THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 23/LĐTBXH-TT NGÀY 19 THÁNG 9 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG THÔNG TƯ
SỐ 08/LĐTBXH-TT NGÀY 11-4-1995 VỀ CÔNG TÁC
HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Thi hành Nghị định số 06/CP ngày 20-1-1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiếp theo Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 11-4-1995, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung một số nội dung về công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
I – HUẤN LUYỆN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG VIỆC
CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,
VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động là những công việc có các điều kiện gây độc hại, nguy hiểm cho bản thân người lao động và những người xung quanh;
– Có sử dụng máy móc, thiết bị dễ gây ra tai nạn lao động;
– Làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm như làm việc trên cao, lặn sâu dưới nước, trong môi trường phóng xạ cường độ cao, ở gần hoặc tiếp xúc với các chất dễ cháy nổ, chất độc…
– Quy trình thao tác đảm bảo an toàn phức tạp.
2. Căn cứ vào điều kiện nêu trên. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
2.1. Các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện và dễ gây tai nạn về điện;
2.2. Các công việc tiến hành trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại như chất độc, phóng xạ, vi trùng gây bệnh…;
2.3. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển chất nổ;
2.4. Các công việc có khả năng phát sinh cháy, nổ;
2.5. Khoan, đào hầm lò, hồ sâu, khai thác khoáng sản, khai thác đá;
2.6. Vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực, hệ thống lạnh;
2.7. Khai thác lâm sản, thuỷ sản;
2.8. Các công việc có liên quan đến bảo đảm an toàn của các phương tiện giao thông vận tải;
2.9. Các công việc trên cao, lặn sâu dưới nước, trên sông, trên biển;
2.10. Vận hành các thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn;
2.11. Vận hành các máy cưa, cắt, đột, dập… dễ gây các tai nạn như cuốn tóc, cuốn tay chây, kẹp, va, đập…
3. Việc tổ chức và quản lý công tác huấn luyện đối với những người làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động nói trên phải được tiến hành thường xuyên với chất lượng cao hơn và chặt chẽ hơn đối với người lao động làm các công việc khác; đồng thời người sử dụng lao động phải báo cáo danh sách người làm công việc này với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản để theo dõi.
4. Quản lý và sử dụng thẻ an toàn:
– Thẻ an toàn do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội in, phát hành và quản lý theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (phụ lục kèm theo);
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm cấp thẻ an toàn cho người lao động sau khi huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu;
– Người lao động trong khi làm việc phải mang theo thẻ và xuất trình khi có yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động.
5. Người lao động tự do làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì phải đăng ký với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương và phải được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn.
II – TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG,
VỆ SINH LAO ĐỘNG
1. Hệ thống tài liệu làm căn cứ để biên soạn nội dung huấn luyện bao gồm:
– Các văn bản pháp quy của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các vấn đề liên quan;
– Các tiêu chuẩn, quy phạm Nhà nước, ngành về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
– Các quy định của các Bộ, Ngành, các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị được uỷ quyền quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động (áp dụng tại các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị).
– Các tài liệu kỹ thuật của các máy móc, thiết bị, các hoá chất;
– Các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động của các máy móc, thiết bị, các chất do các doanh nghiệp quy định.
2. Các Bộ, ngành tổ chức biên soạn chương trình, nội dung huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho từng chuyên ngành như an toàn điện, an toàn hoá chất, an toàn phóng xạ, an toàn sử dụng vật liệu nổ, phòng và chữa cháy công nghiệp…
3. Người sử dụng lao động tổ chức biên soạn chương trình, nội dung huấn luyện phù hợp với mục đích, yêu cầu và đối tượng cụ thể của đơn vị.
Trên đây là một số nội dung hướng dẫn bổ sung Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11-4-1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, ngành địa phương tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt các quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
PHỤ LỤC
MẪU THẺ AN TOÀN
MẶT AMặt B
Kính thước: 9cm x 6cm
Reviews
There are no reviews yet.