (Carbon tetrachloride)(#)

56-23-5

CCl4

10

0,5

18

Clobenzen (Chlorobenzene)

108-90-7

C6H5Cl

1.400

70

19

Clodibrommetan (Chlorodibromomethane)

124-48-1

CHClBr2

3.000

20

Cloetan (Chloroethane)

75-00-3

C2H5Cl

1.000

21

Clorofom (Chloroform)(#)

67-66-3

CHCl3

100

5

22

Clometan/Methyl clorua (Chloromethane/Methyl chloride)

74-87-3

CH3Cl

1.000

23

1,2-Dibrometan/Etylen dibromua
(1,2-Dibromoethane/Ethylene dibromide)(#)

106-93-4

C2H4Br2

0,2

0,01

24

Dibrommetan (Dibromomethane)

74-95-3

CH2Br2

20.000

25

Diclodiflometan (Dichlorodifluoromethane)

75-71-8

CCl2F2

1.400

700

26a

1,1-Dicloetan (1,1-Dichloroethane)(#)

75-34-3

C2H4Cl2

10

0,5

26b

1,2-Dicloetan (1,2-Dichloroethane)(#)

107-06-2

C2H4Cl2

10

0,5

26

Tổng Dicloetan(#)(4)

C2H4Cl2

10

0,5

27

1,1-Dicloetylen (1,1-Dichloroethylene)(#)

75-35-4

C2H2Cl2

10

0,5

28a

m-Diclobenzen (m-Dichlorobenzene)(#)

541-73-1

m-C6H4Cl2

100

5

28b

o-Diclobenzen (o-Dichlorobenzene)(#)

95-50-1

o-C6H4Cl2

100

5

28c

p-Diclobenzen (p-Dichlorobenzene)(#)

106-46-7

p-C6H4Cl2

100

5

28

Tổng Diclobenzen(#)(4)

100

5

29

1,3-Diclopropen (1,3-Dichloropropene)(#)

542-75-6

C3H4Cl2

20

1

30

cis-1,3-Diclopropylen (cis-1,3-Dichloropropylene)

10061-01-5

C3H4Cl2

3.000

31

trans-1,2-Dicloetylen (trans-1,2-Dichloroethylene)

156-60-5

C2H2Cl2

20.000

32

trans-1,3-Diclopropylen (trans-1,3-Dichloropropylene)

10061-02-6

C3H4Cl2

3.000

33

Metylen clorua (Methylene chloride)

75-09-2

CH2Cl2

1.000

50

34

1,1,1,2-Tetracloetan (1,1,1,2-Tetrachloroethane)(#)

630-20-6

C2H2Cl4

100

5

35

1,1,2,2-Tetracloetan (1,1,2,2-Tetrachloroethane)(#)

79-34-5

C2H2Cl4

40

2

36

Tetracloetylen (Tetrachloroethylene)(#)

127-18-4

C2Cl4

10

0,5

37

Tribrommetan/Bromofom (Tribromomethane/Bromoform)

75-25-2

CHBr3

1.400

70

38

1,1,1-Tricloetan (1,1,1-Trichloroethane)

71-55-6

C2H3Cl3

6.000

300

39

1,1,2-Tricloethan (1,1,2-Trichloroethane)(#)

79-00-5

C2H3Cl3

100

5

40

Tricloetylen (Trichloroethylene)(#)

79-01-6

C2HCl3

20

1

41

Vinyl clorua (Vinyl chloride)(#)

75-01-4

C2H3Cl

4

0,2

Hydrocacbon dễ bay hơi

42

Benzen (Benzene)(#)

71-43-2

C6H6

10

0,5

43

Etyl benzen (Ethyl benzene)

100-41-4

C6H5C2H5

8.000

400

44

Toluen (Toluene)

108-88-3

C6H5CH3

20.000

1.000

45

Xylen-các đồng phân (tổng nồng độ của o-, m-, p-xylen)
[Xylenes-mixed isomers (sum of o-, m-, and p-xylene concentrations)]

1330-20-7

C6H4(CH3)2

20.000

1.000

Hydrocacbon thơm đa vòng (PAH)

46

Antraxen (Anthracene)(#)

120-12-7

C14H10

100

47

Axenapten (Acenaphthene)

83-32-9

C12H10

4.000

200

48

Benzantraxen (Benz(a)anthracene)(#)

56-55-3

C18H12

100

49

Dibenz(a,h)antraxen (Dibenz(a,h)anthracene)(#)

53-70-3

C22H14

100

50

Benzo(j)fluoranten (Benzo(j)fluoranthene)

205-82-3

C20H12

3.000

51

Benzo(k)floanten (Benzo(k)fluoranthene)(#)

207-08-9

C20H12

100

52

Benzo(a)pyren (Benzo(a)pyrene)(#)

50-32-8

C20H12

100

53

Crysen (Chrysene)(#)

218-01-9

C18H12

100

54

Floanten (Fluoranthene)

206-44-0

C16H10

3.000

150

55

Floren (Fluorene)

86-73-7

C13H10

3.000

150

56

Naptalen (Naphthalene)

91-20-3

C10H8

1.000

57

Phenantren (Phenanthrene)

85-01-8

C14H10

200

58

Pyren (Pyrene)(#)

129-00-0

C16H10

100

5

Phtalat

59

Butyl benzyl phtalat (Butyl benzyl phthalate)

85-68-7

C19H20O4

10.000

500

60

Dietyl phtalat (Diethyl phthalate)

84-66-2

C6H4(COOC2H5)2

20.000

1.000

61

Dietyl hexyl phtalat [Bis(2-ethylhexyl) phthalate]

117-81-7

C24H38O4

600

30

62

Dimetyl phtalat (Dimethyl phthalate)

131-11-3

C6H4(COOCH3)2

1.000

63

Di-n-butyl phtalat (Di-n-butyl phthalate)

84-74-2

C6H4(COOC4H9)2

8.000

400

64

Di-n-octyl phtalat (Di-n-octyl phthalate)

117-84-0

C6H4(COOC8H17)2

1.000

Hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo (OCP)

65

Andrin (Aldrin)(#)

309-00-2

C12H8Cl6

10

0,5

66a

a-BHC (a-BHC)(#)

319-84-6

C6H6Cl6

6

0,3

66b

β-BHC (β-beta-BHC)(#)

319-85-7

C6H6Cl6

6

0,3

66c

δ-BHC (δ-BHC)(#)

319-86-8

C6H6Cl6

6

0,3

66d

γ-BHC/Lindan (γ-BHC/Lindane)(#)

58-89-9

C6H6Cl6

6

0,3

66

Tổng BHC(#)(4)

C6H6Cl6

6

0,3

67

Clodan (Chlordane)(#)

57-74-9

C10H6Cl8

0,6

0,03

68a

o,p’-DDD(#)

53-19-0

C14H10Cl4

20

1

68b

p,p’-DDD(#)

72-54-8

C14H10Cl4

20

1

68c

o,p’-DDE(#)

3424-82-6

C14H8Cl4

20

1

68d

p,p’-DDE(#)

72-55-9

C14H8Cl4

20

1

68e

o,p’-DDT(#)

789-02-6

C14H9Cl5

20

1

68g

p,p’-DDT(#)

50-29-3

C14H9Cl5

20

1

68

Tổng DDD, DDE, DDT(#)(4)

20

1

69

2,4-Diclophenoxyaxetic axit/2,4-D
(2,4-Dichlorophenoxyacetic acid/2,4-D)(#)

94-75-7

C6H3Cl2OCH2COOH

100

5

70

Dieldrin (Dieldrin)(#)

60-57-1

C12H8Cl6O

0,4

0,02

71a

Endosulfan I (Endosulfan I)(#)

959-98-8

C9H6Cl6O3S

4

0,2

71b

Endosulfan II (Endosulfan II)(#)

33213-65-9

C9H6Cl6O3S

4

0,2

71

Tổng Endosulfan(#)(4)

C9H6Cl6O3S

4

0,2

72

Endosulfan sulfat (Endosulfan sulfate)(#)

1031-07-8

C9H6Cl6O4S

100

73

Endrin (Endrin)(#)

72-20-8

C12H8Cl6O

0,4

0,02

74

Endrin aldehyt (Endrin aldehyde)(#)

7421-93-4

C12H8Cl6O

0,4

0,02

75

Heptaclo (Heptachlor)(#)

76-44-8

C10H5Cl7

0,2

0,01

76

Heptaclo epoxit (Heptachlor epoxide)(#)

1024-57-3

C10H5Cl7O

0,8

0,04

77

Hexaclobenzen (Hexachlorobenzene)(#)

118-74-1

C6Cl6

3

0,15

78

Hexaclobutadien (Hexachlorobutadiene)(#)

87-68-3

C4Cl6

8

0,4

79

Hexaclocyclopentadien (Hexachlorocyclopentadiene)(#)

77-47-4

C5Cl6

100

5

80

Hexacloetan (Hexachloroethane)(#)

67-72-1

C2Cl6

60

3

81

Hexaclophen (Hexachlorophene)(#)

70-30-4

C13H6Cl6O2

20

1

82

Isodrin (Isodrin)(#)

465-73-6

C12H8Cl6

10

83

Kepon (Kepone)(#)

143-50-0

C10H10O

40

2

84

Metoxyclo (Methoxychlor)

72-43-5

C16H15Cl3O

200

10

85

Mirex (Mirex)(#)

2385-85-5

C10Cl12

14

0,7

86

Pentaclobenzen (Pentachlorobenzene)(#)

608-93-5

C6HCl5

60

3

87

Toxaphen (Toxaphene)(#)

8001-35-2

C10H10Cl8

6

0,3

88

1,2,4-Triclobenzen (1,2,4-Trichlorobenzene)

120-82-1

C6H3Cl3

1.400

70

Hoá chất bảo vệ thực vật cơ photpho

89

Disulfoton (Disulfoton)(#)

298-04-4

C8H19O2PS3

2

0,1

90

Metyl paration (Methyl parathion)(#)

298-00-0

(CH3O)2PSO-C6H4NO2

20

1

91

Phorat (Phorate)(#)

298-02-2

C7H17O2PS3

100

Hoá chất bảo vệ thực vật cacbamat

92

Paration (Parathion)

56-38-2

C10H14NO5PS

400

20

93

Propoxua (Propoxur)(#)

114-26-1

C11H15NO3

100

Các hoá chất bảo vệ thực vật khác

94

Silvex/2,4,5-TP (Silvex/2,4,5-TP)(#)

93-72-1

C9H7Cl3O3

20

1

95

2,4,5-Triclophenoxyaxetic axit/2,4,5-T
(2,4,5-Trichlorophenoxyacetic acid/2,4,5-T)(#)

93-76-5

C6H2Cl3O-CH2COOH

100

Ete

96

Di-Clo etyl ete [bis(2-Chloroethyl)ether](#)

111-44-4

C4H8Cl2O

6

0,3

97

Clo metyl ete [bis (Chloromethyl) ether](#)

524-88-1

C2H4Cl2O

10

98

Di-Clo isopropyl ete [bis(2-Chloroisopropyl)ether](#)

39638-32-9

C6H12Cl2O

100

99

Dietyl ete (Diethyl ether)

60-29-7

C2H5OC2H5

20.000

100

Metyl clo metyl ete (Methyl chloromethyl ether)(#)

107-30-2

CH3OCH2Cl

10

PCB và Dioxin/Furan

101

PCB (Tổng tất cả đồng phân PCB hoặc tất cả Aroclo)(#)

1336-36-3

5

102a

2,3,7,8-TCDD(#)

1746-01-6

C12H4Cl4O2

0,1

0,005

102b

1,2,3,7,8-PeCDD(#)

40321-76-4

C12H3Cl5O2

0,2

0,01

102c

1,2,3,4,7,8-HxCDD(#)

57653-85-7

C12H2Cl6O2

1

0,05

102d

1,2,3,6,7,8-HxCDD(#)

34465-46-8

C12H2Cl6O2

1

0,05

102

Tổng Dioxin (TCDD, PeCDD, HxCDD)(#)(6)

0,1

0,005

103a

2,3,7,8-TCDF(#)

51207-31-9

C12H4Cl4O

1

0,05

103b

1,2,3,7,8-PeCDF(#)

57117-41-6

C12H3Cl5O

2

0,1

103c

2,3,4,7,8-PeCDF(#)

57117-31-4

C12H3Cl5O

0,2

0,01

103d

1,2,3,4,7,8-HxCDF(#)

70648-26-9

C12H2Cl6O

1

0,05

103e

1,2,3,6,7,8-HxCDF(#)

57117-44-9

C12H2Cl6O

1

0,05

103

Tổng Furan (TCDF, PeCDF, HxCDF)(#)(7)

0,2

0,01

Dầu (trừ loại có nguồn gốc thực phẩm)

104a

Dầu hydrocacbon 10

1.000

50

104b

Dầu hydrocacbon C10-C16

3.000

150

104c

Dầu hydrocacbon C17-C34

5.000

250

104d

Dầu hydrocacbon ≥C35

10.000

500

104

Tổng dầu(8)

1.000

50

Hợp chất cơ kim

105

Tổng thuỷ ngân hữu cơ(#)

100

106

Tổng chì hữu cơ(#)

10

Hợp chất silic hữu cơ

107

Metyl etyl dimetoxy silan [Bis(1-methylethyl)-dimethoxysilane]

18230-61-0

C8H20O2Si

20.000

108

Bis(4-flophenyl) (metyl) (1H-1,2,4-triazol-1-ylmetyl) silan
[Bis(4-fluorophenyl)(methyl)(1H-1,2,4-triazol-1-ylmethyl)silane]

85509-19-9

C16H15F2N3Si

1.000

109

Isobutyl isopropyl dimetoxy silan (Isobutylisopropyldimethoxysilane)

111439-76-0

C9H22O2Si

20.000

110

Tetraetyl silicat (Tetraethyl silicate)

78-10-4

(C2H5O)4Si

20.000

111

Trietoxy isobutyl silan (Triethoxyisobutylsilane)

17980-47-1

C10H24O3Si

20.000

112

Tris(isopropenyloxy) phenyl silan
[Tris(isopropenyloxy)phenyl silane](#)

52301-18-5

100

Các thành phần hữu cơ khác

113

Acrylamid (Acrylamide)(#)

79-06-1

C2H3CONH2

1,6

0,08

114

Acrylnitril (Acrylonitrile)(#)

107-13-1

C2H3CN

12

0,6

115

4-Aminodiphenyl (4-Aminodiphenyl)(#)

92-67-1

C12H9NH2

10

116

Anilin (Aniline

62-53-3

C6H5NH2

1.200

60

117

Axetonitril (Acetonitrile)

75-05-8

CH3CN

400

20

118

Axeton (Acetone)

67-64-1

C3H6O

8.000

400

119

Axetophenon (Acetophenone)

96-86-2

C8H8O

8.000

400

120

2-Axetylaminfloren (2-Acetylaminofluorene)

53-96-3

C15H13NO

200

10

121

Benzal clorua (Benzal chloride)(#)

98-87-3

C7H6Cl2

100

122

Benzidin (Benzidine) và muối của chúng(#)

92-87-5

C12H8(NH2)2

0,2

0,01

123

n-Butyl alcol (n-Butyl alcohol)

71-36-3

C4H7OH

10.000

124

Cacbon disulfua (Carbon disulphide)

75-15-0

CS2

8.000

400

125

p-Cloanilin (p-Chloroaniline)(#)

106-47-8

C6H4ClNH2

100

126

2-Clo-1,3-butadien (2-Chloro-1,3-butadiene)(#)

126-99-8

C4H5Cl

100

127

p-Clo-m-cresol (p-Chloro-m-cresol)

59-50-7

C7H7ClO

20.000

1.000

128

Cyclohexanon (Cyclohexanone)

108-94-1

C6H10O

20.000

129

1,2-Dibrom-3-clopropan (1,2-Dibromo-3-chloropropane)(#)

96-12-8

C3H5Br2Cl

10

130

3,3′-Diclobenzidin (3,3′-Dichlorobenzidine) và muối của chúng(#)

91-94-1

C12H10Cl2N2

16

0,8

131

4-Dimetylaminazobenzen (4-Dimethylaminoazobenzene)(#)

60-11-7

C14H15N3

10

132

1,4-Dinitrobenzen (1,4-Dinitrobenzene)(#)

100-25-4

C6H4(NO2)2

100

133

m-Dinitrobenzen (m-Dinitrobenzene)(#)

99-65-0

C6H4(NO2)2

8

0,4

134

4,6-Dinitro-o-cresol (4,6-Dinitro-o-cresol)(#)

534-52-1

CH3C6H2OH(NO2)2

100

135

1,2-Diclopropan (1,2-Dichloropropane)

78-87-5

C3H6Cl2

20.000

136a

2,4-Dinitrotoluen (2,4-Dinitrotoluene)(#)

121-14-2

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

136b

2,6-Dinitrotoluen (2,6-Dinitrotoluene) (#)

606-20-2

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

136c

2,3-Dinitrotoluen (2,3-Dinitrotoluene)(#)

602-01-7

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

136

Tổng Dinitrotoluen(#)(4)

CH3C6H3(NO2)2

3

0,15

137

Di-n-propylnitrosamin (Di-n-propylnitrosamine)(#)

621-64-7

C6H14N2O

1

0,05

138

1,4-Dioxan (1,4-Dioxane)

123-91-1

C4H8O2

600

30

139

Diphenylamin (Diphenylamine)

122-39-4

(C6H5)2NH

1.800

90

140

1,2-Diphenylhydrazin (1,2-Diphenylhydrazine)(#)

122-66-7

C12H12N2

8

0,4

141

Etyl axetat (Ethyl acetate)

141-78-6

CH3COOC2H5

10.000

142

Etylenimin (Ethyleneimine) hay Aziridene (Aziriden)(#)

115-56-4

C2H5N

10

143

Etyl metacrylat (Ethyl methacrylate)

97-63-2

C6H10O2

15.000

144

Iodmetan (Iodomethane)

74-88-4

CH3I

1.000

145

Isobutyl alcol (Isobutyl alcohol)

78-83-1

C4H9OH

10.000

146

Metacrylnitril (Methacrylonitrile) (#)

126-98-7

C4H5N

8

0,4

147

Metanol (Methanol)

67-56-1

CH3OH

3.000

148

4,4-Metylen dicloanilin) [4,4-Methylene bis(2-chloroaniline)](#)

101-14-4

C13H12Cl2N2

100

149

Metyl etyl keton (Methyl ethyl ketone)

78-93-3

C4H8O

4.000

200

150

Metyl isobutyl keton (Methyl isobutyl ketone)

108-10-1

C6H12O

4.000

200

151

-Naptylamin (-Naphthylamine)(#)

134-32-7

C10H9N

10

152

β-Naptylamin (β-Naphthylamine)(#)

91-59-8

C10H9N

10

153

o-Nitroanilin (o-Nitroaniline)

88-74-4

NO2C6H4NH2

3.000

154

p-Nitroanilin (p-Nitroaniline)

100-01-6

NO2C6H4NH2

3.000

155

Nitrobenzen (Nitrobenzene)(#)

98-95-3

C6H5NO2

40

2

156

4-Nitrobiphenyl (4-Nitrobiphenyl)(#)

92-93-3

C12H9NO2

10

157

5-Nitro-o-toluidin (5-Nitro-o-toluidine)

99-55-8

CH3NO2C6H3NH2

1.000

158

N-Nitrosodimetylamin (N-Nitrosodimethylamine)(#)

62-75-9

(CH3)2N2O

10

159

N-Nitroso-di-n-butylamin (N-Nitroso-di-n-butylamine)(#)

924-16-3

C8H18N2O

1,2

0,06

160

N-Nitrosometyletylamin (N-Nitrosomethylethylamine)(#)

10595-95-6

C3H8N2O

0,4

0,02

161

N-Nitrosopyrolidin (N-Nitrosopyrrolidine)(#)

930-55-2

C4H8N2O

4

0,2

162

Pentacloetan (Pentachloroethane)

76-01-7

C2HCl5

1.000

163

Pentaclonitrobenzen (Pentachloronitrobenzene)

82-68-8

C6NO2Cl5

200

10

164

Ptalic anhydrit (Phthalic anhydride)

85-44-9

C8H4O3

10.000

165

β-Propilacton (β-Propiolactone)(#)

57-57-8

C3H4O2

10

166

Pyridin (Pyridine)(#)

110-86-1

C5H5N

80

4

167

Safrol (Safrole)(#)

94-59-7

C10H10O2

100

168

1,2,3-Triclopropan (1,2,3-Trichloropropane)

96-18-4

C3H5Cl3

400

20

2.2.4. Chú thích:

(1) Trong ngoặc là tên hóa chất theo tiếng Anh;

(2) Trường hợp các phế liệu kim loại của antimon, bạc, chì, kẽm, nicken, crom hoặc phế liệu hợp kim có chứa các kim loại này được làm sạch, không lẫn tạp chất, không chứa các thành phần nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, ở dạng thanh, khối, tấm, đoạn thanh, đoạn ống, đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi, mảnh (không phải dạng bột), được tách riêng cho mục đích tái chế, tái sử dụng thì các kim loại này không tính là thành phần nguy hại vô cơ trong phế liệu;

(3) CAS là tên viết tắt của Chemical Abstracts Service Registry Numbers, là số đăng ký tên các hóa chất;

(4) Phải luôn áp dụng giá trị tổng đối với các thành phần này;

(5)Chỉ áp dụng đối với amiăng (bao gồm các loại chrysotile hay amiăng trắng, amosite hay amiăng nâu, crocidolite hay amiăng xanh, tremolite, anthophyllite và actinolite) trong chất thải ở dạng bột, sợi, bở, dễ vụn; không áp dụng đối với vật liệu amiăng-ximăng thải;

(6) Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo từng nhóm chất (TCDD, PeCDD, HxCDD);

(7) Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo từng nhóm chất (TCDF, PeCDF, HxCDF);

(8) Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo số phân tử C (cacbon);

(#) Thành phần nguy hại đặc biệt (có tính chất cực độc hoặc có khả năng gây ung thư hay gây đột biến gen rất cao) với ngưỡng hàm lượng tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 100 ppm.

3. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ LẤY MẪU, PHÂN TÍCH, PHÂN ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CTNH

3.1. Nguyên tắc chung

3.1.1. Mọi chất thải thuộc loại ** hoặc hỗn hợp chất thải có chứa ít nhất một chất thải thành phần thuộc loại ** trong Danh mục CTNH không phải lấy mẫu, phân tích để so sánh với ngưỡng CTNH mà phân định ngay là CTNH hoặc hỗn hợp CTNH, trừ trường hợp phân tích cho mục đích khác, trong đó có việc phân tích để phân loại CTNH theo thành phần nguy hại theo quy định tại điểm 2.1.3.

3.1.2. Mọi chất thải thuộc loại * hoặc hỗn hợp chất thải thuộc loại * khi chưa chứng minh được không phải là CTNH thì phải được quản lý theo các quy định đối với CTNH.

3.1.3. Nếu một dòng chất thải phát sinh thường xuyên (có tính chất lặp đi lặp lại một cách tương đối ổn định) từ một nguồn thải nhất định (như bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải) có tính chất hoặc thành phần nguy hại lúc vượt ngưỡng, lúc không vượt ngưỡng (dưới ngưỡng) CTNH tại các thời điểm lấy mẫu khác nhau thì phải phân định chung dòng chất thải đó là CTNH, trừ trường hợp phân định riêng cho từng lô chất thải riêng lẻ trong dòng chất thải đó.

3.1.4. Hỗn hợp chất thải có ít nhất một chất thải thành phần là CTNH bị coi là CTNH (hay hỗn hợp CTNH) và phải quản lý theo các quy định đối với CTNH.

3.2. Quy định đối với đơn vị lấy mẫu, phân tích

3.2.1. Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải được công nhận chất lượng (đối với các phương pháp xác định và các thông số phân tích quy định tại Quy chuẩn này) hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định. Các kết quả phân tích của đơn vị chưa được công nhận mà không do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị trước pháp luật.

3.2.2. Đơn vị lấy mẫu, phân tích phải có trách nhiệm như sau:

a) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu làm cơ sở để phân định, phân loại CTNH;

b) Phải cử cán bộ có đủ năng lực tiến hành lấy mẫu và lập biên bản lấy mẫu kèm theo (kết quả phân tích trên mẫu được lấy bởi chủ nguồn thải hoặc đơn vị chưa được công nhận mà không do cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị trước pháp luật);

c) Phải áp dụng đúng nguyên tắc lấy mẫu và phương pháp xác định quy định tại Quy chuẩn này.

3.2.3. Trường hợp có tranh chấp do sự khác biệt giữa kết quả phân tích của hai đơn vị lấy mẫu, phân tích thì cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chỉ định một đơn vị lấy mẫu, phân tích thứ ba (được chính thức công nhận chất lượng) làm trọng tài, đồng thời yêu cầu hai đơn vị lấy mẫu, phân tích nêu trên tiến hành lặp lại để kiểm tra đối chiếu.

3.3. Nguyên tắc lấy mẫu, phân tích, phân định và phân loại CTNH

Ngoài quy định cụ thể về phương pháp lấy mẫu nêu trong các phương pháp xác định quy định tại Phần 4 của Quy chuẩn này hoặc các phương pháp lấy mẫu khác được công nhận trong nước hoặc quốc tế, việc lấy mẫu, phân tích, phân định và phân loại CTNH phải được tiến hành theo nguyên tắc cơ bản như sau:

3.3.1. Đối với các chất thải đồng nhất ở thể rắn thuộc loại *: lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau trong khối chất thải (có tính đến sự phân bố đại diện của kích thước các hạt hoặc phần tử trong khối chất thải) và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không.

3.3.2 Đối với chất thải lỏng, bùn thuộc loại * hoặc hỗn hợp của chúng: phải khấy, trộn đều (nếu có thể) trước khi lấy ít nhất 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau và sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không.

3.3.3. Đối với hỗn hợp chất thải rắn hoặc hỗn hợp giữa chất thải rắn và chất thải lỏng, bùn (toàn bộ các chất thải thành phần đều thuộc loại *): sử dụng tối đa các biện pháp cơ học phù hợp (chặt, cắt, bóc, cạo, ly tâm, trọng lực, thổi khí… nhưng không được sử dụng nước hoặc dung môi để rửa, tách) để tách riêng các chất thải thành phần và lấy mẫu đối với từng chất thải thành phần này theo quy định tại điểm 3.3.1 hoặc 3.3.2; sử dụng giá trị trung bình của kết quả phân tích đối với từng chất thải thành phần để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không. Trường hợp không thể tách riêng các chất thải thành phần bằng các biện pháp cơ học thì trộn đều khối chất thải (nếu có thể) và lấy ít nhất 09 mẫu phân bố đều theo cách chia đều các phần trong khối chất thải (mỗi phần lấy 01 mẫu).

3.3.4. Đối với chất thải rắn thuộc loại * có tạp chất bám dính: lấy 03 mẫu đại diện ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau của chất thải nền (chất thải đồng nhất ở thể rắn) mà có tạp chất bám dính để so sánh với ngưỡng CTNH nhằm phân định có phải là CTNH hay không. Nếu chất thải nền là hỗn hợp chất thải thì phải tách riêng các chất thải thành phần để phân định theo quy định tại điểm 3.3.3.

3.3.5. Đối với việc phân định chung một dòng chất thải phát sinh thường xuyên từ một nguồn thải nhất định có phải là CTNH hay không thì phải lấy mẫu vào ít nhất 03 ngày khác nhau, thời điểm lấy mẫu của mỗi ngày phải khác nhau (đầu, giữa và cuối của một ca hoặc mẻ hoạt động), mỗi lần ít nhất 03 mẫu ngẫu nhiên ở các vị trí khác nhau.

3.3.6. Đối với các chất thải thuộc loại ** hoặc hỗn hợp có ít nhất một chất thải thành phần thuộc loại ** thì không cần lấy mẫu, phân tích mà phân định luôn là CTNH, nhưng nếu vẫn cần lấy mẫu, phân tích cho các mục đích khác như phân loại CTNH theo thành phần nguy hại như nêu tại điểm 2.1.3 thì cũng áp dụng nguyên tắc quy định từ điểm 3.3.1 đến 3.3.5.

3.3.7. Đối với việc phân định chất thải sau xử lý có còn là CTNH hay không thì cũng áp dụng các nguyên tắc quy định từ điểm 3.3.1 đến 3.3.5.

3.4. Nguyên tắc lựa chọn các tính chất và thành phần nguy hại để phân tích

Một chất thải bất kỳ chỉ cần có ít nhất một tính chất hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH thì phân định là CTNH. Do vậy, nếu chỉ để phân định một chất thải thuộc loại * có phải CTNH hay không, thì trong quá trình lựa chọn phân tích mà phát hiện ra một tính chất hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH thì không phải tiến hành phân tích các tính chất hoặc thành phần nguy hại còn lại, trừ trường hợp phân tích cho mục đích khác. Việc lựa chọn phân tích các tính chất hoặc thành phần nguy hại được tiến hành như sau:

3.4.1. Đối với các tính chất nguy hại: Căn cứ vào đặc điểm của nguồn thải và chủng loại chất thải để lựa chọn có phân tích tính dễ cháy, tính kiềm và axit hay không. Nếu chắc chắn rằng đặc điểm nguồn thải và chủng loại chất thải không thể dẫn tới việc chất thải có các chất dễ cháy, kiềm hoặc axit thì chuyển sang phân tích các thành phần nguy hại.

3.4.2. Đối với các thành phần nguy hại vô cơ: Không nhất thiết phải phân tích tất cả các thành phần vô cơ nêu tại Bảng 2. Cần căn cứ vào tính chất nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh chất thải để xác định các thành phần nguy hại vô cơ có thể có trong chất thải để phân tích. Nếu nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh chất thải không liên quan đến các chất có chứa thành phần nguy hại vô cơ nào thì không phải phân tích thành phần đó.

3.4.3. Đối với các thành phần nguy hại hữu cơ:

a) Sau khi tiến hành lựa chọn theo quy định tại điểm 3.4.1 và 3.4.2 mà vẫn chưa phân định được CTNH thì mới phải tiến hành phân tích các thành phần nguy hại hữu cơ (trừ trường hợp biết chắc chắn sự có mặt của một thành phần hữu cơ nhất định thì có thể bỏ qua bước 3.4.1 và 3.4.2);

b) Không nhất thiết phải phân tích tất cả các thành phần hữu cơ nêu tại Bảng 3. Cần căn cứ vào tính chất nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn phát thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh ra chất thải để xác định các thành phần nguy hại hữu cơ có thể có trong chất thải để phân tích. Nếu nguyên vật liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, đặc điểm nguồn thải, quá trình phát thải hoặc hoạt động có phát sinh ra chất thải không liên quan đến hoặc không có khả năng dẫn tới việc xuất hiện một cách không chủ định (do phản ứng hoá học ngẫu nhiên) một thành phần nguy hại hữu cơ nào thì không cần phân tích thành phần đó.

4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

4.1. Kết quả phân định và phân loại CTNH chỉ có giá trị nếu áp dụng theo đúng các phương pháp xác định sau đây:

4.1.1. Đối với tính dễ bắt cháy: ASTM D3278-96: Phương pháp chuẩn xác định điểm chớp cháy của chất lỏng bằng dụng cụ cốc kín (Standard test method for flash point of liquids by small scale closed-cup apparatus).

4.1.2. Đối với tính kiềm và tính axit: ASTM D4980-89: Phương pháp chuẩn xác định pH trong chất thải (Standard test method for screening of pH in waste).

4.1.3. Đối với nồng độ ngâm chiết, sử dụng một trong hai phương pháp chuẩn bị mẫu sau đây trước khi tiến hành phân tích:

a) ASTM D5233-92: Phương pháp chuẩn xác định mẫu chất thải đơn lẻ bằng phương pháp ngâm chiết (Standard test method for single batch extraction method for wastes).

b) EPA 1311: Phương pháp ngâm chiết độc tính TCLP (TCLP Method 1311 – Toxicity characteristic leaching procedure).

4.1.4. Đối với thành phần xyanua: EPA SW-846 – Phương pháp 9010 hoặc 9012: Phân tích xyanua trong chất thải (Method 9010 or 9012: Determination of Cyanide in wastes).

4.2. Đối với việc phân tích dung dịch sau ngâm chiết để xác định nồng độ ngâm chiết của các thành phần nguy hại và việc phân tích chất thải để xác định hàm lượng tuyệt đối của các thành phần nguy hại có thể áp dụng các phương pháp theo bất kỳ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế nào được công nhận.

4.3.Phương pháp ngâm chiết EPA 1311 và ASTM D5233-92 là các phương pháp chuẩn bị mẫu phân tích được áp dụng cho việc ngâm chiết các mẫu chất thải nhằm xác định khả năng rò rỉ các thành phần nguy hại trong chất thải ra môi trường trong điều kiện tương tự điều kiện tự nhiên (biểu thị bằng nồng độ ngâm chiết có đơn vị là mg/l), có chung nguyên lý như sau:

4.3.1. Đối với chất thải có ít hơn 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng lỏng): sau khi lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 – 0,8 µm, lượng chất lỏng thu được dùng trực tiếp để phân tích các thành phần nguy hại (không cần ngâm chiết lượng chất rắn bị giữ lại).

4.3.2. Đối với chất thải có ít nhất 0,5% hàm lượng rắn khô (chất thải ở dạng bùn hoặc rắn):

– Lượng chất rắn được tách khỏi lượng chất lỏng bằng việc lọc qua màng lọc sợi thuỷ tinh 0,6 – 0,8 µm; lượng chất lỏng tách ra được bảo quản để phân tích sau.

– Lượng chất rắn (có thể cần xử lý cơ học như băm, cắt, nghiền… để đảm bảo toàn bộ lượng chất rắn được lọt qua sàng có kích thước mắt không vượt quá 9,5 mm) được ngâm chiết bằng dung dịch ngâm chiết có tính axit (được pha chế từ CH­3COOH, nước và có thể bổ sung NaOH để đạt giá trị pH 4,93 ± 0,05 hoặc 2,88 ± 0,05 tuỳ theo loại thành phần nguy hại cần phân tích) có khối lượng gấp 20 lần khối lượng chất rắn trong khoảng thời gian 18 ± 2h;

– Nếu tương thích, lượng chất lỏng tách ra ban đầu được trộn với dung dịch sau ngâm chiết lượng chất rắn để phân tích một lần; nếu không tương thích thì được phân tích riêng và kết hợp giá trị trung bình theo công thức sau:

Ctb =

(Vl.Cl + Vnc.Cnc)

(Vl + Vnc)

Trong đó:

+ Ctb (mg/l) là nồng độ ngâm chiết trung bình của một thành phần nguy hại trong mẫu chất thải;

+ Vl (l) là thể tích lượng chất lỏng tách ra ban đầu;

+ Cl (mg/l) là nồng độ thành phần nguy hại trong lượng chất lỏng tách ra ban đầu;

+ Vnc (l) là thể tích dung dịch sau ngâm chiết;

+ Cnc (mg/l) là nồng độ thành phần nguy hại trong dung dịch sau ngâm chiết.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Quy chuẩn này áp dụng thống nhất ngưỡng CTNH trong việc phân định và phân loại CTNH theo Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; thay thế áp dụng các Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6706:2000 về Chất thải nguy hại – Phân loại và TCVN 7629:2007 về Ngưỡng chất thải nguy hại.

5.2. Một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thực tế được quy định cụ thể như sau:

5.2.1. Đối với bao bì thải: trước khi tiến hành lấy mẫu, phân tích để phân định, phân loại CTNH, các thành phần chất được chứa còn lại trong bao bì phải được loại bỏ tối đa khỏi vật liệu bao bì bằng các biện pháp cơ học phù hợp (bóc, tách, cạo… đối với thành phần rắn, bùn hoặc trọng lực, ly tâm… đối với thành phần bùn, lỏng, nhưng không được sử dụng nước hoặc hoá chất để rửa, tách, tẩy), đảm bảo chỉ còn lại các thành phần bám dính (với độ dày trung bình dưới 01 mm hoặc hàm lượng dưới 01%). Lấy mẫu, phân tích riêng biệt cho vật liệu bao bì (có các thành phần bám dính) và thành phần chất được chứa đã tách riêng ra có phải là CTNH hay không theo quy định tại Phần 3 của Quy chuẩn này. Nếu thành phần chất được chứa đã tách riêng ra là CTNH thì phân định luôn toàn bộ bao bì là CTNH mà không cần phân tích vật liệu bao bì. Nếu thành phần chất được chứa chỉ còn lại ở dạng tạp chất bám dính (với độ dày trung bình dưới 01 mm hoặc hàm lượng dưới 01%) thì không cần khâu loại bỏ bằng các biện pháp cơ học mà lấy mẫu, phân tích luôn.

5.2.2. Đối với các phương tiện, thiết bị thải (ví dụ phương tiện giao thông, thiết bị điện, điện tử…): việc lấy mẫu, phân tích để phân định, phân loại CTNH phải được tiến hành cho từng chất thải thành phần (bộ phận hoặc vật liệu cấu thành nên phương tiện, thiết bị, ví dụ dầu máy).

5.2.3. Một chất thải chỉ được phân loại theo tên và mã CTNH của loại có gốc halogen hữu cơ hoặc có chứa thành phần halogen hữu cơ (kể cả cơ clo như PCB) nếu hàm lượng tuyệt đối của của ít nhất một thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH.

5.2.4. Các sản phẩm được thu hồi, tái chế từ chất thải để làm nhiên liệu, nguyên vật liệu sản xuất như dầu mỡ, dung môi, cồn và các hoá chất: phải đảm bảo các thành phần kim loại nặng (trừ trường hợp kim loại nặng là thành phần chính của sản phẩm) và các thành phần halogen hữu cơ dưới ngưỡng CTNH, đã đăng ký tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng sản phẩm và đạt các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm (nếu có) theo quy định hiện hành. Nếu còn bất kỳ một thành phần nguy hại là kim loại nặng hoặc halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH thì không được coi là sản phẩm mà vẫn là CTNH.

5.2.5. Chất thải được xử lý bằng biện pháp hoá rắn hoặc ổn định hoá:

a) Tro xỉ từ hoạt động thiêu huỷ CTNH và các chất thải vô cơ khác: nếu không có thành phần kim loại nặng nào vượt ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì có thể tận dụng làm sản phẩm vật liệu xây dựng nếu cường độ hoá rắn (bê tông hoá hay các biện pháp khác như đóng gạch) không thấp hơn mác 100; hoặc được coi là chất thải rắn thông thường, có thể chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hoặc chất thải xây dựng hợp vệ sinh nếu cường độ hoá rắn thấp hơn mác 100;

b) Chất thải có thành phần hữu cơ sau khi hoá rắn hoặc ổn định hoá nếu không có thành phần nguy hại nào (trừ amiăng thì cho phép hàm lượng bất kỳ) đồng thời vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối và ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì được coi là chất thải rắn thông thường, có thể chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hoặc chất thải xây dựng hợp vệ sinh;

c) Chất thải sau khi được hoá rắn hoặc ổn định hoá nếu có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ đồng thời vượt cả ngưỡng hàm lượng tuyệt đối và ngưỡng nồng độ ngâm chiết thì vẫn là CTNH, phải được chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

5.3. Phải sử dụng bản cập nhật mới nhất của các phương pháp xác định nêu tại Mục 4.1. Trường hợp các phương pháp xác định này có các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương đương thì áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó.

5.4. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 19: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 19: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường..

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BỤI VÀ CÁC CHẤT VÔ CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Inorganic Substances and Dusts

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa bụi và các chất vô cơ vào môi trường không khí.

Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.2. Bụi là những hạt chất rắn nhỏ, thông thường là những hạt có đường kính nhỏ hơn 75 mm, tự lắng xuống do trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng một thời gian [theo TCVN 5966:2009 (ISO 4225-1994)].

1.3.3. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

1.3.4. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.5. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp phát sinh khí thải vào môi trường không khí.

1.3.6. P (m3/h) là tổng lưu lượng khí thải của các ống khói, ống thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1 – Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp

TT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B

1

Bụi tổng

400

200

2

Bụi chứa silic

50

50

3

Amoniac và các hợp chất amoni

76

50

4

Antimon và hợp chất, tính theo Sb

20

10

5

Asen và các hợp chất, tính theo As

20

10

6

Cadmi và hợp chất, tính theo Cd

20

5

7

Chì và hợp chất, tính theo Pb

10

5

8

Cacbon oxit, CO

1000

1000

9

Clo

32

10

10

Đồng và hợp chất, tính theo Cu

20

10

11

Kẽm và hợp chất, tính theo Zn

30

30

12

Axit clohydric, HCl

200

50

13

Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF

50

20

14

Hydro sunphua, H2S

7,5

7,5

15

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1500

500

16

Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)

1000

850

17

Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2

2000

1000

18

Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3

100

50

19

Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2

1000

500

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

– Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:

+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp

Lưu lượng nguồn thải (m3/h)

Hệ số Kp

P ≤ 20.000

1

20.000

0,9

P>100.000

0,8

2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vựcKv

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động công nghiệp khác thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;

– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

– TCVN 7242:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ cacbon monoxit (CO) trong khí thải;

– TCVN 7243:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit flohydric (HF) trong khí thải;

– TCVN 7244:2003 Lò đốt chất thải y tế. Phương pháp xác định nồng độ axit clohydric (HCl) trong khí thải;

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 20: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 20: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ

National Technical Regulation on Industrial Emission of Organic Substances

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ vào môi trường không khí.

Khí thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệphỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

1.3.2. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Nồng độ tối đa cho phép của một số chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1 – Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí

TT

Tên

Số CAS

Công thức
hóa học

Nồng độ
tối đa
(mg/Nm3)

1

Axetylen tetrabromua

79-27-6

CHBr2CHBr2

14

2

Axetaldehyt

75-07-0

CH3CHO

270

3

Acrolein

107-02-8

CH2=CHCHO

2,5

4

Amylaxetat

628-63-7

CH3COOC5H11

525

5

Anilin

62-53-3

C6H5NH2

19

6

Benzidin

92-87-5

NH2C6H4C6H4NH2

KPHĐ

7

Benzen

71-43-2

C6H6

5

8

Benzyl clorua

100-44-7

C6H5CH2CI

5

9

1,3-Butadien

106-99-0

C4H6

2200

10

n-Butyl axetat

123-86-4

CH3COOC4H9

950

11

Butylamin

109-73-9

CH3(CH2)2CH2NH2

15

12

Creson

1319-77-3

CH3C6H4OH

22

13

Clorbenzen

108-90-7

C6H5CI

350

14

Clorofom

67-66-3

CHCI3

240

15

ß-clopren

126-99-8

CH2=CCICH=CH2

90

16

Clopicrin

76-06-2

CCI3NO2

0,7

17

Cyclohexan

110-82-7

C6H12

1300

18

Cyclohexanol

108-93-0

C6H11OH

410

19

Cyclohexanon

108-94-1

C6H10O

400

20

Cyclohexen

110-83-8

C6H10

1350

21

Dietylamin

109-89-7

(C2H5)2NH

75

22

Diflodibrommetan

75-61-6

CF2Br2

860

23

o-diclobenzen

95-50-1

C6H4CI2

300

24

1,1-Dicloetan

75-34-3

CHCI2CH3

400

25

1,2-Dicloetylen

540-59-0

CICH=CHCI

790

26

1,4-Dioxan

123-91-1

C4H8O2

360

27

Dimetylanilin

121-69-7

C6H5N(CH3)2

25

28

Dicloetyl ete

111-44-4

(CICH2CH2)2O

90

29

Dimetylfomamit

68-12-2

(CH3)2NOCH

60

30

Dimetylsunfat

77-78-1

(CH3)2SO4

0,5

31

Dimetylhydrazin

57-14-7

(CH3)2NNH2

1

32

Dinitrobenzen

25154-54-5

C6H4(NO2)2

1

33

Etylaxetat

141-78-6

CH3COOC2H5

1400

34

Etylamin

75-04-7

CH3CH2NH2

45

35

Etylbenzen

100-41-4

CH3CH2C6H5

870

36

Etylbromua

74-96-4

C2H5Br

890

37

Etylendiamin

107-15-3

NH2CH2CH2NH2

30

38

Etylendibromua

106-93-4

CHBr=CHBr

190

39

Etylacrilat

140-88-5

CH2=CHCOOC2H5

100

40

Etylen clohydrin

107-07-3

CH2CICH2OH

16

41

Etylen oxyt

75-21-8

CH2OCH2

20

42

Etyl ete

60-29-7

C2H5OC2H5

1200

43

Etyl clorua

75-00-3

CH3CH2CI

2600

44

Etylsilicat

78-10-4

(C2H5)4SiO4

850

45

Etanolamin

141-43-5

NH2CH2CH2OH

45

46

Fufural

98-01-1

C4H3OCHO

20

47

Fomaldehyt

50-00-0

HCHO

20

48

Fufuryl (2-Furylmethanol)

98-00-0

C4H3OCH2OH

120

49

Flotriclometan

75-69-4

CCI3F

5600

50

n-Heptan

142-82-5

C7H16

2000

51

n-Hexan

110-54-3

C6H14

450

52

Isopropylamin

75-31-0

(CH3)2CHNH2

12

53

n-butanol

71-36-3

CH3(CH2)3OH

360

54

Metyl mercaptan

74-93-1

CH3SH

15

55

Metylaxetat

79-20-9

CH3COOCH3

610

56

Metylacrylat

96-33-3

CH2=CHCOOCH3

35

57

Metanol

67-56-1

CH3OH

260

58

Metylaxetylen

74-99-7

CH3C=CH

1650

59

Metylbromua

74-83-9

CH3Br

80

60

Metylcyclohecxan

108-87-2

CH3C6H11

2000

61

Metylcyclohecxanol

25639-42-3

CH3C6H10OH

470

62

Metylcyclohecxanon

1331-22-2

CH3C6H9O

460

63

Metylclorua

74-87-3

CH3CI

210

64

Metylen clorua

75-09-2

CH2CI2

1750

65

Metyl clorofom

71-55-6

CHCCI3

2700

66

Monometylanilin

100-61-8

C6H5NHCH3

9

67

Metanolamin

3088-27-5

HOCH2NH2

31

68

Naphtalen

91-20-3

C10H8

150

69

Nitrobenzen

98-95-3

C6H5NO2

5

70

Nitroetan

79-24-3

CH3CH2NO2

310

71

Nitroglycerin

55-63-0

C3H5(ONO2)3

5

72

Nitrometan

75-52-5

CH3NO2

250

73

2-Nitropropan

79-46-9

CH3CH(NO2)CH3

1800

74

Nitrotoluen

1321-12-6

NO2C6H4CH3

30

75

2-Pentanon

107-87-9

CH3CO(CH2)2CH3

700

76

Phenol

108-95-2

C6H5OH

19

77

Phenylhydrazin

100-63-0

C6H5NHNH2

22

78

n-Propanol

71-23-8

CH3CH2CH2OH

980

79

n-Propylaxetat

109-60-4

CH3­­-COO-C3H7

840

80

Propylendiclorua

78-87-5

CH3-CHCI-CH2CI

350

81

Propylenoxyt

75-56-9

C3H6O

240

82

Pyridin

110-86-1

C5H5N

30

83

Pyren

129-00-o

C16H10

15

84

p-Quinon

106-51-4

C6H4O2

0,4

85

Styren

100-42-5

C6H5CH=CH2

100

86

Tetrahydrofural

109-99-9

C4H8O

590

87

1,1,2,2-Tetracloetan

79-34-5

CI2HCCHCI2

35

88

Tetracloetylen

127-18-4

CCI2=CCI2

670

89

Tetraclometan

56-23-5

CCI4

65

90

Tetranitrometan

509-14-8

C(NO2)4

8

91

Toluen

108-88-3

C6H5CH3

750

92

0-Toluidin

95-53-4

CH3C6H4NH2

22

93

Toluen-2,4-diisocyanat

584-84-9

CH3C6H3(NCO)2

0,7

94

Trietylamin

121-44-8

(C2H5)3N

100

95

1,1,2-Tricloetan

79-00-5

CHCI2CH2CI

1080

96

Tricloetylen

79-01-6

CICH=CCI2

110

97

Xylen

1330-20-7

C6H4(CH3)2

870

98

Xylidin

1300-73-8

(CH3)2C6H3NH2

50

99

Vinylclorua

75-01-4

CH2=CHCI

20

100

Vinyltoluen

25013-15-4

CH2=CHC6H4CH3

480

Chú thích:

– Số CAS: Số đăng ký hóa chất quốc tế (Chemical Abstracts Service Registry Number);

– KPHĐ là không phát hiện được.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5940:2005 về Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 21: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC

National Technical Regulation on Emission
of
Chemical Fertilizer Manufacturing Industry

HÀ NỘI 2009

Lời nói đầu

QCVN 21: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT PHÂN BÓN HÓA HỌC

National Technical Regulation on Emission of Chemical Fertilizer Manufacturing Industry

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học (có quy trình sản xuất phân amoni phosphat (MAP và DAP), nitrozophosphat, supe photphat đơn, supe photphat kép, phân lân nung chảy, kali clorua và phân hỗn hợp, sản xuất amoniac, axit nitric, axit sunfuric, axit phosphoric, amoni sulphat, urea, amoni nitrat, canxi amoni nitrat và amoni sulphat nitrat) vào môi trường không khí.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

1.3.2. Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với lưu lượng khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

1.3.3. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

1.3.4. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

1.3.5. P (m3/h) là lưu lượng khí thải từ ống khói, ống thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học thải vào môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học

STT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B

1

Bụi tổng

400

200

2

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1500

500

3

Nitơ oxit, NOX (tính theo NO2)

1000

850

4

Amoniac, NH3

76

50

5

Axit sunfuric, H2SO4

100

50

6

Tổng florua, F

90

50

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

– Cột B quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với:

+ Các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;

+ Tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

– Ngoài 06 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của QCVN 19: 2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

2.3. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kp

Lưu lượng nguồn thải (m3/h)

Hệ số Kp

P ≤ 20.000

1

20.000

0,9

P>100.000

0,8

2.4. Hệ số vùng, khu vực Kv của nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 02 km; nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 02 km; nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón hóa học có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 02 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định giá trị và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công.

– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion.

– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này quy định riêng cho khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học và thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005 về Chất lượng không khí-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 22: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐIỆN

National Technical Regulation on Emission
of Thermal Power industry

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 22: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khíbiên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐIỆN

National Technical Regulation on Emission of Thermal Power Industry

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện khi phát thải vào môi trường không khí.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí thải công nghiệp nhiệt điện vào môi trường không khí.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp nhiệt điệnhỗn hợp các thành phần vật chất phát phát thải vào môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các nhà máy nhiệt điện.

1.3.2.Nhà máy nhiệt điện quy định trong quy chuẩn kỹ thuật này là nhà máy dùng công nghệ đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) để sản xuất ra điện năng.

1.3.3.Kp là hệ số công suất ứng với tổng công suất theo thiết kế của nhà máy nhiệt điện.

1.3.4. Kv là hệ số vùng, khu vực ứng với địa điểm đặt các nhà máy nhiệt điện.

1.3.5. P là tổng công suất theo thiết kế của nhà máy nhiệt điện, bao gồm một tổ máy hoặc nhiều tổ máy.

1.3.6.Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số công suất quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện

STT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B (Theo loại nhiên liệu sử dụng)

Than

Dầu

Khí

1

Bụi tổng

400

200

150

50

2

Nitơ oxit, NOX
(tính theo NO2)

1000

– 650 (với than có hàm lượng chất bốc> 10%)

– 1000 (với than có hàm lượng chất bốc ≤ 10%

600

250

3

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1500

500

500

300

Chú thích: Tùy theo loại nhiên liệu được sử dụng, nồng độ tối đa cho phép của các thành phần ô nhiễm NOX, SO2 và bụi trong khí thải nhà máy nhiệt điện được quy định trong bảng 3. Các giá trị nồng độ này tính ở điều kiện chuẩn. Đối với nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu than, nồng độ oxy (O2) dư trong khí thải là 6% đối với tuabin khí, nồng độ oxy dư trong khí thải là 15%.

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện đối với các tổ máy nhà máy nhiệt điện hoạt động trước ngày 17 tháng 10 năm 2005 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.

– Cột B quy định nồng độ C làm cơ sơ tính toán nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện áp dụng đối với:

+ Các tổ máy của nhà máy nhiệt điện hoạt động kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2005.

+ Tất cả tổ máy của nhà máy nhiệt điện với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Ngoài 03 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của QCVN19: 2009/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

2.3. Hệ số công suất Kp của nhà máy nhiệt điệnđược quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số công suất Kp

Công suất thiết kế của nhà máy nhiệt điện (MW)

Hệ số Kp

P ≤ 300

1

300

0,85

P> 1200

0,7

2.4. Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv của nhà máy nhiệt điện được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số Kv của nhà máy nhiệt điện

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy nhiệt điện có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:

– TCVN 5977:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ và lưu lượng bụi trong các ống dẫn khí – Phương pháp khối lượng thủ công;

– TCVN 6750:2005 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng lưu huỳnh điôxit – Phương pháp sắc ký khí ion;

– TCVN 7172:2002 Sự phát thải của nguồn tĩnh – Xác định nồng độ khối lượng nitơ oxit – Phương pháp trắc quang dùng naphtyletylendiamin;

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp nhiệt điện quy định trong Quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440: 2005 – Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7440: 2005 – Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện.

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.

4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 23: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

National Technical Regulation on Emission
of Cement Manufacturing Industry

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 23: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG

National Technical Regulation on Emissionof Cement Manufacturing Industry

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được tính như sau:

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

C là nồng độ của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng quy định tại mục 2.2;

Kp là hệ số công suất quy định tại mục 2.3;

Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

2.2. Nồng độ C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng

STT

Thông số

Nồng độ C (mg/Nm3)

A

B1

B2

1

Bụi tổng

400

200

100

2

Cacbon oxit, CO

1000

1000

500

3

Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)

1000

1000

1000

4

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1.500

500

500

Chú thích:

Đối với các lò nung xi măng có kết hợp đốt chất thải nguy sẽ có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường riêng.

– Đối với xưởng nghiền nguyên liệu/clinke không quy định các nồng độ CO, NOx, SO2.

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép đối với các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 01 tháng 11 năm 2011;

– Cột B1 quy định nồng độ C của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng làm cơ sở tính toán nồng độ tối đa cho phép áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng hoạt động trước ngày 16 tháng 1 năm 2007 với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng bắt đầu hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;

– Cột B2 qui định nồng độ C để tính nồng độ tối đa cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp sản xuất xi măng áp dụng đối với:

+ Các dây chuyền sản xuất của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng xây dựng mới hoặc cải tạo, chuyển đổi công nghệ;

+ Tất cả dây chuyền của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

– Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tuỳ theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, nồng độ của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định tại cột A hoặc cột B trong Bảng 1 của gia QCVN 19: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quôc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

2.3. Hệ số công suất Kp của nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số công suất Kp

Tổng công suất theo thiết kế

(triệu tấn/năm)

Hệ số Kp

P≤ 0,6

1,2

0,6

1,0

P>1,5

0,8

2.4. Giá trị hệ số vùng, khu vực Kv được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số vùng, khu vực Kv

Phân vùng, khu vực

Hệ số Kv

Loại 1

Nội thành đô thị loại đặc biệt (1) và đô thị loại I (1); rừng đặc dụng (2); di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng (3); nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,6

Loại 2

Nội thành, nội thị đô thị loại II, III, IV (1); vùng ngoại thành đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I có khoảng cách đến ranh giới nội thành lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km.

