BỘ QUỐC PHÒNG ——–
Số: 113/2015/TT-BQP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————–
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2015
|
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và năm 2014;
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, nghĩa vụ, quyền lợi, nguồn, tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp.
2. Thực hiện thống nhất theo các quy định của Nhà nước, Quân đội và Viện Kiểm sát nhân dân.
3. Đảm bảo đúng nguồn, tiêu chuẩn, quy trình; công khai, khách quan, dân chủ; có nhu cầu biên chế.
4. Theo quy trình phát triển từ Viện kiểm sát quân sự cấp dưới lên Viện kiểm sát quân sự cấp trên qua tuyển chọn, sắp xếp, bố trí theo quy hoạch.
Điều 4. Nghĩa vụ của cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy chế công tác của Viện Kiểm sát nhân dân.
2. Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
3. Thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt; quý trọng danh dự nghề nghiệp, phấn đấu, rèn luyện trở thành cán bộ mẫu mực, trong sáng về đạo đức, thận trọng, khiêm tốn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện kiểm sát quân sự.
Điều 5. Quyền lợi của cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Được bố trí, sử dụng theo chức danh quy định, phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt; khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng; nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì có thể được xét thi tuyển, đào tạo theo các quy định tại Chương II của Thông tư này.
3. Được hưởng mọi chế độ, quyền lợi, chính sách theo quy định của Quân đội và Viện kiểm sát nhân dân.
Chương II
TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, BỐ TRÍ, SỬ DỤNG CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Mục 1: TUYỂN CHỌN CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Điều 6. Nguồn tuyển chọn
1. Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức, công dân ngoài Quân đội có trình độ Tiến sĩ luật, Thạc sĩ luật hoặc đã tốt nghiệp cử nhân luật, hệ chính quy, loại khá trở lên.
Trường hợp tình nguyện đến công tác ở các đơn vị đóng quân trên địa bàn vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, có thể tuyển chọn tốt nghiệp cử nhân luật, hệ chính quy, loại trung bình.
2. Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học trúng tuyển sinh đại học quân sự được tuyển chọn đi đào tạo đại học luật hệ chính quy.
3. Những người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh công tác trong Viện kiểm sát quân sự.
Điều 7. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Những người thuộc Điều 6 Thông tư này có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn vào đội ngũ cán bộ theo quy định của Bộ Quốc phòng; có năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát quân sự; không nói ngọng, nói lắp, không có khuyết tật ảnh hưởng tới yêu cầu nghề nghiệp; có nguyện vọng phục vụ lâu dài tại Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Điều 8. Quy trình tuyển chọn
1. Quy trình tuyển chọn đối với những người là sinh viên tốt nghiệp đại học, cán bộ, công chức, viên chức ngoài Quân đội
a) Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ Viện kiểm sát quân sự:
– Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu biên chế, thực trạng đội ngũ cán bộ, cơ quan cán bộ cấp quân khu và tương đương chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát quân sự cùng cấp xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ, báo cáo cơ quan chính trị thẩm định, trình thường vụ đảng ủy cấp mình.
– Căn cứ vào quyết nghị của thường vụ đảng ủy cấp mình, cơ quan cán bộ cấp quân khu và tương đương tổng hợp kế hoạch, chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ báo cáo Tổng cục Chính trị (qua Cục Cán bộ).
– Cục Cán bộ tổng hợp, trao đổi với Viện kiểm sát quân sự trung ương đề xuất chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ Viện kiểm sát quân sự, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
b) Đề xuất nhân sự tuyển chọn cán bộ Viện kiểm sát quân sự:
– Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
Sau khi được thông báo chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp thành lập hội đồng tuyển chọn và tổ chức sơ tuyển trên hồ sơ; tiến hành thẩm tra xác minh đối với những trường hợp đã qua sơ tuyển; tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển (trong trường hợp không tổ chức thi tuyển).
Tổng hợp, đề xuất nhân sự tuyển chọn báo cáo Viện kiểm sát quân sự trung ương thẩm định; sau khi có kết quả thẩm định của Viện kiểm sát quân sự trung ương (bằng văn bản), tổng hợp, báo cáo cơ quan chính trị (qua cơ quan cán bộ) trình thường vụ đảng ủy cấp mình.
– Cơ quan cán bộ cấp quân khu và tương đương
Tổng hợp nhân sự tuyển chọn cán bộ do Viện kiểm sát quân sự cùng cấp đề xuất, báo cáo Thủ trưởng Cục Chính trị thẩm định và thường vụ đảng ủy cùng cấp xem xét, đề nghị.
– Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục báo cáo Tổng cục Chính trị và Bộ Quốc phòng (qua Cục Cán bộ) xem xét, quyết định.
c) Những người được tuyển chọn vào đội ngũ cán bộ, công tác tại Viện kiểm sát quân sự phải qua chương trình bồi dưỡng kiến thức quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Quy trình tuyển chọn đối với quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng thực hiện theo các quy định của Bộ Quốc phòng.
Mục 2: ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Điều 9. Đào tạo đại học hệ chính quy
1. Mục tiêu: Đào tạo nguồn cán bộ Viện kiểm sát quân sự có kiến thức tổng hợp về khoa học pháp lý, kiến thức chuyên ngành kiểm sát và điều tra hình sự; có khả năng nghiên cứu khoa học và vận dụng trong thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát quân sự.
2. Nguồn, tiêu chuẩn tuyển chọn
a) Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng, học sinh phổ thông trung học trúng tuyển sinh đại học quân sự, tuổi đời không quá 23; có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và cơ sở đào tạo.
b) Sĩ quan đã tốt nghiệp các trường đại học khác hệ chính quy, loại khá trở lên, tuổi đời không quá 28 được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 10. Đào tạo sau đại học
1. Thạc sĩ luật
a) Mục tiêu: Đào tạo cán bộ kiểm sát có trình độ kiến thức về khoa học pháp lý, đủ điều kiện để đảm nhiệm cương vị công tác kiểm sát ở cấp cao hơn và có khả năng nghiên cứu khoa học.
b) Nguồn, tiêu chuẩn tuyển chọn: Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở đào tạo.
2. Tiến sĩ luật
a) Mục tiêu: Đào tạo cán bộ kiểm sát có trình độ cao về khoa học pháp lý; có khả năng sáng tạo, độc lập nghiên cứu, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ khoa học và hoạt động của Viện kiểm sát.
b) Nguồn, tiêu chuẩn tuyển chọn: Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên thuộc diện quy hoạch sử dụng lâu dài, được đơn vị giới thiệu thi tuyển, có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở đào tạo.
3. Đào tạo sau đại học đối với một số chuyên ngành khác theo quy định chung của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự
1. Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát có trình độ lý luận chính trị cao cấp, có kiến thức quân sự theo quy định của từng chức danh cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
2. Nguồn tuyển chọn
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực.
c) Kiểm sát viên, Điều tra viên, sĩ quan có cấp bậc quân hàm thiếu tá trở lên.
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được đào tạo tại Học viện Quốc phòng hoặc lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị.
Điều 12. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát nghiệp vụ điều tra
1. Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có kiến thức chuyên ngành về công tác kiểm sát, nghiệp vụ điều tra, có khả năng đảm nhiệm chức danh Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên.
2. Nguồn tuyển chọn: Những người đã được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự các cấp, có trình độ cử nhân luật trở lên nhưng chưa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ điều tra.
Điều 13. Bồi dưỡng một số kiến thức khác
1. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cán bộ chủ trì của Viện kiểm sát quân sự các cấp có kiến thức về công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành chuyên ngành, có khả năng đảm nhiệm tốt cương vị lãnh đạo, chỉ huy.
b) Đối tượng: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức khác
Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và nhu cầu bồi dưỡng cán bộ của Viện kiểm sát quân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 3: BỐ TRÍ, SỬ DỤNG CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Điều 14. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động đối với cán bộ Viện kiểm sát quân sự thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương; quy trình bổ nhiệm các chức danh pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Những người được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự, nếu đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp đến hai lần mà không được bổ nhiệm thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển khỏi Viện kiểm sát quân sự.
3. Kiểm sát viên và Điều tra viên các ngạch nếu đề nghị bổ nhiệm lại đến hai lần mà không được bổ nhiệm thì tùy từng trường hợp cụ thể báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển công tác khác.
4. Việc điều động, chuyển công tác khỏi ngành đối với cán bộ Viện kiểm sát quân sự phải có ý kiến bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; khi có ý kiến khác nhau phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Cấp nào có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ Viện kiểm sát quân sự thì cấp đó có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức.
Điều 15. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp
1. Nguồn Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
b) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Trường hợp đặc biệt khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Nguồn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực
a) Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp;
b) Điều tra viên trung cấp.
3. Nguồn Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
d) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
đ) Kiểm sát viên cao cấp;
e) Trường hợp đặc biệt khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Nguồn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
c) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
d) Kiểm sát viên trung cấp, cao cấp; Điều tra viên cao cấp.
5. Nguồn Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Trưởng phòng; Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
c) Trường hợp đặc biệt khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Nguồn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 16. Cán bộ chủ trì phòng, ban và tương đương thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp
1. Nguồn Trưởng phòng, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực.
2. Nguồn Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
c) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
d) Kiểm sát viên, Điều tra viên cao cấp.
3. Nguồn Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
b) Kiểm sát viên, Điều tra viên trung cấp.
4. Nguồn Trưởng ban Tài chính Viện kiểm sát quân sự trung ương là sĩ quan tốt nghiệp đại học (nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng), hệ chính quy được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
5. Nguồn Chỉ huy Trung tâm huấn luyện của Viện kiểm sát quân sự là sĩ quan tốt nghiệp Học viện Hậu cần được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3, Điều 6 Thông tư này.
Điều 17. Kiểm sát viên sơ cấp
1. Nguồn Kiểm sát viên sơ cấp
a) Kiểm tra viên;
b) Những người quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, được bố trí công tác tại Viện kiểm sát quân sự, sau thời gian công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp.
Điều 18. Kiểm sát viên trung cấp
1. Nguồn Kiểm sát viên trung cấp
a) Kiểm sát viên sơ cấp;
b) Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp;
c) Sĩ quan quân đội tại ngũ đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và có nhu cầu thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp.
Điều 19. Kiểm sát viên cao cấp
1. Nguồn Kiểm sát viên cao cấp
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Kiểm sát viên trung cấp;
c) Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp;
d) Sĩ quan Quân đội tại ngũ đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và có nhu cầu thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp.
Điều 20. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Nguồn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Kiểm sát viên cao cấp.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 21. Kiểm tra viên các ngạch
1. Nguồn Kiểm tra viên các ngạch
a) Các đối tượng quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn Kiểm tra viên từng ngạch theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm tra viên ngạch tương ứng.
Điều 22. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
c) Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
d) Kiểm sát viên, Điều tra viên cao cấp.
2. Nguồn Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
c) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
d) Kiểm sát viên, Điều tra viên cao cấp.
3. Những người được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao thì có thể được quy hoạch, xem xét, đề nghị bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng đồng thời là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 23. Điều tra viên các ngạch của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Điều tra viên cao cấp
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên trung cấp;
b) Kiểm tra viên cao cấp.
2. Nguồn Điều tra viên trung cấp
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp;
b) Kiểm tra viên chính.
3. Nguồn Điều tra viên sơ cấp
a) Kiểm tra viên;
b) Những người quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
4. Những người quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn Điều tra viên từng ngạch theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Điều tra viên ngạch tương ứng.
Điều 24. Chuyên viên nghiên cứu Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn chuyên viên nghiên cứu Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
b) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
c) Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp;
d) Điều tra viên trung cấp trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có khả năng nghiên cứu, biên soạn các tài liệu, tham gia ý kiến vào các dự án luật, các văn bản xin ý kiến; tổ chức triển khai những đề tài, chuyên đề nghiên cứu thì có thể xem xét bổ nhiệm làm chuyên viên nghiên cứu Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 25. Trợ lý kế hoạch tổng hợp Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn trợ lý kế hoạch tổng hợp Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp, trung cấp;
b) Kiểm tra viên chính trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có khả năng theo dõi, quản lý công tác kế hoạch, tổng hợp; đăng ký, quản lý, khai thác các số liệu theo hệ thống nghiệp vụ; thành thạo tin học thì có thể xem xét bổ nhiệm Trợ lý kế hoạch tổng hợp Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 26. Trợ lý thống kê hình sự, thống kê tội phạm Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý thống kê hình sự, thống kê tội phạm Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp, trung cấp;
b) Kiểm tra viên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có khả năng thực hiện, theo dõi, kiểm tra công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm; thành thạo tin học thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý thống kê hình sự, thống kê tội phạm Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 27. Trợ lý công nghệ thông tin Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý công nghệ thông tin Viện kiểm sát quân sự trung ương là sĩ quan tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin trở lên, hệ chính quy, được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nắm vững nguyên tắc, chế độ, quy định về quản lý, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin; có kiến thức và năng lực nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin; có khả năng độc lập nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số chương trình phần mềm; quản lý, khai thác, khắc phục sự cố mạng máy tính quân sự thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý công nghệ thông tin Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 28. Trợ lý nhân sự, Trợ lý đào tạo kiêm quản lý hồ sơ cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý nhân sự; Trợ lý đào tạo kiêm quản lý hồ sơ cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Kiểm sát viên sơ cấp;
b) Kiểm tra viên;
c) Điều tra viên sơ cấp;
d) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được tuyển chọn về công tác tại Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, có khả năng nghiên cứu, đề xuất; thực hiện các nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý nhân sự, Trợ lý đào tạo kiêm quản lý hồ sơ cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 29. Trợ lý chính trị Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý chính trị Viện kiểm sát quân sự trung ương là sĩ quan tốt nghiệp Trường sĩ quan Chính trị hoặc trường sĩ quan khác nhưng đã đào tạo qua Học viện Chính trị hoặc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý chính trị Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2015 và thay thế Quyết định số 145/2005/QĐ-BQP ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ ngành Kiểm sát quân sự.
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – VKSNDTC, TANDTC; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP; – Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Công báo; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (BTP); – VKSQSTW, TAQSTW; – Vụ Pháp chế BQP; – Cổng thông tin điện tử BQP; – Lưu: VT, NCTH; Ch 185.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung
|
BỘ QUỐC PHÒNG ——–
Số: 113/2015/TT-BQP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————–
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2015
|
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và năm 2014;
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, nghĩa vụ, quyền lợi, nguồn, tiêu chuẩn, quy trình tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị các cấp.
2. Thực hiện thống nhất theo các quy định của Nhà nước, Quân đội và Viện Kiểm sát nhân dân.
3. Đảm bảo đúng nguồn, tiêu chuẩn, quy trình; công khai, khách quan, dân chủ; có nhu cầu biên chế.
4. Theo quy trình phát triển từ Viện kiểm sát quân sự cấp dưới lên Viện kiểm sát quân sự cấp trên qua tuyển chọn, sắp xếp, bố trí theo quy hoạch.
Điều 4. Nghĩa vụ của cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy chế công tác của Viện Kiểm sát nhân dân.
2. Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
3. Thường xuyên học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ về mọi mặt; quý trọng danh dự nghề nghiệp, phấn đấu, rèn luyện trở thành cán bộ mẫu mực, trong sáng về đạo đức, thận trọng, khiêm tốn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam và Viện kiểm sát quân sự.
Điều 5. Quyền lợi của cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Được bố trí, sử dụng theo chức danh quy định, phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt; khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng; nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì có thể được xét thi tuyển, đào tạo theo các quy định tại Chương II của Thông tư này.
3. Được hưởng mọi chế độ, quyền lợi, chính sách theo quy định của Quân đội và Viện kiểm sát nhân dân.
Chương II
TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, BỐ TRÍ, SỬ DỤNG CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Mục 1: TUYỂN CHỌN CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Điều 6. Nguồn tuyển chọn
1. Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức, công dân ngoài Quân đội có trình độ Tiến sĩ luật, Thạc sĩ luật hoặc đã tốt nghiệp cử nhân luật, hệ chính quy, loại khá trở lên.
Trường hợp tình nguyện đến công tác ở các đơn vị đóng quân trên địa bàn vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, có thể tuyển chọn tốt nghiệp cử nhân luật, hệ chính quy, loại trung bình.
2. Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học trúng tuyển sinh đại học quân sự được tuyển chọn đi đào tạo đại học luật hệ chính quy.
3. Những người có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của chức danh công tác trong Viện kiểm sát quân sự.
Điều 7. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Những người thuộc Điều 6 Thông tư này có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn vào đội ngũ cán bộ theo quy định của Bộ Quốc phòng; có năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát quân sự; không nói ngọng, nói lắp, không có khuyết tật ảnh hưởng tới yêu cầu nghề nghiệp; có nguyện vọng phục vụ lâu dài tại Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Điều 8. Quy trình tuyển chọn
1. Quy trình tuyển chọn đối với những người là sinh viên tốt nghiệp đại học, cán bộ, công chức, viên chức ngoài Quân đội
a) Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ Viện kiểm sát quân sự:
– Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu biên chế, thực trạng đội ngũ cán bộ, cơ quan cán bộ cấp quân khu và tương đương chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát quân sự cùng cấp xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ, báo cáo cơ quan chính trị thẩm định, trình thường vụ đảng ủy cấp mình.
– Căn cứ vào quyết nghị của thường vụ đảng ủy cấp mình, cơ quan cán bộ cấp quân khu và tương đương tổng hợp kế hoạch, chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ báo cáo Tổng cục Chính trị (qua Cục Cán bộ).
– Cục Cán bộ tổng hợp, trao đổi với Viện kiểm sát quân sự trung ương đề xuất chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ Viện kiểm sát quân sự, báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
b) Đề xuất nhân sự tuyển chọn cán bộ Viện kiểm sát quân sự:
– Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
Sau khi được thông báo chỉ tiêu tuyển chọn cán bộ, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp thành lập hội đồng tuyển chọn và tổ chức sơ tuyển trên hồ sơ; tiến hành thẩm tra xác minh đối với những trường hợp đã qua sơ tuyển; tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển (trong trường hợp không tổ chức thi tuyển).
Tổng hợp, đề xuất nhân sự tuyển chọn báo cáo Viện kiểm sát quân sự trung ương thẩm định; sau khi có kết quả thẩm định của Viện kiểm sát quân sự trung ương (bằng văn bản), tổng hợp, báo cáo cơ quan chính trị (qua cơ quan cán bộ) trình thường vụ đảng ủy cấp mình.
– Cơ quan cán bộ cấp quân khu và tương đương
Tổng hợp nhân sự tuyển chọn cán bộ do Viện kiểm sát quân sự cùng cấp đề xuất, báo cáo Thủ trưởng Cục Chính trị thẩm định và thường vụ đảng ủy cùng cấp xem xét, đề nghị.
– Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục báo cáo Tổng cục Chính trị và Bộ Quốc phòng (qua Cục Cán bộ) xem xét, quyết định.
c) Những người được tuyển chọn vào đội ngũ cán bộ, công tác tại Viện kiểm sát quân sự phải qua chương trình bồi dưỡng kiến thức quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Quy trình tuyển chọn đối với quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng thực hiện theo các quy định của Bộ Quốc phòng.
Mục 2: ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Điều 9. Đào tạo đại học hệ chính quy
1. Mục tiêu: Đào tạo nguồn cán bộ Viện kiểm sát quân sự có kiến thức tổng hợp về khoa học pháp lý, kiến thức chuyên ngành kiểm sát và điều tra hình sự; có khả năng nghiên cứu khoa học và vận dụng trong thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát quân sự.
2. Nguồn, tiêu chuẩn tuyển chọn
a) Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng, học sinh phổ thông trung học trúng tuyển sinh đại học quân sự, tuổi đời không quá 23; có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và cơ sở đào tạo.
b) Sĩ quan đã tốt nghiệp các trường đại học khác hệ chính quy, loại khá trở lên, tuổi đời không quá 28 được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 10. Đào tạo sau đại học
1. Thạc sĩ luật
a) Mục tiêu: Đào tạo cán bộ kiểm sát có trình độ kiến thức về khoa học pháp lý, đủ điều kiện để đảm nhiệm cương vị công tác kiểm sát ở cấp cao hơn và có khả năng nghiên cứu khoa học.
b) Nguồn, tiêu chuẩn tuyển chọn: Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở đào tạo.
2. Tiến sĩ luật
a) Mục tiêu: Đào tạo cán bộ kiểm sát có trình độ cao về khoa học pháp lý; có khả năng sáng tạo, độc lập nghiên cứu, giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ khoa học và hoạt động của Viện kiểm sát.
b) Nguồn, tiêu chuẩn tuyển chọn: Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên thuộc diện quy hoạch sử dụng lâu dài, được đơn vị giới thiệu thi tuyển, có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ sở đào tạo.
3. Đào tạo sau đại học đối với một số chuyên ngành khác theo quy định chung của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, quân sự
1. Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm sát có trình độ lý luận chính trị cao cấp, có kiến thức quân sự theo quy định của từng chức danh cán bộ Viện kiểm sát quân sự.
2. Nguồn tuyển chọn
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực.
c) Kiểm sát viên, Điều tra viên, sĩ quan có cấp bậc quân hàm thiếu tá trở lên.
3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được đào tạo tại Học viện Quốc phòng hoặc lớp cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị.
Điều 12. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát nghiệp vụ điều tra
1. Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có kiến thức chuyên ngành về công tác kiểm sát, nghiệp vụ điều tra, có khả năng đảm nhiệm chức danh Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên.
2. Nguồn tuyển chọn: Những người đã được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự các cấp, có trình độ cử nhân luật trở lên nhưng chưa đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ điều tra.
Điều 13. Bồi dưỡng một số kiến thức khác
1. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cán bộ chủ trì của Viện kiểm sát quân sự các cấp có kiến thức về công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành chuyên ngành, có khả năng đảm nhiệm tốt cương vị lãnh đạo, chỉ huy.
b) Đối tượng: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức khác
Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và nhu cầu bồi dưỡng cán bộ của Viện kiểm sát quân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 3: BỐ TRÍ, SỬ DỤNG CÁN BỘ VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Điều 14. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động đối với cán bộ Viện kiểm sát quân sự thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương; quy trình bổ nhiệm các chức danh pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Những người được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự, nếu đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp đến hai lần mà không được bổ nhiệm thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển khỏi Viện kiểm sát quân sự.
3. Kiểm sát viên và Điều tra viên các ngạch nếu đề nghị bổ nhiệm lại đến hai lần mà không được bổ nhiệm thì tùy từng trường hợp cụ thể báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển công tác khác.
4. Việc điều động, chuyển công tác khỏi ngành đối với cán bộ Viện kiểm sát quân sự phải có ý kiến bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; khi có ý kiến khác nhau phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Cấp nào có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ Viện kiểm sát quân sự thì cấp đó có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức.
Điều 15. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp
1. Nguồn Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
b) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Trường hợp đặc biệt khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Nguồn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực
a) Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp;
b) Điều tra viên trung cấp.
3. Nguồn Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
d) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
đ) Kiểm sát viên cao cấp;
e) Trường hợp đặc biệt khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Nguồn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
a) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
c) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
d) Kiểm sát viên trung cấp, cao cấp; Điều tra viên cao cấp.
5. Nguồn Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Trưởng phòng; Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
c) Trường hợp đặc biệt khác do cấp có thẩm quyền quyết định.
6. Nguồn Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 16. Cán bộ chủ trì phòng, ban và tương đương thuộc Viện kiểm sát quân sự các cấp
1. Nguồn Trưởng phòng, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực.
2. Nguồn Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
c) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
d) Kiểm sát viên, Điều tra viên cao cấp.
3. Nguồn Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
b) Kiểm sát viên, Điều tra viên trung cấp.
4. Nguồn Trưởng ban Tài chính Viện kiểm sát quân sự trung ương là sĩ quan tốt nghiệp đại học (nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng), hệ chính quy được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
5. Nguồn Chỉ huy Trung tâm huấn luyện của Viện kiểm sát quân sự là sĩ quan tốt nghiệp Học viện Hậu cần được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3, Điều 6 Thông tư này.
Điều 17. Kiểm sát viên sơ cấp
1. Nguồn Kiểm sát viên sơ cấp
a) Kiểm tra viên;
b) Những người quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, được bố trí công tác tại Viện kiểm sát quân sự, sau thời gian công tác, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp.
Điều 18. Kiểm sát viên trung cấp
1. Nguồn Kiểm sát viên trung cấp
a) Kiểm sát viên sơ cấp;
b) Kiểm tra viên chính, Kiểm tra viên cao cấp;
c) Sĩ quan quân đội tại ngũ đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và có nhu cầu thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên trung cấp.
Điều 19. Kiểm sát viên cao cấp
1. Nguồn Kiểm sát viên cao cấp
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Kiểm sát viên trung cấp;
c) Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp;
d) Sĩ quan Quân đội tại ngũ đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và có nhu cầu thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên cao cấp.
Điều 20. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Nguồn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Kiểm sát viên cao cấp.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 21. Kiểm tra viên các ngạch
1. Nguồn Kiểm tra viên các ngạch
a) Các đối tượng quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự các cấp.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn Kiểm tra viên từng ngạch theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Kiểm tra viên ngạch tương ứng.
Điều 22. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
c) Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
d) Kiểm sát viên, Điều tra viên cao cấp.
2. Nguồn Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
c) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
d) Kiểm sát viên, Điều tra viên cao cấp.
3. Những người được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao thì có thể được quy hoạch, xem xét, đề nghị bổ nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng đồng thời là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 23. Điều tra viên các ngạch của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Điều tra viên cao cấp
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên trung cấp;
b) Kiểm tra viên cao cấp.
2. Nguồn Điều tra viên trung cấp
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp;
b) Kiểm tra viên chính.
3. Nguồn Điều tra viên sơ cấp
a) Kiểm tra viên;
b) Những người quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
4. Những người quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn Điều tra viên từng ngạch theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Điều tra viên ngạch tương ứng.
Điều 24. Chuyên viên nghiên cứu Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn chuyên viên nghiên cứu Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực;
b) Trưởng ban Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương;
c) Kiểm sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp;
d) Điều tra viên trung cấp trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có khả năng nghiên cứu, biên soạn các tài liệu, tham gia ý kiến vào các dự án luật, các văn bản xin ý kiến; tổ chức triển khai những đề tài, chuyên đề nghiên cứu thì có thể xem xét bổ nhiệm làm chuyên viên nghiên cứu Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 25. Trợ lý kế hoạch tổng hợp Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn trợ lý kế hoạch tổng hợp Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp, trung cấp;
b) Kiểm tra viên chính trở lên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có khả năng theo dõi, quản lý công tác kế hoạch, tổng hợp; đăng ký, quản lý, khai thác các số liệu theo hệ thống nghiệp vụ; thành thạo tin học thì có thể xem xét bổ nhiệm Trợ lý kế hoạch tổng hợp Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 26. Trợ lý thống kê hình sự, thống kê tội phạm Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý thống kê hình sự, thống kê tội phạm Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp, trung cấp;
b) Kiểm tra viên.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu có khả năng thực hiện, theo dõi, kiểm tra công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm; thành thạo tin học thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý thống kê hình sự, thống kê tội phạm Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 27. Trợ lý công nghệ thông tin Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý công nghệ thông tin Viện kiểm sát quân sự trung ương là sĩ quan tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin trở lên, hệ chính quy, được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, nắm vững nguyên tắc, chế độ, quy định về quản lý, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin; có kiến thức và năng lực nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ thông tin; có khả năng độc lập nghiên cứu, đề xuất xây dựng một số chương trình phần mềm; quản lý, khai thác, khắc phục sự cố mạng máy tính quân sự thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý công nghệ thông tin Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 28. Trợ lý nhân sự, Trợ lý đào tạo kiêm quản lý hồ sơ cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý nhân sự; Trợ lý đào tạo kiêm quản lý hồ sơ cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương
a) Kiểm sát viên sơ cấp;
b) Kiểm tra viên;
c) Điều tra viên sơ cấp;
d) Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được tuyển chọn về công tác tại Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, có khả năng nghiên cứu, đề xuất; thực hiện các nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý nhân sự, Trợ lý đào tạo kiêm quản lý hồ sơ cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 29. Trợ lý chính trị Viện kiểm sát quân sự trung ương
1. Nguồn Trợ lý chính trị Viện kiểm sát quân sự trung ương là sĩ quan tốt nghiệp Trường sĩ quan Chính trị hoặc trường sĩ quan khác nhưng đã đào tạo qua Học viện Chính trị hoặc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
2. Những người quy định tại Khoản 1 Điều này, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội thì có thể xem xét bổ nhiệm làm Trợ lý chính trị Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2015 và thay thế Quyết định số 145/2005/QĐ-BQP ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ ngành Kiểm sát quân sự.
Điều 31. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – VKSNDTC, TANDTC; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP; – Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Công báo; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (BTP); – VKSQSTW, TAQSTW; – Vụ Pháp chế BQP; – Cổng thông tin điện tử BQP; – Lưu: VT, NCTH; Ch 185.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung
|
Reviews
There are no reviews yet.