Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 19-TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo thuộc chương trình quốc gia về công nghệ thông tin

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 19 TC/HCSN NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Thực hiện Quyết định số 211/TTg ngày 7/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin – Kế hoạch tổng thể đến năm 2000.

Căn cứ vào Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ – về việc quản lý các Chương trình Quốc gia, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo thuộc Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

– Đào tạo là một công tác cần thiết của Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) nhằm cung cấp và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về CNTT cho những đối tượng nghiên cứu và sử dụng thiết bị vào công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của đơn vị.

– Kinh phí để đào tạo CNTT thuộc kinh phí của Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin, được cân đối vào Ngân sách Nhà nước và phân bổ cho các Bộ, ngành, địa phương hàng năm theo chỉ tiêu đào tạo được cấp có thẩm quyền duyệt.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Phạm vi và đối tượng đào tạo:

Đối tượng được đào tạo trong Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin bao gồm:

– Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị.

– Cán bộ chuyên sử dụng tin học vào công tác nghiệp vụ

– Chuyên viên tin học.

Các đối tượng trên được cử đi đào tạo tập trung theo quy hoạch, kế hoạch của cơ quan đơn vị và chỉ tiêu được thông báo với nội dung chương trình đào tạo thống nhất (phụ lục kèm theo).

2. Công tác lập kế hoạch:

– Căn cứ vào phạm vi và đối tượng áp dụng tại Thông tư này, các Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch, kế hoạch và dự trù kinh phí cho công tác đào tạo hàng năm và tổng hợp chung vào kế hoạch hàng năm của Chương trình phát triển công nghệ thông tin của Bộ, ngành và địa phương, gửi Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin, để Ban chỉ đạo phê duyệt và tổng hợp vào kế hoạch Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin chung của cả nước gửiBộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin chịu trách nhiệm lập quy hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước, cùng Bộ Tài chính phân bổ kinh phí đào tạo cho từng Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở tổng mức ngân sách của Chương trình công nghệ thông tin đã được Chính phủ thông báo sau khi Quốc hội phê duyệt.

3. Nội dung chi, mức chi cho công tác đào tạo:

3.1. Nội dung chi cho công tác đào tạo bao gồm:

– Chi in tài liệu, giao trình phục vụ lớp học theo chương trình đào tạo

– Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia

– Chi thuê địa điểm và máy (nếu có)

– Chi phí cho quản lý, tổ chức lớp học (Gồm chi phí in ấn chứng chỉ, văn phòng phẩm phục vụ giáo viên giảng bài, tổ chức khai giảng và bế giảng lớp học).

3.2. Mức chi cho các lớp đào tạo:

Mức chi được quy định cho các lớp đào tạo với các đối tượng khác nhau, cụ thể là:

+ Mức chi cho 01 lớp học với đối tượng là lãnh đạo: 7.750.000 đ

+ Mức chi cho 01 lớp học với đối tượng là người sử dụng: 8.525.000đ

+ Mức chi cho 01 lớp học với đối tượng là chuyên viên: 16.000.000 đ

Mức chi cụ thể cho từng nội dung và số lượng học viên mỗi lớp (Tính trong phụ lục hướng dẫn kèm theo).

Các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin được giao nhiệm vụ đào tạo, các đơn vị có địa điểm và mạng máy tính thì không được tính phần chi phí thuê máy và thuê địa điểm.

4. Thời gian và nội dung đào tạo:

Thời gian và nội dung đào tạo được quy định cho từng lớp học với các đối tượng khác nhau, cụ thể là:

+ Đối tượng là lãnh đạo: Thời gian đào tạo là 100 tiết học.

+ Đối tượng là người sử dụng: Thời gian đào tạo là 150 tiết học.

+ Đối tượng là chuyên viên tin học: Thời gian đào tạo là 150 tiết học, cho từng MODUN.

(Thời gian và nội dung đào tạo được kèm theo bản phụ lục sau).

