Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 108/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào)

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNHSỐ 108/2006/TT-BTCNGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỂ PHÒNG, TRỪ DẬP DỊCH RẦY NÂU, BỆNH VÀNG LÙN VÀ LÙN XOẮN LÁ TRÊN LÚA ĐỐI VỚI CÁC TỈNH PHÍA NAM

(TỪ ĐÀ NẴNG TRỞ VÀO)

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào);

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng được Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa bao gồm:

a) Các hộ nông dân có diện tích lúa đông xuân 2006 – 2007 bị nhiễm dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá phải phun thuốc bảo vệ thực vật, phải tiêu huỷ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Các lực lượng tham gia phòng, trừ dập dịch và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

2. Thời gian ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng nêu tại khoản 1, phần I, Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch.

II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung và mức chi hỗ trợ cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa theo quy định tại Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

a) Kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật do ngân sách nhà nước đảm bảo hoặc xuất Quỹ Dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho các hộ nông dân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng, trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh với mức 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức chi cụ thể cho các đối tượng tham gia phòng, trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

c) Chi tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch theo chế độ quy định về tập huấn, huấn luyện và chế độ chi do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 18/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.

d) Chi tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng, trừ dập dịch: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và các chế độ, định mức chi hiện hành của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định về đối tượng, mức chi cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Chi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa đông xuân 2006-2007 bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá phải tiêu huỷ theo hướng dẫn của Bộ nghiệp và Phát triển nông thôn với mức 2 triệu đồng/ha lúa bị tiêu huỷ.

Diện tích lúa bị tiêu huỷ phải có xác nhận của chính quyền cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật tại địa phương và các đơn vị liên quan làm căn cứ thanh toán hỗ trợ. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể trách nhiệm của các đối tượng tham gia thực hiện tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

3. Hỗ trợ 12 kg gạo/người/tháng để cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa gây ra; thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối tượng và thời gian hỗ trợ cụ thể cho các hộ nông dân.

4. Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa:

a) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để hỗ trợ 100% kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa; kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa bị tiêu huỷ quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 mục II Thông tư này.

b) Ngân sách địa phương đảm bảo:

– Kinh phí tổ chức chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền, tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch, giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh, bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng trừ dịch bệnh theo quy định tại điểm b, c và d khoản 1 mục II Thông tư này.

– Kinh phí mua gạo để cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa gây ra quy định tại khoản 3 mục II Thông tư này. Trường hợp ngân sách địa phương có khó khăn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất gạo từ Dự trữ Quốc gia để hỗ trợ các địa phương cứu đói cho các hộ nông dân.

c) Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2 và 3 mục II Thông tư này.

5- Việc lập, quyết định, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

6- Chế độ báo cáo:

Định kỳ hàng tháng và kết thúc đợt dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp tình hình, kết quả phòng, trừ dập dịch; số kinh phí đã chi đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa (chi tiết theo nguồn, mức chi, nội dung chi cụ thể theo mẫu đính kèm), báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và có phương án tài chính để thực hiện. Đồng thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời kinh phí phục vụ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa theo quy định tại Thông tư này.

b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa; sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch; Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, nhất là Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước; số lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên địa bàn xã; mức hỗ trợ đối với các hộ nông dân có diện tích lúa phải tiêu huỷ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại xã, tại thôn, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, tại thôn theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá

Thuộc tính văn bản
Thông tư 108/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào)
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 108/2006/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 21/11/2006 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Chính sách , Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNHSỐ 108/2006/TT-BTCNGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2006

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỂ PHÒNG, TRỪ DẬP DỊCH RẦY NÂU, BỆNH VÀNG LÙN VÀ LÙN XOẮN LÁ TRÊN LÚA ĐỐI VỚI CÁC TỈNH PHÍA NAM

(TỪ ĐÀ NẴNG TRỞ VÀO)

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào);

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng được Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa bao gồm:

a) Các hộ nông dân có diện tích lúa đông xuân 2006 – 2007 bị nhiễm dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá phải phun thuốc bảo vệ thực vật, phải tiêu huỷ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Các lực lượng tham gia phòng, trừ dập dịch và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

2. Thời gian ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng nêu tại khoản 1, phần I, Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2006 đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hết dịch.

II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Nội dung và mức chi hỗ trợ cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa theo quy định tại Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

a) Kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật do ngân sách nhà nước đảm bảo hoặc xuất Quỹ Dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho các hộ nông dân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 1459/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng, trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh với mức 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức chi cụ thể cho các đối tượng tham gia phòng, trừ dịch bệnh và giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

c) Chi tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch theo chế độ quy định về tập huấn, huấn luyện và chế độ chi do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định tại Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 18/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.

d) Chi tuyên truyền, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng, trừ dập dịch: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và các chế độ, định mức chi hiện hành của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định về đối tượng, mức chi cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Chi hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa đông xuân 2006-2007 bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá phải tiêu huỷ theo hướng dẫn của Bộ nghiệp và Phát triển nông thôn với mức 2 triệu đồng/ha lúa bị tiêu huỷ.

Diện tích lúa bị tiêu huỷ phải có xác nhận của chính quyền cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật tại địa phương và các đơn vị liên quan làm căn cứ thanh toán hỗ trợ. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể trách nhiệm của các đối tượng tham gia thực hiện tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh.

3. Hỗ trợ 12 kg gạo/người/tháng để cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa gây ra; thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối tượng và thời gian hỗ trợ cụ thể cho các hộ nông dân.

4. Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa:

a) Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để hỗ trợ 100% kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa; kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân có diện tích lúa bị tiêu huỷ quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 mục II Thông tư này.

b) Ngân sách địa phương đảm bảo:

– Kinh phí tổ chức chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền, tập huấn cho những người được cử tham gia phòng, trừ dập dịch, giám sát việc tiêu huỷ diện tích lúa bị nhiễm bệnh, bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia phòng trừ dịch bệnh theo quy định tại điểm b, c và d khoản 1 mục II Thông tư này.

– Kinh phí mua gạo để cứu đói cho các hộ nông dân bị thiệt hại do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa gây ra quy định tại khoản 3 mục II Thông tư này. Trường hợp ngân sách địa phương có khó khăn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất gạo từ Dự trữ Quốc gia để hỗ trợ các địa phương cứu đói cho các hộ nông dân.

c) Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2 và 3 mục II Thông tư này.

5- Việc lập, quyết định, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

6- Chế độ báo cáo:

Định kỳ hàng tháng và kết thúc đợt dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp tình hình, kết quả phòng, trừ dập dịch; số kinh phí đã chi đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa (chi tiết theo nguồn, mức chi, nội dung chi cụ thể theo mẫu đính kèm), báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa và có phương án tài chính để thực hiện. Đồng thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời kinh phí phục vụ phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa theo quy định tại Thông tư này.

b) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa; sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch; Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, nhất là Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước; số lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên địa bàn xã; mức hỗ trợ đối với các hộ nông dân có diện tích lúa phải tiêu huỷ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại xã, tại thôn, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, tại thôn theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Tá

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 108/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, trừ dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa đối với các tỉnh phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào)”