Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 121/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này áp dụng để lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg).
2. Đối tượng được hưởng, phạm vi áp dụng, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 của Liên Bộ Uỷ ban Dân tộc – Kế hoạch và Đầu tư – Tài chính – Xây dựng – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Mức hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg là mức tối thiểu; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân tỉnh) quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng chính sách, nhưng đảm bảo không thấp hơn mức ngân sách trung ương hỗ trợ.
4. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và các quy định tại Thông tư này.
5. Căn cứ mức dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được cấp có thẩm quyền giao, hàng quý cơ quan tài chính cấp trên thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới theo tiến độ thực hiện.
6. Kho bạc nhà nước hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước huyện nơi giao dịch để nhận nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg để thanh toán cho các hộ dân.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí:
1.1. Căn cứ số hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được bình xét đề nghị từ cơ sở; số thôn bản thuộc đối tượng được hỗ trợ và dự án đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan khác xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ở địa phương và xây dựng dự toán ngân sách đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ theo từng chính sách; trong đó xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương đảm bảo tối thiểu bằng 20% mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương và các nguồn huy động khác theo chế độ quy định. Dự toán ngân sách và các nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch tổ chức của địa phương, đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tế ở địa phương; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu cho từng tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm.
1.2. Trên cơ sở dự toán số bổ sung có mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ở địa phương, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, chi tiết theo từng nhiệm vụ, theo từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.
1.3. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho các huyện (chi tiết theo từng nhiệm vụ). Căn cứ mức kinh phí được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, Uỷ ban nhân dân huyện quyết định phân bổ và thông báo cho từng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) chi tiết theo từng nhiệm vụ và từng hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
1.4. Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai mức hỗ trợ đến từng thôn bản, từng hộ dân theo từng chính sách, chế độ được hỗ trợ.
2. Quản lý, cấp phát, thanh toán:
Việc cấp phát, thanh toán kinh phí để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg cho các đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng nhất là đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định. Cụ thể:
2.1. Về thực hiện chế độ hỗ trợ nhà ở:
2.1.1. Đối với các hộ dân được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg:
– Trường hợp các hộ dân tự làm nhưng có nhu cầu tạm ứng kinh phí để mua vật liệu, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp danh sách các hộ đề nghị tạm ứng gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ tạm ứng. Căn cứ danh sách các hộ đề nghị tạm ứng và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện làm thủ tục tạm ứng cho Uỷ ban nhân dân xã qua Kho bạc nhà nước để Uỷ ban nhân dân xã tạm ứng cho các hộ dân. Mức tạm ứng tối đa bằng 60% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cho từng hộ dân.
Khi công trình hoàn thành, căn cứ kết quả nghiệm thu đối với từng hộ dân có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân; đồng thời làm thủ tục thu hồi số đã tạm ứng (nếu có).
Mức thanh toán tối đa cho các hộ dân không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước đối với từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 6 triệu đồng, gồm: ngân sách trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 1 triệu đồng và nguồn huy động khác).
– Trường hợp các hộ dân có nhu cầu cung ứng vật liệu và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp đăng ký nhu cầu vật liệu của các hộ dân (phân loại từng loại vật liệu chi tiết theo từng hộ) gửi Uỷ ban nhân dân huyện xem xét tổng hợp. Căn cứ số lượng vật liệu các hộ dân ở các xã đã đăng ký, điều kiện cụ thể của từng xã trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân huyện (hoặc đơn vị được Uỷ ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ) ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng vật liệu, đơn vị này thực hiện việc cung ứng cho các hộ dân tại thôn bản.
Căn cứ khối lượng vật liệu thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung ứng vật liệu theo chế độ hiện hành. Mức thanh toán tối đa không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với các địa phương có rừng và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện hỗ trợ bằng gỗ cho các hộ dân làm nhà: Phòng Tài chính huyện phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ khối lượng gỗ cung cấp cho các hộ dân để xác định giá trị khối lượng gỗ để phản ánh vào ngân sách theo hướng dẫn tại khoản 3 – phần II – Thông tư này. Giá trị khối lượng gỗ hỗ trợ cho các hộ dân được xác định là phần ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ dân. Chi phí khai khác, vận chuyển gỗ (nếu có) do ngân sách địa phương đảm bảo.
2.1.2. Đối với các hộ dân đã được vay trả chậm làm nhà theo quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 hoặc Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ:
– Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và danh sách các hộ dân đã vay tiền làm nhà trả chậm theo quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách các hộ dân đã vay tiền thuộc xã báo cáo phòng Tài chính huyện. Phòng Tài chính huyện giúp Uỷ ban nhân dân huyện xem xét tổng hợp đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội xác nhận số dư nợ vay đến thời điểm lập danh sách (chi tiết từng hộ, số tiền dư nợ gốc, số tiền lãi). Trên cơ sở đó, phòng Tài chính huyện xem xét tổng hợp phần kinh phí phải thanh toán cho Ngân hàng chính sách xã hội trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định.
– Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán cho Ngân hàng chính sách, đồng thời có văn bản thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã kèm danh sách đã chi trả nợ Ngân hàng chính sách xã hội của từng hộ dân; Uỷ ban nhân dân xã thông báo cho từng hộ dân bằng văn bản để làm thủ tục thanh lý khế ước (đối với trường hợp trả hết nợ) hoặc thanh toán giảm số tiền vay trả chậm theo khế ước (đối với trường hợp chưa trả hết nợ) với Ngân hàng chính sách xã hội.
Mức thanh toán cho Ngân hàng chính sách xã hội tối đa không vượt quá số dư nợ vay (cả gốc và lãi) của từng hộ dân đến thời điểm thanh toán và không vượt quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước lớn hơn số dư nợ vay còn lại (cả gốc và lãi) của từng hộ dân, phần chênh lệch còn lại được cấp bằng tiền cho các hộ dân. Căn cứ hồ sơ đã được Ngân hàng chính sách xã hội xác nhận, phòng Tài chính huyện kiểm tra, xác định số kinh phí phải cấp cho từng hộ dân và thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để cấp cho các hộ dân.
2.2. Về thực hiện chế độ hỗ trợ nước sinh hoạt:
Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, stéc chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, cấp phát kinh phí để thực hiện. Mức cấp phát thanh toán không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng theo các phương thức thực hiện như sau:
2.2.1. Đối với các hộ dân được cấp lu, stéc chứa nước:
Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, stéc chứa nước; khối lượng lu, stéc chứa nước thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính huyện kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, stéc chứa nước.
2.2.2. Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước:
– Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao cung ứng xi măng tại thôn bản cho từng hộ dân theo đúng số lượng đã hợp đồng. Khi giao xi măng cho từng hộ dân phải lập bảng kê khối lượng xi măng giao cho từng hộ dân để các hộ ký nhận, Uỷ ban nhân dân xã xác nhận gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ thanh toán.
– Căn cứ bảng kê khối lượng xi măng thực tế cung ứng cho các hộ dân, giá bán đến thôn bản đã ký kết và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán cho đơn vị cung ứng xi măng theo chế độ hiện hành.
2.2.3. Đối với các hộ dân tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác:
– Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo các hội đoàn thể tại địa phương phối hợp với cộng đồng dân cư hướng dẫn giúp đỡ các hộ dân thực hiện.
– Phòng Tài chính huyện căn cứ kết quả nghiệm thu của xã, thẩm định và thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân.
2.3. Về thực hiện chế độ hỗ trợ đất sản xuất và đất ở:
Căn cứ phương án giải quyết về đất ở và đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất; tuỳ theo phương thức thực hiện để có cơ chế cấp phát thanh toán cho phù hợp. Mức thanh toán tương ứng với số diện tích thực tế đã khai hoang (hoặc giao, hoặc chuyển nhượng) và tối đa không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
2.3.1. Đối với đất dân tự khai hoang:
– Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện được giao nhiệm vụ hướng dẫn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức khai hoang theo đúng quy hoạch sử dụng đất của từng xã và phù hợp tập quán canh tác của đồng bào.
– Căn cứ kết quả khai hoang của các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn được Uỷ ban nhân dân giao nhiệm vụ thực hiện nghiệm thu khối lượng, lập biên bản nghiệm thu.
– Căn cứ danh sách các hộ dân tự tổ chức khai hoang, biên bản nghiệm thu diện tích khai hoang, giấy đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện kiểm tra và cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân.
2.3.2. Đối với các nông, lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất:
– Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với các nông, lâm trường tổ chức khai hoang hoặc tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào.
– Căn cứ kết quả tổ chức cho các hộ dân sản xuất của nông, lâm trường, Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn (nếu được Uỷ ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ) thực hiện nghiệm thu khối lượng, lập biên bản nghiệm thu và danh sách các hộ dân được các nông, lâm trường tổ chức sản xuất (có ký nhận của các hộ) gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ thanh toán.
– Căn cứ danh sách các hộ dân được các nông, lâm trường tổ chức sản xuất, biên bản nghiệm thu diện tích tổ chức cho các hộ dân sản xuất, giấy đề nghị của nông, lâm trường; phòng Tài chính huyện kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán trực tiếp cho các nông, lâm trường.
2.3.3. Đối với đất nhận chuyển nhượng:
– Uỷ ban nhân dân huyện giao một đơn vị chuyên môn phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, cùng với các hộ dân xác định diện tích đất chuyển nhượng của các hộ, lập biên bản bàn giao (có xác nhận của các bên liên quan).
– Căn cứ chế độ, định mức chi, danh sách và diện tích đất chuyển nhượng của các hộ dân, biên bản bàn giao; phòng Tài chính huyện kiểm tra và cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán, chi trả cho các hộ dân có đất chuyển nhượng.
2.4. Đối với các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn bản:
Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được thực hiện theo quy định đối với các công trình cơ sở hạ tầng các xã thuộc chương trình 135 (quy định tại Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 05/5/1999 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135).
2.5 Đối với quỹ đất thu hồi của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định hiện hành
3. Về báo cáo kế toán và quyết toán:
– Số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hịên các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg được hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định hiện hành.
Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nước và các cơ quan liên quan tổ chức theo dõi tình hình thực hiện việc cấp phát thực hiện chính sách quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg; hàng tháng Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Tài chính về kết quả thực hiện chương trình, tiến độ thanh toán vốn, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Hàng quý, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình tiến độ thực hiện và kết thúc năm báo cáo quyết toán riêng ngân sách và các nguồn tài chính huy động khác theo chế độ quy định thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Quốc hội.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời hướng dẫn, giải quyết.
Thuộc tính văn bản
Thông tư 121/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 121/2004/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 16/12/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;

Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Thông tư này áp dụng để lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg).
2. Đối tượng được hưởng, phạm vi áp dụng, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 của Liên Bộ Uỷ ban Dân tộc – Kế hoạch và Đầu tư – Tài chính – Xây dựng – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Mức hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg là mức tối thiểu; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân tỉnh) quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng chính sách, nhưng đảm bảo không thấp hơn mức ngân sách trung ương hỗ trợ.
4. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và các quy định tại Thông tư này.
5. Căn cứ mức dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được cấp có thẩm quyền giao, hàng quý cơ quan tài chính cấp trên thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới theo tiến độ thực hiện.
6. Kho bạc nhà nước hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước huyện nơi giao dịch để nhận nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg để thanh toán cho các hộ dân.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí:
1.1. Căn cứ số hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được bình xét đề nghị từ cơ sở; số thôn bản thuộc đối tượng được hỗ trợ và dự án đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan khác xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ở địa phương và xây dựng dự toán ngân sách đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ theo từng chính sách; trong đó xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương đảm bảo tối thiểu bằng 20% mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương và các nguồn huy động khác theo chế độ quy định. Dự toán ngân sách và các nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch tổ chức của địa phương, đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tế ở địa phương; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu cho từng tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm.
1.2. Trên cơ sở dự toán số bổ sung có mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ở địa phương, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, chi tiết theo từng nhiệm vụ, theo từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.
1.3. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho các huyện (chi tiết theo từng nhiệm vụ). Căn cứ mức kinh phí được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, Uỷ ban nhân dân huyện quyết định phân bổ và thông báo cho từng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) chi tiết theo từng nhiệm vụ và từng hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
1.4. Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai mức hỗ trợ đến từng thôn bản, từng hộ dân theo từng chính sách, chế độ được hỗ trợ.
2. Quản lý, cấp phát, thanh toán:
Việc cấp phát, thanh toán kinh phí để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg cho các đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng nhất là đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định. Cụ thể:
2.1. Về thực hiện chế độ hỗ trợ nhà ở:
2.1.1. Đối với các hộ dân được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg:
– Trường hợp các hộ dân tự làm nhưng có nhu cầu tạm ứng kinh phí để mua vật liệu, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp danh sách các hộ đề nghị tạm ứng gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ tạm ứng. Căn cứ danh sách các hộ đề nghị tạm ứng và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện làm thủ tục tạm ứng cho Uỷ ban nhân dân xã qua Kho bạc nhà nước để Uỷ ban nhân dân xã tạm ứng cho các hộ dân. Mức tạm ứng tối đa bằng 60% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cho từng hộ dân.
Khi công trình hoàn thành, căn cứ kết quả nghiệm thu đối với từng hộ dân có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân; đồng thời làm thủ tục thu hồi số đã tạm ứng (nếu có).
Mức thanh toán tối đa cho các hộ dân không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước đối với từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 6 triệu đồng, gồm: ngân sách trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 1 triệu đồng và nguồn huy động khác).
– Trường hợp các hộ dân có nhu cầu cung ứng vật liệu và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp đăng ký nhu cầu vật liệu của các hộ dân (phân loại từng loại vật liệu chi tiết theo từng hộ) gửi Uỷ ban nhân dân huyện xem xét tổng hợp. Căn cứ số lượng vật liệu các hộ dân ở các xã đã đăng ký, điều kiện cụ thể của từng xã trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân huyện (hoặc đơn vị được Uỷ ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ) ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng vật liệu, đơn vị này thực hiện việc cung ứng cho các hộ dân tại thôn bản.
Căn cứ khối lượng vật liệu thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung ứng vật liệu theo chế độ hiện hành. Mức thanh toán tối đa không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với các địa phương có rừng và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện hỗ trợ bằng gỗ cho các hộ dân làm nhà: Phòng Tài chính huyện phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ khối lượng gỗ cung cấp cho các hộ dân để xác định giá trị khối lượng gỗ để phản ánh vào ngân sách theo hướng dẫn tại khoản 3 – phần II – Thông tư này. Giá trị khối lượng gỗ hỗ trợ cho các hộ dân được xác định là phần ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ dân. Chi phí khai khác, vận chuyển gỗ (nếu có) do ngân sách địa phương đảm bảo.
2.1.2. Đối với các hộ dân đã được vay trả chậm làm nhà theo quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 hoặc Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ:
– Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và danh sách các hộ dân đã vay tiền làm nhà trả chậm theo quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách các hộ dân đã vay tiền thuộc xã báo cáo phòng Tài chính huyện. Phòng Tài chính huyện giúp Uỷ ban nhân dân huyện xem xét tổng hợp đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội xác nhận số dư nợ vay đến thời điểm lập danh sách (chi tiết từng hộ, số tiền dư nợ gốc, số tiền lãi). Trên cơ sở đó, phòng Tài chính huyện xem xét tổng hợp phần kinh phí phải thanh toán cho Ngân hàng chính sách xã hội trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định.
– Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán cho Ngân hàng chính sách, đồng thời có văn bản thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã kèm danh sách đã chi trả nợ Ngân hàng chính sách xã hội của từng hộ dân; Uỷ ban nhân dân xã thông báo cho từng hộ dân bằng văn bản để làm thủ tục thanh lý khế ước (đối với trường hợp trả hết nợ) hoặc thanh toán giảm số tiền vay trả chậm theo khế ước (đối với trường hợp chưa trả hết nợ) với Ngân hàng chính sách xã hội.
Mức thanh toán cho Ngân hàng chính sách xã hội tối đa không vượt quá số dư nợ vay (cả gốc và lãi) của từng hộ dân đến thời điểm thanh toán và không vượt quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước lớn hơn số dư nợ vay còn lại (cả gốc và lãi) của từng hộ dân, phần chênh lệch còn lại được cấp bằng tiền cho các hộ dân. Căn cứ hồ sơ đã được Ngân hàng chính sách xã hội xác nhận, phòng Tài chính huyện kiểm tra, xác định số kinh phí phải cấp cho từng hộ dân và thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để cấp cho các hộ dân.
2.2. Về thực hiện chế độ hỗ trợ nước sinh hoạt:
Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, stéc chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, cấp phát kinh phí để thực hiện. Mức cấp phát thanh toán không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng theo các phương thức thực hiện như sau:
2.2.1. Đối với các hộ dân được cấp lu, stéc chứa nước:
Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, stéc chứa nước; khối lượng lu, stéc chứa nước thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính huyện kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, stéc chứa nước.
2.2.2. Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước:
– Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao cung ứng xi măng tại thôn bản cho từng hộ dân theo đúng số lượng đã hợp đồng. Khi giao xi măng cho từng hộ dân phải lập bảng kê khối lượng xi măng giao cho từng hộ dân để các hộ ký nhận, Uỷ ban nhân dân xã xác nhận gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ thanh toán.
– Căn cứ bảng kê khối lượng xi măng thực tế cung ứng cho các hộ dân, giá bán đến thôn bản đã ký kết và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán cho đơn vị cung ứng xi măng theo chế độ hiện hành.
2.2.3. Đối với các hộ dân tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác:
– Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo các hội đoàn thể tại địa phương phối hợp với cộng đồng dân cư hướng dẫn giúp đỡ các hộ dân thực hiện.
– Phòng Tài chính huyện căn cứ kết quả nghiệm thu của xã, thẩm định và thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân.
2.3. Về thực hiện chế độ hỗ trợ đất sản xuất và đất ở:
Căn cứ phương án giải quyết về đất ở và đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất; tuỳ theo phương thức thực hiện để có cơ chế cấp phát thanh toán cho phù hợp. Mức thanh toán tương ứng với số diện tích thực tế đã khai hoang (hoặc giao, hoặc chuyển nhượng) và tối đa không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
2.3.1. Đối với đất dân tự khai hoang:
– Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện được giao nhiệm vụ hướng dẫn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức khai hoang theo đúng quy hoạch sử dụng đất của từng xã và phù hợp tập quán canh tác của đồng bào.
– Căn cứ kết quả khai hoang của các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn được Uỷ ban nhân dân giao nhiệm vụ thực hiện nghiệm thu khối lượng, lập biên bản nghiệm thu.
– Căn cứ danh sách các hộ dân tự tổ chức khai hoang, biên bản nghiệm thu diện tích khai hoang, giấy đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện kiểm tra và cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân.
2.3.2. Đối với các nông, lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất:
– Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với các nông, lâm trường tổ chức khai hoang hoặc tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào.
– Căn cứ kết quả tổ chức cho các hộ dân sản xuất của nông, lâm trường, Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn (nếu được Uỷ ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ) thực hiện nghiệm thu khối lượng, lập biên bản nghiệm thu và danh sách các hộ dân được các nông, lâm trường tổ chức sản xuất (có ký nhận của các hộ) gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ thanh toán.
– Căn cứ danh sách các hộ dân được các nông, lâm trường tổ chức sản xuất, biên bản nghiệm thu diện tích tổ chức cho các hộ dân sản xuất, giấy đề nghị của nông, lâm trường; phòng Tài chính huyện kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán trực tiếp cho các nông, lâm trường.
2.3.3. Đối với đất nhận chuyển nhượng:
– Uỷ ban nhân dân huyện giao một đơn vị chuyên môn phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, cùng với các hộ dân xác định diện tích đất chuyển nhượng của các hộ, lập biên bản bàn giao (có xác nhận của các bên liên quan).
– Căn cứ chế độ, định mức chi, danh sách và diện tích đất chuyển nhượng của các hộ dân, biên bản bàn giao; phòng Tài chính huyện kiểm tra và cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán, chi trả cho các hộ dân có đất chuyển nhượng.
2.4. Đối với các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn bản:
Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được thực hiện theo quy định đối với các công trình cơ sở hạ tầng các xã thuộc chương trình 135 (quy định tại Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 05/5/1999 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135).
2.5 Đối với quỹ đất thu hồi của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định hiện hành
3. Về báo cáo kế toán và quyết toán:
– Số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hịên các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg được hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định hiện hành.
Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nước và các cơ quan liên quan tổ chức theo dõi tình hình thực hiện việc cấp phát thực hiện chính sách quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg; hàng tháng Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Tài chính về kết quả thực hiện chương trình, tiến độ thanh toán vốn, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Hàng quý, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình tiến độ thực hiện và kết thúc năm báo cáo quyết toán riêng ngân sách và các nguồn tài chính huy động khác theo chế độ quy định thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Quốc hội.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời hướng dẫn, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 121/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ”