Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 117/2013/TT-BTC về vốn tín dụng cho hai dự án đường sắt đô thị Hà Nội

BỘ TÀI CHÍNH
——-

Số: 117/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ CHÂU ÂU CHO HAI DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ THÍ ĐIỂM TP. HÀ NỘI, ĐOẠN NHỔN – GA HÀ NỘI (TUYẾN SỐ 3) VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 2 TP. HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/03/2011 và Thông tư số 107/2011/TT-BTC ngày 20/7/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007.

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 25.946 ký ngày 06/12/2010 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh” trị giá 150 triệu EUR và Hiệp định vay số FI N0 25.758 ký ngày 04/10 2010 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội” trị giá 73 triệu EUR (sau đây gọi là Hiệp định);

Căn cứ văn bản số 2211/TTg-QHQT ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hiệp định “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh” và văn bản số 1772/TTg-QHQT ngày 30/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hiệp định “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội” với Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB);

Căn cứ văn bản số 2152/VPCP-KTTH ngày 03/04/2012 và số 908/VPCP-KTTH ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính và tổ chức thực hiện các Hiệp định tài trợ các dự án xây dựng tàu điện ngầm ở Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh,

MỤC I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cơ chế tài chính và thủ tục giải ngân áp dụng đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (sau đây gọi tắt là “EIB”) cho Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “Dự án”).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này được áp dụng đối với các chủ Dự án, các Cơ quan chủ quản dự án và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn tín dụng của EIB để thực hiện Dự án.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Cơ quan chủ quản dự án: là UBND thành phố Hà Nội (đối với Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và UBND thành phố Hồ Chí Minh (đối với Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh) (sau đây gọi tắt là “UBND thành phố”).
2. Chủ dự án: là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (theo Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 27/04/2009 về việc phê duyệt BCNCKT dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội và Quyết định số 925/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của UBND thành phố Hà Nội) và Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 4474/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương).
Ngoài chức năng nhiệm vụ nêu tại hai Quyết định trên, Chủ dự án là Cơ quan lập kế hoạch rút vốn hàng năm cho Dự án, ký hồ sơ đề nghị rút vốn gửi Bộ Tài chính và là chủ tài khoản tiếp nhận nguồn vốn tín dụng của EIB do Bộ Tài chính chuyển từ Tài khoản đặc biệt về Tài khoản dự án để thanh toán cho nhà thầu.
3. Cơ quan nhận vốn: UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan nhận vốn (đối với phần vốn cấp phát), ký hợp đồng vay lại, nhận nợ vay và trả nợ vay khi đến hạn với Bộ Tài chính (đối với phần vốn vay lại).
Điều 4. Nguyên tắc quản lý
1. Khoản tín dụng theo Hiệp định là khoản vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam. Toàn bộ tiền vay, trả nợ được hạch toán vào Ngân sách Nhà nước.
2. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với Dự án là cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2152/VPCP-KTTH ngày 03/04/2012 và số 908/VPCP-KTTH ngày 17/02/2012.
3. Bộ Tài chính thực hiện cho vay lại và ký Hợp đồng cho vay lại với UBND thành phố đối với các nội dung đầu tư thuộc đối tượng vay lại. UBND thành phố có trách nhiệm bố trí nguồn chi trả nợ trong dự toán NSĐP hàng năm và thực hiện việc hoàn trả NSTW đúng hạn và đầy đủ.
4. UBND thành phố và Chủ dự án có trách nhiệm sử dụng vốn vay EIB đúng mục đích và hiệu quả, phù hợp với các điều kiện qui định trong Hiệp định vay vốn đã ký với EIB và các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam.
MỤC II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Cơ chế tài chính áp dụng đối với Dự án
1. Đối với phần vốn vay EIB: Ngân sách Trung ương chuyển vốn cho Chủ dự án để Chủ dự án thực hiện Dự án theo cơ chế như sau:
a) Cấp phát phần vốn thanh toán các hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định theo Luật Đường sắt Việt Nam năm 2005 và chi khác theo quy định hiện hành.
b) Cho vay lại phần vốn thanh toán các hạng mục mua sắm thiết bị, bao gồm thiết bị, phương tiện vận tải, khai thác nhà ga, depot;
c) Chi phí dự phòng: cơ chế tài chính (cấp phát hoặc cho vay lại) sẽ xác định trên cơ sở nội dung sử dụng vốn như quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Chủ dự án căn cứ vào văn bản số 3155/BGTVT-KHĐT ngày 24/4/2012 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về các hạng mục liên quan đến khai thác, vận hành kinh doanh vận tải đường sắt đô thị thuộc diện áp dụng hình thức cho vay lại trình Cơ quan chủ quản dự án có văn bản xác định rõ nội dung của từng gói thầu thuộc đối tượng cấp phát hay cho vay lại hoặc hỗn hợp (cấp phát và cho vay lại) và gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước địa phương để theo dõi, hạch toán và kiểm soát chi các khoản rút vốn vay EIB thanh toán cho Dự án.
đ) Bộ Tài chính cho vay lại vốn vay từ Hiệp định theo Hợp đồng cho vay lại ký với UBND thành phố theo các điều kiện cụ thể nêu tại Phụ lục 1 (đối với Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh) và Phụ lục 2 (Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3)) của Thông tư này.
– Điều kiện cho vay lại (thời gian và lãi suất cho vay lại) ngang bằng với điều kiện vay ghi trong Hiệp định.
– Phí cho vay lại: Bộ Tài chính không thu phí cho vay lại đối với Khoản cho vay lại theo quy định tại điểm b khoản 1, Điều 10 của Nghị định số 78/2010/NĐ-CP.
– Trong quá trình rút vốn của Dự án, Bộ Tài chính ứng trả các loại phí liên quan theo quy định của Hiệp định, bao gồm cả phần phí tương ứng với phần vốn cho vay lại. Sau khi Dự án đã kết thúc rút vốn, UBND thành phố có trách nhiệm trả Bộ Tài chính ngay 1 lần các loại phí có liên quan theo Hiệp định do Bộ Tài chính đã ứng trả cho EIB trong quá trình thực hiện theo tỷ lệ tương ứng với phần cho vay lại.
– Chủ Dự án có trách nhiệm trả trực tiếp cho Ngân hàng phục vụ trong nước các loại phí phục vụ của ngân hàng này thu (bao gồm cả phí mở L/C, phí thanh toán quốc tế,… nếu có).
2. Đối với vốn đối ứng: UBND thành phố có trách nhiệm tự cân đối theo qui định tại Điều 14 Nghị định số 79/2010/NĐ-CP để trả các loại thuế gián thu, chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và các nhu cầu đối ứng khác (nếu có), đảm bảo bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời, phù hợp với qui định của luật pháp về Ngân sách Nhà nước và Hiệp định.
Điều 6. Thủ tục giải ngân vốn vay EIB
1. Quy định về đồng tiền giải ngân, đồng tiền nhận nợ, tài khoản vốn vay EIB, lãi phát sinh và ngày nhận nợ
a) Bộ Tài chính mở một tài khoản tại một ngân hàng thương mại để tiếp nhận các khoản giải ngân từ EIB (sau đây gọi là Tài khoản đặc biệt (TKĐB)). Tổng số đợt giải ngân từ EIB về TKĐB tối đa không quá 10 đợt và giá trị mỗi đợt tối thiểu là 5.000.000EUR/đợt (Năm triệu euro/đợt).
b) Chủ dự án mở Tài khoản dự án tại ngân hàng thương mại phục vụ Dự án (gọi tắt là Tài khoản Dự án (TKDA)) để tiếp nhận nguồn vốn do Bộ Tài chính chuyển về từ Tài khoản đặc biệt để thanh toán các nội dung chi của Dự án.
c) Đồng tiền giải ngân và đồng tiền nhận nợ của Dự án từ EIB về TKĐB và từ TKĐB về TKDA là EUR, USD hoặc GBP theo đề nghị của Chủ dự án và phù hợp với quy định của Hiệp định vay.
d) EIB thực hiện giải ngân trên cơ sở Đơn đề nghị giải ngân của Bộ Tài chính kèm theo Công văn đề nghị giải ngân (Tiếng Việt và Tiếng Anh) của Chủ dự án kèm theo các chứng từ thanh toán liên quan nêu tại Điểm 2 dưới đây.
e) Đối với phần vốn cho vay lại, ngày Bộ Tài chính ghi nợ cho UBND thành phố (hoặc Sở Tài chính thành phố Hà Nội và Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh – trường hợp được UBND thành phố ủy quyền) là ngày EIB ghi nợ cho Việt Nam. Đối với phần vốn cấp phát, ngày nhận vốn là ngày Bộ Tài chính chuyển tiền từ TKĐB vào TKDA.
f) Số dư trên TKĐB và TKDA được hưởng mức lãi suất theo quy định của ngân hàng phục vụ hoặc theo mức lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng phục vụ và chủ tài khoản. Lãi phát sinh trên TKDA thuộc nguồn thu NSĐP. Lãi phát sinh trên TKĐB thuộc nguồn thu NSTW.
Việc theo dõi và sử dụng lãi phát sinh thực hiện theo qui định tại Thông tư 108/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/9/2007 hướng dẫn có chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế Thông tư này.
g) Việc giải ngân vốn vay của EIB để thanh toán cho nhà thầu của Dự án được thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng và các điều kiện cụ thể về nội dung, tỷ lệ thanh toán và chứng từ thanh toán qui định tại Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu có phát sinh tranh chấp liên quan đến các hợp đồng thương mại này, Chủ dự án cần giải quyết trực tiếp với nhà thầu, đồng thời có thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản dự án, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan về tranh chấp và giải pháp xử lý để cùng phối hợp, theo dõi.
2. Thủ tục giải ngân
a) Quy trình giải ngân về TKĐB:
– Chậm nhất 20 ngày làm việc trước ngày dự kiến giải ngân, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính công văn đề nghị giải ngân (tiếng Việt và tiếng Anh) theo mẫu tại Phụ lục 3-1 và 3-2 (nêu cụ thể các căn cứ pháp lý, giá trị Khoản vay đề nghị giải ngân, kế hoạch sử dụng Khoản vay phù hợp với tiến độ thực hiện và tiến độ thanh toán theo các hợp đồng thương mại của Dự án, chứng từ liên quan (nếu có)…) và các tài liệu giải trình bổ sung nếu có yêu cầu.
– Trong vòng tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Bộ Tài chính gửi Đơn đề nghị giải ngân (theo mẫu tại Phụ lục C của Hiệp định) để EIB chuyển tiền vào TKĐB.
– Trong vòng tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị giải ngân của Bộ Tài chính, EIB sẽ xem xét, chuyển tiền vào TKĐB nếu chấp nhận thanh toán (hoặc sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính thông báo rõ lý do nếu không chấp nhận thanh toán).
b) Đề nghị giải ngân lần đầu về TKĐB:
Ngoài các hồ sơ như đã liệt kê tại Điều 1.04 của Hiệp định (Điều kiện giải ngân), trước lần giải ngân đầu tiên, Dự án cần gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:
– Quyết định phê duyệt dự án.
– Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu ((bản chính) và bản dịch tiếng Anh.
– 02 bản Hợp đồng (bản chính hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính).
– Văn bản của Chủ dự án giới thiệu chữ ký của người được uỷ quyền ký các hồ sơ, đề nghị giải ngân và thanh toán của dự án (tên, chức danh, và chữ ký của cá nhân được giới thiệu).
– Các bản sao Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền đặt cọc.
– Kế hoạch tài chính năm (bao gồm cả kế hoạch rút vốn) của Dự án.
Chủ dự án chỉ cần gửi một lần các tài liệu trên đối với toàn bộ dự án, trừ trường hợp có sửa đổi bổ sung hoặc điều chỉnh các hồ sơ, tài liệu này. Riêng kế hoạch tài chính, chỉ cần gửi hàng năm theo qui định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC, Thông tư 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007.
c) Giải ngân bổ sung TKĐB:
Khi số dư trên TKĐB còn 1.000.000 EUR, Bộ Tài chính gửi công văn thông báo cho Chủ dự án để làm hồ sơ đề nghị EIB giải ngân bổ sung.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
– Công văn của Chủ dự án gửi Bộ Tài chính đề nghị giải ngân bổ sung vào TKĐB trong đó nêu rõ các căn cứ pháp lý xác định giá trị Khoản giải ngân đề nghị (kế hoạch giải ngân được duyệt, hợp đồng …);
– Bảng kê các đợt giải ngân từ TKĐB về TKDA đến trước thời điểm giải ngân bổ sung do Chủ dự án lập, các khoản thanh toán từ các đợt giải ngân đó theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này
– Sao kê tài khoản dự án đến thời điểm đề nghị giải ngân bổ sung do ngân hàng phục vụ xác nhận.
Trong vòng tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn giải ngân gửi EIB.
d) Giải ngân cho Dự án từ TKĐB:
– Khi có yêu cầu thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho dự án, chủ dự án gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị giải ngân vốn EIB về TKDA theo mẫu tại Phụ lục 3-3, kèm theo Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận kiểm soát chi của KBNN.
– Chủ dự án có trách nhiệm tính toán đúng số tiền đề nghị giải ngân từ nguồn vốn EIB phù hợp với nội dung và tỷ lệ thanh toán theo quy định tại Hiệp định tài trợ. Trường hợp thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp bằng VND, chủ dự án có trách nhiệm quy đổi ra giá trị ngoại tệ tương đương theo tỷ giá mua vào của ngân hàng phục vụ tại thời điểm của công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị giải ngân vốn EIB từ TKĐB về TKDA.
– Trong vòng tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và chuyển tiền thanh toán về TKDA .
– Trong vòng tối đa 2 ngày làm việc, Chủ dự án có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp theo những khoản chi đã đề nghị và được Bộ Tài chính giải ngân từ TKĐB.
Điều 7. Thủ tục kiểm soát chi
Các khoản giải ngân từ TKĐB và TKDA thực hiện kiểm soát chi theo hướng dẫn tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC, Thông tư 40/2011/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Thông tư trên.
Cơ quan kiểm soát chi là Kho Bạc Nhà nước địa phương, thực hiện kiểm soát chi đối với toàn bộ hoạt động chi tiêu của Dự án, bao gồm cả phần cấp phát và phần vay lại của Dự án.
Điều 8. Hạch toán ngân sách nhà nước
Định kỳ hàng tháng, căn cứ vào sao kê các khoản vốn đã được giải ngân từ TKĐB cho TKDA, Bộ Tài chính hạch toán ghi thu ngân sách trung ương và ghi chi cho NSĐP (đối với phần vốn vay được cấp phát) hoặc ghi chi cho vay lại đối với UBND thành phố (đối với phần vốn cho vay lại).
Điều 9. Chế độ báo cáo
Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo như sau:
a) Định kỳ hàng quý và hàng năm lập báo cáo về việc sử dụng vốn EIB cho dự án gửi Bộ Tài chính làm căn cứ theo dõi, giám sát.
b) Gửi Bộ Tài chính Báo cáo tài chính kiểm toán dự án hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện Dự án hàng năm và các báo cáo khác theo quy định của Hiệp định.
c) Lưu giữ toàn bộ hồ sơ chứng từ giải ngân và sử dụng vốn để thực hiện hoạch toán, bàn giao và quản lý tài sản nhà nước sau khi kết thúc Dự án.
MỤC III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8 tháng 10 năm 2013
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Các Bộ, UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội,
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phňng,
chống tham nhũng;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Bộ Công thương;
– Bộ Giao thông Vận tải;
– Bộ Xây dựng;
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Toà án Nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
– UBND TP. Hà Nội;
– UBND TP. Hồ Chí Minh;
– Kho Bạc Nhà nước Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Website Bộ Tài chính;
– Lưu VT, QLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

Cơ chế tài chính Dự án “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 – thành phố Hồ Chí Minh”

1. Tổng trị giá khoản vay tối đa: 150 triệu EUR.

2. Đồng tiền giải ngân và nhận nợ: Euro (EUR), Đôla Mỹ (USD) hoặc Bảng Anh (GBP) tùy theo đề xuất của Dự án và được EIB phê duyệt.

3. EIB sẽ giải ngân tối đa thành 10 Tranch, trị giá tối thiểu mỗi Tranch là 5.000.000 EUR.

4. Ngày nhận nợ là ngày EIB ghi nợ cho Bộ Tài chính.

5. Lãi, gốc và các khoản phí phải trả của mỗi Tranch được thanh toán bằng đồng tiền giải ngân của Tranch đó.

6. Thời hạn giải ngân cuối cùng của khoản vay là 06/12/2015. Bốn tháng sau ngày giải ngân cuối cùng, EIB có thể dừng giải ngân đối với phần vốn thuộc Hạn mức Tín dụng chưa có Đơn đề nghị giải ngân. (Điều 1.07 của Hiệp định)

7. Các điều kiện vay chính của khoản vay:

a. Người vay (Bộ Tài chính) có thể lựa chọn lãi suất cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay

– Lãi suất cố định là Lãi suất cố định của EIB công bố phù hợp với các qui tắc được áp dụng tại từng thời điểm do ban lãnh đạo ngân hàng qui định đối với các khoản vay theo lãi suất cố định cho từng loại tiền vay cụ thể và có thời hạn trả nợ gốc và trả lãi tương đương với thời hạn trả nợ của khoản vay theo Hiệp định này.

– Lãi suất thả nổi là Lãi suất thả nổi (trên cơ sở lãi suất lề (margin) cố định), tức là lãi suất theo năm, bằng Lãi suất Liên ngân hàng tham chiếu (EURIBOR đối với khoản vay bằng EUR hoặc LIBOR đối với khoản vay bằng GBP hoặc USD) cộng hoặc trừ (+ / -) Lãi suất lề được ngân hàng xác định cho từng kỳ tính lãi suất thả nổi liên tiếp và thông báo cho Bên vay tại Thông báo giải ngân hoặc Đề nghị hoán đổi lãi suất.

b. Thời hạn vay lại tối đa 25 năm gồm 7 năm ân hạn. Đối với khoản vay lại của từng đợt giải ngân, kỳ trả nợ gốc đầu tiên bắt đầu từ ngày trả nợ đầu tiên sau ngày giải ngân 7 năm và kỳ trả nợ gốc cuối cùng là ngày trả nợ không sớm hơn 4 năm nhưng không muộn hơn 25 năm kể từ ngày giải ngân.

c. Khoản vay lại được hoàn trả theo bán niên. Kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) và thời gian trả nợ gốc của khoản vay lại được quy định tại Thông báo giải ngân của EIB.

d. Phí cam kết: 0,15%/năm tính trên vốn vay chưa giải ngân của Hạn mức tín dụng tương ứng với phần vốn cho vay lại, tính từ ngày hoàn thành các điều kiện giải ngân lần đầu và trả vào các ngày:

– 06/01, 06/04, 06/07, 06/10 (trước khi giải ngân) và kỳ trả nợ của các khoản giải ngân (sau khi giải ngân);

– Ngày giải ngân cuối cùng và

– Ngày ngừng giải ngân của Hạn mức tín dụng theo qui định tại điều 1.05 và 1.06 của Hiệp định tín dụng.

Nếu các ngày trả nợ trên không phải là ngày làm việc thì việc thanh toán sẽ thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp (nếu vẫn trong cùng tháng dương lịch) hoặc vào ngày làm việc gần nhất trước ngày trả nợ đó. Giá trị trả nợ từng kỳ sẽ được điều chỉnh phù hợp với ngày thanh toán thực tế.

8. Cơ chế tài chính của khoản vay (cấp phát hay cho vay lại) được xác định theo qui định tại Mục II Điều 5 của Thông tư hướng dẫn này.

9. Điều kiện cho vay lại:

– Lãi suất vay lại có thể cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay và tuân theo lãi suất vay Bộ Tài chính đã thống nhất với EIB.

– Các điều kiện vay khác: như nêu tại điểm b, c, d Mục 8 trên đây.

10. Lãi suất chậm trả (đối với phần cho vay lại) là mức lãi suất cao hơn trong hai mức sau:

– Mức lãi suất thứ 1: 150% lãi suất cho vay lại quy định tại Hợp đồng cho vay lại tính trên số nợ quá hạn, hoặc

– Mức lãi suất thứ 2: Mức lãi suất chậm trả quy định tại Hợp đồng tài trợ tính trên số nợ quá hạn

UBND thành phố thanh toán lãi chậm trả cho Bộ Tài chínhvào tài khoản của Quỹ tích luỹ trả nợ theo thông báo của Bộ Tài chính.

Lãi chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trả nợ thực tế. Mức lãi suất chậm trả sẽ được Bộ Tài chính thông báo tới UBND thành phố khi Bộ Tài chính nhận được thông báo từ EIB.

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

Cơ chế tài chính Dự “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm – thành phố Hà Nội,

đoạn Nhổn-Ga Hà Nội”

1. Tổng trị giá vay: 73 triệu EUR

2. Đồng tiền vay lại: đồng Euro (EUR), đồng Đôla Mỹ (USD) hoặc đồng Bảng Anh (GBP) tùy theo đề xuất của Dự án và được EIB phê duyệt.

3. EIB sẽ giải ngân tối đa 10 Tranch, trị giá giải ngân tối thiểu mỗi Tranch là 5.000.000 EUR.

4. Ngày nhận nợ là ngày EIB ghi nợ cho Bộ Tài chính.

5. Lãi, gốc và các khoản phí phải trả của mỗi Tranch được thanh toán bằng đồng tiền giải ngân của Tranch đó.

6. Thời hạn giải ngân cuối cùng của khoản vay là 04/10/2015. Bốn tháng sau ngày giải ngân cuối cùng, EIB có thể dừng giải ngân đối với phần vốn thuộc Hạn mức Tín dụng chưa có Đơn đề nghị giải ngân. (Điều 1.07 của Hiệp định)

7. Các điều kiện vay chính của khoản vay:

a. Người vay (Bộ Tài chính) có thể lựa chọn lãi suất vay cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay

– Lãi suất cố định là Lãi suất cố định của EIB công bố phù hợp với các qui tắc được áp dụng tại từng thời điểm do ban lãnh đạo ngân hàng qui định đối với các khoản vay theo lãi suất cố định cho từng loại tiền vay cụ thể và có thời hạn trả nợ gốc và trả lãi tương đương với thời hạn trả nợ của khoản vay theo Hiệp định này.

– Lãi suất thả nổi là Lãi suất thả nổi (trên cơ sở lãi suất lề (margin) cố định), tức là lãi suất theo năm, bằng Lãi suất Liên ngân hàng tham chiếu (EURIBOR đối với khoản vay bằng EUR hoặc LIBOR đối với khoản vay bằng GBP hoặc USD) cộng hoặc trừ (+ / -) Lãi suất lề được ngân hàng xác định cho từng kỳ tính lãi suất thả nổi liên tiếp.

b. Thời hạn vay lại tối đa 25 năm gồm 7 năm ân hạn. Đối với khoản vay lại của mỗi khoản giải ngân, kỳ trả nợ gốc đầu tiên bắt đầu từ ngày trả nợ đầu tiên sau ngày giải ngân 7 năm và kỳ trả nợ gốc cuối cùng là ngày trả nợ không sớm hơn 4 năm nhưng không muộn hơn 25 năm kể từ ngày giải ngân.

c. Khoản vay lại được hoàn trả theo bán niên. Kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) và thời gian trả nợ gốc của khoản vay lại được quy định tại Thông báo giải ngân của EIB.

d. Phí cam kết: 0,15%/năm tính trên vốn vay chưa giải ngân của Hạn mức tín dụng, tính từ ngày ký Hiệp định và trả vào các ngày:

– 04/01, 04/04, 04/07, 04/10 (trước khi giải ngân) và kỳ trả nợ của các khoản giải ngân (sau khi giải ngân);

– Ngày giải ngân cuối cùng và

– Ngày ngừng giải ngân của Hạn mức tín dụng theo qui định tại điều 1.05 và 1.06 của Hiệp định tín dụng.

