Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 117/2020/TT-BTC tính khoản thu trái luật do vi phạm về chứng khoán

BỘ TÀI CHÍNH
——-

Số: 117/2020/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 156/2020/NĐ-CP).
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 47 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
3. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 48 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
4. Cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHOẢN THU TRÁI PHÁP LUẬT, SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Điều 3. Nguyên tắc, phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
1. Khoản thu trái pháp luật theo quy định tại Điều 132 Luật Chứng khoán là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán, sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Các khoản thuế, phí phải nộp do công ty chứng khoán cung cấp và xác nhận.
2. Nguyên tắc xác định khoản thu trái pháp luật:
a) Khoản thu trái pháp luật được xác định từ thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Thời kỳ sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Số lượng tài khoản tham gia thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được xác định trong Biên bản vi phạm hành chính;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng hành vi vi phạm;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng lần vi phạm;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều mã chứng khoán thì xác định khoản thu trái pháp luật theo từng mã chứng khoán;
e) Trường hợp một tổ chức hoặc một cá nhân sử dụng nhiều tài khoản để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch của các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có). Giao dịch nội nhóm là giao dịch giữa các tài khoản mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các tài khoản trong nhóm.
g) Trường hợp một nhóm tổ chức hoặc một nhóm cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có);
Trường hợp không có cơ sở xác định được khoản thu trái pháp luật đối với từng tổ chức, cá nhân vi phạm thì khoản thu trái pháp luật được chia đều cho từng tổ chức, cá nhân vi phạm;
h) Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Trưởng đoàn thanh tra hoặc Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tính và lập Báo cáo về việc tính khoản thu trái pháp luật để Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật từ hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành lập Hội đồng tính khoán thu trái pháp luật. Thành phần Hội đồng tính khoản thu trái pháp luật do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia từ Bộ Tài chính, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán, cơ quan công an và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân – Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) – Các khoản thuế, phí phải nộp.
a) Giá bán bình quân = (Giá trị chứng khoán bán ra – Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
b) Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào – Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
c) Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào + Giá trị chứng khoán chênh lệch – Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào + Khối lượng chứng khoán chênh lệch – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm). Trong đó:
Khối lượng chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán mua vào.
Giá trị chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán chênh lệch x Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch.
Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch là giá tham chiếu của ngày bắt đầu thời kỳ thao túng:
d) Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền.
4. Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán trong trường hợp thao túng thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu giảm xuống sau đó mua vào được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân – Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán mua vào – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) – Các khoản thuế, phí phải nộp. Trong đó giá bán bình quân được xác định theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, giá mua bình quân được xác định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán, khoản thu trái pháp luật được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá. Khoản thu trái pháp luật trong từng giai đoạn được tính theo công thức quy định tại khoản này.
5. Phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán:
a) Trường hợp thông tin nội bộ dược công bố làm giá chứng khoán tăng, khoản thu trái pháp luật được tính trên cơ sở khoản chênh lệch giữa giá bán bình quân và giá mua bình quân nhân với tổng khối lượng chứng khoán bán ra trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông tin nội bộ được công bố sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Thời kỳ tính giá mua bình quân được xác định kể từ khi người vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua chứng khoán đến thời điểm thông tin nội bộ được công bố;
b) Trường hợp thông tin nội bộ được công bố làm giá chứng khoán giảm, khoản thu trái pháp luật được tính trên cơ sở khoản chênh lệch giữa giá bán bình quân và bình quân giá đóng cửa trong 10 ngày giao dịch liên tiếp kể từ ngày thông tin nội bộ được công bố nhân với tổng khối lượng chứng khoán bán ra sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Thời kỳ tính giá bán bình quân được xác định kể từ khi người vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán đến thời điểm thông tin nội bộ được công bố.
Thời điểm thông tin nội bộ được công bố là thời điểm thông tin xuất hiện trên một trong các phương tiện công bố thông tin theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Điều 4. Nguyên tắc, phương pháp tính số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định lại điểm d khoản 3 Điều 4 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi bao gồm tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp.
2. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm:
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo từng lần:
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều mã chứng khoán thì số lợi bất hợp pháp được tính theo từng mã chứng khoán.
3. Phương pháp tính số lợi bất hợp pháp:
a) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán ra số cổ phiếu đã mua lại quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo công thức sau: Số lợi bất hợp pháp = số cổ phiếu bán ra x (Giá bán cổ phiếu bình quân – Giá mua cổ phiếu bình quân) – Các khoản thuế, phí phải nộp. Trong đó: Giá bán cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch bán /Tổng số cổ phiếu bán ra. Giá mua cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch mua /Tổng số cổ phiếu mua lại:
b) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng việc biết thông tin về chào mua công khai để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cung cấp thông tin, xúi giục, lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán trước thời điểm chào mua công khai chính thức quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
c) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Chứng khoán, quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số lợi mà tổ chức, cá nhân có được từ việc tổ chức địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán;
d) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê, chuyển nhượng giấy phép quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được từ việc cho thuê, chuyển nhượng giấy phép, cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân cho thuê, chuyển nhượng và tổ chức cá nhân thuê, nhận chuyển nhượng;
đ) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi mà tổ chức, cá nhân cho mượn tài khoản có được từ việc cho mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa người mượn tài khoản và người cho mượn tài khoản, giữa người nhờ đứng tên hộ và người đứng tên hộ;
e) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
g) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về chuyển nhượng chứng khoán chào bán riêng lẻ quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo công thức sau: Số lợi bất hợp pháp = Số cổ phiếu chuyển nhượng x (Giá bán cổ phiếu bình quân – Giá mua cổ phiếu bình quân) – Các khoản thuế, phí phải nộp. Trong đó: Giá bán cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch bán của số cổ phiếu chuyển nhượng /Tổng số cổ phiếu chuyển nhượng. Giá mua cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch mua /Tổng số cổ phiếu mua vào:
h) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh hoặc để hỗ trợ người khác trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính như sau: – Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự của mình đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán che giấu quyền sở hữu thực sự; – Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm hỗ trợ người khác che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên;
i) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư ủy thác không đúng quy định pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số lợi mà ngân hàng lưu ký có được từ việc sử dụng tài sản của đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư ủy thác không đúng quy định pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư số 36/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Khi các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Kiểm toán nhà nước;
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
– Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Lưu: VT, UBCK.(120b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Huỳnh Quang Hải

