BỘ CÔNG THƯƠNG ——–
Số: 10/2016/TT-BCT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 27 tháng 6 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân biên giới và cư dân biên giới.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thương nhân biên giới là thương nhân Việt Nam đăng ký hoạt động thương mại biên giới tại các tỉnh biên giới Việt – Lào theo trình tự, thủ tục tại Thông tư này để được hưởng chính sách ưu đãi của Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào.
2. Cư dân biên giới của Việt Nam và cư dân huyện biên giới của Lào.
3. Doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư sản xuất, nuôi, trồng tại các tỉnh của Lào giáp biên giới Việt Nam.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới Việt – Lào.
Điều 3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thương nhân biên giới
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thương nhân biên giới áp dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 52/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của Thương nhân tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
Điều 4. Thông báo danh sách thương nhân biên giới
Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có trách nhiệm thông báo danh sách thương nhân biên giới của tỉnh mình cho tỉnh biên giới của Lào và các cơ quan có liên quan của Việt Nam.
Điều 5. Nhập khẩu hàng hóa của thương nhân biên giới
1. Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân biên giới được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu theo Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào khi có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp.
2. Thương nhân biên giới nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam theo quy định tại Điều 7 và Khoản 2 Điều 13 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào, khi làm thủ tục nhập khẩu phải có các giấy tờ sau:
a) Xác nhận hàng hóa theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam do Sở Công Thương cấp tỉnh biên giới hoặc Phòng Công Thương cấp huyện biên giới của Lào cấp;
b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Lào về kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản, kiểm tra chất lượng và kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Điều 6. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
1. Cư dân biên giới theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào được thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa và hưởng định mức miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Thông tư số 54/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.
2. Cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân tại các huyện biên giới của Lào được hưởng ưu đãi quy định tại Khoản 4 Điều 5 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào, khi làm thủ tục nhập khẩu phải có các giấy tờ sau:
a) Xác nhận hàng hóa được sản xuất bởi cư dân tại các huyện biên giới của Lào do Sở Công Thương cấp tỉnh biên giới hoặc Phòng Công Thương cấp huyện biên giới của Lào cấp;
b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Lào về kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản, kiểm tra chất lượng và kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương (Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới Trung ương) hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Sở Công Thương các tỉnh biên giới Việt – Lào có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt – Lào hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Ban của Đảng; – Các Văn phòng: TW, TBT, CTN, CP, QH; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Các Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Công Thương; – Bộ Công Thương: BT, các TT, các đơn vị thuộc Bộ; – Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Lưu: VT, BGMN (5b).
|
|
BỘ CÔNG THƯƠNG ——–
Số: 10/2016/TT-BCT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 27 tháng 6 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân biên giới và cư dân biên giới.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thương nhân biên giới là thương nhân Việt Nam đăng ký hoạt động thương mại biên giới tại các tỉnh biên giới Việt – Lào theo trình tự, thủ tục tại Thông tư này để được hưởng chính sách ưu đãi của Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào.
2. Cư dân biên giới của Việt Nam và cư dân huyện biên giới của Lào.
3. Doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư sản xuất, nuôi, trồng tại các tỉnh của Lào giáp biên giới Việt Nam.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới Việt – Lào.
Điều 3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký thương nhân biên giới
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thương nhân biên giới áp dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 52/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của Thương nhân tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới.
Điều 4. Thông báo danh sách thương nhân biên giới
Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới có trách nhiệm thông báo danh sách thương nhân biên giới của tỉnh mình cho tỉnh biên giới của Lào và các cơ quan có liên quan của Việt Nam.
Điều 5. Nhập khẩu hàng hóa của thương nhân biên giới
1. Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân biên giới được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu theo Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào khi có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của Lào cấp.
2. Thương nhân biên giới nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam theo quy định tại Điều 7 và Khoản 2 Điều 13 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào, khi làm thủ tục nhập khẩu phải có các giấy tờ sau:
a) Xác nhận hàng hóa theo dự án của nhà đầu tư Việt Nam do Sở Công Thương cấp tỉnh biên giới hoặc Phòng Công Thương cấp huyện biên giới của Lào cấp;
b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Lào về kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản, kiểm tra chất lượng và kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Điều 6. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới
1. Cư dân biên giới theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào được thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa và hưởng định mức miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Thông tư số 54/2015/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.
2. Cây trồng, vật nuôi, hàng hóa được sản xuất bởi cư dân tại các huyện biên giới của Lào được hưởng ưu đãi quy định tại Khoản 4 Điều 5 Hiệp định Thương mại biên giới Việt – Lào, khi làm thủ tục nhập khẩu phải có các giấy tờ sau:
a) Xác nhận hàng hóa được sản xuất bởi cư dân tại các huyện biên giới của Lào do Sở Công Thương cấp tỉnh biên giới hoặc Phòng Công Thương cấp huyện biên giới của Lào cấp;
b) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của Lào về kiểm dịch y tế, động vật, thực vật, thủy sản, kiểm tra chất lượng và kiểm soát về an toàn thực phẩm.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương (Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Thương mại biên giới Trung ương) hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Sở Công Thương các tỉnh biên giới Việt – Lào có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt – Lào hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016./.
Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Ban của Đảng; – Các Văn phòng: TW, TBT, CTN, CP, QH; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); – Công báo; – Các Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ Công Thương; – Bộ Công Thương: BT, các TT, các đơn vị thuộc Bộ; – Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Lưu: VT, BGMN (5b).
|
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.