5. Cấp phát, quyết toán và quản lý:

– Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu kinh phí chương trình mục tiêu công nghệ thông tin Chính phủ thông báo cho các Bộ, địa phương, Bộ Tài chính cấp phát kinh phí chương trình mục tiêu (trong đó cấp kinh phí đào tạo) cho các Bộ, ngành ở Trung ương và cấp kinh phí bằng hình thức uỷ quyền qua Sở Tài chính – Vật giá cho các địa phương theo Loại 11 Khoản 4.

– Các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lớp học phải đảm bảo chi trong phạm vi kế hoạch được duyệt và các quy định chế độ tài chính hiện hành.

– Công tác quyết toán: Đơn vị quyết toán kinh phí đào tạo chung trong quyết toán kinh phí chương trình mục tiêu công nghệ thông tin theo Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp:

+ Trung ương: Các Bộ, ngành được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (trong đó có kinh phí đào tạo), phải lập báo cáo quyết toán hàng quý và năm cùng với báo cáo quyết toán chung của Bộ, ngành, gửi Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo quyết toán kinh phí chương trình công nghệ thông tin gửi Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin.

+ địa phương: Các cơ quan đơn vị được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (trong đó có kinh phí đào tạo) lập báo cáo quyết toán quý và năm cùng với báo cáo quyết toán chung của đơn vị gửi cho Sở Tài chính – Vật giá. Đồng thời báo cáo quyết toán kinh phí chi cho Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin gửi Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin.

+ Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí toàn bộ Chương trình hàng quý, năm gửi Bộ Tài chính.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm 1997.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

BẢN PHỤ LỤC

TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Kèm theo Thông tư số 19 TC/HCSN ngày 14 tháng 4 năm 1997)

I/ TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO HỌC VIỆN
ĐỐI TƯỢNG LÀ LàNH ĐẠO:

– Thời gian đào tạo là 100 tiết

– Số lượng học viên một lớp học là 20 người.

– Nội dung chi bao gồm các khoản sau:

1. Chi tài liệu giáo trình: 1.300.000 đ

+ Chi tài liệu, giáo trình cho 1 học viên là: 50.000 đ x 20 HV = 1.000.000 đ

+ Chi mua đĩa mềm 1 học viên 2 chiếc: 15.000 đ x 20 HV = 300.000 đ

2. Chi thù lao bồi dưỡng giảng viên, chuyên gia: 1.850.000 đ

+ Giảng viên chính (lý thuyết): 20.000 đ/tiết x 70 tiết = 1.400.000 đ

+ Giảng viên hướng dẫn thực hành: 15.000 đ/tiết x 30 tiết = 450.000 đ

3. Chi phí thuê máy và địa điểm (nếu có): 4.000.000 đ

4. Chi phí quản lý lớp học: 600.000 đ

Tính bình quân chi cho một học viên là 30.000 đ: 30.000 đ x 20 HV = 600.000 đ

Tổng cộng chi phí cho 1 lớp học là: 7.750.000 đ

II. TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO HỌC VIÊN
ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG:

– Thời gian học là 150 tiết

– Số lượng học viên một lớp là 20 người.

– Nội dung chi bao gồm các khoản sau:

1/ Chi tài liệu giáo trình: 1.300.000 đ

+ Chi tài liệu, giáo trình cho 1 học viên: 50.000 đ x 20 HV = 1.000.000 đ

+ Chi đĩa mềm 2 chiếc: 15.000 đ x 20 HV = 300.000 đ

2. Chi thù lao bồi dưỡng giảng viên, chuyên gia: 2.625.000 đ

+ Giảng viên chính (lý thuyết):20.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.500.000 đ

+ Giảng viên hướng dẫn thực hành:15.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.125.000 đ

3. Chi phí thuê địa điểm và máy (nếu có): 4.000.000 đ

4. Chi phí quản lý lớp học: 600.000 đ

Tính bình một học viên: 30.000 đ x 20 HV = 600.000 đ

Tổng cộng chi phí cho 1 lớp học là: 8.525.000 đ

III. TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO
ĐỐI TƯỢNG LÀ CHUYÊN VIÊN

– Đối tượng là chuyên viên được cử đi đào tạo căn cứ vào nhu cầu đào tạo của từng chuyên ngành như:

+ Chuyên ngành về quản trị mạng

+ Chuyên ngành về thiết kế hệ thống

+ Chuyên ngành về thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu

+ Chuyên ngành về lập trình phát triển

+ Quản lý kỹ thuật dự án công nghệ thông tin

– Thời gian đào tạo cho mỗi chuyên ngành là 150 tiết

– Số lượng học viên cho mỗi chuyên ngành 1 lớp là 20 người.

– Nội dung chi cho từng chuyên ngành bao gồm các:

1. Chi tài liệu giáo trình: 3.900.000 đ

+ Chi giáo trình tài liệu: 150.000 đ x 20 HV = 3.000.000 đ

+ Chi mua đĩa mềm 6 chiếc: 45.000 đ x 20 HV = 900.000 đ

2. Chi trả thù lao cho giáo viên, chuyên gia: 3.750.000 đ

+ Chi giảng viên chính (lý thuyết): 25.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.875.000 đ

+ Chi giáo viên thực hành: 25.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.875.000 đ

Do trình độ các môn học rất cao nên trả thù lao cho giáo viên thực hành bằng giảng viên chính (lý thuyết).

Do yêu cầu cập nhật thông tin mới, có khi cần phải thuê chuyên gia giảng, vì vậy mức trả thù lao cao hơn các mức dạy cho đối tượng là chuyên viên và lãnh đạo.

3. Chi phí địa điểm và mạng máy (nếu có): 7.750.000 đ

4. Chi phí quản lý: 600.000 đ

Tính bình quân một học viên là: 30.000 đ x 20 HV = 600.000 đ

Tổng số chi cho 1 lớp học là: 16.000.000 đ

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Kèm theo Thông tư số: 19 TC/HCSN ngày 14 tháng 4 năm 1997)

Đối tượng

Môn học

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Ghi chú

I/ Lãnh đạo

– CNTT và sự phát triển kinh tế xã hội

8

8

– Tổng quan về cấu trúc máy tính điện tử và biểu diễn thông tin trong MTĐT

12

8

4

– Tổng quan về các hệ điều hành

12

8

4

– Tin học văn phòng

16

8

8

– Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý

8

8

– Hệ thống thông tin phục vụ cải cách hành chính

8

8

– Tổng quan về CSDL và các hệ quản trị CSDL

12

8

4

– Tổng quan về mạng và các dịch vụ trên mạng

16

8

8

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

8

8

Tổng số tiết học

100

70

30

II/ Người sử dụng

– Tổng quan về cấu trúc máy tính đtử và biểu diễn thông tin trong MTĐT12

8

4

– Chức năng Hệ điều hành và WINDOW (3.x hoặc 95…)

16

8

8

– Hệ soạn thảo văn bản Word

20

10

10

– Exel

20

10

10

– Tổng quan về mạng

20

10

10

– Giới thiệu hệ quản trị dữ liệu (Fox hoặc Access…)

38

17

21

– NC

8

4

4

– Virus và cách phòng chống

8

4

4

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

– Tổng số tiết học

150

75

75

III/ Chuyên viên:

1/ Quản trị mạng

– Cơ sở về mạng máy tính

20

10

10

– Tổng quan về quản trị mạng máy tính các vấn đề kỹ thuật và dịch vụ trên mạng

30

20

10

– Quản trị mạng máy tính trên một hệ điều hành cụ thể (Net Ware, NT, Unix)

90

45

45

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

10

5

5

Tổng số tiết học

150

80

70

2/ Thiết kế hệ thống

– Tổng quan về các hệ thống thông tin

20

15

5

– Phương pháp thiết kế hệ thống thông tin

30

20

10

– Công cụ thiết kế hệ thống thông tin: cụ thể như Desgner 2000, MEGA…90

45

45

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

85

65

3/ Thiết kế xây dựng

– Tổng quan về CSDL: Phân loại, cấu cơ sở dữ liệu trúc, các cách tổ chức và tích hợp dữ liệu

30

20

10

– Phương pháp thiết kế CSDL theo mô hình cụ thể:

50

30

20

– Mô hình CSDL quan hệ hoặc đối tượng

– Tổ chức CSDL tập trung hay mô hình khách/chủ

– Công cụ quản trị CSDL cụ thể: của ORACLE, Microsoft hoặc IBM… tuỳ theo nhu cầu ứng dụng

60

20

40

– …

– Kiểm tra

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

75

75

4/ Lập trình phát

– Tổng quan về lập trình có cấu trúc triển và lập trình theo hướng đối tượng

30

20

10

– Ngôn ngữ lập trình cụ thể ( C ++, Visual Basic hoặc Java…)

110

50

60

– …

– Kiểm tra

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

75

75

5/ Quản lý kỹ thuật dự án

– Phương pháp luận về quản lý các dự án CNTT

30

20

10

– Các kỹ năng cần thiết

30

15

15

– Sử dụng Microsft Project để quản lý các dự án CNTT

80

35

45

– …

– Kiểm tra

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

75

75

Thuộc tính văn bản
Thông tư 19-TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo thuộc chương trình quốc gia về công nghệ thông tin
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 19-TC/HCSN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Tào Hữu Phùng
Ngày ban hành: 14/04/1997 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề , Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 19 TC/HCSN NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐÀO TẠO THUỘC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Thực hiện Quyết định số 211/TTg ngày 7/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin – Kế hoạch tổng thể đến năm 2000.

Căn cứ vào Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ – về việc quản lý các Chương trình Quốc gia, Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo thuộc Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

– Đào tạo là một công tác cần thiết của Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) nhằm cung cấp và bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về CNTT cho những đối tượng nghiên cứu và sử dụng thiết bị vào công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của đơn vị.

– Kinh phí để đào tạo CNTT thuộc kinh phí của Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin, được cân đối vào Ngân sách Nhà nước và phân bổ cho các Bộ, ngành, địa phương hàng năm theo chỉ tiêu đào tạo được cấp có thẩm quyền duyệt.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Phạm vi và đối tượng đào tạo:

Đối tượng được đào tạo trong Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin bao gồm:

– Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị.

– Cán bộ chuyên sử dụng tin học vào công tác nghiệp vụ

– Chuyên viên tin học.

Các đối tượng trên được cử đi đào tạo tập trung theo quy hoạch, kế hoạch của cơ quan đơn vị và chỉ tiêu được thông báo với nội dung chương trình đào tạo thống nhất (phụ lục kèm theo).

2. Công tác lập kế hoạch:

– Căn cứ vào phạm vi và đối tượng áp dụng tại Thông tư này, các Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch, kế hoạch và dự trù kinh phí cho công tác đào tạo hàng năm và tổng hợp chung vào kế hoạch hàng năm của Chương trình phát triển công nghệ thông tin của Bộ, ngành và địa phương, gửi Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin, để Ban chỉ đạo phê duyệt và tổng hợp vào kế hoạch Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin chung của cả nước gửiBộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin chịu trách nhiệm lập quy hoạch đào tạo trong phạm vi cả nước, cùng Bộ Tài chính phân bổ kinh phí đào tạo cho từng Bộ, ngành, địa phương trên cơ sở tổng mức ngân sách của Chương trình công nghệ thông tin đã được Chính phủ thông báo sau khi Quốc hội phê duyệt.

3. Nội dung chi, mức chi cho công tác đào tạo:

3.1. Nội dung chi cho công tác đào tạo bao gồm:

– Chi in tài liệu, giao trình phục vụ lớp học theo chương trình đào tạo

– Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia

– Chi thuê địa điểm và máy (nếu có)

– Chi phí cho quản lý, tổ chức lớp học (Gồm chi phí in ấn chứng chỉ, văn phòng phẩm phục vụ giáo viên giảng bài, tổ chức khai giảng và bế giảng lớp học).

3.2. Mức chi cho các lớp đào tạo:

Mức chi được quy định cho các lớp đào tạo với các đối tượng khác nhau, cụ thể là:

+ Mức chi cho 01 lớp học với đối tượng là lãnh đạo: 7.750.000 đ

+ Mức chi cho 01 lớp học với đối tượng là người sử dụng: 8.525.000đ

+ Mức chi cho 01 lớp học với đối tượng là chuyên viên: 16.000.000 đ

Mức chi cụ thể cho từng nội dung và số lượng học viên mỗi lớp (Tính trong phụ lục hướng dẫn kèm theo).

Các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin được giao nhiệm vụ đào tạo, các đơn vị có địa điểm và mạng máy tính thì không được tính phần chi phí thuê máy và thuê địa điểm.

4. Thời gian và nội dung đào tạo:

Thời gian và nội dung đào tạo được quy định cho từng lớp học với các đối tượng khác nhau, cụ thể là:

+ Đối tượng là lãnh đạo: Thời gian đào tạo là 100 tiết học.

+ Đối tượng là người sử dụng: Thời gian đào tạo là 150 tiết học.

+ Đối tượng là chuyên viên tin học: Thời gian đào tạo là 150 tiết học, cho từng MODUN.

(Thời gian và nội dung đào tạo được kèm theo bản phụ lục sau).

5. Cấp phát, quyết toán và quản lý:

– Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu kinh phí chương trình mục tiêu công nghệ thông tin Chính phủ thông báo cho các Bộ, địa phương, Bộ Tài chính cấp phát kinh phí chương trình mục tiêu (trong đó cấp kinh phí đào tạo) cho các Bộ, ngành ở Trung ương và cấp kinh phí bằng hình thức uỷ quyền qua Sở Tài chính – Vật giá cho các địa phương theo Loại 11 Khoản 4.

– Các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lớp học phải đảm bảo chi trong phạm vi kế hoạch được duyệt và các quy định chế độ tài chính hiện hành.

– Công tác quyết toán: Đơn vị quyết toán kinh phí đào tạo chung trong quyết toán kinh phí chương trình mục tiêu công nghệ thông tin theo Quyết định số 999-TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp:

+ Trung ương: Các Bộ, ngành được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (trong đó có kinh phí đào tạo), phải lập báo cáo quyết toán hàng quý và năm cùng với báo cáo quyết toán chung của Bộ, ngành, gửi Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo quyết toán kinh phí chương trình công nghệ thông tin gửi Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin.

+ địa phương: Các cơ quan đơn vị được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin (trong đó có kinh phí đào tạo) lập báo cáo quyết toán quý và năm cùng với báo cáo quyết toán chung của đơn vị gửi cho Sở Tài chính – Vật giá. Đồng thời báo cáo quyết toán kinh phí chi cho Chương trình Quốc gia về phát triển công nghệ thông tin gửi Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin.

+ Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí toàn bộ Chương trình hàng quý, năm gửi Bộ Tài chính.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm 1997.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành và địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

BẢN PHỤ LỤC

TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Kèm theo Thông tư số 19 TC/HCSN ngày 14 tháng 4 năm 1997)

I/ TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO HỌC VIỆN
ĐỐI TƯỢNG LÀ LàNH ĐẠO:

– Thời gian đào tạo là 100 tiết

– Số lượng học viên một lớp học là 20 người.