Thuộc tính văn bản
Thông tư 117/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 117/2020/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Chứng khoán
Tóm tắt văn bản

BỘ TÀI CHÍNH
——-

Số: 117/2020/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi tắt là Nghị định số 156/2020/NĐ-CP).
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 47 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
3. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Điều 48 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.
4. Cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHOẢN THU TRÁI PHÁP LUẬT, SỐ LỢI BẤT HỢP PHÁP CÓ ĐƯỢC DO THỰC HIỆN HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Điều 3. Nguyên tắc, phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
1. Khoản thu trái pháp luật theo quy định tại Điều 132 Luật Chứng khoán là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán, sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Các khoản thuế, phí phải nộp do công ty chứng khoán cung cấp và xác nhận.
2. Nguyên tắc xác định khoản thu trái pháp luật:
a) Khoản thu trái pháp luật được xác định từ thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Thời kỳ sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Số lượng tài khoản tham gia thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được xác định trong Biên bản vi phạm hành chính;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng hành vi vi phạm;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng lần vi phạm;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều mã chứng khoán thì xác định khoản thu trái pháp luật theo từng mã chứng khoán;
e) Trường hợp một tổ chức hoặc một cá nhân sử dụng nhiều tài khoản để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch của các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có). Giao dịch nội nhóm là giao dịch giữa các tài khoản mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các tài khoản trong nhóm.
g) Trường hợp một nhóm tổ chức hoặc một nhóm cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có);
Trường hợp không có cơ sở xác định được khoản thu trái pháp luật đối với từng tổ chức, cá nhân vi phạm thì khoản thu trái pháp luật được chia đều cho từng tổ chức, cá nhân vi phạm;
h) Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Trưởng đoàn thanh tra hoặc Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tính và lập Báo cáo về việc tính khoản thu trái pháp luật để Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật từ hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành lập Hội đồng tính khoán thu trái pháp luật. Thành phần Hội đồng tính khoản thu trái pháp luật do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia từ Bộ Tài chính, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán, cơ quan công an và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân – Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) – Các khoản thuế, phí phải nộp.
a) Giá bán bình quân = (Giá trị chứng khoán bán ra – Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
b) Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào – Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
c) Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào + Giá trị chứng khoán chênh lệch – Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào + Khối lượng chứng khoán chênh lệch – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm). Trong đó:
Khối lượng chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán mua vào.
Giá trị chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán chênh lệch x Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch.
Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch là giá tham chiếu của ngày bắt đầu thời kỳ thao túng:
d) Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền.
4. Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán trong trường hợp thao túng thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu giảm xuống sau đó mua vào được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân – Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán mua vào – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) – Các khoản thuế, phí phải nộp. Trong đó giá bán bình quân được xác định theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, giá mua bình quân được xác định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán, khoản thu trái pháp luật được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá. Khoản thu trái pháp luật trong từng giai đoạn được tính theo công thức quy định tại khoản này.
5. Phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán:
a) Trường hợp thông tin nội bộ dược công bố làm giá chứng khoán tăng, khoản thu trái pháp luật được tính trên cơ sở khoản chênh lệch giữa giá bán bình quân và giá mua bình quân nhân với tổng khối lượng chứng khoán bán ra trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông tin nội bộ được công bố sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Thời kỳ tính giá mua bình quân được xác định kể từ khi người vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua chứng khoán đến thời điểm thông tin nội bộ được công bố;