Nếu các ngày trả nợ trên không phải là ngày làm việc thì việc thanh toán sẽ thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp (nếu vẫn trong cùng tháng dương lịch) hoặc vào ngày làm việc gần nhất trước ngày trả nợ đó. Giá trị trả nợ từng kỳ sẽ được điều chỉnh phù hợp với ngày thanh toán thực tế.

8. Cơ chế tài chính của khoản vày (cấp phát hay cho vay lại) được xác định theo qui định tại II.1. của Thông tư hướng dẫn này.

9. Điều kiện cho vay lại:

– Lãi suất vay lại có thể cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay và tuân theo lãi suất vay Bộ Tài chính đã thống nhất với EIB.

– Các điều kiện vay khác: như nêu tại điểm b, c, d Mục 8 trên đây.

10. Lãi suất chậm trả (đối với phần cho vay lại) là mức lãi suất cao hơn trong hai mức sau:

– Mức lãi suất thứ 1: 150% lãi suất cho vay lại quy định tại Hợp đồng cho vay lại tính trên số nợ quá hạn, hoặc

– Mức lãi suất thứ 2: Mức lãi suất chậm trả quy định tại Hợp đồng tài trợ tính trên số nợ quá hạn

UBND thành phố thanh toán lãi chậm trả cho Bộ Tài chínhvào tài khoản của Quỹ tích luỹ trả nợ theo thông báo của Bộ Tài chính.

Lãi chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trả nợ thực tế. Mức lãi suất chậm trả sẽ được Bộ Tài chính thông báo tới UBND thành phố khi Bộ Tài chính nhận được thông báo từ EIB.

PHỤ LỤC 3-1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT VỐN TỪ EIB VỀ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT

Số:……..

Ngày:……..

Kính gửi: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài Chính

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 …… ký ngày …… giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án … trị giá … triệu EUR;

Căn cứ Thông tư số …… ngày …… về Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hiệp định vay Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ các tuyến Metro ở Hà Nội (tuyến số 3)/ Hồ Chí Minh (tuyến số 2);

Căn cứ Hợp đồng cho vay lại số … ký ngày …… giữa Bộ Tài Chính Việt Nam và UBND thành phố về việc sử dụng vốn vay từ Hiệp định vay số FI N0 …… tài trợ dự án ……;

Chủ dự án kính đề nghị Bộ Tài Chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) làm thủ tục với EIB để giải ngân cho Dự án nêu trên với nội dung cụ thể như sau:

– Số tiền: …… EUR hoặc USD hoặc GBP (Bằng chữ: ……), trong đó:

STT

Nội dung chi

Đơn vị tiền

Số tiền

Cơ chế tài chính (cấp phát hoặc cho vay lại)

…..

…..

Tổng cộng

(trường hợp cần thiết có thể kèm bảng kê chi tiết)

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

Người ký
(chức danh, chữ ký, đóng dấu, tên của người có thẩm quyền)

Ngày giải ngân dự kiến:

Tài liệu gửi kèm (nêu rõ bản sao (có xác nhận của Chủ dự án) hay bản gốc):

PHỤ LỤC 3-2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT VỐN TỪ EIB VỀ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT

Số:……..

Ngày:……..

Kính gửi: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài Chính

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 …… ký ngày …… giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án … trị giá … triệu EUR;

Căn cứ Thông tư số …… ngày …… về Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hiệp định vay Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ các tuyến Metro ở Hà Nội (tuyến số 3)/ Hồ Chí Minh (tuyến số 2);

Căn cứ Hợp đồng cho vay lại số … ký ngày …… giữa Bộ Tài Chính Việt Nam và UBND thành phố về việc sử dụng vốn vay từ Hiệp định vay số FI N0 …… tài trợ dự án ……;

Chủ dự án kính đề nghị Bộ Tài Chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) làm thủ tục với EIB để giải ngân cho Dự án nêu trên với nội dung cụ thể như sau:

– Số tiền: …… EUR hoặc USD hoặc GBP (Bằng chữ: ……), trong đó:

STT

Chi tiết thanh toán

Đơn vị tiền

Số tiền

Kế hoạch tài chính (Trợ cấp hay để cho vay)

…..

…..

Tổng cộng

(trường hợp cần thiết có thể kèm bảng kê chi tiết)

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

Người ký
(chức danh, chữ ký, đóng dấu, tên của người có thẩm quyền)

Ngày giải ngân dự kiến:

Tài liệu gửi kèm (nêu rõ bản sao (có xác nhận của Chủ dự án) hay bản gốc):

PHỤ LỤC 3-3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT VỐN TỪ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT

VỀ TÀI KHOẢN DỰ ÁN

Số:……..

Ngày:……..

Kính gửi: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài Chính

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 …… ký ngày …… giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án … trị giá … triệu EUR;

Căn cứ Thông tư số …… ngày …… về Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hiệp định vay Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ các tuyến Metro ở Hà Nội (tuyến số 3)/ Hồ Chí Minh (tuyến số 2);

Căn cứ Hợp đồng cho vay lại số … ký ngày …… giữa Bộ Tài Chính Việt Nam và UBND thành phố về việc sử dụng vốn vay từ Hiệp định vay số FI N0 …… tài trợ dự án ……;

Chủ dự án kính đề nghị Bộ Tài Chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) làm thủ tục chuyển tiền từ Tài khoản đặc biệt về Tài khoản Dự án với nội dung cụ thể như sau:

– Số tiền: …… EUR hoặc USD hoặc GBP (Bằng chữ: ……), trong đó:

STT

Số hợp đồng

Nội dung chi

Đơn vị tiền

Số tiền

Tỷ giá quy đổi (nếu có)

Số tiền quy đổi (nếu có)

Cơ chế tài chính (cấp phát hoặc cho vay lại)

Xác nhận kiểm soát chi của KBNN

…..

Tổng cộng

(trường hợp cần thiết có thể kèm bảng kê chi tiết)

– Ngày giải ngân dự kiến:

– Chỉ dẫn chuyển tiền:

Chủ Tài khoản:

Địa chỉ:

Số Tài khoản:

Mở tại Ngân hàng:

Chúng tôi cam kết sử dụng vốn đúng mục đích như đề nghị nêu trên./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu

Người ký
(chức danh, chữ ký, đóng dấu, tên của người có thẩm quyền)

Tài liệu gửi kèm (nêu rõ bản sao (có xác nhận của Chủ dự án) hay bản gốc):

PHỤ LỤC 4

Tên dự án:……………………..

Tên chủ dự án:…………………

Bảng kê các khoản giải ngân từ TKĐB về TKDA

Giai đoạn từ:…. đến….

1. Các khoản giải ngân từ TKĐB về TKDA:

STT

Ngày giải ngân

Đơn vị tiền

Số tiền

Ghi chú

Tổng cộng

2. Các khoản thanh toán từ TKDA

STT

Ngày thanh toán

Đơn vị tiền

Số tiền nguyên tệ

Tỷ giá quy đổi (nếu có)

Số tiền quy đổi (nếu có)

Nội dung thanh toán

Đối tượng thụ hưởng

Số hợp đồng

Cấp phát/Cho vay lại

Tổng cộng


Người lập bảng
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm
Chủ dự án
(Ký tên, đóng dấu)

Thuộc tính văn bản
Thông tư 117/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho hai dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 117/2013/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 23/08/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng , Giao thông
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ TÀI CHÍNH
——-

Số: 117/2013/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2013

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ GIẢI NGÂN ĐỐI VỚI NGUỒN VỐN TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ CHÂU ÂU CHO HAI DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ THÍ ĐIỂM TP. HÀ NỘI, ĐOẠN NHỔN – GA HÀ NỘI (TUYẾN SỐ 3) VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 2 TP. HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/07/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/09/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/03/2011 và Thông tư số 107/2011/TT-BTC ngày 20/7/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007.

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 25.946 ký ngày 06/12/2010 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh” trị giá 150 triệu EUR và Hiệp định vay số FI N0 25.758 ký ngày 04/10 2010 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội” trị giá 73 triệu EUR (sau đây gọi là Hiệp định);

Căn cứ văn bản số 2211/TTg-QHQT ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hiệp định “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh” và văn bản số 1772/TTg-QHQT ngày 30/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Hiệp định “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội” với Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB);

Căn cứ văn bản số 2152/VPCP-KTTH ngày 03/04/2012 và số 908/VPCP-KTTH ngày 17/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính và tổ chức thực hiện các Hiệp định tài trợ các dự án xây dựng tàu điện ngầm ở Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính và giải ngân đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu cho Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh,

MỤC I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định cơ chế tài chính và thủ tục giải ngân áp dụng đối với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (sau đây gọi tắt là “EIB”) cho Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “Dự án”).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này được áp dụng đối với các chủ Dự án, các Cơ quan chủ quản dự án và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn tín dụng của EIB để thực hiện Dự án.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Cơ quan chủ quản dự án: là UBND thành phố Hà Nội (đối với Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3) và UBND thành phố Hồ Chí Minh (đối với Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh) (sau đây gọi tắt là “UBND thành phố”).
2. Chủ dự án: là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (theo Quyết định số 1970/QĐ-UBND ngày 27/04/2009 về việc phê duyệt BCNCKT dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội và Quyết định số 925/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của UBND thành phố Hà Nội) và Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 4474/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương).
Ngoài chức năng nhiệm vụ nêu tại hai Quyết định trên, Chủ dự án là Cơ quan lập kế hoạch rút vốn hàng năm cho Dự án, ký hồ sơ đề nghị rút vốn gửi Bộ Tài chính và là chủ tài khoản tiếp nhận nguồn vốn tín dụng của EIB do Bộ Tài chính chuyển từ Tài khoản đặc biệt về Tài khoản dự án để thanh toán cho nhà thầu.
3. Cơ quan nhận vốn: UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan nhận vốn (đối với phần vốn cấp phát), ký hợp đồng vay lại, nhận nợ vay và trả nợ vay khi đến hạn với Bộ Tài chính (đối với phần vốn vay lại).
Điều 4. Nguyên tắc quản lý
1. Khoản tín dụng theo Hiệp định là khoản vay nước ngoài của Chính phủ Việt Nam. Toàn bộ tiền vay, trả nợ được hạch toán vào Ngân sách Nhà nước.
2. Cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với Dự án là cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2152/VPCP-KTTH ngày 03/04/2012 và số 908/VPCP-KTTH ngày 17/02/2012.
3. Bộ Tài chính thực hiện cho vay lại và ký Hợp đồng cho vay lại với UBND thành phố đối với các nội dung đầu tư thuộc đối tượng vay lại. UBND thành phố có trách nhiệm bố trí nguồn chi trả nợ trong dự toán NSĐP hàng năm và thực hiện việc hoàn trả NSTW đúng hạn và đầy đủ.
4. UBND thành phố và Chủ dự án có trách nhiệm sử dụng vốn vay EIB đúng mục đích và hiệu quả, phù hợp với các điều kiện qui định trong Hiệp định vay vốn đã ký với EIB và các quy định hiện hành có liên quan của pháp luật Việt Nam.
MỤC II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Cơ chế tài chính áp dụng đối với Dự án
1. Đối với phần vốn vay EIB: Ngân sách Trung ương chuyển vốn cho Chủ dự án để Chủ dự án thực hiện Dự án theo cơ chế như sau:
a) Cấp phát phần vốn thanh toán các hạng mục xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định theo Luật Đường sắt Việt Nam năm 2005 và chi khác theo quy định hiện hành.
b) Cho vay lại phần vốn thanh toán các hạng mục mua sắm thiết bị, bao gồm thiết bị, phương tiện vận tải, khai thác nhà ga, depot;
c) Chi phí dự phòng: cơ chế tài chính (cấp phát hoặc cho vay lại) sẽ xác định trên cơ sở nội dung sử dụng vốn như quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Chủ dự án căn cứ vào văn bản số 3155/BGTVT-KHĐT ngày 24/4/2012 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về các hạng mục liên quan đến khai thác, vận hành kinh doanh vận tải đường sắt đô thị thuộc diện áp dụng hình thức cho vay lại trình Cơ quan chủ quản dự án có văn bản xác định rõ nội dung của từng gói thầu thuộc đối tượng cấp phát hay cho vay lại hoặc hỗn hợp (cấp phát và cho vay lại) và gửi Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước địa phương để theo dõi, hạch toán và kiểm soát chi các khoản rút vốn vay EIB thanh toán cho Dự án.
đ) Bộ Tài chính cho vay lại vốn vay từ Hiệp định theo Hợp đồng cho vay lại ký với UBND thành phố theo các điều kiện cụ thể nêu tại Phụ lục 1 (đối với Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP. Hồ Chí Minh) và Phụ lục 2 (Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3)) của Thông tư này.
– Điều kiện cho vay lại (thời gian và lãi suất cho vay lại) ngang bằng với điều kiện vay ghi trong Hiệp định.
– Phí cho vay lại: Bộ Tài chính không thu phí cho vay lại đối với Khoản cho vay lại theo quy định tại điểm b khoản 1, Điều 10 của Nghị định số 78/2010/NĐ-CP.
– Trong quá trình rút vốn của Dự án, Bộ Tài chính ứng trả các loại phí liên quan theo quy định của Hiệp định, bao gồm cả phần phí tương ứng với phần vốn cho vay lại. Sau khi Dự án đã kết thúc rút vốn, UBND thành phố có trách nhiệm trả Bộ Tài chính ngay 1 lần các loại phí có liên quan theo Hiệp định do Bộ Tài chính đã ứng trả cho EIB trong quá trình thực hiện theo tỷ lệ tương ứng với phần cho vay lại.
– Chủ Dự án có trách nhiệm trả trực tiếp cho Ngân hàng phục vụ trong nước các loại phí phục vụ của ngân hàng này thu (bao gồm cả phí mở L/C, phí thanh toán quốc tế,… nếu có).
2. Đối với vốn đối ứng: UBND thành phố có trách nhiệm tự cân đối theo qui định tại Điều 14 Nghị định số 79/2010/NĐ-CP để trả các loại thuế gián thu, chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và các nhu cầu đối ứng khác (nếu có), đảm bảo bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời, phù hợp với qui định của luật pháp về Ngân sách Nhà nước và Hiệp định.
Điều 6. Thủ tục giải ngân vốn vay EIB
1. Quy định về đồng tiền giải ngân, đồng tiền nhận nợ, tài khoản vốn vay EIB, lãi phát sinh và ngày nhận nợ
a) Bộ Tài chính mở một tài khoản tại một ngân hàng thương mại để tiếp nhận các khoản giải ngân từ EIB (sau đây gọi là Tài khoản đặc biệt (TKĐB)). Tổng số đợt giải ngân từ EIB về TKĐB tối đa không quá 10 đợt và giá trị mỗi đợt tối thiểu là 5.000.000EUR/đợt (Năm triệu euro/đợt).
b) Chủ dự án mở Tài khoản dự án tại ngân hàng thương mại phục vụ Dự án (gọi tắt là Tài khoản Dự án (TKDA)) để tiếp nhận nguồn vốn do Bộ Tài chính chuyển về từ Tài khoản đặc biệt để thanh toán các nội dung chi của Dự án.
c) Đồng tiền giải ngân và đồng tiền nhận nợ của Dự án từ EIB về TKĐB và từ TKĐB về TKDA là EUR, USD hoặc GBP theo đề nghị của Chủ dự án và phù hợp với quy định của Hiệp định vay.
d) EIB thực hiện giải ngân trên cơ sở Đơn đề nghị giải ngân của Bộ Tài chính kèm theo Công văn đề nghị giải ngân (Tiếng Việt và Tiếng Anh) của Chủ dự án kèm theo các chứng từ thanh toán liên quan nêu tại Điểm 2 dưới đây.
e) Đối với phần vốn cho vay lại, ngày Bộ Tài chính ghi nợ cho UBND thành phố (hoặc Sở Tài chính thành phố Hà Nội và Sở Tài chính thành phố Hồ Chí Minh – trường hợp được UBND thành phố ủy quyền) là ngày EIB ghi nợ cho Việt Nam. Đối với phần vốn cấp phát, ngày nhận vốn là ngày Bộ Tài chính chuyển tiền từ TKĐB vào TKDA.
f) Số dư trên TKĐB và TKDA được hưởng mức lãi suất theo quy định của ngân hàng phục vụ hoặc theo mức lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng phục vụ và chủ tài khoản. Lãi phát sinh trên TKDA thuộc nguồn thu NSĐP. Lãi phát sinh trên TKĐB thuộc nguồn thu NSTW.
Việc theo dõi và sử dụng lãi phát sinh thực hiện theo qui định tại Thông tư 108/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 7/9/2007 hướng dẫn có chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế Thông tư này.
g) Việc giải ngân vốn vay của EIB để thanh toán cho nhà thầu của Dự án được thực hiện theo tiến độ thực hiện hợp đồng và các điều kiện cụ thể về nội dung, tỷ lệ thanh toán và chứng từ thanh toán qui định tại Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện Dự án, nếu có phát sinh tranh chấp liên quan đến các hợp đồng thương mại này, Chủ dự án cần giải quyết trực tiếp với nhà thầu, đồng thời có thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản dự án, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan về tranh chấp và giải pháp xử lý để cùng phối hợp, theo dõi.
2. Thủ tục giải ngân
a) Quy trình giải ngân về TKĐB:
– Chậm nhất 20 ngày làm việc trước ngày dự kiến giải ngân, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính công văn đề nghị giải ngân (tiếng Việt và tiếng Anh) theo mẫu tại Phụ lục 3-1 và 3-2 (nêu cụ thể các căn cứ pháp lý, giá trị Khoản vay đề nghị giải ngân, kế hoạch sử dụng Khoản vay phù hợp với tiến độ thực hiện và tiến độ thanh toán theo các hợp đồng thương mại của Dự án, chứng từ liên quan (nếu có)…) và các tài liệu giải trình bổ sung nếu có yêu cầu.
– Trong vòng tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Bộ Tài chính gửi Đơn đề nghị giải ngân (theo mẫu tại Phụ lục C của Hiệp định) để EIB chuyển tiền vào TKĐB.
– Trong vòng tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị giải ngân của Bộ Tài chính, EIB sẽ xem xét, chuyển tiền vào TKĐB nếu chấp nhận thanh toán (hoặc sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính thông báo rõ lý do nếu không chấp nhận thanh toán).
b) Đề nghị giải ngân lần đầu về TKĐB:
Ngoài các hồ sơ như đã liệt kê tại Điều 1.04 của Hiệp định (Điều kiện giải ngân), trước lần giải ngân đầu tiên, Dự án cần gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:
– Quyết định phê duyệt dự án.
– Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu ((bản chính) và bản dịch tiếng Anh.
– 02 bản Hợp đồng (bản chính hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính).
– Văn bản của Chủ dự án giới thiệu chữ ký của người được uỷ quyền ký các hồ sơ, đề nghị giải ngân và thanh toán của dự án (tên, chức danh, và chữ ký của cá nhân được giới thiệu).
– Các bản sao Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền đặt cọc.
– Kế hoạch tài chính năm (bao gồm cả kế hoạch rút vốn) của Dự án.
Chủ dự án chỉ cần gửi một lần các tài liệu trên đối với toàn bộ dự án, trừ trường hợp có sửa đổi bổ sung hoặc điều chỉnh các hồ sơ, tài liệu này. Riêng kế hoạch tài chính, chỉ cần gửi hàng năm theo qui định tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC, Thông tư 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007.
c) Giải ngân bổ sung TKĐB:
Khi số dư trên TKĐB còn 1.000.000 EUR, Bộ Tài chính gửi công văn thông báo cho Chủ dự án để làm hồ sơ đề nghị EIB giải ngân bổ sung.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
– Công văn của Chủ dự án gửi Bộ Tài chính đề nghị giải ngân bổ sung vào TKĐB trong đó nêu rõ các căn cứ pháp lý xác định giá trị Khoản giải ngân đề nghị (kế hoạch giải ngân được duyệt, hợp đồng …);
– Bảng kê các đợt giải ngân từ TKĐB về TKDA đến trước thời điểm giải ngân bổ sung do Chủ dự án lập, các khoản thanh toán từ các đợt giải ngân đó theo mẫu tại Phụ lục 4 của Thông tư này
– Sao kê tài khoản dự án đến thời điểm đề nghị giải ngân bổ sung do ngân hàng phục vụ xác nhận.
Trong vòng tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn giải ngân gửi EIB.
d) Giải ngân cho Dự án từ TKĐB:
– Khi có yêu cầu thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho dự án, chủ dự án gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị giải ngân vốn EIB về TKDA theo mẫu tại Phụ lục 3-3, kèm theo Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận kiểm soát chi của KBNN.
– Chủ dự án có trách nhiệm tính toán đúng số tiền đề nghị giải ngân từ nguồn vốn EIB phù hợp với nội dung và tỷ lệ thanh toán theo quy định tại Hiệp định tài trợ. Trường hợp thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp bằng VND, chủ dự án có trách nhiệm quy đổi ra giá trị ngoại tệ tương đương theo tỷ giá mua vào của ngân hàng phục vụ tại thời điểm của công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị giải ngân vốn EIB từ TKĐB về TKDA.
– Trong vòng tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và chuyển tiền thanh toán về TKDA .
– Trong vòng tối đa 2 ngày làm việc, Chủ dự án có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu/người cung cấp theo những khoản chi đã đề nghị và được Bộ Tài chính giải ngân từ TKĐB.
Điều 7. Thủ tục kiểm soát chi
Các khoản giải ngân từ TKĐB và TKDA thực hiện kiểm soát chi theo hướng dẫn tại Thông tư số 108/2007/TT-BTC, Thông tư 40/2011/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Thông tư trên.
Cơ quan kiểm soát chi là Kho Bạc Nhà nước địa phương, thực hiện kiểm soát chi đối với toàn bộ hoạt động chi tiêu của Dự án, bao gồm cả phần cấp phát và phần vay lại của Dự án.
Điều 8. Hạch toán ngân sách nhà nước
Định kỳ hàng tháng, căn cứ vào sao kê các khoản vốn đã được giải ngân từ TKĐB cho TKDA, Bộ Tài chính hạch toán ghi thu ngân sách trung ương và ghi chi cho NSĐP (đối với phần vốn vay được cấp phát) hoặc ghi chi cho vay lại đối với UBND thành phố (đối với phần vốn cho vay lại).
Điều 9. Chế độ báo cáo
Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo như sau:
a) Định kỳ hàng quý và hàng năm lập báo cáo về việc sử dụng vốn EIB cho dự án gửi Bộ Tài chính làm căn cứ theo dõi, giám sát.
b) Gửi Bộ Tài chính Báo cáo tài chính kiểm toán dự án hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện Dự án hàng năm và các báo cáo khác theo quy định của Hiệp định.
c) Lưu giữ toàn bộ hồ sơ chứng từ giải ngân và sử dụng vốn để thực hiện hoạch toán, bàn giao và quản lý tài sản nhà nước sau khi kết thúc Dự án.
MỤC III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8 tháng 10 năm 2013
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Các Bộ, UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội,
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phňng,
chống tham nhũng;
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Bộ Công thương;
– Bộ Giao thông Vận tải;
– Bộ Xây dựng;
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Toà án Nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
– UBND TP. Hà Nội;
– UBND TP. Hồ Chí Minh;
– Kho Bạc Nhà nước Trung ương;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Website Bộ Tài chính;
– Lưu VT, QLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

Cơ chế tài chính Dự án “Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 – thành phố Hồ Chí Minh”

1. Tổng trị giá khoản vay tối đa: 150 triệu EUR.

2. Đồng tiền giải ngân và nhận nợ: Euro (EUR), Đôla Mỹ (USD) hoặc Bảng Anh (GBP) tùy theo đề xuất của Dự án và được EIB phê duyệt.

3. EIB sẽ giải ngân tối đa thành 10 Tranch, trị giá tối thiểu mỗi Tranch là 5.000.000 EUR.

4. Ngày nhận nợ là ngày EIB ghi nợ cho Bộ Tài chính.

5. Lãi, gốc và các khoản phí phải trả của mỗi Tranch được thanh toán bằng đồng tiền giải ngân của Tranch đó.

6. Thời hạn giải ngân cuối cùng của khoản vay là 06/12/2015. Bốn tháng sau ngày giải ngân cuối cùng, EIB có thể dừng giải ngân đối với phần vốn thuộc Hạn mức Tín dụng chưa có Đơn đề nghị giải ngân. (Điều 1.07 của Hiệp định)

7. Các điều kiện vay chính của khoản vay:

a. Người vay (Bộ Tài chính) có thể lựa chọn lãi suất cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay

– Lãi suất cố định là Lãi suất cố định của EIB công bố phù hợp với các qui tắc được áp dụng tại từng thời điểm do ban lãnh đạo ngân hàng qui định đối với các khoản vay theo lãi suất cố định cho từng loại tiền vay cụ thể và có thời hạn trả nợ gốc và trả lãi tương đương với thời hạn trả nợ của khoản vay theo Hiệp định này.

– Lãi suất thả nổi là Lãi suất thả nổi (trên cơ sở lãi suất lề (margin) cố định), tức là lãi suất theo năm, bằng Lãi suất Liên ngân hàng tham chiếu (EURIBOR đối với khoản vay bằng EUR hoặc LIBOR đối với khoản vay bằng GBP hoặc USD) cộng hoặc trừ (+ / -) Lãi suất lề được ngân hàng xác định cho từng kỳ tính lãi suất thả nổi liên tiếp và thông báo cho Bên vay tại Thông báo giải ngân hoặc Đề nghị hoán đổi lãi suất.

b. Thời hạn vay lại tối đa 25 năm gồm 7 năm ân hạn. Đối với khoản vay lại của từng đợt giải ngân, kỳ trả nợ gốc đầu tiên bắt đầu từ ngày trả nợ đầu tiên sau ngày giải ngân 7 năm và kỳ trả nợ gốc cuối cùng là ngày trả nợ không sớm hơn 4 năm nhưng không muộn hơn 25 năm kể từ ngày giải ngân.

c. Khoản vay lại được hoàn trả theo bán niên. Kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) và thời gian trả nợ gốc của khoản vay lại được quy định tại Thông báo giải ngân của EIB.

d. Phí cam kết: 0,15%/năm tính trên vốn vay chưa giải ngân của Hạn mức tín dụng tương ứng với phần vốn cho vay lại, tính từ ngày hoàn thành các điều kiện giải ngân lần đầu và trả vào các ngày:

– 06/01, 06/04, 06/07, 06/10 (trước khi giải ngân) và kỳ trả nợ của các khoản giải ngân (sau khi giải ngân);

– Ngày giải ngân cuối cùng và

– Ngày ngừng giải ngân của Hạn mức tín dụng theo qui định tại điều 1.05 và 1.06 của Hiệp định tín dụng.

Nếu các ngày trả nợ trên không phải là ngày làm việc thì việc thanh toán sẽ thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp (nếu vẫn trong cùng tháng dương lịch) hoặc vào ngày làm việc gần nhất trước ngày trả nợ đó. Giá trị trả nợ từng kỳ sẽ được điều chỉnh phù hợp với ngày thanh toán thực tế.

8. Cơ chế tài chính của khoản vay (cấp phát hay cho vay lại) được xác định theo qui định tại Mục II Điều 5 của Thông tư hướng dẫn này.

9. Điều kiện cho vay lại:

– Lãi suất vay lại có thể cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay và tuân theo lãi suất vay Bộ Tài chính đã thống nhất với EIB.

– Các điều kiện vay khác: như nêu tại điểm b, c, d Mục 8 trên đây.

10. Lãi suất chậm trả (đối với phần cho vay lại) là mức lãi suất cao hơn trong hai mức sau:

– Mức lãi suất thứ 1: 150% lãi suất cho vay lại quy định tại Hợp đồng cho vay lại tính trên số nợ quá hạn, hoặc

– Mức lãi suất thứ 2: Mức lãi suất chậm trả quy định tại Hợp đồng tài trợ tính trên số nợ quá hạn

UBND thành phố thanh toán lãi chậm trả cho Bộ Tài chínhvào tài khoản của Quỹ tích luỹ trả nợ theo thông báo của Bộ Tài chính.

Lãi chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trả nợ thực tế. Mức lãi suất chậm trả sẽ được Bộ Tài chính thông báo tới UBND thành phố khi Bộ Tài chính nhận được thông báo từ EIB.

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

Cơ chế tài chính Dự “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm – thành phố Hà Nội,

đoạn Nhổn-Ga Hà Nội”

1. Tổng trị giá vay: 73 triệu EUR

2. Đồng tiền vay lại: đồng Euro (EUR), đồng Đôla Mỹ (USD) hoặc đồng Bảng Anh (GBP) tùy theo đề xuất của Dự án và được EIB phê duyệt.

3. EIB sẽ giải ngân tối đa 10 Tranch, trị giá giải ngân tối thiểu mỗi Tranch là 5.000.000 EUR.

4. Ngày nhận nợ là ngày EIB ghi nợ cho Bộ Tài chính.

5. Lãi, gốc và các khoản phí phải trả của mỗi Tranch được thanh toán bằng đồng tiền giải ngân của Tranch đó.

6. Thời hạn giải ngân cuối cùng của khoản vay là 04/10/2015. Bốn tháng sau ngày giải ngân cuối cùng, EIB có thể dừng giải ngân đối với phần vốn thuộc Hạn mức Tín dụng chưa có Đơn đề nghị giải ngân. (Điều 1.07 của Hiệp định)

7. Các điều kiện vay chính của khoản vay:

a. Người vay (Bộ Tài chính) có thể lựa chọn lãi suất vay cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay

– Lãi suất cố định là Lãi suất cố định của EIB công bố phù hợp với các qui tắc được áp dụng tại từng thời điểm do ban lãnh đạo ngân hàng qui định đối với các khoản vay theo lãi suất cố định cho từng loại tiền vay cụ thể và có thời hạn trả nợ gốc và trả lãi tương đương với thời hạn trả nợ của khoản vay theo Hiệp định này.

– Lãi suất thả nổi là Lãi suất thả nổi (trên cơ sở lãi suất lề (margin) cố định), tức là lãi suất theo năm, bằng Lãi suất Liên ngân hàng tham chiếu (EURIBOR đối với khoản vay bằng EUR hoặc LIBOR đối với khoản vay bằng GBP hoặc USD) cộng hoặc trừ (+ / -) Lãi suất lề được ngân hàng xác định cho từng kỳ tính lãi suất thả nổi liên tiếp.

b. Thời hạn vay lại tối đa 25 năm gồm 7 năm ân hạn. Đối với khoản vay lại của mỗi khoản giải ngân, kỳ trả nợ gốc đầu tiên bắt đầu từ ngày trả nợ đầu tiên sau ngày giải ngân 7 năm và kỳ trả nợ gốc cuối cùng là ngày trả nợ không sớm hơn 4 năm nhưng không muộn hơn 25 năm kể từ ngày giải ngân.

c. Khoản vay lại được hoàn trả theo bán niên. Kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) và thời gian trả nợ gốc của khoản vay lại được quy định tại Thông báo giải ngân của EIB.

d. Phí cam kết: 0,15%/năm tính trên vốn vay chưa giải ngân của Hạn mức tín dụng, tính từ ngày ký Hiệp định và trả vào các ngày:

– 04/01, 04/04, 04/07, 04/10 (trước khi giải ngân) và kỳ trả nợ của các khoản giải ngân (sau khi giải ngân);

– Ngày giải ngân cuối cùng và

– Ngày ngừng giải ngân của Hạn mức tín dụng theo qui định tại điều 1.05 và 1.06 của Hiệp định tín dụng.

Nếu các ngày trả nợ trên không phải là ngày làm việc thì việc thanh toán sẽ thực hiện vào ngày làm việc kế tiếp (nếu vẫn trong cùng tháng dương lịch) hoặc vào ngày làm việc gần nhất trước ngày trả nợ đó. Giá trị trả nợ từng kỳ sẽ được điều chỉnh phù hợp với ngày thanh toán thực tế.

8. Cơ chế tài chính của khoản vày (cấp phát hay cho vay lại) được xác định theo qui định tại II.1. của Thông tư hướng dẫn này.

9. Điều kiện cho vay lại:

– Lãi suất vay lại có thể cố định hoặc thả nổi theo từng đồng tiền vay và tuân theo lãi suất vay Bộ Tài chính đã thống nhất với EIB.

– Các điều kiện vay khác: như nêu tại điểm b, c, d Mục 8 trên đây.

10. Lãi suất chậm trả (đối với phần cho vay lại) là mức lãi suất cao hơn trong hai mức sau:

– Mức lãi suất thứ 1: 150% lãi suất cho vay lại quy định tại Hợp đồng cho vay lại tính trên số nợ quá hạn, hoặc

– Mức lãi suất thứ 2: Mức lãi suất chậm trả quy định tại Hợp đồng tài trợ tính trên số nợ quá hạn

UBND thành phố thanh toán lãi chậm trả cho Bộ Tài chínhvào tài khoản của Quỹ tích luỹ trả nợ theo thông báo của Bộ Tài chính.

Lãi chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trả nợ thực tế. Mức lãi suất chậm trả sẽ được Bộ Tài chính thông báo tới UBND thành phố khi Bộ Tài chính nhận được thông báo từ EIB.

PHỤ LỤC 3-1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT VỐN TỪ EIB VỀ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT

Số:……..

Ngày:……..

Kính gửi: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài Chính

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 …… ký ngày …… giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án … trị giá … triệu EUR;

Căn cứ Thông tư số …… ngày …… về Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hiệp định vay Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ các tuyến Metro ở Hà Nội (tuyến số 3)/ Hồ Chí Minh (tuyến số 2);

Căn cứ Hợp đồng cho vay lại số … ký ngày …… giữa Bộ Tài Chính Việt Nam và UBND thành phố về việc sử dụng vốn vay từ Hiệp định vay số FI N0 …… tài trợ dự án ……;

Chủ dự án kính đề nghị Bộ Tài Chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) làm thủ tục với EIB để giải ngân cho Dự án nêu trên với nội dung cụ thể như sau:

– Số tiền: …… EUR hoặc USD hoặc GBP (Bằng chữ: ……), trong đó:

STT

Nội dung chi

Đơn vị tiền

Số tiền

Cơ chế tài chính (cấp phát hoặc cho vay lại)

…..

…..

Tổng cộng

(trường hợp cần thiết có thể kèm bảng kê chi tiết)

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

Người ký
(chức danh, chữ ký, đóng dấu, tên của người có thẩm quyền)

Ngày giải ngân dự kiến:

Tài liệu gửi kèm (nêu rõ bản sao (có xác nhận của Chủ dự án) hay bản gốc):

PHỤ LỤC 3-2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT VỐN TỪ EIB VỀ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT

Số:……..

Ngày:……..

Kính gửi: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài Chính

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 …… ký ngày …… giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án … trị giá … triệu EUR;

Căn cứ Thông tư số …… ngày …… về Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hiệp định vay Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ các tuyến Metro ở Hà Nội (tuyến số 3)/ Hồ Chí Minh (tuyến số 2);

Căn cứ Hợp đồng cho vay lại số … ký ngày …… giữa Bộ Tài Chính Việt Nam và UBND thành phố về việc sử dụng vốn vay từ Hiệp định vay số FI N0 …… tài trợ dự án ……;

Chủ dự án kính đề nghị Bộ Tài Chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) làm thủ tục với EIB để giải ngân cho Dự án nêu trên với nội dung cụ thể như sau:

– Số tiền: …… EUR hoặc USD hoặc GBP (Bằng chữ: ……), trong đó:

STT

Chi tiết thanh toán

Đơn vị tiền

Số tiền

Kế hoạch tài chính (Trợ cấp hay để cho vay)

…..

…..

Tổng cộng

(trường hợp cần thiết có thể kèm bảng kê chi tiết)

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.

Người ký
(chức danh, chữ ký, đóng dấu, tên của người có thẩm quyền)

Ngày giải ngân dự kiến:

Tài liệu gửi kèm (nêu rõ bản sao (có xác nhận của Chủ dự án) hay bản gốc):

PHỤ LỤC 3-3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 117/2013/TT-BTC ngày 23/8/2013 của BTC)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT VỐN TỪ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT

VỀ TÀI KHOẢN DỰ ÁN

Số:……..

Ngày:……..

Kính gửi: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài Chính

Căn cứ Hiệp định vay số FI N0 …… ký ngày …… giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) tài trợ dự án … trị giá … triệu EUR;

Căn cứ Thông tư số …… ngày …… về Hướng dẫn giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hiệp định vay Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ các tuyến Metro ở Hà Nội (tuyến số 3)/ Hồ Chí Minh (tuyến số 2);

Căn cứ Hợp đồng cho vay lại số … ký ngày …… giữa Bộ Tài Chính Việt Nam và UBND thành phố về việc sử dụng vốn vay từ Hiệp định vay số FI N0 …… tài trợ dự án ……;

Chủ dự án kính đề nghị Bộ Tài Chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại) làm thủ tục chuyển tiền từ Tài khoản đặc biệt về Tài khoản Dự án với nội dung cụ thể như sau:

– Số tiền: …… EUR hoặc USD hoặc GBP (Bằng chữ: ……), trong đó:

STT

Số hợp đồng

Nội dung chi

Đơn vị tiền

Số tiền

Tỷ giá quy đổi (nếu có)

Số tiền quy đổi (nếu có)

Cơ chế tài chính (cấp phát hoặc cho vay lại)

Xác nhận kiểm soát chi của KBNN

…..

Tổng cộng

(trường hợp cần thiết có thể kèm bảng kê chi tiết)

– Ngày giải ngân dự kiến:

– Chỉ dẫn chuyển tiền:

Chủ Tài khoản:

Địa chỉ:

Số Tài khoản:

Mở tại Ngân hàng:

Chúng tôi cam kết sử dụng vốn đúng mục đích như đề nghị nêu trên./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu

Người ký
(chức danh, chữ ký, đóng dấu, tên của người có thẩm quyền)

Tài liệu gửi kèm (nêu rõ bản sao (có xác nhận của Chủ dự án) hay bản gốc):

PHỤ LỤC 4

Tên dự án:……………………..

Tên chủ dự án:…………………

Bảng kê các khoản giải ngân từ TKĐB về TKDA

Giai đoạn từ:…. đến….

1. Các khoản giải ngân từ TKĐB về TKDA:

STT

Ngày giải ngân

Đơn vị tiền

Số tiền

Ghi chú

Tổng cộng

2. Các khoản thanh toán từ TKDA

STT

Ngày thanh toán

Đơn vị tiền

Số tiền nguyên tệ

Tỷ giá quy đổi (nếu có)

Số tiền quy đổi (nếu có)

Nội dung thanh toán

Đối tượng thụ hưởng

Số hợp đồng

Cấp phát/Cho vay lại

Tổng cộng


Người lập bảng
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm
Chủ dự án
(Ký tên, đóng dấu)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 117/2013/TT-BTC về vốn tín dụng cho hai dự án đường sắt đô thị Hà Nội”