Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 16/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh số tai bò sữa, bò thịt

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 16/2009/TT-BNN

NGÀY 19 THÁNG 03 NĂM 2009

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH SỐ TAI BÒ SỮA, BÒ THỊT

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Để theo dõi, đánh giá chất lượng giống gia súc tại các cơ sở giống vật nuôi; Bộ Nông nghiệp quy định về đánh số tai bò sữa, bò thịt như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nuôi bò sữa, bò thịt tại Việt Nam (sau đây gọi là cơ sở nuôi bò sữa, bò thịt).

Tất cả bò sữa, bò thịt làm giống trên phạm vi toàn quốc đều phải được đánh số, đeo thẻ tai theo quy định.

2. Vị trí đeo thẻ tai

2.1. Thẻ tai được đeo ở một phần ba phía trên và ở giữa mặt trong tai trái của bò.

2.2. Tai trái của bò là tai ở phía tay phải của người bấm thẻ tai đứng đối diện với con bò.

3. Quy định về thẻ tai

3.1. Thẻ tai bằng nhựa tổng hợp có số in sẵn hay thẻ tai chưa ghi số được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. Thẻ tai có hình dáng, kích thước theo phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

3.2. Bút viết mã số, số hiệu của bò sữa, bò thịt phải là bút chuyên dùng với mực không nhòe, không tẩy xóa được.

3.3. Khi bị mất, rơi, hỏng thẻ tai phải thay thế thẻ tai mới có cùng với số đã mất.

II. QUY ĐỊNH GHI THẺ TAI

1. Cách thiết lập hệ thống mã số

Hệ thống mã số bao gồm mã số và số hiệu.

Mã số: mã tỉnh + mã huyện + số trại + mã giống

Số hiệu của bò sữa, bò thịt gồm 6 chữ số được tính từ 000.001 đến 999.999.

1.1. Mã tỉnh được quy định:

a) Đối với các tỉnh có tên cấu tạo bởi 2 từ:

Mã tỉnh = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

+ Chữ cái cuối cùng của từ thứ 2

Ví dụ: tỉnh Thanh Hóa có mã số:THA

b) Đối với các tỉnh có tên cấu tạo bởi 3 từ: sử dụng 3 chữ cái đầu tiên của cả 3 từ

Mã tỉnh = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

+ Chữ cái đầu của từ thứ 3

Ví dụ: Thành phố HCMinh có mã số: HCM

c) Trường hợp đặc biệt:

– Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có mã số: BVT

Một số trường hợp đặc biệt khác như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Giang, Hậu Giang xem tại Phụ lục 2 của quy định này.

1.2. Mã huyện được quy định

a) Đối với các huyện có tên cấu tạo bởi 2 từ:

Mã huyện = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

Ví dụ: huyện Ba Vì có mã số:BV

b) Đối với các huyện có tên cấu tạo bởi 3 từ: sử dụng 3 chữ cái đầu tiên của cả 3 từ

Mã huyện = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

+ Chữ cái đầu của từ thứ 3

Ví dụ: huyện Mù Căng Chải có mã số: MCC

c) Trong trường hợp mã huyện trùng lặp thì cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh sẽ quy định mã huyện.

1.3. Số trại:

Số trại bao gồm 4 chữ số được tính từ 0001 đến 9999.

Ví dụ: trại giống bò số 1 của huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam sẽ có mã số bắt đầu từ: HNM – KB – 1

1.4. Mã giống

– Holstein FriesianHF

– Red SindhiRS

– BrahmanBr

– Sahiwal Sa

– DroughtmasterDr

– Red AngusRA

– Charolais Ch

– Đối với bò lai tỷ lệ lai đứng trước ký hiệu giống.

Ví dụ: 3/4 HF nghĩa là bò lai có 3/4 máu Holstein Friesian.

2. Cách ghi số

2.1. Cách ghi thẻ tai

Cách viết mã số, số hiệu của bò trên thẻ tai được quy định cụ thể như sau:

– Hàng trên: mã số (bằng chữ in hoa)

Mã số bao gồm: mã tỉnh, mã huyện.

– Hàng dưới: giống, số hiệu của bò.

2.2. Cách ghi số trong lý lịch giống

Mã số của bò sữa, bò thịt được ghi trong lý lịch giống bao gồm: mã tỉnh, mã huyện, mã trại, mã giống và số hiệu.

Ví dụ: Bò đực giống HF số 45 của Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (1), Ba Vì, Hà Nội sẽ có mã số là: HAN-BV-1-HF-45.

– Mã số thẻ tai của bò được viết như sau:

Hàng trên: HAN-BV

Hàng dưới: HF- 45

– Mã số được ghi trong lý lich giống được viết như sau: HAN-BV-1-HF-45.

3. Đối với bò nhập khẩu

Bò sữa, bò thịt nhập khẩu phải được đánh số mới theo quy định này và giữ nguyên số cũ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Chăn nuôi

– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đánh số bò sữa, giống bò thịt trên phạm vi cả nước.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Quy định mã huyện, số trại.

– Tổ chức thực hiện đánh số tai bò sữa, bò thịt trên địa bàn tỉnh.

– Báo cáo về Cục Chăn nuôi 1 lần/năm vào tháng 10 hàng năm.

3. Kinh phí

Chủ cơ sở chăn nuôi bò sữa, giống bò thịt chịu trách nhiệm về kinh phí thực hiện việc đánh số tai.

4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực có thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghịcác cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Diệp Kỉnh Tần


PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BNN ngày 19 tháng 03năm 2009)

MẪU THẺ TAI

Mẫu thẻ tai sử dụng đánh số bò sữa, bò thịt:

Hình 1

(có kích thước: Chiều dài là 7,5 cm và chiều cao là 5,5 cm)

Ví dụ:

HAN-BV

HF- 45

Hình 2

Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cấp

HAN là mã của thành phố Hà Nội;

BV là mã của huyện Ba Vì;

HF là ký hiệu của giống bò HF

45 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

Thuộc tính văn bản
Thông tư 16/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh số tai bò sữa, bò thịt
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 16/2009/TT-BNN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 19/03/2009 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 16/2009/TT-BNN

NGÀY 19 THÁNG 03 NĂM 2009

QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH SỐ TAI BÒ SỮA, BÒ THỊT

Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Để theo dõi, đánh giá chất lượng giống gia súc tại các cơ sở giống vật nuôi; Bộ Nông nghiệp quy định về đánh số tai bò sữa, bò thịt như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nuôi bò sữa, bò thịt tại Việt Nam (sau đây gọi là cơ sở nuôi bò sữa, bò thịt).

Tất cả bò sữa, bò thịt làm giống trên phạm vi toàn quốc đều phải được đánh số, đeo thẻ tai theo quy định.

2. Vị trí đeo thẻ tai

2.1. Thẻ tai được đeo ở một phần ba phía trên và ở giữa mặt trong tai trái của bò.

2.2. Tai trái của bò là tai ở phía tay phải của người bấm thẻ tai đứng đối diện với con bò.

3. Quy định về thẻ tai

3.1. Thẻ tai bằng nhựa tổng hợp có số in sẵn hay thẻ tai chưa ghi số được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. Thẻ tai có hình dáng, kích thước theo phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

3.2. Bút viết mã số, số hiệu của bò sữa, bò thịt phải là bút chuyên dùng với mực không nhòe, không tẩy xóa được.

3.3. Khi bị mất, rơi, hỏng thẻ tai phải thay thế thẻ tai mới có cùng với số đã mất.

II. QUY ĐỊNH GHI THẺ TAI

1. Cách thiết lập hệ thống mã số

Hệ thống mã số bao gồm mã số và số hiệu.

Mã số: mã tỉnh + mã huyện + số trại + mã giống

Số hiệu của bò sữa, bò thịt gồm 6 chữ số được tính từ 000.001 đến 999.999.

1.1. Mã tỉnh được quy định:

a) Đối với các tỉnh có tên cấu tạo bởi 2 từ:

Mã tỉnh = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

+ Chữ cái cuối cùng của từ thứ 2

Ví dụ: tỉnh Thanh Hóa có mã số:THA

b) Đối với các tỉnh có tên cấu tạo bởi 3 từ: sử dụng 3 chữ cái đầu tiên của cả 3 từ

Mã tỉnh = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

+ Chữ cái đầu của từ thứ 3

Ví dụ: Thành phố HCMinh có mã số: HCM

c) Trường hợp đặc biệt:

– Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có mã số: BVT

Một số trường hợp đặc biệt khác như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Giang, Hậu Giang xem tại Phụ lục 2 của quy định này.

1.2. Mã huyện được quy định

a) Đối với các huyện có tên cấu tạo bởi 2 từ:

Mã huyện = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

Ví dụ: huyện Ba Vì có mã số:BV

b) Đối với các huyện có tên cấu tạo bởi 3 từ: sử dụng 3 chữ cái đầu tiên của cả 3 từ

Mã huyện = Chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất + Chữ cái đầu của từ thứ 2

+ Chữ cái đầu của từ thứ 3

Ví dụ: huyện Mù Căng Chải có mã số: MCC

c) Trong trường hợp mã huyện trùng lặp thì cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh sẽ quy định mã huyện.

1.3. Số trại:

Số trại bao gồm 4 chữ số được tính từ 0001 đến 9999.

Ví dụ: trại giống bò số 1 của huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam sẽ có mã số bắt đầu từ: HNM – KB – 1

1.4. Mã giống

– Holstein FriesianHF

– Red SindhiRS

– BrahmanBr

– Sahiwal Sa

– DroughtmasterDr

– Red AngusRA

– Charolais Ch

– Đối với bò lai tỷ lệ lai đứng trước ký hiệu giống.

Ví dụ: 3/4 HF nghĩa là bò lai có 3/4 máu Holstein Friesian.

2. Cách ghi số

2.1. Cách ghi thẻ tai

Cách viết mã số, số hiệu của bò trên thẻ tai được quy định cụ thể như sau:

– Hàng trên: mã số (bằng chữ in hoa)

Mã số bao gồm: mã tỉnh, mã huyện.

– Hàng dưới: giống, số hiệu của bò.

2.2. Cách ghi số trong lý lịch giống

Mã số của bò sữa, bò thịt được ghi trong lý lịch giống bao gồm: mã tỉnh, mã huyện, mã trại, mã giống và số hiệu.

Ví dụ: Bò đực giống HF số 45 của Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (1), Ba Vì, Hà Nội sẽ có mã số là: HAN-BV-1-HF-45.

– Mã số thẻ tai của bò được viết như sau:

Hàng trên: HAN-BV

Hàng dưới: HF- 45

– Mã số được ghi trong lý lich giống được viết như sau: HAN-BV-1-HF-45.

3. Đối với bò nhập khẩu

Bò sữa, bò thịt nhập khẩu phải được đánh số mới theo quy định này và giữ nguyên số cũ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Chăn nuôi

– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đánh số bò sữa, giống bò thịt trên phạm vi cả nước.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

– Quy định mã huyện, số trại.

– Tổ chức thực hiện đánh số tai bò sữa, bò thịt trên địa bàn tỉnh.

– Báo cáo về Cục Chăn nuôi 1 lần/năm vào tháng 10 hàng năm.

3. Kinh phí

Chủ cơ sở chăn nuôi bò sữa, giống bò thịt chịu trách nhiệm về kinh phí thực hiện việc đánh số tai.

4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực có thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghịcác cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Diệp Kỉnh Tần


PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BNN ngày 19 tháng 03năm 2009)

MẪU THẺ TAI

Mẫu thẻ tai sử dụng đánh số bò sữa, bò thịt:

Hình 1

(có kích thước: Chiều dài là 7,5 cm và chiều cao là 5,5 cm)

Ví dụ:

HAN-BV

HF- 45

Hình 2

Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cấp

HAN là mã của thành phố Hà Nội;

BV là mã của huyện Ba Vì;

HF là ký hiệu của giống bò HF

45 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 16/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh số tai bò sữa, bò thịt”