BỘ TÀI CHÍNH
——————-
Số: 193/2010/TT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Hà nội, ngày 02 tháng 12 năm 2010
|
THÔNG TƯ
Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
————————————–
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/9/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/9/2002;
Căn cứ Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 52/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2008 quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
Căn cứ Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng pháo;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 2. Đối tượng nộp phí, lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan công an có thẩm quyền thẩm định để cấp giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh các ngành, nghề theo quy định thì phải nộp phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sát hạch để cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ thì phải nộp phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Cơ quan, tổ chức khi được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam thì phải nộp lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua, mang và sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Các đối tượng sau đây không phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:
Tổ chức, đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân, Công an xã, lực lượng bảo vệ dân phố, tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cấp xã được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ chiến đấu và giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
Tổ chức, cá nhân thuộc lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ;
Sỹ quan bảo vệ nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ, những người được Thủ tướng Chính phủ cho phép mang vũ khí vào, ra Việt Nam để tự vệ, bảo vệ.
Điều 3. Mức thu
Mức thu phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thực hiện theo Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng
1. Cơ quan Công an thu phí, lệ phí có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai mức thu phí, lệ phí tại trụ sở cơ quan thu phí, lệ phí.
b) Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu phí, lệ phí do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành. Biên lai nhận tại Cục thuế địa phương nơi cơ quan Công an thu phí, lệ phí đóng trụ sở và được quản lý, sử dụng theo quy định của Bộ Tài Chính.
c) Mở tài khoản tạm giữ tiền thu phí, lệ phí tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính; hàng tuần phải lập bảng kê, gửi tiền phí, lệ phí đã thu được vào tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước và quản lý theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
d) Đăng ký, kê khai, nộp phí, lệ phí với cơ quan Thuế địa phương nơi cơ quan thu đóng trụ sở chính; thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu phí, lệ phí và quyết toán thu, nộp tiền thu phí, lệ phí với cơ quan trực tiếp quản lý theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002.
2. Cơ quan thu phí, lệ phí được để lại 90% số tiền phí và 30% số tiền lệ phí thu được để chi phí cho việc thu phí thẩm định điều kiện an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; Lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; Lệ phí cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua, mang và sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo nội dung chi cụ thể sau đây:
a) Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện thẩm định, sát hạch, thu phí, lệ phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí), trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
b) Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện thẩm định, sát hạch thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí (chi phí đi lại, thuê chỗ ở, lưu trú) theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
c) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho thực hiện thẩm định, sát hạch thu phí, lệ phí; khấu hao tài sản cố định để thực hiện thẩm định, thu phí, lệ phí. Trường hợp tài sản cố định sử dụng cho cả hoạt động quản lý nhà nước hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài hoạt động thu phí thì chi phí này có thể được phân bổ theo tỷ lệ giữa thời gian sử dụng tài sản cố định vào từng loại hoạt động với tổng số thời gian sử dụng tài sản cố định hoặc phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ hoạt động thu phí với tổng doanh thu của cả hoạt động thu phí và hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
d) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm định và thu phí, lệ phí;
đ) Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện thẩm định, sát hạch thu phí, lệ phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí quy định tại điểm a, b, c và d khoản này.
Hàng năm, tổ chức thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này; hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí, lệ phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau tiếp tục chi theo chế độ quy định.
3. Tổng số tiền phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự và Lệ phí sau khi trừ trích để lại theo tỷ lệ quy định tại khoản 2 trên đây, số còn lại (10% tiền phí, 70% tiền lệ phí) phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế Quyết định số 19/2001/QĐ-BTC ngày 28/3/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí về cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua và sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Thông tư số 78/2002/TT-BTC ngày 11/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu và Thông tư số 124/2003/TT-BTC ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh.
2. Phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự do Chính phủ quy định thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 157/2009/TT-BTC ngày 6/8/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Công báo;
– Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Tài chính;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Lưu VT, CST (CST 5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
BỘ TÀI CHÍNH
——————-
Số: 193/2010/TT-BTC
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Hà nội, ngày 02 tháng 12 năm 2010
|
THÔNG TƯ
Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
————————————–
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/9/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/3/2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/9/2002;
Căn cứ Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 52/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2008 quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
Căn cứ Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu và Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng pháo;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
Căn cứ Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ quy định về tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Điều 2. Đối tượng nộp phí, lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan công an có thẩm quyền thẩm định để cấp giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh các ngành, nghề theo quy định thì phải nộp phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sát hạch để cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ thì phải nộp phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Cơ quan, tổ chức khi được cơ quan công an có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam thì phải nộp lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua, mang và sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Các đối tượng sau đây không phải nộp lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:
Tổ chức, đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân, Công an xã, lực lượng bảo vệ dân phố, tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cấp xã được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ chiến đấu và giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;
Tổ chức, cá nhân thuộc lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ;
Sỹ quan bảo vệ nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ, những người được Thủ tướng Chính phủ cho phép mang vũ khí vào, ra Việt Nam để tự vệ, bảo vệ.
Điều 3. Mức thu
Mức thu phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự; phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; lệ phí cấp giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thực hiện theo Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Tổ chức thu, nộp, quản lý và sử dụng
1. Cơ quan Công an thu phí, lệ phí có trách nhiệm:
a) Niêm yết công khai mức thu phí, lệ phí tại trụ sở cơ quan thu phí, lệ phí.
b) Khi thu tiền phí, lệ phí phải cấp cho người nộp tiền biên lai thu phí, lệ phí do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành. Biên lai nhận tại Cục thuế địa phương nơi cơ quan Công an thu phí, lệ phí đóng trụ sở và được quản lý, sử dụng theo quy định của Bộ Tài Chính.
c) Mở tài khoản tạm giữ tiền thu phí, lệ phí tại Kho bạc Nhà nước nơi đóng trụ sở chính; hàng tuần phải lập bảng kê, gửi tiền phí, lệ phí đã thu được vào tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước và quản lý theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
d) Đăng ký, kê khai, nộp phí, lệ phí với cơ quan Thuế địa phương nơi cơ quan thu đóng trụ sở chính; thực hiện thanh toán, quyết toán biên lai thu phí, lệ phí và quyết toán thu, nộp tiền thu phí, lệ phí với cơ quan trực tiếp quản lý theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002.
2. Cơ quan thu phí, lệ phí được để lại 90% số tiền phí và 30% số tiền lệ phí thu được để chi phí cho việc thu phí thẩm định điều kiện an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; Lệ phí cấp giấy phép mang pháo hoa vào, ra Việt Nam; Lệ phí cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua, mang và sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo nội dung chi cụ thể sau đây:
a) Chi thanh toán cho cá nhân trực tiếp thực hiện thẩm định, sát hạch, thu phí, lệ phí: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí), trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định;
b) Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện thẩm định, sát hạch thu phí, lệ phí như: văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí (chi phí đi lại, thuê chỗ ở, lưu trú) theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
c) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho thực hiện thẩm định, sát hạch thu phí, lệ phí; khấu hao tài sản cố định để thực hiện thẩm định, thu phí, lệ phí. Trường hợp tài sản cố định sử dụng cho cả hoạt động quản lý nhà nước hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài hoạt động thu phí thì chi phí này có thể được phân bổ theo tỷ lệ giữa thời gian sử dụng tài sản cố định vào từng loại hoạt động với tổng số thời gian sử dụng tài sản cố định hoặc phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ hoạt động thu phí với tổng doanh thu của cả hoạt động thu phí và hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
d) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu và các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm định và thu phí, lệ phí;
đ) Chi khen thưởng, phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện thẩm định, sát hạch thu phí, lệ phí trong đơn vị theo nguyên tắc bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay cao hơn năm trước và tối đa bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước, sau khi đảm bảo các chi phí quy định tại điểm a, b, c và d khoản này.
Hàng năm, tổ chức thu phí, lệ phí phải lập dự toán thu, chi gửi: cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp, Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu mở tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí để kiểm soát chi theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này; hàng năm phải quyết toán thu chi theo thực tế. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí, lệ phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau tiếp tục chi theo chế độ quy định.
3. Tổng số tiền phí thẩm định điều kiện về an ninh, trật tự và Lệ phí sau khi trừ trích để lại theo tỷ lệ quy định tại khoản 2 trên đây, số còn lại (10% tiền phí, 70% tiền lệ phí) phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế Quyết định số 19/2001/QĐ-BTC ngày 28/3/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí về cấp giấy phép sử dụng, vận chuyển, mua và sửa chữa các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Thông tư số 78/2002/TT-BTC ngày 11/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu và Thông tư số 124/2003/TT-BTC ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh.
2. Phí thẩm định điều kiện về an ninh trật tự đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự do Chính phủ quy định thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí, lệ phí hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư số 157/2009/TT-BTC ngày 6/8/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Công báo;
– Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Tài chính;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Lưu VT, CST (CST 5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
Reviews
There are no reviews yet.