0,8

Loại 3

Khu công nghiệp; đô thị loại V (1); vùng ngoại thành, ngoại thị đô thị loại II, III, IV có khoảng cách đến ranh giới nội thành, nội thị lớn hơn hoặc bằng 05 km; nhà máy, cơ sở sản xuất xi măng có khoảng cách đến ranh giới các khu vực này dưới 05 km (4) .

1,0

Loại 4

Nông thôn

1,2

Loại 5

Nông thôn miền núi

1,4

Chú thích:

(1) Đô thị được xác định theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

(2) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 14 tháng 12 năm 2004 gồm: vườn quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;

(3) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng;

(4) Trường hợp nguồn phát thải có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 02 km thì áp dụng hệ số vùng, khu vực Kv đối với vùng có hệ số nhỏ nhất;

(5) Khoảng cách quy định tại bảng 3 được tính từ nguồn phát thải.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 24: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

National Technical Regulation on Industrial Wastewater

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 24: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

National Technical Regulation on Industrial Wastewater

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận.

1.2.2. Nước thải của một số ngành công nghiệp và lĩnh vực hoạt động đặc thù được quy định riêng.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.2. Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch hoặc dung tích của các hồ, ao, đầm nước.

1.3.3. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận nước thải.

1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải công nghiệp được xả vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l);

– Clà giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại mục 2.3;

– Kqlà hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.4;

Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.5.

2.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, mùi, mầu sắc, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β.

2.3. Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị C

A

B

1

Nhiệt độ

0C

40

40

2

pH

6-9

5,5-9

3

Mùi

Không khó chịu

Không khó chịu

4

Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7)

20

70

5

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

6

COD

mg/l

50

100

7

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100

8

Asen

mg/l

0,05

0,1

9

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

0,01

10

Chì

mg/l

0,1

0,5

11

Cadimi

mg/l

0,005

0,01

12

Crom (VI)

mg/l

0,05

0,1

13

Crom (III)

mg/l

0,2

1

14

Đồng

mg/l

2

2

15

Kẽm

mg/l

3

3

16

Niken

mg/l

0,2

0,5

17

Mangan

mg/l

0,5

1

18

Sắt

mg/l

1

5

19

Thiếc

mg/l

0,2

1

20

Xianua

mg/l

0,07

0,1

21

Phenol

mg/l

0,1

0,5

22

Dầu mỡ khoáng

mg/l

5

5

23

Dầu động thực vật

mg/l

10

20

24

Clo dư

mg/l

1

2

25

PCB

mg/l

0,003

0,01

26

Hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ

mg/l

0,3

1

27

Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ

mg/l

0,1

0,1

28

Sunfua

mg/l

0,2

0,5

29

Florua

mg/l

5

10

30

Clorua

mg/l

500

600

31

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

5

10

32

Tổng Nitơ

mg/l

15

30

33

Tổng Phôtpho

mg/l

4

6

34

Coliform

MPN/100ml

3000

5000

35

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

0,1

36

Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0

1,0

Trong đó:

– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Thông số clorua không áp dụng đối với nguồn tiếp nhận là nước mặn và nước lợ.

2.4. Hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải Kq được quy định như sau:

2.4.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2: Hệ số Kq của nguồn tiếp nhận nước thải là sông, suối, kênh, mương, khe, rạch

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)

Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)

Hệ số Kq

Q £ 50

0,9

50 £ 200

1

200 £ 1000

1,1

Q> 1000

1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch tiếp nhận nước thải vào 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định lưu lượng trung bình của 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq.

2.4.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3: Hệ số Kq của hồ, ao, đầm

Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)

Đơn vị tính: mét khối (m3)

Hệ số Kq

V ≤ 10 x 106

0,6

10 x 1066

0,8

V> 100 x 106

1,0

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn). Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở xác định hệ số Kq.

2.4.3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1,3. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước thì lấy hệ số Kq = 1.

2.5. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Lưu lượng nguồn thải (F)

Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)

Hệ số Kf

F ≤ 50

1,2

50

1,1

500

1,0

F> 5.000

0,9

2.6. Trường hợp nước thải được gom chứa trong hồ nước thải thuộc khuôn viên của cơ sở phát sinh nước thải dùng cho mục đích tưới tiêu thì nước trong hồ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6773:2000 về Chất lượng nước – Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

– TCVN 4557:1988 – Chất lượng nước – Phương pháp xác định nhiệt độ;

– TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước – Xác định pH;

– TCVN 6185:2008 Chất lượng nước – Kiểm tra và xác định độ màu;

– TCVN 6001-1: 2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;

– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);

– TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;

– TCVN 6626:2000 Chất lượng nước – Xác định Asen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrro);

– TCVN 7877:2008 (ISO 5666 -1999) Chất lượng nước – Xác định thuỷ ngân;

– TCVN 6193:1996 Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;

– TCVN 6002:1995 (ISO 6333-1986) Chất lượng nước – Xác định mangan – Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim;

– TCVN 6222:2008 Chất lượng nước – Xác định crom tổng – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;

– TCVN 6177:1996 (ISO 6332-1988) Chất lượng nước – Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10-phenantrolin;

– TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1-1984) Chất lượng nước – Xác định Xianua tổng;

– TCVN 6216:1996 (ISO 6439-1990) Chất lượng nước – Xác định chỉ số phenol – Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất;

– TCVN 5070:1995 Chất lượng nước – Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ;

– Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực vật thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons);

– TCVN 6225-3:1996 Chất lượng nước – Xác định clo tự do và clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số;

– TCVN 4567:1988 Chất lượng nước – Phương pháp xác định hàm lượng sunfua và sunphat;

– TCVN 6494:1999 Chất lượng nước – Xác định các ion florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrit và sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion. Phương pháp dành cho nước bẩn ít;

– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;

– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;

– TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000/Cor 1: 2007) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 1 – Phương pháp màng lọc;

– TCVN 6053:1995 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày;

– TCVN 6219:1995 Chất lượng nước – Đo tổng hoạt độ phóng xạ beta trong nước không mặn;

– TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp trắc quang dùng 1,5 – Diphenylcacbazid.

3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 25: 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

National Technical Regulation on Wastewater

of the Solid Waste Landfill Sites

HÀ NỘI – 2009

Lời nói đầu

QCVN 25: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NƯỚC THẢI CỦA BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN

National Technical Regulation on Wastewater of the Solid Waste Landfill Sites

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhân liên quan đến hoạt động chôn lấp chất thải rắn.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Bãi chôn lấp chất thải rắn là địa điểm thực hiện xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp.

1.3.2. Nước thải của các bãi chôn lấp chất thải rắn là dung dịch thải từ các bãi chôn lấp thải vào nguồn tiếp nhận.

1.3.3. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn được xả vào.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận được quy định trong Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn

STT

Thông số

Nồng độ tối đa cho phép (mg/l)

A

B1

B2

1

BOD5 (20 oC)

30

100

50

2

COD

50

400

300

3

Tổng nitơ

15

60

60

4

Amoni, tính theo N

5

25

25

Trong đó:

– Cột A quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào các nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Cột B1 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

– Cột B2 quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng mới kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

2.2.Ngoài 04 thông số quy định tại Bảng 1, tùy theo yêu cầu và mục đích kiểm soát ô nhiễm, giá trị của các thông số ô nhiễm khác áp dụng theo quy định của QCVN 24: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp nhưng không áp dụng hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (Kq) và hệ số theo lưu lượng nguồn thải (Kf) để tính giá trị tối đa các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn (Áp dụng Cmax = C).

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong Quy chuẩn này thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 1: Phương pháp trắc phổ tự động;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này quy định riêng cho nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn và thay thế việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945:2005 về Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định viện dẫn trong Mục 3.1 của Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong Quy chuẩn này thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia dưới đây:
– TCVN 6001-1:2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD);
– TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phần 1: Phương pháp trắc phổ tự động;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 25/2009/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường”