Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 110/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 110/2005/TT-BTC NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2005
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ HOẠCH TOÁN, THU NỘP CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/09/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông;.

Căn cứ Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn Thôing công ích Việt Nam;

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên phạm vi cả nước như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng nộp các khoản đóng góp tài chính:
Doanh nghiệp viễn thông (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ quy định tại Khoản 2 Mục I của Thông tư này là đối tượng nộp các khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ).
2. Các khoản đóng góp của doanh nghiệp:
a) Đóng góp theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các dịch vụ sau đây:
– Các dịch vụ viễn thông di động (nội dùng và toàn quốc), bao gồm:
+ Dịch vụ thông tin di động mặt đất
+ Dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến
+ Dịch vụ nhắn tin
– Dịch vụ điện thoại quốc tế (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại), dịch vụ thuê kênh quốc tế.
– Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước (bao gồm cả điện thoại đường dài liên tỉnh và nội tỉnh), dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước (bao gồm cả thuê kênh viễn thông liên tỉnh và thuê kênh viễn thông nội tỉnh).
b) Cước kết nối bổ sung (nếu có).
II. MỨC ĐÓNG GÓP, CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN THU NỘP
1. Mức đóng góp tài chính của các doanh nghiệp gồm:
a) Doanh thu các dịch vụ viễn thông di động: là doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng sử dụng từ các thuê bao trả sau (không bao gồm cước liên lạc quốc tế từ điện thoại di động), từ các thuê bao di động nội vùng (không bao gồm cước liên lạc đường dài trong nước và cước liên lạc quốc tế từ điện thoại di động nội vùng) cộng (+) doanh thu dịch vụ thẻ trả trước.
Doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng bao gồm: doanh thu hòa mạng, doanh thu thông tin di động và doanh thu thuê bao được phản ánh trong sổ sách kế toán.
b)
Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài trong nước: là doanh thu liên lạc điện thoại đường dài trong nước từ mạng điện thoại cố định và từ mạng điện thoại di động nội vùng (gồm đường dài nội tỉnh và liên tỉnh).
c) Doanh thu dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước: là doanh thu cho thuê kênh đường dài trong nước (gồm: đường dài nội tỉnh và liên tỉnh) trừ (-) cước thuê kênh nội hạt (nếu có).
d) Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế bao gồm:
Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế chiều đi từ mạng cố định, từ thuê bao di động trả sau, từ mạng điện thoại di động nội vùng cộng (+) Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế chiều đến trừ (-) Cước quá giang (nếu có) trừ (-) Cước thanh toán trả đối tác nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thanh toán bù trừ giữa doanh thu cước thanh toán chiều đến và doanh thu cước thanh toán chiều đi, thì “Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế” được xác định là: Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế chiều đi từ mạng cố định, từ mạng điện thoại di động nội vùng, từ thuê bao di động trả sau cộng (+) Doanh thu thanh toán quốc tế.
e) Doanh thu dịch vụ thuê kênh đường dài quốc tế: là Doanh thu từ cho thuê kênh đường dài quốc tế trừ (-) Chi phí thuê kênh thanh toán cho các đối tác nước ngoài (nếu có – trong trường hợp cho thuê cả kênh) trừ (-) Chi phí thuê kênh nội tỉnh, liên tỉnh (nếu có).
3. Chế độ thu, nộp và hạch toán khoản đóng góp:
3.1. Đối với các doanh nghiệp:
a) Căn cứ tình hình thực hiện của năm trước và kế hoạch kinh doanh của năm kế hoạch, các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đóng góp tài chính hàng năm cùng với kế hoạch tài chính năm của doanh nghiệp, có chia ra theo quý gửi Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích và Bộ Bưu chính Viễn thông. Thời hạn gửi kế hoạch chậm nhất là ngày 30 tháng 9 hàng năm.
b) Căn cứ kế hoạch đóng góp tài chính năm (chia theo quý) do Quỹ thông báo, các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản của Quỹ theo quý. Thời hạn nộp chậm nhất không quá 15 ngày (đối với các Công ty) và 30 ngày (đối với các Tổng công ty) kể từ ngày kết thúc quý.
c) Kế thúc năm tài chính, trên cơ sở doanh thu Quyết toán năm, các doanh nghiệp xác định số phải nộp trong năm theo quy định tại Thông tư này và thực hiện quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với Quỹ trong thời hạn 30 ngày (đối với các Công ty) và 90 ngày (đối với các Tổng công ty) kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp phải nộp đủ số còn thiếu vào Quỹ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết toán với Quỹ. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được Quỹ hoàn trả trong trường hợp doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện các dịch vụ có nghĩa vụ đóng góp tài chính nêu tại khoản 2 mục I Thông tư này. Quỹ hoàn trả cho doanh nghiệp trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày quyết toán với Quỹ.
Riêng năm 2005 các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp vào tài khoản của Quỹ các khoản đóng góp tài chính trên cơ sở doanh thu thực hiện 9 tháng đầu năm năm 2005 trước ngày 31/12/2005. Các doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp khoản nghĩa vụ đóng góp tài chính trên doanh thu thực tế phát sinh kể từ ngày 01/01/2005 cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích và thực hiện quyết toán số thu nộp năm 2005 theo quy định chung.
d) Trường hợp các doanh nghiệp vi phạm chế độ đóng góp, thu nộp cho Quỹ quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bị phạt về hành vi chậm nộp theo quy định tại Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện”.
e) Các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ được quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này là các khoản chi thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp và được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải thống kê, theo dõi riêng doanh thu các dịch vụ thuộc đối tượng đóng góp nêu tại khoản 2 Mục II và có trách nhiệm nộp các khoản đóng góp kịp thời theo đúng quy định tại Thông tư này.
f) Các khoản đóng góp tài chính của các doanh nghiệp quy định tại Thông tư này được nộp bằng đồng Việt Nam vào Tài khoản của Quỹ.
3.2. Đối với Quỹ
a) Trên cơ sở kế hoạch đóng góp tài chính hàng năm của các doanh nghiệp, Quỹ tiến hành rà soát, tổng hợp kế hoạch thu các khoản đóng góp cho Quỹ của các doanh nghiệp và báo cáo Bộ Bưu chính Viễn thông.
b) Căn cứ kế hoạch tài chính hàng năm đã được Bộ Bưu chính Viễn thông phê duyệt, Quỹ có trách nhiệm lập và thông báo kế hoạch đóng góp tài chính năm cho doanh nghiệp thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này biết và thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
c) Thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nộp đóng góp tài chính đầy đủ, đúng kỳ hạn. Thực hiện quyết toán tiền đóng góp tài chính phải nộp hàng năm với các đối tượng theo chế độ quy định.
d) Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc đối tượng (quy định tại khoản 1 Mục I) thực hiện nộp các khoản đóng góp tài chính theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này, đảm bảo không để sót nguồn thu và đối tượng thu.
e) Quỹ có quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp số liệu, tài liệu, giải trình các vấn đề liên quan đến thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính cho Quỹ.
Phát hiện, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp trong việc chấp hành nghĩa vụ đóng góp tài chính cho Quỹ theo quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.
4. Kế toán khoản đóng góp:
4.1. Bổ sung Tài khoản cấp 2 phù hợp với Hệ thống tài khoản cụ thể mà các doanh nghiệp đang áp dụng, cụ thể:
– Bổ sung 1 Tài khoản cấp 2 thuộc Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” để theo dõi số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp và số dư về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.
– Bổ sung 1 Tài khoản cấp 2 thuộc Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để theo dõi số đã tính vào chi phí, số đã kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.
4.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến các khoản đóng góp tài chính được thực hiện như sau:
4.2.1. Tại thời điểm cuối quý:
a) Căn cứ vào thông báo của Quỹ về khoản đóng góp tài chính, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 – Đóng góp tài chính cho Quỹ).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
b) Khi chuyển tiền nộp vào tài khoản của Quỹ, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
Có các TK 111, 112.
4.2.2. Khi kết thúc năm tài chính:
a) Căn cứ vào doanh thu thực tế phát sinh trong năm, doanh nghiệp xác định chênh lệch giữa số phải nộp theo thông báo của Quỹ và số phải nộp do doanh nghiệp xác định để hạch toán:
– Trường hợp số phải nộp theo thông báo của Quỹ nhỏ hơn số phải nộp do doanh nghiệp xác định, thì số phải nộp thêm ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 – Đóng góp tài chính cho Quỹ).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
– Trường hợp số phải nộp theo thông báo của Quỹ lớn hơn số phải nộp do doanh nghiệp xác định, thì ghi giảm số phải nộp (ghi âm):
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 – Đóng góp tài chính cho Quỹ).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
b) Khi chuyển số tiền phải nộp thêm vào tài khoản của Quỹ kế toán ghi như bút toán b của khoản 4.2.1.
c) Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ sau; Trường hợp số nộp thừa được hoàn trả (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112.
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
4.2.3. Tại thời điểm Quỹ thực hiện xong việc quyết toán với các doanh nghiệp:
a) Nếu việc quyết toán thực hiện xong trước khi doanh nghiệp phát hành báo cáo tài chính: Trường hợp có phát sinh chênh lệch giữa số phải nộp do doanh nghiệp xác định và số phải nộp do Quỹ xác định thì kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh tương tự như khoản 4.2.2.
b) Nếu việc quyết toán thực hiện xong sau khi doanh nghiệp phát hành báo cáo tài chính: Trường hợp có phát sinh chênh lệch giữa số phải nộp do doanh nghiệp xác định và số phải nộp do Quỹ xác định thì kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh tương tự như sau:
– Trường hợp số phải nộp do doanh nghiệp xác định nhỏ hơn số phải nộp do Quỹ xác định, thì số chênh lệch được điều chỉnh tăng số phải nộp, ghi:
Tăng số dư Có đầu năm TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
Giảm số dư Có đầu năm TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (ghi âm).
Giảm số dư Có đầu năm TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (4211 – Lợi nhuận năm trước) (ghi âm).
– Trường hợp số phải nộp do doanh nghiệp xác định lớn hơn số phải nộp do Quỹ xác định, thì số chênh lệch được điều chỉnh giảm số phải nộp, ghi:
Giảm số dư Có đầu năm TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ) (ghi âm).
Tăng số dư Có đầu năm TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Tăng số dư Có đầu năm TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 – Lợi nhuận năm trước).
c) Khi phải nộp thêm tiền hoặc được hoàn lại hoặc được giữ lại để trừ vào số phải nộp của kỳ sau kế toán thực hiện các bút toán như đã nêu ở tiết b, tiết c Khoản 4.2.2.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

KT. Bộ trưởng

Thứ trưởng

Lê Thị Băng Tâm

Thuộc tính văn bản
Thông tư 110/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 110/2005/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 08/12/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 110/2005/TT-BTC NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2005
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ HOẠCH TOÁN, THU NỘP CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP CHO QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03/09/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông;.

Căn cứ Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn Thôing công ích Việt Nam;

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên phạm vi cả nước như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng nộp các khoản đóng góp tài chính:
Doanh nghiệp viễn thông (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ quy định tại Khoản 2 Mục I của Thông tư này là đối tượng nộp các khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi là Quỹ).
2. Các khoản đóng góp của doanh nghiệp:
a) Đóng góp theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các dịch vụ sau đây:
– Các dịch vụ viễn thông di động (nội dùng và toàn quốc), bao gồm:
+ Dịch vụ thông tin di động mặt đất
+ Dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến
+ Dịch vụ nhắn tin
– Dịch vụ điện thoại quốc tế (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại), dịch vụ thuê kênh quốc tế.
– Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước (bao gồm cả điện thoại đường dài liên tỉnh và nội tỉnh), dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước (bao gồm cả thuê kênh viễn thông liên tỉnh và thuê kênh viễn thông nội tỉnh).
b) Cước kết nối bổ sung (nếu có).
II. MỨC ĐÓNG GÓP, CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN THU NỘP
1. Mức đóng góp tài chính của các doanh nghiệp gồm:
a) Doanh thu các dịch vụ viễn thông di động: là doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng sử dụng từ các thuê bao trả sau (không bao gồm cước liên lạc quốc tế từ điện thoại di động), từ các thuê bao di động nội vùng (không bao gồm cước liên lạc đường dài trong nước và cước liên lạc quốc tế từ điện thoại di động nội vùng) cộng (+) doanh thu dịch vụ thẻ trả trước.
Doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng bao gồm: doanh thu hòa mạng, doanh thu thông tin di động và doanh thu thuê bao được phản ánh trong sổ sách kế toán.
b)
Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài trong nước: là doanh thu liên lạc điện thoại đường dài trong nước từ mạng điện thoại cố định và từ mạng điện thoại di động nội vùng (gồm đường dài nội tỉnh và liên tỉnh).
c) Doanh thu dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước: là doanh thu cho thuê kênh đường dài trong nước (gồm: đường dài nội tỉnh và liên tỉnh) trừ (-) cước thuê kênh nội hạt (nếu có).
d) Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế bao gồm:
Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế chiều đi từ mạng cố định, từ thuê bao di động trả sau, từ mạng điện thoại di động nội vùng cộng (+) Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế chiều đến trừ (-) Cước quá giang (nếu có) trừ (-) Cước thanh toán trả đối tác nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện thanh toán bù trừ giữa doanh thu cước thanh toán chiều đến và doanh thu cước thanh toán chiều đi, thì “Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế” được xác định là: Doanh thu dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế chiều đi từ mạng cố định, từ mạng điện thoại di động nội vùng, từ thuê bao di động trả sau cộng (+) Doanh thu thanh toán quốc tế.
e) Doanh thu dịch vụ thuê kênh đường dài quốc tế: là Doanh thu từ cho thuê kênh đường dài quốc tế trừ (-) Chi phí thuê kênh thanh toán cho các đối tác nước ngoài (nếu có – trong trường hợp cho thuê cả kênh) trừ (-) Chi phí thuê kênh nội tỉnh, liên tỉnh (nếu có).
3. Chế độ thu, nộp và hạch toán khoản đóng góp:
3.1. Đối với các doanh nghiệp:
a) Căn cứ tình hình thực hiện của năm trước và kế hoạch kinh doanh của năm kế hoạch, các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đóng góp tài chính hàng năm cùng với kế hoạch tài chính năm của doanh nghiệp, có chia ra theo quý gửi Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích và Bộ Bưu chính Viễn thông. Thời hạn gửi kế hoạch chậm nhất là ngày 30 tháng 9 hàng năm.
b) Căn cứ kế hoạch đóng góp tài chính năm (chia theo quý) do Quỹ thông báo, các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền vào tài khoản của Quỹ theo quý. Thời hạn nộp chậm nhất không quá 15 ngày (đối với các Công ty) và 30 ngày (đối với các Tổng công ty) kể từ ngày kết thúc quý.
c) Kế thúc năm tài chính, trên cơ sở doanh thu Quyết toán năm, các doanh nghiệp xác định số phải nộp trong năm theo quy định tại Thông tư này và thực hiện quyết toán số tiền phải đóng góp tài chính với Quỹ trong thời hạn 30 ngày (đối với các Công ty) và 90 ngày (đối với các Tổng công ty) kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Doanh nghiệp phải nộp đủ số còn thiếu vào Quỹ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết toán với Quỹ. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được Quỹ hoàn trả trong trường hợp doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện các dịch vụ có nghĩa vụ đóng góp tài chính nêu tại khoản 2 mục I Thông tư này. Quỹ hoàn trả cho doanh nghiệp trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày quyết toán với Quỹ.
Riêng năm 2005 các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp vào tài khoản của Quỹ các khoản đóng góp tài chính trên cơ sở doanh thu thực hiện 9 tháng đầu năm năm 2005 trước ngày 31/12/2005. Các doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp khoản nghĩa vụ đóng góp tài chính trên doanh thu thực tế phát sinh kể từ ngày 01/01/2005 cho Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích và thực hiện quyết toán số thu nộp năm 2005 theo quy định chung.
d) Trường hợp các doanh nghiệp vi phạm chế độ đóng góp, thu nộp cho Quỹ quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và bị phạt về hành vi chậm nộp theo quy định tại Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 8/7/2004 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện”.
e) Các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ được quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này là các khoản chi thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp và được hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải thống kê, theo dõi riêng doanh thu các dịch vụ thuộc đối tượng đóng góp nêu tại khoản 2 Mục II và có trách nhiệm nộp các khoản đóng góp kịp thời theo đúng quy định tại Thông tư này.
f) Các khoản đóng góp tài chính của các doanh nghiệp quy định tại Thông tư này được nộp bằng đồng Việt Nam vào Tài khoản của Quỹ.
3.2. Đối với Quỹ
a) Trên cơ sở kế hoạch đóng góp tài chính hàng năm của các doanh nghiệp, Quỹ tiến hành rà soát, tổng hợp kế hoạch thu các khoản đóng góp cho Quỹ của các doanh nghiệp và báo cáo Bộ Bưu chính Viễn thông.
b) Căn cứ kế hoạch tài chính hàng năm đã được Bộ Bưu chính Viễn thông phê duyệt, Quỹ có trách nhiệm lập và thông báo kế hoạch đóng góp tài chính năm cho doanh nghiệp thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư này biết và thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
c) Thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nộp đóng góp tài chính đầy đủ, đúng kỳ hạn. Thực hiện quyết toán tiền đóng góp tài chính phải nộp hàng năm với các đối tượng theo chế độ quy định.
d) Kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc đối tượng (quy định tại khoản 1 Mục I) thực hiện nộp các khoản đóng góp tài chính theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này, đảm bảo không để sót nguồn thu và đối tượng thu.
e) Quỹ có quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp số liệu, tài liệu, giải trình các vấn đề liên quan đến thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính cho Quỹ.
Phát hiện, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm của các doanh nghiệp trong việc chấp hành nghĩa vụ đóng góp tài chính cho Quỹ theo quy định tại Thông tư này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.
4. Kế toán khoản đóng góp:
4.1. Bổ sung Tài khoản cấp 2 phù hợp với Hệ thống tài khoản cụ thể mà các doanh nghiệp đang áp dụng, cụ thể:
– Bổ sung 1 Tài khoản cấp 2 thuộc Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” để theo dõi số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp và số dư về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.
– Bổ sung 1 Tài khoản cấp 2 thuộc Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” để theo dõi số đã tính vào chi phí, số đã kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh về khoản đóng góp tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.
4.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến các khoản đóng góp tài chính được thực hiện như sau:
4.2.1. Tại thời điểm cuối quý:
a) Căn cứ vào thông báo của Quỹ về khoản đóng góp tài chính, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 – Đóng góp tài chính cho Quỹ).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
b) Khi chuyển tiền nộp vào tài khoản của Quỹ, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
Có các TK 111, 112.
4.2.2. Khi kết thúc năm tài chính:
a) Căn cứ vào doanh thu thực tế phát sinh trong năm, doanh nghiệp xác định chênh lệch giữa số phải nộp theo thông báo của Quỹ và số phải nộp do doanh nghiệp xác định để hạch toán:
– Trường hợp số phải nộp theo thông báo của Quỹ nhỏ hơn số phải nộp do doanh nghiệp xác định, thì số phải nộp thêm ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 – Đóng góp tài chính cho Quỹ).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
– Trường hợp số phải nộp theo thông báo của Quỹ lớn hơn số phải nộp do doanh nghiệp xác định, thì ghi giảm số phải nộp (ghi âm):
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết Tài khoản cấp 2 – Đóng góp tài chính cho Quỹ).
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
b) Khi chuyển số tiền phải nộp thêm vào tài khoản của Quỹ kế toán ghi như bút toán b của khoản 4.2.1.
c) Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thừa cho Quỹ thì số nộp thừa được trừ vào số tiền phải nộp của kỳ sau; Trường hợp số nộp thừa được hoàn trả (nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112.
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
4.2.3. Tại thời điểm Quỹ thực hiện xong việc quyết toán với các doanh nghiệp:
a) Nếu việc quyết toán thực hiện xong trước khi doanh nghiệp phát hành báo cáo tài chính: Trường hợp có phát sinh chênh lệch giữa số phải nộp do doanh nghiệp xác định và số phải nộp do Quỹ xác định thì kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh tương tự như khoản 4.2.2.
b) Nếu việc quyết toán thực hiện xong sau khi doanh nghiệp phát hành báo cáo tài chính: Trường hợp có phát sinh chênh lệch giữa số phải nộp do doanh nghiệp xác định và số phải nộp do Quỹ xác định thì kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh tương tự như sau:
– Trường hợp số phải nộp do doanh nghiệp xác định nhỏ hơn số phải nộp do Quỹ xác định, thì số chênh lệch được điều chỉnh tăng số phải nộp, ghi:
Tăng số dư Có đầu năm TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ).
Giảm số dư Có đầu năm TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (ghi âm).
Giảm số dư Có đầu năm TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (4211 – Lợi nhuận năm trước) (ghi âm).
– Trường hợp số phải nộp do doanh nghiệp xác định lớn hơn số phải nộp do Quỹ xác định, thì số chênh lệch được điều chỉnh giảm số phải nộp, ghi:
Giảm số dư Có đầu năm TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Chi tiết tài khoản cấp 2 – Phải nộp cho Quỹ) (ghi âm).
Tăng số dư Có đầu năm TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Tăng số dư Có đầu năm TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 – Lợi nhuận năm trước).
c) Khi phải nộp thêm tiền hoặc được hoàn lại hoặc được giữ lại để trừ vào số phải nộp của kỳ sau kế toán thực hiện các bút toán như đã nêu ở tiết b, tiết c Khoản 4.2.2.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

KT. Bộ trưởng

Thứ trưởng

Lê Thị Băng Tâm

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 110/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam”