THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 12/2008/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN, VIÊN CHỨC XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chế độ ăn giữa ca quy định tại Thông tư số 28/2005/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2005, Thông tư số 08/2006/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 7 năm 2006 và Thông tư số 12/2007/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng các công trình thuỷ điện như sau:
1. Đối tượng áp dụng và mức ăn giữa ca thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 28/2005/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 08/2006/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 12/2007/TT-BLĐTBXH nêu trên.
2. Chi phí ăn giữa ca được lập dự toán riêng và tính vào tổng dự toán công trình nhưng không nằm trong chi phí nhân công.
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
– Phê duyệt dự toán chi phí ăn giữa ca trên cơ sở dự toán do Tư vấn lập theo khối lượng trong thiết kế kỹ thuật căn cứ vào định mức nhân công của công nhân trực tiếp và công nhân vận hành máy; tỷ lệ lực lượng lao động quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; định mức nhân công của công nhân làm việc tại cơ sở phụ trợ, làm các công việc trực tiếp khác và mức ăn giữa ca là 5.000 đồng/người/ngày công định mức (không bao gồm thuế VAT) quy định tại các Thông tư nêu tại khoản 1, mục I Thông tư này. Chủ đầu tư tạm ứng theo dự toán chi phí ăn giữa ca cho các nhà thầu tổ chức ăn giữa ca cho người lao động;
Trường hợp dự toán chi phí ăn giữa ca chưa được duyệt, trên cơ sở văn bản đề nghị của Tổng thầu, Chủ đầu tư giải quyết tạm ứng chi phí ăn giữa ca phù hợp với khối lượng công việc và thực tế tại công trình để các nhà thầu tổ chức ăn giữa ca cho người lao động;
– Chủ đầu tư thanh toán, quyết toán chi phí ăn giữa ca theo đề nghị của Tổng thầu trên cơ sở bảng tổng hợp chi phí ăn giữa ca của nhà thầu theo quy định tại khoản 2, mục II của Thông tư này, bảo đảm không vượt quá giá trị dự toán được duyệt.
2. Trách nhiệm của Tổng thầu:
– Đề nghị Chủ đầu tư tạm ứng chi phí ăn giữa ca cho các nhà thầu theo khối lượng công việc và thực tế tại công trình;
– Chỉ đạo, hướng dẫn việc chấm công, tổng hợp chi phí ăn giữa ca theo ngày công thực tế làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng tổng hợp.
– Đề nghị Chủ đầu tư thanh toán, quyết toán chi phí ăn giữa ca trên cơ sở bảng tổng hợp chi phí ăn giữa ca của các nhà thầu nhưng không được vượt giá trị dự toán được duyệt.
3. Trách nhiệm của các Nhà thầu:
– Tổ chức ăn giữa ca cho người lao động trực tiếp làm việc tại công trình;
– Thực hiện việc chấm công, tổng hợp chi phí ăn giữa ca theo ngày công thực tế làm việc làm cơ sở để Tổng thầu thanh toán, quyết toán chi phí ăn giữa ca với Chủ đầu tư.
III. HIỆU LỰC THI HÀNH:
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
2. Chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, nhân viên, viên chức trực tiếp xây dựng các công trình thuỷ điện Tuyên Quang, Sê San 3, Sê San 3A và Hồ chứa nước Cửa Đạt cũng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Huỳnh Thị Nhân
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 12/2008/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2008
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN, VIÊN CHỨC XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chế độ ăn giữa ca quy định tại Thông tư số 28/2005/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2005, Thông tư số 08/2006/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 7 năm 2006 và Thông tư số 12/2007/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng các công trình thuỷ điện như sau:
1. Đối tượng áp dụng và mức ăn giữa ca thực hiện theo quy định tại các Thông tư số 28/2005/TT-BLĐTBXH, Thông tư số 08/2006/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 12/2007/TT-BLĐTBXH nêu trên.
2. Chi phí ăn giữa ca được lập dự toán riêng và tính vào tổng dự toán công trình nhưng không nằm trong chi phí nhân công.
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
– Phê duyệt dự toán chi phí ăn giữa ca trên cơ sở dự toán do Tư vấn lập theo khối lượng trong thiết kế kỹ thuật căn cứ vào định mức nhân công của công nhân trực tiếp và công nhân vận hành máy; tỷ lệ lực lượng lao động quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; định mức nhân công của công nhân làm việc tại cơ sở phụ trợ, làm các công việc trực tiếp khác và mức ăn giữa ca là 5.000 đồng/người/ngày công định mức (không bao gồm thuế VAT) quy định tại các Thông tư nêu tại khoản 1, mục I Thông tư này. Chủ đầu tư tạm ứng theo dự toán chi phí ăn giữa ca cho các nhà thầu tổ chức ăn giữa ca cho người lao động;
Trường hợp dự toán chi phí ăn giữa ca chưa được duyệt, trên cơ sở văn bản đề nghị của Tổng thầu, Chủ đầu tư giải quyết tạm ứng chi phí ăn giữa ca phù hợp với khối lượng công việc và thực tế tại công trình để các nhà thầu tổ chức ăn giữa ca cho người lao động;
– Chủ đầu tư thanh toán, quyết toán chi phí ăn giữa ca theo đề nghị của Tổng thầu trên cơ sở bảng tổng hợp chi phí ăn giữa ca của nhà thầu theo quy định tại khoản 2, mục II của Thông tư này, bảo đảm không vượt quá giá trị dự toán được duyệt.
2. Trách nhiệm của Tổng thầu:
– Đề nghị Chủ đầu tư tạm ứng chi phí ăn giữa ca cho các nhà thầu theo khối lượng công việc và thực tế tại công trình;
– Chỉ đạo, hướng dẫn việc chấm công, tổng hợp chi phí ăn giữa ca theo ngày công thực tế làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng tổng hợp.
– Đề nghị Chủ đầu tư thanh toán, quyết toán chi phí ăn giữa ca trên cơ sở bảng tổng hợp chi phí ăn giữa ca của các nhà thầu nhưng không được vượt giá trị dự toán được duyệt.
3. Trách nhiệm của các Nhà thầu:
– Tổ chức ăn giữa ca cho người lao động trực tiếp làm việc tại công trình;
– Thực hiện việc chấm công, tổng hợp chi phí ăn giữa ca theo ngày công thực tế làm việc làm cơ sở để Tổng thầu thanh toán, quyết toán chi phí ăn giữa ca với Chủ đầu tư.
III. HIỆU LỰC THI HÀNH:
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
2. Chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, nhân viên, viên chức trực tiếp xây dựng các công trình thuỷ điện Tuyên Quang, Sê San 3, Sê San 3A và Hồ chứa nước Cửa Đạt cũng được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ và doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Huỳnh Thị Nhân
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.