b) Trường hợp thông tin nội bộ được công bố làm giá chứng khoán giảm, khoản thu trái pháp luật được tính trên cơ sở khoản chênh lệch giữa giá bán bình quân và bình quân giá đóng cửa trong 10 ngày giao dịch liên tiếp kể từ ngày thông tin nội bộ được công bố nhân với tổng khối lượng chứng khoán bán ra sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Thời kỳ tính giá bán bình quân được xác định kể từ khi người vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán đến thời điểm thông tin nội bộ được công bố.
Thời điểm thông tin nội bộ được công bố là thời điểm thông tin xuất hiện trên một trong các phương tiện công bố thông tin theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Điều 4. Nguyên tắc, phương pháp tính số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định lại điểm d khoản 3 Điều 4 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi bao gồm tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp.
2. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm:
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo từng lần:
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều mã chứng khoán thì số lợi bất hợp pháp được tính theo từng mã chứng khoán.
3. Phương pháp tính số lợi bất hợp pháp:
a) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán ra số cổ phiếu đã mua lại quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo công thức sau: Số lợi bất hợp pháp = số cổ phiếu bán ra x (Giá bán cổ phiếu bình quân – Giá mua cổ phiếu bình quân) – Các khoản thuế, phí phải nộp. Trong đó: Giá bán cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch bán /Tổng số cổ phiếu bán ra. Giá mua cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch mua /Tổng số cổ phiếu mua lại:
b) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng việc biết thông tin về chào mua công khai để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cung cấp thông tin, xúi giục, lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán trước thời điểm chào mua công khai chính thức quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
c) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Chứng khoán, quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số lợi mà tổ chức, cá nhân có được từ việc tổ chức địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán;
d) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê, chuyển nhượng giấy phép quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được từ việc cho thuê, chuyển nhượng giấy phép, cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân cho thuê, chuyển nhượng và tổ chức cá nhân thuê, nhận chuyển nhượng;
đ) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi mà tổ chức, cá nhân cho mượn tài khoản có được từ việc cho mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa người mượn tài khoản và người cho mượn tài khoản, giữa người nhờ đứng tên hộ và người đứng tên hộ;
e) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
g) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về chuyển nhượng chứng khoán chào bán riêng lẻ quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo công thức sau: Số lợi bất hợp pháp = Số cổ phiếu chuyển nhượng x (Giá bán cổ phiếu bình quân – Giá mua cổ phiếu bình quân) – Các khoản thuế, phí phải nộp. Trong đó: Giá bán cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch bán của số cổ phiếu chuyển nhượng /Tổng số cổ phiếu chuyển nhượng. Giá mua cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch mua /Tổng số cổ phiếu mua vào:
h) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh hoặc để hỗ trợ người khác trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính như sau: – Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự của mình đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán che giấu quyền sở hữu thực sự; – Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm hỗ trợ người khác che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên;
i) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư ủy thác không đúng quy định pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số lợi mà ngân hàng lưu ký có được từ việc sử dụng tài sản của đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư ủy thác không đúng quy định pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư số 36/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Khi các văn bản được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Kiểm toán nhà nước;
– Công báo;
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
– Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
– Lưu: VT, UBCK.(120b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Huỳnh Quang Hải

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 117/2020/TT-BTC tính khoản thu trái luật do vi phạm về chứng khoán”