Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 107/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) trong Chương trình Ngân hàng – Tài chính II

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 107/2004/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP (AFD)
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH II

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ các Thỏa ước mở tín dụng số CVN 1075 02 J và 1075 01 H ngày 15/1/2004 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ cho Chương trình Ngân hàng-Tài chính II (dưới đây gọi là Chương trình);

Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay AFD trong Chương trình như sau:

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Toàn bộ vốn vay AFD theo các Thoả ước mở tín dụng sau khi giải ngân được nộp vào Ngân sách Nhà nước để cấp phát cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn vay AFD theo các Thỏa ước mở tín dụng nêu trên do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Danh mục các dự án đợt 1 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại công văn số 234/CP-QHQT ngày 19/2/2004 của Chính phủ) theo Phụ lục 1 của Thông tư này.

3. Bộ Tài chính chuyển vốn qua Kho bạc Nhà nước để cấp phát, thanh toán cho các dự án trong danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thường xuyên giao dịch để tiếp nhận vốn và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định và có hiệu quả.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Rút vốn cho dự án:

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đầu tư dự án theo quy định, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) các tài liệu sau để làm thủ tục rút vốn vay AFD:

– Quyết định phê duyệt dự án, trong đó cần tách rõ nội dung các khoản chi mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có) và chi hành chính sự nghiệp của dự án.

– Báo cáo nghiên cứu khả thi/Văn kiện dự án đã được duyệt.

– Kế hoạch tài chính hàng năm của dự án được duyệt, trong đó chi tiết theo từng quý theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

2. Lập kế hoạch và chuyển vốn thanh toán:

2.1 Việc lập kế hoạch tài chính, phê duyệt và giao kế hoạch cho các Chủ dự án thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Căn cứ vào các kế hoạch tài chính của các dự án do các Cơ quan chủ quản lập, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (chủ trì đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cấu phần đầu tư xây dựng cơ bản trong các dự án hỗn hợp) và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp chủ trì đối với các dự án có tính chất hành chính sự nghiệp hoặc cấu phần có tính chất hành chính sự nghiệp trong các dự án hỗn hợp) xem xét và tổng hợp kế hoạch tài chính hàng năm của các dự án sử dụng nguồn vốn vay AFD để tổng hợp chung vào dự toán Ngân sách Nhà nước.

2.2 Chế độ quản lý và cấp phát, thanh toán cho các dự án thực hiện theo quy định tại các Thông tư sau:

– Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

– Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 và Thông tư số 45/2004/TT-BTC ngày 21/5/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

– Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

3. Kiểm tra:

Cơ quan chủ quản phối hợp với Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, chấp hành chế độ quản lý tài chính của Chủ dự án, phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quản lý và thanh toán vốn với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có biện pháp giải quyết.

4. Chế độ báo cáo:

Hàng quý, chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi hết quý, và hàng năm, chậm nhất là ngày 31 tháng 1 năm sau, các Chủ dự án có trách nhiệm báo cáo tình hình giải ngân và sử dụng vốn (theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 5 và 7 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ) gửi cho Cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để tổng hợp báo cáo chung tình hình thực hiện Chương trình cho AFD, làm căn cứ để AFD tiếp tục giải ngân cho các dự án thuộc Chương trình.

Trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc thực hiện dự án, Chủ dự án lập báo cáo kết thúc dự án (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn về số vốn đã cấp phát thanh toán cho dự án) gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp các báo cáo kết thúc dự án và Chương trình gửi cho AFD theo đúng cam kết tại các Thoả ước mở tín dụng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Cơ quan chủ quản và các Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.


Phụ lục 1

(kèm theo Thông tư số 107/2004/TT-BTC ngày 10/11/2004 của Bộ Tài chính)

Danh mục các dự án đợt I sử dụng nguồn vốn vay AFD
trong Chương trình Ngân hàng – Tài chính II

STT

Dự án

Cơ quan thực hiện

Cơ quan chủ quản

1

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho Hệ thống đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp

Bộ Tư Pháp

2

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho Ban Kiểm soát các giao dịch tài chính (chống rửa tiền)

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3

Trang bị máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm chương trình giao dịch các nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Bộ Tài chính

5

Trung tâm Đào tạo Bảo hiểm Việt Nam

Học viện Tài chính

Bộ Tài chính

Thuộc tính văn bản
Thông tư 107/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) trong Chương trình Ngân hàng – Tài chính II
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 107/2004/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 10/11/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư , Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 107/2004/TT-BTC NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP (AFD)
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGÂN HÀNG-TÀI CHÍNH II