– Nội dung chi bao gồm các khoản sau:

1. Chi tài liệu giáo trình: 1.300.000 đ

+ Chi tài liệu, giáo trình cho 1 học viên là: 50.000 đ x 20 HV = 1.000.000 đ

+ Chi mua đĩa mềm 1 học viên 2 chiếc: 15.000 đ x 20 HV = 300.000 đ

2. Chi thù lao bồi dưỡng giảng viên, chuyên gia: 1.850.000 đ

+ Giảng viên chính (lý thuyết): 20.000 đ/tiết x 70 tiết = 1.400.000 đ

+ Giảng viên hướng dẫn thực hành: 15.000 đ/tiết x 30 tiết = 450.000 đ

3. Chi phí thuê máy và địa điểm (nếu có): 4.000.000 đ

4. Chi phí quản lý lớp học: 600.000 đ

Tính bình quân chi cho một học viên là 30.000 đ: 30.000 đ x 20 HV = 600.000 đ

Tổng cộng chi phí cho 1 lớp học là: 7.750.000 đ

II. TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO HỌC VIÊN
ĐỐI TƯỢNG LÀ NGƯỜI SỬ DỤNG:

– Thời gian học là 150 tiết

– Số lượng học viên một lớp là 20 người.

– Nội dung chi bao gồm các khoản sau:

1/ Chi tài liệu giáo trình: 1.300.000 đ

+ Chi tài liệu, giáo trình cho 1 học viên: 50.000 đ x 20 HV = 1.000.000 đ

+ Chi đĩa mềm 2 chiếc: 15.000 đ x 20 HV = 300.000 đ

2. Chi thù lao bồi dưỡng giảng viên, chuyên gia: 2.625.000 đ

+ Giảng viên chính (lý thuyết):20.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.500.000 đ

+ Giảng viên hướng dẫn thực hành:15.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.125.000 đ

3. Chi phí thuê địa điểm và máy (nếu có): 4.000.000 đ

4. Chi phí quản lý lớp học: 600.000 đ

Tính bình một học viên: 30.000 đ x 20 HV = 600.000 đ

Tổng cộng chi phí cho 1 lớp học là: 8.525.000 đ

III. TÍNH ĐỊNH MỨC CHI CHO
ĐỐI TƯỢNG LÀ CHUYÊN VIÊN

– Đối tượng là chuyên viên được cử đi đào tạo căn cứ vào nhu cầu đào tạo của từng chuyên ngành như:

+ Chuyên ngành về quản trị mạng

+ Chuyên ngành về thiết kế hệ thống

+ Chuyên ngành về thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu

+ Chuyên ngành về lập trình phát triển

+ Quản lý kỹ thuật dự án công nghệ thông tin

– Thời gian đào tạo cho mỗi chuyên ngành là 150 tiết

– Số lượng học viên cho mỗi chuyên ngành 1 lớp là 20 người.

– Nội dung chi cho từng chuyên ngành bao gồm các:

1. Chi tài liệu giáo trình: 3.900.000 đ

+ Chi giáo trình tài liệu: 150.000 đ x 20 HV = 3.000.000 đ

+ Chi mua đĩa mềm 6 chiếc: 45.000 đ x 20 HV = 900.000 đ

2. Chi trả thù lao cho giáo viên, chuyên gia: 3.750.000 đ

+ Chi giảng viên chính (lý thuyết): 25.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.875.000 đ

+ Chi giáo viên thực hành: 25.000 đ/tiết x 75 tiết = 1.875.000 đ

Do trình độ các môn học rất cao nên trả thù lao cho giáo viên thực hành bằng giảng viên chính (lý thuyết).

Do yêu cầu cập nhật thông tin mới, có khi cần phải thuê chuyên gia giảng, vì vậy mức trả thù lao cao hơn các mức dạy cho đối tượng là chuyên viên và lãnh đạo.

3. Chi phí địa điểm và mạng máy (nếu có): 7.750.000 đ

4. Chi phí quản lý: 600.000 đ

Tính bình quân một học viên là: 30.000 đ x 20 HV = 600.000 đ

Tổng số chi cho 1 lớp học là: 16.000.000 đ

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

(Kèm theo Thông tư số: 19 TC/HCSN ngày 14 tháng 4 năm 1997)

Đối tượng

Môn học

Tổng số tiết

Lý thuyết

Thực hành

Ghi chú

I/ Lãnh đạo

– CNTT và sự phát triển kinh tế xã hội

8

8

– Tổng quan về cấu trúc máy tính điện tử và biểu diễn thông tin trong MTĐT

12

8

4

– Tổng quan về các hệ điều hành

12

8

4

– Tin học văn phòng

16

8

8

– Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý

8

8

– Hệ thống thông tin phục vụ cải cách hành chính

8

8

– Tổng quan về CSDL và các hệ quản trị CSDL

12

8

4

– Tổng quan về mạng và các dịch vụ trên mạng

16

8

8

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

8

8

Tổng số tiết học

100

70

30

II/ Người sử dụng

– Tổng quan về cấu trúc máy tính đtử và biểu diễn thông tin trong MTĐT12

8

4

– Chức năng Hệ điều hành và WINDOW (3.x hoặc 95…)

16

8

8

– Hệ soạn thảo văn bản Word

20

10

10

– Exel

20

10

10

– Tổng quan về mạng

20

10

10

– Giới thiệu hệ quản trị dữ liệu (Fox hoặc Access…)

38

17

21

– NC

8

4

4

– Virus và cách phòng chống

8

4

4

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

– Tổng số tiết học

150

75

75

III/ Chuyên viên:

1/ Quản trị mạng

– Cơ sở về mạng máy tính

20

10

10

– Tổng quan về quản trị mạng máy tính các vấn đề kỹ thuật và dịch vụ trên mạng

30

20

10

– Quản trị mạng máy tính trên một hệ điều hành cụ thể (Net Ware, NT, Unix)

90

45

45

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

10

5

5

Tổng số tiết học

150

80

70

2/ Thiết kế hệ thống

– Tổng quan về các hệ thống thông tin

20

15

5

– Phương pháp thiết kế hệ thống thông tin

30

20

10

– Công cụ thiết kế hệ thống thông tin: cụ thể như Desgner 2000, MEGA…90

45

45

-…

– Kiểm tra và thu hoạch

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

85

65

3/ Thiết kế xây dựng

– Tổng quan về CSDL: Phân loại, cấu cơ sở dữ liệu trúc, các cách tổ chức và tích hợp dữ liệu

30

20

10

– Phương pháp thiết kế CSDL theo mô hình cụ thể:

50

30

20

– Mô hình CSDL quan hệ hoặc đối tượng

– Tổ chức CSDL tập trung hay mô hình khách/chủ

– Công cụ quản trị CSDL cụ thể: của ORACLE, Microsoft hoặc IBM… tuỳ theo nhu cầu ứng dụng

60

20

40

– …

– Kiểm tra

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

75

75

4/ Lập trình phát

– Tổng quan về lập trình có cấu trúc triển và lập trình theo hướng đối tượng

30

20

10

– Ngôn ngữ lập trình cụ thể ( C ++, Visual Basic hoặc Java…)

110

50

60

– …

– Kiểm tra

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

75

75

5/ Quản lý kỹ thuật dự án

– Phương pháp luận về quản lý các dự án CNTT

30

20

10

– Các kỹ năng cần thiết

30

15

15

– Sử dụng Microsft Project để quản lý các dự án CNTT

80

35

45

– …

– Kiểm tra

10

5

5

Tổng cộng số tiết học

150

75

75

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 19-TC/HCSN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo thuộc chương trình quốc gia về công nghệ thông tin”