Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 12/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông do ngân sách trung ương cấp

Thông tư

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 12/2002/TT-BTC NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 2002
VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG DO NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CẤP

– Căn cứ Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Nghị định số 39/CP, Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ nội địa;

– Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;

– Căn cứ ý kiến của Thủ tướng chính phủ tại công văn số 3886/VPCP-CN ngày 13 tháng 9 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Công an, Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải), Bộ Tài chính hướng dẫn việcsử dụng kinh phí từ ngân sách trung ương cấp để các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia trực tiếp vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông như sau:

I- QUY ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ

1-Các Bộ, cơ quan Trung ương được cấp kinh phí từ ngân sách trung ương để trực tiếp tham gia vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thônggồm:

1.1 – Bộ Công an

1.2 – Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải)

1.3 – Kho bạc Nhà nước Trung ương.

2- Tổng mức kinh phí được bố trí: Hàng năm, ngoài nhiệm vụ thu, chi ngân sách thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương, Bộ Tài chính sẽ bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương tương đương với 30% tổng số thu từ nguồn xử phạtvi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

3- Mức phân bổ:Số kinh phí tại điểm 2 nêu trên được coi như 100% và phân bổ cho các Bộ, cơ quan Trung ương nhưsau:

+ 60% phân bổ cho Bộ Công an

+ 35% phân bổ cho Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải )

+ 5% phân bổ cho Kho bạc Nhà nước Trung ương.

II- NỘI DUNG CHI

Số phân bổ cho mỗi Bộ, cơ quan Trung ương nêu tại điểm 3, phần I được sử dụng vào những nội dung chi cụ thể như sau:

1- Đối với Bộ Công an : phần kinh phí sử dụng được coi là 100% để chi cho các nội dung:

1.1- Dành tối thiểu 60%để mua sắm trang, thiết bị, phương tiện, xăng dầu phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Việc mua sắm thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

1.2- Phần còn lại chi cho các nội dung sau:

– Chi bồi dưỡng, khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức, hội nghị, tập huấn, hội thi về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chi hợp tác quốc tế, chi các hoạt động kiểm tra liên ngành về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (Mức chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tối đa không quá 200.000 đồng/người/tháng; chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia chống đua xe trái phép ban đêm, tối đa không quá 20.000 đồng/người/đêm).

– Chi in ấn tài liệu, biểu mẫu, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

– Chi hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa sở chỉ huy, Trạm, đội kiểm soát giao thông, sửa chữa trang, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

2- Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia:

2.1- Chi hoạt động của Văn phòng thường trực Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia.

2.2- Chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông quốc gia:

– Chi họp định kỳ sơ kết, tổng kết về trật tự an toàn giao thông.

– Chi khen thưởng cho cac nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông quốc gia theo Quyêts định của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia.

– Chi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Bao gồm cả việc hỗ trợ in ấn tài liệu giảng dạy cho học sinh các cấp để đưa pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào các trường học.

– Hỗ trợ công tác đào tạo nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông.

– Chi hợp tác quôc tế về trật tự an toàn giao thông.

– Hỗ trợ việc biên soạn, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

– Hỗ trợ chi phí cho hoạt động kiểm tra liên ngành về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

– Chi cho việc khắc phục khẩn cấp hậu quả những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

3- Kho bạc Nhà nước Trung ương:

3.1- Chi thực hiện việc thu tiền phạt (bao gồm cả chi phí cho người được Kho bạc Nhà nước Trung ương ủy quyền thu phạt theo quy định).

3.2- Chi in ấn,mua sắm, sửa chữa trang, thiết bị phục vụ công tác thu tiền phạt.

III- LẬP, CHẤP HÀNH, QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ

Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho các Bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị, trật tự an toàn giao thông đường thuỷ và đường sắt thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính. Ngoài ra cần lưu ý một số điểm như sau:

1- Lập dự toán: Hàng năm,căn cứ dự toán thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông giao cho các địa phương, Bộ Tài chính bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương tương đương 30% tổng số thu từ nguồn xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, phân bổ và giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo mức phân bổ quy định tại điểm 3, Phần I của Thông tư này.

Căn cứ dự toán do Bộ Tài chính giao và định mức, chế độ, tiêu chuẩn quy định hiện hành, các Bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi tiết theocác nội dung chi quy định tại Phần II Thông tư này,gửi Bộ Tài chính làm căn cứcấp kinh phí.

2- Kinh phí chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông đối với Bộ công an và Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia ( Bộ Giao thông vận tải ) được bố trí từ nguồn chi Sự nghiệp kinh tế; đối với Kho bạc Nhà nước Trung ương bố trí từ nguồn chi quản lý hành chính Nhà nước.

Trường hợp cuối năm mức thu xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông tăng hoặc giảm so với dự toán giao đầu năm, sẽ được điều chỉnh vào dự toán chi ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương năm sau.

3- Việc quyết toán kinh phí hàng năm thực hiện theo Thông tư số 21/2000/TT-BTC ngày 16/3/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thông báo quyết toán năm đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp và các chế độ quy định hiện hành khác.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 61/1998/TT-BTC ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý kinh phí an toàn giao thông do ngân sách Trung ương đài thọ.

Đối với các địa phương, việc sử dụng số thu từ xử phạt hành chính các hành vi vi phạmvề trật tự an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, Cơ quan trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 12/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông do ngân sách trung ương cấp
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 12/2002/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 04/02/2002 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Giao thông
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Thông tư

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 12/2002/TT-BTC NGÀY 04 THÁNG 2 NĂM 2002
VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG DO NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG CẤP

– Căn cứ Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; Nghị định số 39/CP, Nghị định số 40/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường thuỷ nội địa;

– Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước; Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;

– Căn cứ ý kiến của Thủ tướng chính phủ tại công văn số 3886/VPCP-CN ngày 13 tháng 9 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Công an, Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải), Bộ Tài chính hướng dẫn việcsử dụng kinh phí từ ngân sách trung ương cấp để các Bộ, cơ quan Trung ương tham gia trực tiếp vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông như sau:

I- QUY ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ

1-Các Bộ, cơ quan Trung ương được cấp kinh phí từ ngân sách trung ương để trực tiếp tham gia vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thônggồm:

1.1 – Bộ Công an

1.2 – Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải)

1.3 – Kho bạc Nhà nước Trung ương.

2- Tổng mức kinh phí được bố trí: Hàng năm, ngoài nhiệm vụ thu, chi ngân sách thường xuyên của các Bộ, cơ quan Trung ương, Bộ Tài chính sẽ bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương tương đương với 30% tổng số thu từ nguồn xử phạtvi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

3- Mức phân bổ:Số kinh phí tại điểm 2 nêu trên được coi như 100% và phân bổ cho các Bộ, cơ quan Trung ương nhưsau:

+ 60% phân bổ cho Bộ Công an

+ 35% phân bổ cho Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia (Bộ Giao thông vận tải )

+ 5% phân bổ cho Kho bạc Nhà nước Trung ương.

II- NỘI DUNG CHI

Số phân bổ cho mỗi Bộ, cơ quan Trung ương nêu tại điểm 3, phần I được sử dụng vào những nội dung chi cụ thể như sau:

1- Đối với Bộ Công an : phần kinh phí sử dụng được coi là 100% để chi cho các nội dung:

1.1- Dành tối thiểu 60%để mua sắm trang, thiết bị, phương tiện, xăng dầu phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Việc mua sắm thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

1.2- Phần còn lại chi cho các nội dung sau:

– Chi bồi dưỡng, khen thưởng, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức, hội nghị, tập huấn, hội thi về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chi hợp tác quốc tế, chi các hoạt động kiểm tra liên ngành về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (Mức chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tối đa không quá 200.000 đồng/người/tháng; chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia chống đua xe trái phép ban đêm, tối đa không quá 20.000 đồng/người/đêm).

– Chi in ấn tài liệu, biểu mẫu, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

– Chi hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa sở chỉ huy, Trạm, đội kiểm soát giao thông, sửa chữa trang, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

2- Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia:

2.1- Chi hoạt động của Văn phòng thường trực Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia.

2.2- Chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông quốc gia:

– Chi họp định kỳ sơ kết, tổng kết về trật tự an toàn giao thông.

– Chi khen thưởng cho cac nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông quốc gia theo Quyêts định của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia.

– Chi cho công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Bao gồm cả việc hỗ trợ in ấn tài liệu giảng dạy cho học sinh các cấp để đưa pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào các trường học.

– Hỗ trợ công tác đào tạo nghiệp vụ về trật tự an toàn giao thông.

– Chi hợp tác quôc tế về trật tự an toàn giao thông.

– Hỗ trợ việc biên soạn, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

– Hỗ trợ chi phí cho hoạt động kiểm tra liên ngành về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

– Chi cho việc khắc phục khẩn cấp hậu quả những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

3- Kho bạc Nhà nước Trung ương:

3.1- Chi thực hiện việc thu tiền phạt (bao gồm cả chi phí cho người được Kho bạc Nhà nước Trung ương ủy quyền thu phạt theo quy định).

3.2- Chi in ấn,mua sắm, sửa chữa trang, thiết bị phục vụ công tác thu tiền phạt.

III- LẬP, CHẤP HÀNH, QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ

Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho các Bộ, cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đô thị, trật tự an toàn giao thông đường thuỷ và đường sắt thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính. Ngoài ra cần lưu ý một số điểm như sau:

1- Lập dự toán: Hàng năm,căn cứ dự toán thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông giao cho các địa phương, Bộ Tài chính bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương tương đương 30% tổng số thu từ nguồn xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, phân bổ và giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương theo mức phân bổ quy định tại điểm 3, Phần I của Thông tư này.

Căn cứ dự toán do Bộ Tài chính giao và định mức, chế độ, tiêu chuẩn quy định hiện hành, các Bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi tiết theocác nội dung chi quy định tại Phần II Thông tư này,gửi Bộ Tài chính làm căn cứcấp kinh phí.

2- Kinh phí chi đảm bảo trật tự an toàn giao thông đối với Bộ công an và Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia ( Bộ Giao thông vận tải ) được bố trí từ nguồn chi Sự nghiệp kinh tế; đối với Kho bạc Nhà nước Trung ương bố trí từ nguồn chi quản lý hành chính Nhà nước.

Trường hợp cuối năm mức thu xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông tăng hoặc giảm so với dự toán giao đầu năm, sẽ được điều chỉnh vào dự toán chi ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương năm sau.

3- Việc quyết toán kinh phí hàng năm thực hiện theo Thông tư số 21/2000/TT-BTC ngày 16/3/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn xét duyệt, thông báo quyết toán năm đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp và các chế độ quy định hiện hành khác.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 61/1998/TT-BTC ngày 13 tháng 5 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý kinh phí an toàn giao thông do ngân sách Trung ương đài thọ.

Đối với các địa phương, việc sử dụng số thu từ xử phạt hành chính các hành vi vi phạmvề trật tự an toàn giao thông thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2001/TT-BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, Cơ quan trung ương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 12/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc sử dụng kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông do ngân sách trung ương cấp”