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ các Thỏa ước mở tín dụng số CVN 1075 02 J và 1075 01 H ngày 15/1/2004 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ cho Chương trình Ngân hàng-Tài chính II (dưới đây gọi là Chương trình);

Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay AFD trong Chương trình như sau:

I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

1. Toàn bộ vốn vay AFD theo các Thoả ước mở tín dụng sau khi giải ngân được nộp vào Ngân sách Nhà nước để cấp phát cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn vay AFD theo các Thỏa ước mở tín dụng nêu trên do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Danh mục các dự án đợt 1 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại công văn số 234/CP-QHQT ngày 19/2/2004 của Chính phủ) theo Phụ lục 1 của Thông tư này.

3. Bộ Tài chính chuyển vốn qua Kho bạc Nhà nước để cấp phát, thanh toán cho các dự án trong danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các chủ dự án mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi thường xuyên giao dịch để tiếp nhận vốn và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng quy định và có hiệu quả.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Rút vốn cho dự án:

Sau khi đã hoàn tất các thủ tục đầu tư dự án theo quy định, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại) các tài liệu sau để làm thủ tục rút vốn vay AFD:

– Quyết định phê duyệt dự án, trong đó cần tách rõ nội dung các khoản chi mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản (nếu có) và chi hành chính sự nghiệp của dự án.

– Báo cáo nghiên cứu khả thi/Văn kiện dự án đã được duyệt.

– Kế hoạch tài chính hàng năm của dự án được duyệt, trong đó chi tiết theo từng quý theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

2. Lập kế hoạch và chuyển vốn thanh toán:

2.1 Việc lập kế hoạch tài chính, phê duyệt và giao kế hoạch cho các Chủ dự án thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư liên tịch số 02/2003/TTLT-BKH-BTC ngày 17/3/2003 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Căn cứ vào các kế hoạch tài chính của các dự án do các Cơ quan chủ quản lập, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (chủ trì đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cấu phần đầu tư xây dựng cơ bản trong các dự án hỗn hợp) và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp chủ trì đối với các dự án có tính chất hành chính sự nghiệp hoặc cấu phần có tính chất hành chính sự nghiệp trong các dự án hỗn hợp) xem xét và tổng hợp kế hoạch tài chính hàng năm của các dự án sử dụng nguồn vốn vay AFD để tổng hợp chung vào dự toán Ngân sách Nhà nước.

2.2 Chế độ quản lý và cấp phát, thanh toán cho các dự án thực hiện theo quy định tại các Thông tư sau:

– Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước.

– Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 và Thông tư số 45/2004/TT-BTC ngày 21/5/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

– Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

3. Kiểm tra:

Cơ quan chủ quản phối hợp với Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, chấp hành chế độ quản lý tài chính của Chủ dự án, phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quản lý và thanh toán vốn với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có biện pháp giải quyết.

4. Chế độ báo cáo:

Hàng quý, chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi hết quý, và hàng năm, chậm nhất là ngày 31 tháng 1 năm sau, các Chủ dự án có trách nhiệm báo cáo tình hình giải ngân và sử dụng vốn (theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 5 và 7 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ) gửi cho Cơ quan chủ quản và Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) để tổng hợp báo cáo chung tình hình thực hiện Chương trình cho AFD, làm căn cứ để AFD tiếp tục giải ngân cho các dự án thuộc Chương trình.

Trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc thực hiện dự án, Chủ dự án lập báo cáo kết thúc dự án (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi cấp vốn về số vốn đã cấp phát thanh toán cho dự án) gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại), Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp các báo cáo kết thúc dự án và Chương trình gửi cho AFD theo đúng cam kết tại các Thoả ước mở tín dụng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Cơ quan chủ quản và các Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.


Phụ lục 1

(kèm theo Thông tư số 107/2004/TT-BTC ngày 10/11/2004 của Bộ Tài chính)

Danh mục các dự án đợt I sử dụng nguồn vốn vay AFD
trong Chương trình Ngân hàng – Tài chính II

STT

Dự án

Cơ quan thực hiện

Cơ quan chủ quản

1

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho Hệ thống đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp

Bộ Tư Pháp

2

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho Ban Kiểm soát các giao dịch tài chính (chống rửa tiền)

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3

Trang bị máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm chương trình giao dịch các nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Bộ Tài chính

5

Trung tâm Đào tạo Bảo hiểm Việt Nam

Học viện Tài chính

Bộ Tài chính

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 107/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) trong Chương trình Ngân hàng – Tài chính II”