THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 16/LĐTBXH-TT NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC HÀNG NGÀY ĐƯỢC RÚT NGẮN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LÀM CÁC CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Thi hành Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi”, khoản 2 Điều 68 của Bộ Luật Lao động; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Thời giờ làm việc hàng ngày rút ngắn được áp dụng đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
– Các doanh nghiệp Nhà nước;
– Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;
– Các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao đông để tiến hành hoạt động sản xất, kinh doanh;
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;
– Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;
– Các đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân;
– Cơ quan hành chính, sự nghiệp;
– Các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân.
Riêng những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong các doanh nghiệp đặc thù, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và nhưng người làm các công việc có tính chất đặc biệt theo quy định tại Điều 80 của Bộ Luật Lao động, Điều 12 của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ thực hiện theo quy định riêng.
II- THỜI GIỜ LÀM VIỆC HÀNG NGÀY ĐƯỢC RÚT NGẮN
1. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn 02 (hai) giờ trong ngày làm việc áp dụng đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Hàng ngày, trong 6 giờ làm việc liên tục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm người lao động có ít nhất 30 phút được nghỉ nếu làm việc vào ban ngày, có ít nhất 45 phút được nghỉ nếu làm việc vào ban đêm.
3. Trong một giờ làm việc đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm người lao động không được làm thêm quá 3 giờ; trong tuần thì tổng cộng thời giờ làm thêm không được quá 9 giờ.
4. Người làm công việc được rút ngắn thời giờ làm việc được trả đủ lương, phụ cấp (nếu có) và các chế độ khác theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan qui định tại điểm I Mục I Thông tư ngày có trách nhiệm:
a. Thực hiện việc rút ngắn thời giờ làm việc theo quy định đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trong danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, số 915/LBTĐXH-QĐ ngày 31/7/1996 và số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, với các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương bịnh và Xã hội ký ban hành danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau ngày Thông tư này có hiệu lực.
b. Ghi vào hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể; quy định biểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong nội quy lao động của doang nghiệp về chế độ thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn và các chế độ khác đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ, địa phương, thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để giải quyết.
Reviews
There are no reviews yet.