Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 20/2013/TT-NHNN về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
——-

S: 20/2013/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2013

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng s 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định s 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cho vay tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là trái phiếu đặc biệt) theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định số 53/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt (sau đây gọi là tái cấp vốn) của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Mục đích
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.
Điều 4. Điều kiện tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định tái cấp vốn khi tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
2. Sở hữu hợp pháp trái phiếu đặc biệt chưa được Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) thanh toán.
3. Trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Mức tái cấp vốn
Mức tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở mệnh giá trái phiếu đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
Điều 6. Lãi suất tái cấp vốn
1. Lãi suất tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2. Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.
Điều 7. Thời hạn tái cấp vốn
Thời hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt.
Điều 8. Gia hạn tái cấp vốn
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng, tuân thủ các quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
Thời gian gia hạn mỗi lần không vượt quá thời hạn tái cấp vốn lần đầu của khoản tái cấp vốn đó.
Điều 9. Trình tự xem xét tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn
1. Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi 04 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Trường hợp gia hạn tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày đến hạn trả nợ tái cấp vốn ít nhất là 30 ngày làm việc.
Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng; số hiệu tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước; mục đích vay tái cấp vốn (ghi rõ từng mục đích); số tiền vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn theo các mục đích; thời hạn; tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt; cam kết các trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng.
b) Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước có xác nhận của Công ty Quản lý tài sản theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ làm đầu mối lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ, các đơn vị có ý kiến gửi Vụ Chính sách tiền tệ
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
5. Căn cứ quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
Điều 10. Trả nợ vay tái cấp vốn
1. Khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn, tổ chức tín dụng trả hết nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn vay tái cấp vốn kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.
2. Tổ chức tín dụng phải trả nợ trước hạn cho Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Nợ xấu được thu hồi bằng tiền trong thời gian vay tái cấp vốn mà tổ chức tín dụng được hưởng từ từng khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước, số tiền trả nợ tương ứng với số tiền vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đó. Hàng quý, trên cơ sở hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản trả nợ vay tái cấp vốn trước hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; thời hạn trả nợ trong 05 ngày làm việc đầu quý tiếp theo.
b) Số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt đó theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 53/2013/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. Thời hạn trả nợ trong 05 ngày làm việc kể từ ngày số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt; số tiền trả nợ là số tiền tái cấp vốn đã vay Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đó.
c) Công ty Quản lý tài sản đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Công ty Quản lý tài sản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng trả nợ số tiền tái cấp vốn đã vay Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đó.
Điều 11. Xử lý đối với việc tổ chức tín dụng không trả nợ đúng hạn
Trường hợp khoản vay tái cấp vốn đến hạn, tổ chức tín dụng không trả được nợ và không được Ngân hàng Nhà nước gia hạn thì Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
1. Chuyển khoản nợ của tổ chức tín dụng sang nợ quá hạn và áp dụng theo mức lãi suất tái cấp vốn quá hạn, kể từ ngày quá hạn.
2. Thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ:
a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
b) Yêu cầu Công ty Quản lý tài sản sử dụng số tiền thu hồi mà tổ chức tín dụng được hưởng từ các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.
c) Thu hồi nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng.
d) Yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển quyền sở hữu cho Ngân hàng Nhà nước đối với các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng.
đ) Thực hiện các thủ tục để chuyển khoản tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt hoặc thành khoản góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho Ngân hàng Nhà nước các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp.
2. Sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại Thông tư này.
3. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành các quy định tại Thông tư này.
4. Định kỳ hàng tháng báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước) về việc sử dụng tiền vay tái cấp vốn và số liệu theo Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
5. Chuyển quyền sở hữu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp không trả được nợ vay tái cấp vốn.
6. Thực hiện các trách nhiệm theo quy định pháp luật có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản
Xác nhận Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
2. Sử dụng số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 và điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
3. Thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về số tiền đã trả nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư này đối với từng trái phiếu đặc biệt.
4. Chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt để hoàn trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a) Cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ các đánh giá về việc đáp ứng điều kiện tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
b) Có ý kiến về đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ.
c) Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với tổ chức tín dụng trong việc chấp hành các quy định tại Thông tư này.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục để chuyển khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng thành khoản cho vay đặc biệt hoặc thành khoản góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước tại tổ chức tín dụng.
3. Vụ Tín dụng: Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
4. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
a) Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
b) Thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng, giải ngân, gia hạn tái cấp vốn, thu hồi nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại Thông tư này và các trách nhiệm liên quan đến trái phiếu đặc biệt khi tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
c) Thông báo cho Công ty Quản lý tài sản về danh mục trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn sau khi thực hiện giải ngân tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
d) Định kỳ hàng tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay, thu nợ, thu nợ trước hạn tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng, đồng thời gửi Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng.
5. Vụ Tài chính – Kế toán: Hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến việc tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này.
6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng có hội sở chính trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của Thông tư này.
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
Như khoản 2 Điều 15;
Ban Lãnh đạo NHNN;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
Công báo;
Lưu: VP, PC, CSTT (05 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Đặng Thanh Bình

PHỤ LỤC SỐ 01

Tổ chức tín dụng:…….

Số văn bản:….

BẢNG KÊ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT LÀM CƠ SỞ ĐỂ VAY TÁI CẤP VỐN/ GIA HẠN TÁI CẤP VỐN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Đơn vị: tđồng

STT

Ký hiệu trái phiếu đặc biệt

Ngày phát hành

Ngày đến hạn

Mệnh giá trái phiếu đặc biệt

Dự phòng rủi ro đã trích lp đối với trái phiếu đặc biệt đến ngày đề nghị tái cấp vốn/ gia hạn tái cấp vốn

Thu hồi nợ xấu bằng tiền đến ngày đề nghị tái cấp vốn/ gia hạn tái cấp vốn

Mệnh giá trái phiếu đặc biệt sau khi trừ đi dự phòng rủi ro và thu hồi nợ xấu bằng tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8) = (5) – (6) – (7)

1

2

Tổng


Xác nhận của Công ty
Quản lý tài sản
(Ký tên và đóng dấu)


Lập biểu


Kiểm soát

…., ngày … tháng … năm …
Người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 02

Tổ chức tín dụng:……

Svăn bản: ….

BÁO CÁO SỬ DỤNG TIỀN VAY TÁI CẤP VỐN TRÊN CƠ SỞ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT

(Tháng … năm …)

Đơn vị: tỷ đồng

Số Quyết định của Thống đốc NHNN

Số tiền đã giải ngân

Dư nợ tái cấp vốn đến cuối tháng báo cáo

Tổng dư nợ

Trong đó sử dụng cho từng mục đích

Stiền

Mục đích

Quyết định số …

2.000

2.000

1.000

Cho vay nông nghiệp nông thôn

1.000

Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quyết định số …

1.000

800

800

Thanh khoản

Tổng


Lập biểu


Kiểm soát

……., ngày … tháng … năm …
Người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng
(Ký tên và đóng dấu)

1. Thời hạn gửi báo cáo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

2. Hình thức báo cáo:Bằng văn bản.

3. Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 20/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 20/2013/TT-NHNN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Đặng Thanh Bình
Ngày ban hành: 09/09/2013 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
——-

S: 20/2013/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2013

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng s 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định s 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cho vay tái cấp vốn bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là trái phiếu đặc biệt) theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định số 53/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, tổ chức tín dụng liên doanh (sau đây gọi là tổ chức tín dụng).
2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt (sau đây gọi là tái cấp vốn) của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Mục đích
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.
Điều 4. Điều kiện tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định tái cấp vốn khi tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
2. Sở hữu hợp pháp trái phiếu đặc biệt chưa được Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) thanh toán.
3. Trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 5. Mức tái cấp vốn
Mức tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở mệnh giá trái phiếu đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% so với mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
Điều 6. Lãi suất tái cấp vốn
1. Lãi suất tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2. Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.
Điều 7. Thời hạn tái cấp vốn
Thời hạn tái cấp vốn dưới 12 tháng nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt.
Điều 8. Gia hạn tái cấp vốn
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng, tuân thủ các quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
Thời gian gia hạn mỗi lần không vượt quá thời hạn tái cấp vốn lần đầu của khoản tái cấp vốn đó.
Điều 9. Trình tự xem xét tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn
1. Khi có nhu cầu vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi 04 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Trường hợp gia hạn tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày đến hạn trả nợ tái cấp vốn ít nhất là 30 ngày làm việc.
Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng; số hiệu tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước; mục đích vay tái cấp vốn (ghi rõ từng mục đích); số tiền vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn theo các mục đích; thời hạn; tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt; cam kết các trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng.
b) Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước có xác nhận của Công ty Quản lý tài sản theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ làm đầu mối lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ, các đơn vị có ý kiến gửi Vụ Chính sách tiền tệ
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của các đơn vị, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
5. Căn cứ quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
Điều 10. Trả nợ vay tái cấp vốn
1. Khi khoản vay tái cấp vốn đến hạn, tổ chức tín dụng trả hết nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn vay tái cấp vốn kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.
2. Tổ chức tín dụng phải trả nợ trước hạn cho Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau:
a) Nợ xấu được thu hồi bằng tiền trong thời gian vay tái cấp vốn mà tổ chức tín dụng được hưởng từ từng khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước, số tiền trả nợ tương ứng với số tiền vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đó. Hàng quý, trên cơ sở hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, Công ty Quản lý tài sản trả nợ vay tái cấp vốn trước hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; thời hạn trả nợ trong 05 ngày làm việc đầu quý tiếp theo.
b) Số tiền dự phòng rủi ro đã trích lập cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt đó theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 53/2013/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. Thời hạn trả nợ trong 05 ngày làm việc kể từ ngày số tiền trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt không thấp hơn giá trị ghi sổ số dư nợ gốc của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt; số tiền trả nợ là số tiền tái cấp vốn đã vay Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đó.
c) Công ty Quản lý tài sản đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Công ty Quản lý tài sản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, tổ chức tín dụng trả nợ số tiền tái cấp vốn đã vay Ngân hàng Nhà nước trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đó.
Điều 11. Xử lý đối với việc tổ chức tín dụng không trả nợ đúng hạn
Trường hợp khoản vay tái cấp vốn đến hạn, tổ chức tín dụng không trả được nợ và không được Ngân hàng Nhà nước gia hạn thì Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
1. Chuyển khoản nợ của tổ chức tín dụng sang nợ quá hạn và áp dụng theo mức lãi suất tái cấp vốn quá hạn, kể từ ngày quá hạn.
2. Thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ:
a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
b) Yêu cầu Công ty Quản lý tài sản sử dụng số tiền thu hồi mà tổ chức tín dụng được hưởng từ các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.
c) Thu hồi nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng.
d) Yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển quyền sở hữu cho Ngân hàng Nhà nước đối với các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng.
đ) Thực hiện các thủ tục để chuyển khoản tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt hoặc thành khoản góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho Ngân hàng Nhà nước các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp.
2. Sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại Thông tư này.
3. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành các quy định tại Thông tư này.
4. Định kỳ hàng tháng báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước) về việc sử dụng tiền vay tái cấp vốn và số liệu theo Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
5. Chuyển quyền sở hữu các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp không trả được nợ vay tái cấp vốn.
6. Thực hiện các trách nhiệm theo quy định pháp luật có liên quan.
Điều 13. Trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản
Xác nhận Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để vay tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
2. Sử dụng số tiền thu hồi nợ từ các khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 và điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
3. Thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về số tiền đã trả nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Thông tư này đối với từng trái phiếu đặc biệt.
4. Chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt để hoàn trả nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a) Cung cấp cho Vụ Chính sách tiền tệ các đánh giá về việc đáp ứng điều kiện tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
b) Có ý kiến về đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng theo đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ.
c) Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với tổ chức tín dụng trong việc chấp hành các quy định tại Thông tư này.
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục để chuyển khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng thành khoản cho vay đặc biệt hoặc thành khoản góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước tại tổ chức tín dụng.
3. Vụ Tín dụng: Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
4. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
a) Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xem xét, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
b) Thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng, giải ngân, gia hạn tái cấp vốn, thu hồi nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại Thông tư này và các trách nhiệm liên quan đến trái phiếu đặc biệt khi tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
c) Thông báo cho Công ty Quản lý tài sản về danh mục trái phiếu đặc biệt làm cơ sở để tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn sau khi thực hiện giải ngân tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
d) Định kỳ hàng tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay, thu nợ, thu nợ trước hạn tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng, đồng thời gửi Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng.
5. Vụ Tài chính – Kế toán: Hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến việc tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này.
6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức tín dụng có hội sở chính trên địa bàn trong việc chấp hành các quy định của Thông tư này.
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Công ty Quản lý tài sản; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
Như khoản 2 Điều 15;
Ban Lãnh đạo NHNN;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
Công báo;
Lưu: VP, PC, CSTT (05 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Đặng Thanh Bình

PHỤ LỤC SỐ 01

Tổ chức tín dụng:…….

Số văn bản:….

BẢNG KÊ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT LÀM CƠ SỞ ĐỂ VAY TÁI CẤP VỐN/ GIA HẠN TÁI CẤP VỐN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Đơn vị: tđồng

STT

Ký hiệu trái phiếu đặc biệt

Ngày phát hành

Ngày đến hạn

Mệnh giá trái phiếu đặc biệt

Dự phòng rủi ro đã trích lp đối với trái phiếu đặc biệt đến ngày đề nghị tái cấp vốn/ gia hạn tái cấp vốn

Thu hồi nợ xấu bằng tiền đến ngày đề nghị tái cấp vốn/ gia hạn tái cấp vốn

Mệnh giá trái phiếu đặc biệt sau khi trừ đi dự phòng rủi ro và thu hồi nợ xấu bằng tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8) = (5) – (6) – (7)

1

2

Tổng


Xác nhận của Công ty
Quản lý tài sản
(Ký tên và đóng dấu)


Lập biểu


Kiểm soát

…., ngày … tháng … năm …
Người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 02

Tổ chức tín dụng:……

Svăn bản: ….

BÁO CÁO SỬ DỤNG TIỀN VAY TÁI CẤP VỐN TRÊN CƠ SỞ TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT

(Tháng … năm …)

Đơn vị: tỷ đồng

Số Quyết định của Thống đốc NHNN

Số tiền đã giải ngân

Dư nợ tái cấp vốn đến cuối tháng báo cáo

Tổng dư nợ

Trong đó sử dụng cho từng mục đích

Stiền

Mục đích

Quyết định số …

2.000

2.000

1.000

Cho vay nông nghiệp nông thôn

1.000

Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quyết định số …

1.000

800

800

Thanh khoản

Tổng


Lập biểu


Kiểm soát

……., ngày … tháng … năm …
Người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng
(Ký tên và đóng dấu)

1. Thời hạn gửi báo cáo: Trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo.

2. Hình thức báo cáo:Bằng văn bản.

3. Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 20/2013/TT-NHNN về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC”