Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, Khmer và Mông

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——–

Số: 19/2013/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2013

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b, khoản 13 Điều 13 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, Khmer và Mông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, bao gồm:
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai;
2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer;
3. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, Giám đốc các đại học có trường đại học sư phạm, hiệu trưởng các trường đại học có khoa sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Ủy ban VHGD TTNNĐ của Quốc hội;
– Ban Tuyên giáo TW;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
– Uỷ ban dân tộc;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Như Điều 3 (để thực hiện);
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Cục NG&CBQLCSGD, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG JRAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, học viên có được kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về dạy tiếng Jrai cho học sinh dân tộc Jrai học tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và người học học tiếng Jrai trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là người học) để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Jrai nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
– Nắm được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;
– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai; lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học.
b) Về kỹ năng:
– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;
– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Jrai; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học;
– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Jrai phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Jrai;
– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Jrai;
– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Jrai, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Giáo viên dạy môn tiếng Jrai trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Jrai nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Jrai cũng được xem xét cho phép tham dự các lớp bồi dưỡng theo chương trình này.
III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 165 tiết
Trong đó:
– Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: 3 tiết
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Jrai: 57 tiết
– Phương pháp dạy học tiếng Jrai: 105 tiết
2. Nội dung chương trình

Tên học phần

Tổng số tiết

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

I

Một số vấn đề chung

3

3

0

1

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học

1

1

0

2

Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

1

1

0

3

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số hiện đại

1

1

0

II.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai

57

27

30

1.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai

45 tiết

21

24

a)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Jrai; vấn đề phương ngữ trong tiếng Jrai

15

7

8

b)

Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Jrai

15

7

8

c)

Ngữ pháp tiếng Jrai

15

7

8

2.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Jrai

12 tiết

6

6

a)

Một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Jrai

2

2

b)

Văn hóa dân tộc Jrai

5

2

3

c)

Văn học dân tộc Jrai

5

2

3

III.

Phương pháp dạy học tiếng Jrai

105 tiết

47

58

1.

Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai

45 tiết

19

26

a)

Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai

5

3

2

b)

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai

10

5

5

c)

Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Jrai

5

2

3

d)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học

5

2

3

đ)

Thiết kế giáo án, nhật kí, quản lý hồ sơ sư phạm

15

7

8

e)

Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Jrai

5

5

2.

Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Jrai

60 tiết

28

32

a)

Dạy học nghe, nói tiếng Jrai

15

7

8

b)

Dạy học đọc tiếng Jrai

15

7

8

c)

Dạy học viết tiếng Jrai

15

7

8

d)

Dạy học luyện từ và câu tiếng Jrai

15

7

8

Tổng cộng:

165

77

88

IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN
1. Một số vấn đề chung
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Jrai nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
– Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;
– Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách, hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là dân tộc thiểu số;
– Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai: Dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ; tích cực hóa hoạt động học tập của người học; tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng; các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống; sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai (ngữ âm, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Jrai sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Jrai trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa, văn học Việt Nam và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai
+ Giới thiệu chung về tiếng Jrai;
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Jrai, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Jrai và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Jrai.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và
phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng
chuyển nghĩa của từ tiếng Jrai;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Jrai;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Jrai
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Jrai sinh sống: Địa hình chủ yếu bằng phẳng, giao thông giữa các vùng thuận tiện; đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa dân tộc Jrai trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng với già làng, chức sắc, khua phat kơđi, giao tiếp trong các nghi lễ với thần linh); thói quen ăn uống (rượu cần, thịt nướng); ở (nhà dài, nhà rông, nhà mồ); trang sức (vòng bạc đeo cổ, còng đồng để đeo tay); trang phục; sinh hoạt hàng ngày, tín ngưỡng (thờ đa thần); lễ nghi, phong tục, luật tục (hôn nhân, ma chay, thờ cúng, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa, lễ ở nhà mới, lễ thổi tai); sinh hoạt văn nghệ (múa hát và các làn điệu dân ca: Khóc Kam Thơng, hát đối đáp, hát tỏ tình tơlơi khăp dam dra); các loại nhạc cụ (cồng chiêng, đàn T’rưng, đàn Gông/Ting ning, đàn Kơni, Đing dek, Đing pơng); hôn nhân gia đình (truyền thống mẫu hệ) và các nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm);
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Jrai trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (truyện dân gian, truyện cổ tích, thơ ca, câu đố, thơ đối đáp trong tình duyên, dân ca, trường ca: Xinh Nhã, Ðăm Di; Udai – Ujac); văn học viết Jrai trước đây và hiện nay.
3. Phương pháp dạy học tiếng Jrai
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Jrai;
– Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Jrai; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Jrai.
b) Nội dung:
– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Jrai như ngôn ngữ thứ nhất.
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Jrai, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Jrai theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Jrai theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Jrai của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Jrai;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
– Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Jrai
+ Dạy học nghe nói, tiếng Jrai: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Jrai; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe, nói; tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Jrai.
+ Dạy học đọc tiếng Jrai: kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Jrai; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Jrai.
+ Dạy học viết tiếng Jrai: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết tiếng Jrai; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Jrai.
+ Dạy luyện từ và câu tiếng Jrai: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Jrai phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kỹ năng

I. Một số vấn đề chung

1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai;

2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;

3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai.

– Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt;

– Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;

– Hiểu các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai.

– Có kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;

– Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Jrai nói riêng;

– Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Jrai nói riêng.

II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai

1.Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai

a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Jrai

Hiểu đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Jrai;

– Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Jrai.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm;

– Có kỹ năng vận dụng các quy tắc chữ viết tiếng Jrai để nói, viết đúng và nhanh.

b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Jrai

– Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép);

– Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Jrai .

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ;

– Có kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Jrai, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Jrai.

c) Ngữ pháp tiếng Jrai

– Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;

– Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt, câu đơn và câu ghép).

– Có kỹ năng nhận diện, phân tích được các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;

– Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Jrai và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Jrai.

2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Jrai

a) Một số đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Jrai

– Hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Jrai sinh sống.

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Jrai sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Jrai.

b) Văn hóa dân tộc Jrai

– Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Jrai).

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Jrai và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào người Jrai.

c) Văn học dân tộc Jrai

– Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Jrai;

– Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Jrai.

– Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Jrai, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Jrai vào thực tiễn dạy tiếng Jrai, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học.

III. Phương pháp dạy học tiếng Jrai

1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai

a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai

– Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp).

– Có kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Jrai.

b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai

– Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Jrai (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know – Want – Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. tiếng Jrai.

– Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Jrai và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Jrai.

c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Jrai

– Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai.

– Có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Jrai: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra.

d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai

– Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức, cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai của người học.

– Có kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá;

– Biết sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học.

đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm.

– Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Jrai.

e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học

– Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Jrai.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Jrai;

– Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Jrai và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai.

2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Jrai

a) Dạy học nghe, nói tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Jrai cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Jrai.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Jrai phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói;

– Biết thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Jrai cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Jrai.

b) Dạy học đọc tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Jrai cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Jrai cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Jrai.

c) Dạy học viết tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Jrai cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Jrai.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Jrai;

– Biết thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Jrai cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Jrai.

d) Dạy luyện từ và câu tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Jrai; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Jrai trong hoạt động giao tiếp;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Jrai trong giao tiếp của người học.

Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

– Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Jrai.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai cho giáo viên dạy tiếng dân tộc Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được biên soạn làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai; đồng thời, là căn cứ để triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Jrai; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Jrai trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Jrai; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Ph­ương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
– Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
– Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Jrai;
– Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
– Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
– Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
– Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
– Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Jrai được thực hiện bởi các trường, khoa sư phạm có đủ năng lực bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về dạy học tiếng Jrai được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng, có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng theo quy định của chương trình.
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
7. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo
dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG KHMER
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer, học viên được trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về dạy tiếng Khmer cho học sinh dân tộc Khmer học tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và người học học tiếng Khmer trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là người học) để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Khmer nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
– Nắm được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer;
– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer; lý luận và các phương pháp dạy học tiếng Khmer; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học.
b) Về kỹ năng:
– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer;
– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Khmer: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Khmer; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ; kỹ năng vận dụng sáng tạo kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học;
– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Khmer: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Khmer phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học tiếng Khmer;
– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Khmer;
– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Giáo viên dạy môn tiếng Khmer trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Khmer nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Khmer cũng được xem xét cho phép tham dự các lớp bồi dưỡng theo chương trình này.
III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 165 tiết
Trong đó:
– Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: 3 tiết
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer: 57 tiết
– Phương pháp dạy học tiếng Khmer: 105 tiết
2. Nội dung chương trình

STT

Học phần

Tổng số tiết

Số tiết

Lí thuyết

Thực hành

I

Một số vấn đề chung

3

3

0

1

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học

1

1

0

2

Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

1

1

0

3

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số hiện đại

1

1

0

II.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer

57

27

30

1

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Khmer

45 tiết

21

24

a)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Khmer; vấn đề phương ngữ trong tiếng Khmer

15

7

8

b)

Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Khmer

15

7

8

c)

Ngữ pháp tiếng Khmer

15

7

8

2

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Khmer

12 tiết

6

6

a)

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Khmer

2

2

b)

Văn hóa dân tộc Khmer

5

2

3

c)

Văn học dân tộc Khmer

5

2

3

III

Phương pháp dạy học tiếng Khmer

105 tiết

47

58

1

Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer

45 tiết

19

26

a)

Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer

5

3

2

b)

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer

10

5

5

c)

Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Khmer

5

2

3

d)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học

5

2

3

đ)

Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm

15

7

8

e)

Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Khmer

5

5

2

Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Khmer

60 tiết

28

32

a)

Dạy học nghe, nói tiếng Khmer

15

7

8

b)

Dạy học đọc tiếng Khmer

15

7

8

c)

Dạy học viết tiếng Khmer

15

7

8

d)

Dạy học luyện từ và câu tiếng Khmer

15

7

8

Tổng cộng:

165

77

88

IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN
1. Một số vấn đề chung
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Khmer nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
– Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với việc dạy học tiếng Khmer;
– Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách và hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là dân tộc thiểu số;
– Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer: Dạy học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ; tích cực hóa hoạt động học tập của người học; tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng; các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống; sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Khmer (ngữ âm, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Khmer trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa, văn học Việt Nam và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Khmer
+ Giới thiệu chung về tiếng Khmer;
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Khmer, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Khmer và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Khmer.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Khmer;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Khmer;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Khmer:
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống: Địa hình bằng phẳng thuận lợi giao thông, đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa Khmer trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng trong các nghi lễ với thần linh); các lễ hội lớn trong năm (Bôn Chôl Chhnăm thô-mây, Bôn Pho-chum bân, Bôn Ooc-òm booc, Bôn Po-ro-năng túc ngo, Po-ro-năng cô, Bôn Pị-sa bô-chia); các lễ trong tang ma, cưới xin, đền ơn, đáp nghĩa (đắp núi cát); các tập tục trong nghi lễ vòng đời: Bôn Cạ- thân (lễ Dâng y), Bôn pho-ca (lễ Dâng hoa), Bôn Păp-pạ-chia (lễ Xuất gia đi tu), Bôn com-san so-rốc (lễ Cầu an), Bôn Sen Đôn ta (lễ Cúng ông bà), Bôn chom-rơn po-rẹ-chon (lễ Mừng thọ); tập quán ăn mặc; tôn giáo tín ngưỡng: sự du nhập của Phật giáo Nam tông; triết lí của phật giáo Nam tông; các điều răn của Phật giáo Nam tông; vai trò ngôi chùa trong đời sống dân tộc Khmer;
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Khmer trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian, văn học viết Khmer trước đây và hiện nay.
3. Phương pháp dạy học tiếng Khmer
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Khmer;
– Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Khmer; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Khmer.
b) Nội dung:
– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer:
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Khmer như ngôn ngữ thứ nhất;
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer theo đường hướng giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Khmer, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Khmer theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Khmer theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Khmer của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: Kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và qui trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Khmer;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
– Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Khmer
+ Dạy học nghe, nói tiếng Khmer: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Khmer; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe, nói, tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Khmer;
+ Dạy học đọc tiếng Khmer: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Khmer; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Khmer;
+ Dạy học viết tiếng Khmer: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết tiếng Khmer; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học, từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Khmer;
+ Dạy luyện từ và câu tiếng Khmer: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Khmer phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kĩ năng

I. Một số vấn đề chung

1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer;

2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Khmer;

3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer.

– Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt;

– Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Khmer;

– Hiểu các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Khmer;

– Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Khmer nói riêng;

– Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Khmer nói riêng.

II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer

1.Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về tiếng Khmer

a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Khmer

Hiểu đặc điểm, chức năng của các đợn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Khmer;

– Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Khmer.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm;

– Có kỹ năng vận dụng các quy tắc chữ viết tiếng Khmer để nói, viết đúng và nhanh.

b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Khmer

– Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép);

– Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Khmer.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ;

– Có kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Khmer, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Khmer.

c) Ngữ pháp tiếng Khmer

– Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;

– Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt; câu đơn và câu ghép).

– Có kỹ năng nhận diện, phân tích được các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;

– Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Khmer và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Khmer.

2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Khmer

a) Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Khmer

– Hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Khmer sinh sống.

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Khmer sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Khmer.

b) Văn hóa dân tộc Khmer

– Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán) của người Khmer.

– Có kỹ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào Khmer.

c) Văn học dân tộc Khmer

– Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Khmer;

– Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Khmer.

– Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Khmer, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Khmer vào thực tiễn dạy tiếng Khmer, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học.

III. Phương pháp dạy học tiếng Khmer

1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer

a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer

– Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp).

– Có kỹ năng vận dụng các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ học tiếng Khmer.

b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer

– Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Khmer (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know-Want-Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Khmer và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Khmer.

c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Khmer

– Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Khmer: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra.

d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer

– Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức và cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer của người học.

– Có kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá;

– Biết sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học.

đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm.

– Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Khmer.

e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học

– Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Khmer;

– Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Khmer và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer.

2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Khmer

a) Dạy học nghe, nói tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Khmer cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Khmer.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Khmer phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói;

– Biết thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Khmer cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Khmer.

b) Dạy học đọc tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Khmer cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Khmer cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Khmer.

c) Dạy học viết tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Khmer cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Khmer.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Khmer;

– Biết thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Khmer cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Khmer.

d) Dạy luyện từ và câu tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu. các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu trong giao tiếp;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu.

Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp, phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo đinh hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

– Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Khmer.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer cho giáo viên dạy tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được biên soạn làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer; đồng thời, là căn cứ để triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Khmer; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Khmer trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Khmer; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Ph­ương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
– Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
– Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Khmer;
– Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
– Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
– Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
– Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
– Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Khmer được thực hiện bởi các trường, khoa sư phạm có đủ năng lực bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về dạy học tiếng Khmer được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng, có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng theo quy định của chương trình.
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
7. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG MÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông, học viên nắm được kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về dạy tiếng Mông cho học sinh dân tộc Mông học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và người học học tiếng Mông trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là người học) để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Mông nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
– Nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông (Bộ chữ Mông dạy trong nhà trường ban hành theo Nghị định số 206 TTg/CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27 tháng 11 năm 1961);
– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông; lý luận và các phương pháp dạy học tiếng Mông; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học.
b) Về kỹ năng:
– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông;
– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Mông: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Mông; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học;
– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Mông: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Mông phù hợp với đặc thù môn học và kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Mông;
– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Mông;
– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào Mông, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Giáo viên dạy môn tiếng Mông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Mông nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Mông cũng được xem xét cho phép tham dự các lớp bồi dưỡng theo chương trình này.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 165 tiết
Trong đó:
– Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: 3 tiết
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông: 57 tiết
– Phương pháp dạy học tiếng Mông: 105 tiết
2. Nội dung chương trình

STT

Học phần

Tổng số tiết

Số tiết

Lí thuyết

Thực hành

I

Một số vấn đề chung

3

3

0

1

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học

1

1

0

2

Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

1

1

0

3

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số hiện đại

1

1

0

II

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông

57

27

30

1

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông:

45

21

24

a)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Mông; vấn đề phương ngữ trong tiếng Mông

15

7

8

b)

Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Mông

15

7

8

c)

Ngữ pháp tiếng Mông

15

7

8

2

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Mông

12

6

6

a)

Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Mông

2

2

b)

Văn hóa dân tộc Mông

5

2

3

c)

Văn học dân tộc Mông

5

2

3

III

Phương pháp dạy học tiếng Mông

105

47

58

1

Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông

45

19

26

a)

Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Mông

5

3

2

b)

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Mông

10

5

5

c)

Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Mông

5

2

3

d)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học

5

2

3

đ)

Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm

15

7

8

e)

Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Mông

5

5

2

Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Mông

60

28

32

a)

Dạy học nghe, nói tiếng Mông

15

7

8

b)

Dạy học đọc tiếng Mông

15

7

8

c)

Dạy học viết tiếng Mông

15

7

8

d)

Dạy học luyện từ và câu tiếng Mông

15

7

8

Tổng cộng:

165

77

88

IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN
1. Một số vấn đề chung
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Mông nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
– Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với việc dạy học tiếng Mông;
– Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách, hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là dân tộc thiểu số;
– Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại: Dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ, tích cực hóa hoạt động học tập của người học, tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng, các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống, sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông (ngữ âm chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
– Học viên có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế,
xã hội của vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Mông một cách hệ thống và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
– Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông:
+ Giới thiệu chung về tiếng Mông;
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Mông, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Mông và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Mông.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Mông;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Mông;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
– Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Mông
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống: Núi cao, địa hình khó đi lại, đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa dân tộc Mông trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam: Văn hóa giao tiếp (văn hóa giao tiếp của người Mông trong cộng đồng người Mông và ngoài xã hội); tín ngưỡng, tôn giáo, dòng họ; lễ thức dân gian (cưới xin, tang lễ); lễ hội (lễ hội Gầu Tào, lễ hội Cấm Rừng); trang phục truyền thống và đồ trang sức; ẩm thực truyền thống (mèn mén); luật tục của dân tộc Mông;
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Mông trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ,
thành ngữ, dân ca, câu đố); văn học viết Mông trước đây và hiện nay.
3. Phương pháp dạy học tiếng Mông
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Mông;
– Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Mông; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Mông.
b) Nội dung:
– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông:
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Mông như ngôn ngữ thứ nhất;
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Mông; sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Mông;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Mông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Mông theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Mông của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Mông theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: Kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Mông;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
– Phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Mông:
+ Dạy học nghe, nói tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe nói, tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Mông;
+ Dạy học đọc tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Mông;
+ Dạy học viết tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Mông;
+ Dạy học luyện từ và câu tiếng Mông: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Mông phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kỹ năng

I. Một số vấn đề chung

1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông.

2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Mông.

3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại.

– Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt;

– Hiểu chủ trương đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Mông;

– Hiểu các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại.

– Có kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Mông.

– Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Mông nói riêng;

– Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Mông nói riêng.

II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông

1. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về tiếng Mông.

a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Mông

Hiểu đặc điểm, chức năng của các đợn vị ngữ âm: nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Mông;

– Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Mông.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm;

– Có kỹ năng vận dụng các quy tắc chữ viết tiếng Mông để nói, viết đúng và nhanh.

b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Mông

– Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép);

– Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Mông.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ;

– Có kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Mông, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Mông.

c) Ngữ pháp tiếng Mông

– Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;

– Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt; câu đơn và câu ghép).

– Có kỹ năng nhận diện, phân tích được các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;

– Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Mông và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Mông.

2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Mông

a) Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Mông

– Hiểu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Mông sinh sống.

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Mông sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Mông.

b) Văn hóa dân tộc Mông

– Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Mông).

– Có kỹ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Mông và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học, đồng bào người Mông.

c) Văn học dân tộc Mông

– Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học dân tộc Mông;

– Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Mông

– Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Mông, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Mông vào thực tiễn dạy tiếng Mông, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học.

III. Phương pháp dạy học tiếng Mông

1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông

a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Mông

– Hiểu được các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp).

– Có kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Mông vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Mông.

b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Mông

– Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Mông (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know – Want – Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Mông.

– Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Mông và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Mông.

c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Mông

Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Mông.

– Có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học các kiểu bài học tiếng Mông: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra.

d) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tiếng Mông

– Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức và cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Mông của người học.

– Có kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Mông của người học một cách khoa học, chính xác; kết hợp đánh giá và tự đánh giá;

– Biết sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học.

đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm

– Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Mông.

e) Thực hành dạy học và dự giờ quan sát lớp học

Hiểu quy trình, cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Mông.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Mông;

– Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Mông và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Mông.

2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Mông

a) Dạy học nghe, nói tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Mông cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Mông.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Mông phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói;

– Biết thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Mông cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Mông.

b) Dạy học đọc tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động dạy học đọc tiếng Mông cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Mông cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Mông.

c) Dạy học viết tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Mông cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Mông.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Mông;

– Biết thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Mông cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Mông.

d) Dạy học luyện từ và câu tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Mông; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Mông trong hoạt động giao tiếp;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Mông trong giao tiếp của người học.

Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu tiếng Mông trong giao tiếp, phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

– Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu tiếng Mông phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Mông.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông cho giáo viên dạy tiếng dân tộc Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được biên soạn làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông; đồng thời, là căn cứ để triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Mông; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Mông trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Mông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Ph­ương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
– Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
– Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Mông;
– Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
– Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
– Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
– Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
– Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Mông được thực hiện bởi các trường, khoa sư phạm có đủ năng lực bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về dạy học tiếng Mông được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng, có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng theo quy định của chương trình.
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
7. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thuộc tính văn bản
Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, Khmer và Mông
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 19/2013/TT-BGDĐT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành: 03/06/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——–

Số: 19/2013/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2013

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b, khoản 13 Điều 13 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, Khmer và Mông.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, bao gồm:
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai;
2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer;
3. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2013.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, Giám đốc các đại học có trường đại học sư phạm, hiệu trưởng các trường đại học có khoa sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Ủy ban VHGD TTNNĐ của Quốc hội;
– Ban Tuyên giáo TW;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
– Uỷ ban dân tộc;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Như Điều 3 (để thực hiện);
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ GDĐT;
– Lưu: VT, Cục NG&CBQLCSGD, Vụ PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Nghĩa

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG JRAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2013

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, học viên có được kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về dạy tiếng Jrai cho học sinh dân tộc Jrai học tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và người học học tiếng Jrai trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là người học) để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Jrai nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
– Nắm được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;
– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai; lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học.
b) Về kỹ năng:
– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai;
– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Jrai; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học;
– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Jrai: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Jrai phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Jrai;
– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Jrai;
– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Jrai, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Giáo viên dạy môn tiếng Jrai trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Jrai nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Jrai cũng được xem xét cho phép tham dự các lớp bồi dưỡng theo chương trình này.
III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 165 tiết
Trong đó:
– Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: 3 tiết
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Jrai: 57 tiết
– Phương pháp dạy học tiếng Jrai: 105 tiết
2. Nội dung chương trình

Tên học phần

Tổng số tiết

Số tiết

Lý thuyết

Thực hành

I

Một số vấn đề chung

3

3

0

1

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học

1

1

0

2

Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

1

1

0

3

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số hiện đại

1

1

0

II.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai

57

27

30

1.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai

45 tiết

21

24

a)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Jrai; vấn đề phương ngữ trong tiếng Jrai

15

7

8

b)

Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Jrai

15

7

8

c)

Ngữ pháp tiếng Jrai

15

7

8

2.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Jrai

12 tiết

6

6

a)

Một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Jrai

2

2

b)

Văn hóa dân tộc Jrai

5

2

3

c)

Văn học dân tộc Jrai

5

2

3

III.

Phương pháp dạy học tiếng Jrai

105 tiết

47

58

1.

Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai

45 tiết

19

26

a)

Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai

5

3

2

b)

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai

10

5

5

c)

Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Jrai

5

2

3

d)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai của người học

5

2

3

đ)

Thiết kế giáo án, nhật kí, quản lý hồ sơ sư phạm

15

7

8

e)

Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Jrai

5

5

2.

Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Jrai

60 tiết

28

32

a)

Dạy học nghe, nói tiếng Jrai

15

7

8

b)

Dạy học đọc tiếng Jrai

15

7

8

c)

Dạy học viết tiếng Jrai

15

7

8

d)

Dạy học luyện từ và câu tiếng Jrai

15

7

8

Tổng cộng:

165

77

88

IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN
1. Một số vấn đề chung
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Jrai nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
– Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;
– Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách, hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là dân tộc thiểu số;
– Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai: Dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ; tích cực hóa hoạt động học tập của người học; tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng; các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống; sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai (ngữ âm, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Jrai sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Jrai trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa, văn học Việt Nam và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai
+ Giới thiệu chung về tiếng Jrai;
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Jrai, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Jrai và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Jrai.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và
phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng
chuyển nghĩa của từ tiếng Jrai;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Jrai;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Jrai
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Jrai sinh sống: Địa hình chủ yếu bằng phẳng, giao thông giữa các vùng thuận tiện; đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa dân tộc Jrai trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng với già làng, chức sắc, khua phat kơđi, giao tiếp trong các nghi lễ với thần linh); thói quen ăn uống (rượu cần, thịt nướng); ở (nhà dài, nhà rông, nhà mồ); trang sức (vòng bạc đeo cổ, còng đồng để đeo tay); trang phục; sinh hoạt hàng ngày, tín ngưỡng (thờ đa thần); lễ nghi, phong tục, luật tục (hôn nhân, ma chay, thờ cúng, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ cầu mưa, lễ ở nhà mới, lễ thổi tai); sinh hoạt văn nghệ (múa hát và các làn điệu dân ca: Khóc Kam Thơng, hát đối đáp, hát tỏ tình tơlơi khăp dam dra); các loại nhạc cụ (cồng chiêng, đàn T’rưng, đàn Gông/Ting ning, đàn Kơni, Đing dek, Đing pơng); hôn nhân gia đình (truyền thống mẫu hệ) và các nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm);
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Jrai trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (truyện dân gian, truyện cổ tích, thơ ca, câu đố, thơ đối đáp trong tình duyên, dân ca, trường ca: Xinh Nhã, Ðăm Di; Udai – Ujac); văn học viết Jrai trước đây và hiện nay.
3. Phương pháp dạy học tiếng Jrai
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Jrai;
– Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Jrai; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Jrai.
b) Nội dung:
– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Jrai như ngôn ngữ thứ nhất.
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Jrai, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Jrai theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Jrai theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Jrai: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Jrai của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Jrai;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Jrai theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
– Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Jrai
+ Dạy học nghe nói, tiếng Jrai: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Jrai; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe, nói; tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Jrai.
+ Dạy học đọc tiếng Jrai: kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Jrai; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Jrai.
+ Dạy học viết tiếng Jrai: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết tiếng Jrai; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Jrai.
+ Dạy luyện từ và câu tiếng Jrai: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Jrai phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kỹ năng

I. Một số vấn đề chung

1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai;

2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;

3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai.

– Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Jrai với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt;

– Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;

– Hiểu các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Jrai.

– Có kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Jrai;

– Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Jrai nói riêng;

– Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Jrai nói riêng.

II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Jrai

1.Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Jrai

a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Jrai

Hiểu đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Jrai;

– Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Jrai.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm;

– Có kỹ năng vận dụng các quy tắc chữ viết tiếng Jrai để nói, viết đúng và nhanh.

b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Jrai

– Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép);

– Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Jrai .

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ;

– Có kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Jrai, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Jrai.

c) Ngữ pháp tiếng Jrai

– Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;

– Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt, câu đơn và câu ghép).

– Có kỹ năng nhận diện, phân tích được các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;

– Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Jrai và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Jrai.

2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Jrai

a) Một số đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Jrai

– Hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Jrai sinh sống.

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Jrai sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Jrai.

b) Văn hóa dân tộc Jrai

– Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Jrai).

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Jrai và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào người Jrai.

c) Văn học dân tộc Jrai

– Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Jrai;

– Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Jrai.

– Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Jrai, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Jrai vào thực tiễn dạy tiếng Jrai, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học.

III. Phương pháp dạy học tiếng Jrai

1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Jrai

a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Jrai

– Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp).

– Có kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Jrai.

b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Jrai

– Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Jrai (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know – Want – Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. tiếng Jrai.

– Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Jrai và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Jrai.

c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Jrai

– Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai.

– Có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Jrai: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra.

d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai

– Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức, cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai của người học.

– Có kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Jrai của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá;

– Biết sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học.

đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm.

– Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Jrai.

e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học

– Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Jrai.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Jrai;

– Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Jrai và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Jrai.

2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Jrai

a) Dạy học nghe, nói tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Jrai cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Jrai.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Jrai phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói;

– Biết thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Jrai cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Jrai.

b) Dạy học đọc tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Jrai cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Jrai cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Jrai.

c) Dạy học viết tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Jrai cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Jrai.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Jrai;

– Biết thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Jrai cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Jrai.

d) Dạy luyện từ và câu tiếng Jrai

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Jrai; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Jrai trong hoạt động giao tiếp;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Jrai trong giao tiếp của người học.

Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

– Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Jrai.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai cho giáo viên dạy tiếng dân tộc Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được biên soạn làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai; đồng thời, là căn cứ để triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Jrai; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Jrai trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Jrai; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Ph­ương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
– Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
– Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Jrai;
– Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
– Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
– Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
– Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
– Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Jrai được thực hiện bởi các trường, khoa sư phạm có đủ năng lực bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về dạy học tiếng Jrai được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng, có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng theo quy định của chương trình.
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
7. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo
dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Jrai ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG KHMER
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer, học viên được trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về dạy tiếng Khmer cho học sinh dân tộc Khmer học tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và người học học tiếng Khmer trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là người học) để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Khmer nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
– Nắm được các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer;
– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer; lý luận và các phương pháp dạy học tiếng Khmer; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học.
b) Về kỹ năng:
– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer;
– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Khmer: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Khmer; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ; kỹ năng vận dụng sáng tạo kỹ thuật và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học;
– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Khmer: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Khmer phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học tiếng Khmer;
– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Khmer;
– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hoá của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Giáo viên dạy môn tiếng Khmer trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Khmer nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Khmer cũng được xem xét cho phép tham dự các lớp bồi dưỡng theo chương trình này.
III. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 165 tiết
Trong đó:
– Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: 3 tiết
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer: 57 tiết
– Phương pháp dạy học tiếng Khmer: 105 tiết
2. Nội dung chương trình

STT

Học phần

Tổng số tiết

Số tiết

Lí thuyết

Thực hành

I

Một số vấn đề chung

3

3

0

1

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học

1

1

0

2

Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

1

1

0

3

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số hiện đại

1

1

0

II.

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer

57

27

30

1

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Khmer

45 tiết

21

24

a)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Khmer; vấn đề phương ngữ trong tiếng Khmer

15

7

8

b)

Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Khmer

15

7

8

c)

Ngữ pháp tiếng Khmer

15

7

8

2

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Khmer

12 tiết

6

6

a)

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Khmer

2

2

b)

Văn hóa dân tộc Khmer

5

2

3

c)

Văn học dân tộc Khmer

5

2

3

III

Phương pháp dạy học tiếng Khmer

105 tiết

47

58

1

Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer

45 tiết

19

26

a)

Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer

5

3

2

b)

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer

10

5

5

c)

Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Khmer

5

2

3

d)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer của người học

5

2

3

đ)

Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm

15

7

8

e)

Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Khmer

5

5

2

Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Khmer

60 tiết

28

32

a)

Dạy học nghe, nói tiếng Khmer

15

7

8

b)

Dạy học đọc tiếng Khmer

15

7

8

c)

Dạy học viết tiếng Khmer

15

7

8

d)

Dạy học luyện từ và câu tiếng Khmer

15

7

8

Tổng cộng:

165

77

88

IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN
1. Một số vấn đề chung
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Khmer nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
– Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với việc dạy học tiếng Khmer;
– Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách và hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là dân tộc thiểu số;
– Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer: Dạy học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ; tích cực hóa hoạt động học tập của người học; tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng; các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống; sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Khmer
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Khmer (ngữ âm, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Khmer trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa, văn học Việt Nam và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Khmer
+ Giới thiệu chung về tiếng Khmer;
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Khmer, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Khmer và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Khmer.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Khmer;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Khmer;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Khmer:
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống: Địa hình bằng phẳng thuận lợi giao thông, đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa Khmer trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng trong các nghi lễ với thần linh); các lễ hội lớn trong năm (Bôn Chôl Chhnăm thô-mây, Bôn Pho-chum bân, Bôn Ooc-òm booc, Bôn Po-ro-năng túc ngo, Po-ro-năng cô, Bôn Pị-sa bô-chia); các lễ trong tang ma, cưới xin, đền ơn, đáp nghĩa (đắp núi cát); các tập tục trong nghi lễ vòng đời: Bôn Cạ- thân (lễ Dâng y), Bôn pho-ca (lễ Dâng hoa), Bôn Păp-pạ-chia (lễ Xuất gia đi tu), Bôn com-san so-rốc (lễ Cầu an), Bôn Sen Đôn ta (lễ Cúng ông bà), Bôn chom-rơn po-rẹ-chon (lễ Mừng thọ); tập quán ăn mặc; tôn giáo tín ngưỡng: sự du nhập của Phật giáo Nam tông; triết lí của phật giáo Nam tông; các điều răn của Phật giáo Nam tông; vai trò ngôi chùa trong đời sống dân tộc Khmer;
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Khmer trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian, văn học viết Khmer trước đây và hiện nay.
3. Phương pháp dạy học tiếng Khmer
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Khmer;
– Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Khmer; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Khmer.
b) Nội dung:
– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer:
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Khmer như ngôn ngữ thứ nhất;
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer theo đường hướng giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Khmer, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Khmer theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Khmer theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Khmer: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Khmer của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: Kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và qui trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Khmer;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Khmer theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
– Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Khmer
+ Dạy học nghe, nói tiếng Khmer: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Khmer; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe, nói, tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Khmer;
+ Dạy học đọc tiếng Khmer: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Khmer; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Khmer;
+ Dạy học viết tiếng Khmer: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết tiếng Khmer; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học, từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Khmer;
+ Dạy luyện từ và câu tiếng Khmer: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Khmer phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kĩ năng

I. Một số vấn đề chung

1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer;

2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Khmer;

3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer.

– Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Khmer với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt;

– Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Khmer;

– Hiểu các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Khmer;

– Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Khmer nói riêng;

– Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Khmer nói riêng.

II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Khmer

1.Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về tiếng Khmer

a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Khmer

Hiểu đặc điểm, chức năng của các đợn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Khmer;

– Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Khmer.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm;

– Có kỹ năng vận dụng các quy tắc chữ viết tiếng Khmer để nói, viết đúng và nhanh.

b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Khmer

– Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép);

– Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Khmer.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ;

– Có kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Khmer, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Khmer.

c) Ngữ pháp tiếng Khmer

– Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;

– Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt; câu đơn và câu ghép).

– Có kỹ năng nhận diện, phân tích được các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;

– Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Khmer và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Khmer.

2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Khmer

a) Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Khmer

– Hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Khmer sinh sống.

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Khmer sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Khmer.

b) Văn hóa dân tộc Khmer

– Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán) của người Khmer.

– Có kỹ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào Khmer.

c) Văn học dân tộc Khmer

– Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Khmer;

– Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Khmer.

– Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Khmer, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Khmer vào thực tiễn dạy tiếng Khmer, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học.

III. Phương pháp dạy học tiếng Khmer

1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Khmer

a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer

– Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp).

– Có kỹ năng vận dụng các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Khmer vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ học tiếng Khmer.

b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Khmer

– Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Khmer (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know-Want-Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Khmer và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Khmer.

c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Khmer

– Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Khmer: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra.

d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer

– Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức và cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer của người học.

– Có kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Khmer của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá;

– Biết sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học.

đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm.

– Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Khmer.

e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học

– Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Khmer.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Khmer;

– Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Khmer và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Khmer.

2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Khmer

a) Dạy học nghe, nói tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Khmer cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Khmer.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Khmer phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói;

– Biết thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Khmer cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Khmer.

b) Dạy học đọc tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Khmer cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Khmer cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Khmer.

c) Dạy học viết tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Khmer cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Khmer.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Khmer;

– Biết thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Khmer cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Khmer.

d) Dạy luyện từ và câu tiếng Khmer

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu. các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu trong giao tiếp;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu.

Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp, phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo đinh hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

– Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Khmer.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer cho giáo viên dạy tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được biên soạn làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Khmer; đồng thời, là căn cứ để triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ, văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Khmer; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Khmer trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Khmer; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Ph­ương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
– Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
– Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Khmer;
– Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
– Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
– Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
– Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
– Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Khmer được thực hiện bởi các trường, khoa sư phạm có đủ năng lực bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về dạy học tiếng Khmer được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng, có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng theo quy định của chương trình.
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
7. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Khmer ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG MÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2013/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 6 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông, học viên nắm được kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản về dạy tiếng Mông cho học sinh dân tộc Mông học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và người học học tiếng Mông trong các trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là người học) để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học.
2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
– Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Mông nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
– Nắm được kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông (Bộ chữ Mông dạy trong nhà trường ban hành theo Nghị định số 206 TTg/CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27 tháng 11 năm 1961);
– Hiểu rõ xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông; lý luận và các phương pháp dạy học tiếng Mông; các hình thức tổ chức, quản lý dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học.
b) Về kỹ năng:
– Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông;
– Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Mông: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Mông; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học;
– Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Mông: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Mông phù hợp với đặc thù môn học và kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
– Có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Mông;
– Có thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Mông;
– Có ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào Mông, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Giáo viên dạy môn tiếng Mông trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Mông nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Mông cũng được xem xét cho phép tham dự các lớp bồi dưỡng theo chương trình này.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 165 tiết
Trong đó:
– Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: 3 tiết
– Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông: 57 tiết
– Phương pháp dạy học tiếng Mông: 105 tiết
2. Nội dung chương trình

STT

Học phần

Tổng số tiết

Số tiết

Lí thuyết

Thực hành

I

Một số vấn đề chung

3

3

0

1

Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học

1

1

0

2

Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số

1

1

0

3

Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số hiện đại

1

1

0

II

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông

57

27

30

1

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông:

45

21

24

a)

Ngữ âm và chữ viết tiếng Mông; vấn đề phương ngữ trong tiếng Mông

15

7

8

b)

Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Mông

15

7

8

c)

Ngữ pháp tiếng Mông

15

7

8

2

Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Mông

12

6

6

a)

Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Mông

2

2

b)

Văn hóa dân tộc Mông

5

2

3

c)

Văn học dân tộc Mông

5

2

3

III

Phương pháp dạy học tiếng Mông

105

47

58

1

Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông

45

19

26

a)

Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Mông

5

3

2

b)

Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Mông

10

5

5

c)

Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Mông

5

2

3

d)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông của người học

5

2

3

đ)

Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm

15

7

8

e)

Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Mông

5

5

2

Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Mông

60

28

32

a)

Dạy học nghe, nói tiếng Mông

15

7

8

b)

Dạy học đọc tiếng Mông

15

7

8

c)

Dạy học viết tiếng Mông

15

7

8

d)

Dạy học luyện từ và câu tiếng Mông

15

7

8

Tổng cộng:

165

77

88

IV. MÔ TẢ CÁC HỌC PHẦN
1. Một số vấn đề chung
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Mông nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
– Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với việc dạy học tiếng Mông;
– Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách, hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là dân tộc thiểu số;
– Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại: Dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ, tích cực hóa hoạt động học tập của người học, tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng, các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống, sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Mông
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông (ngữ âm chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
– Học viên có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế,
xã hội của vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Mông một cách hệ thống và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
– Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Mông:
+ Giới thiệu chung về tiếng Mông;
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Mông, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Mông và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Mông.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Mông;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Mông;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
– Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Mông
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Mông sinh sống: Núi cao, địa hình khó đi lại, đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa dân tộc Mông trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam: Văn hóa giao tiếp (văn hóa giao tiếp của người Mông trong cộng đồng người Mông và ngoài xã hội); tín ngưỡng, tôn giáo, dòng họ; lễ thức dân gian (cưới xin, tang lễ); lễ hội (lễ hội Gầu Tào, lễ hội Cấm Rừng); trang phục truyền thống và đồ trang sức; ẩm thực truyền thống (mèn mén); luật tục của dân tộc Mông;
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Mông trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ,
thành ngữ, dân ca, câu đố); văn học viết Mông trước đây và hiện nay.
3. Phương pháp dạy học tiếng Mông
a) Mục tiêu:
– Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Mông;
– Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Mông; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Mông.
b) Nội dung:
– Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông:
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Mông như ngôn ngữ thứ nhất;
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Mông; sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Mông;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Mông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Mông theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Mông: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Mông của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Mông theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: Kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Mông;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Mông theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
– Phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Mông:
+ Dạy học nghe, nói tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe nói, tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Mông;
+ Dạy học đọc tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng các âm, vần, tiếng, từ đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Mông;
+ Dạy học viết tiếng Mông: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết tiếng Mông; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Mông;
+ Dạy học luyện từ và câu tiếng Mông: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Mông phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Kiến thức

Kỹ năng

I. Một số vấn đề chung

1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông.

2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Mông.

3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại.

– Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Mông với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt;

– Hiểu chủ trương đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Mông;

– Hiểu các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Mông hiện đại.

– Có kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Mông.

– Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Mông nói riêng;

– Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Mông nói riêng.

II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Mông

1. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về tiếng Mông.

a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Mông

Hiểu đặc điểm, chức năng của các đợn vị ngữ âm: nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Mông;

– Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Mông.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm;

– Có kỹ năng vận dụng các quy tắc chữ viết tiếng Mông để nói, viết đúng và nhanh.

b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Mông

– Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép);

– Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Mông.

– Có kỹ năng nhận diện và phân tích được các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ;

– Có kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Mông, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Mông.

c) Ngữ pháp tiếng Mông

– Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ;

– Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt; câu đơn và câu ghép).

– Có kỹ năng nhận diện, phân tích được các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp;

– Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Mông và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Mông.

2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Mông

a) Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Mông

– Hiểu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Mông sinh sống.

– Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Mông sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Mông.

b) Văn hóa dân tộc Mông

– Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Mông).

– Có kỹ năng tìm hiểu, tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Mông và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học, đồng bào người Mông.

c) Văn học dân tộc Mông

– Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học dân tộc Mông;

– Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Mông

– Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Mông, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Mông vào thực tiễn dạy tiếng Mông, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học.

III. Phương pháp dạy học tiếng Mông

1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Mông

a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Mông

– Hiểu được các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp).

– Có kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Mông vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Mông.

b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Mông

– Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Mông (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know – Want – Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Mông.

– Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Mông và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Mông.

c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Mông

Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Mông.

– Có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học các kiểu bài học tiếng Mông: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra.

d) Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tiếng Mông

– Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức và cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Mông của người học.

– Có kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Mông của người học một cách khoa học, chính xác; kết hợp đánh giá và tự đánh giá;

– Biết sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học.

đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm

– Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Mông.

e) Thực hành dạy học và dự giờ quan sát lớp học

Hiểu quy trình, cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Mông.

– Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Mông;

– Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Mông và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Mông.

2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Mông

a) Dạy học nghe, nói tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Mông cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Mông.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Mông phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói;

– Biết thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Mông cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Mông.

b) Dạy học đọc tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động dạy học đọc tiếng Mông cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Mông cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Mông.

c) Dạy học viết tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Mông cho người học;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Mông.

Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Mông;

– Biết thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Mông cho người học;

– Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Mông.

d) Dạy học luyện từ và câu tiếng Mông

Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Mông; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Mông trong hoạt động giao tiếp;

Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Mông trong giao tiếp của người học.

Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu tiếng Mông trong giao tiếp, phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học;

– Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học;

– Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu tiếng Mông phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Mông.

VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông cho giáo viên dạy tiếng dân tộc Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được biên soạn làm cơ sở cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mông; đồng thời, là căn cứ để triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Mông; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Mông trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Mông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Ph­ương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
– Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
– Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Mông;
– Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
– Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
– Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
– Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
– Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy tiếng Mông được thực hiện bởi các trường, khoa sư phạm có đủ năng lực bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm về dạy học tiếng Mông được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ. Hình thức tổ chức bồi dưỡng cần linh hoạt cho phù hợp với đối tượng, có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng theo quy định của chương trình.
6. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
7. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Mông ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 19/2013/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Jrai, Khmer và Mông”