BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ——-
Số: 09/2017/TT-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2017
|
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 46 Luật trẻ em về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em; yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan báo chí; nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan chủ quản nhà xuất bản; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Thông tin dành cho trẻ em là các nội dung được sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho đối tượng thụ hưởng trực tiếp là trẻ em.
2. Thông tin không phù hợp với trẻ em là thông tin có nội dung không phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, có nguy cơ tác động không tốt đến nhận thức, sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ em.
Điều 4. Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản
1. Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản bao gồm:
a) Thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em;
b) Tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;
c) Phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em;
d) Hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng an toàn cho trẻ em;
đ) Giáo dục giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng;
e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, các chuyên đề, chuyên mục về trẻ em tập trung thông tin về việc thực hiện quyền trẻ em; những vấn đề đặt ra trong công tác thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; chủ đề và các thông điệp Tháng hành động vì trẻ em.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ NỘI DUNG, THỜI ĐIỂM, THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG TRÊN BÁO NÓI, BÁO HÌNH
Điều 5. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình
1. Tin tức về trẻ em:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 60 giây/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
c) Thời điểm phát sóng: Đưa vào các bản tin trong ngày.
2. Các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 05 phút/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 02 lần/tháng. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 04 lần/tháng.
c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 06h00 đến 07h30, từ 12h00 đến 13h30 hoặc từ 17h30 đến 19h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
3. Các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, kể chuyện, phim hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế và các chương trình tương tự khác:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 10 phút/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/tuần. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 02 lần/tuần.
c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 18h00 đến 21h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
4. Các chương trình, đoạn chương trình (clip, trailer) cổ động về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em do các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em thực hiện; các thông điệp tuyên truyền về trẻ em:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 30 giây /lần phát sóng đối với clip, trailer cổ động, các thông điệp tuyên truyền về trẻ em; tối thiểu 05 phút/lần phát sóng đối với các chương trình khác;
b) Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
c) Thời điểm phát sóng: Sau các bản tin trong ngày; trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
5. Tỷ lệ phát sóng chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phải đạt từ 02% đến 05% tổng thời lượng phát sóng của kênh chương trình trong 01 tuần.
Điều 6. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình trong nước khác
1. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình có tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ là trẻ em; có nội dung chuyên biệt dành cho trẻ em: thực hiện đúng theo tôn chỉ, mục đích, cấu tạo khung chương trình cơ bản, thời gian, thời lượng của kênh chương trình theo quy định tại Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Đối với các kênh phát thanh, kênh truyền hình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này và Điều 5 Thông tư này, số lượng tin, bài, chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em được phát sóng trong mỗi tháng phải đạt tỷ lệ tối thiểu 01% tổng thời lượng phát sóng của từng kênh chương trình trong tháng đó và phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nội dung được quy định tại Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ NỘI DUNG, VỊ TRÍ ĐĂNG TRÊN BÁO IN, BÁO ĐIỆN TỬ
Điều 7. Đối với sản phẩm báo chí có đối tượng phục vụ là trẻ em và những sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ em
Thực hiện đúng theo quy định tại Giấy phép hoạt động báo in, Giấy phép hoạt động báo điện tử, Giấy phép xuất bản ấn phẩm báo chí, Giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Điều 8. Đối với báo in
1. Báo in phát hành hằng ngày hoặc cách ngày
a) Hằng tuần đăng tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
b) Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, thiết lập tối thiểu 01 chuyên mục dành cho trẻ em để thông tin, tuyên truyền về trẻ em, về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
2. Đối với báo in không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này
a) Hằng tháng đăng tối thiểu 01% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
b) Trong Tháng hành động vì trẻ em hàng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Điều 9. Đối với tạp chí chuyên ngành về văn hóa xã hội
Hằng quý đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Điều 10. Đối với báo điện tử
1. Hằng tuần đăng phát tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
2. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, hằng tuần đăng phát tối thiểu 10% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Điều 11. Vị trí đăng trên báo in và báo điện tử
Nội dung thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em ưu tiên đăng tải ở vị trí phù hợp, dễ nhận biết đối với trẻ em trong việc tiếp cận thông tin.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ XUẤT BẢN PHẨM DÀNH CHO TRẺ EM
Điều 12. Yêu cầu về thông tin ghi trên xuất bản phẩm dành cho trẻ em
1. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em (trừ sách giáo khoa) phải ghi rõ đối tượng phục vụ tại bìa 4 và trang tên sách theo các lứa tuổi sau:
a) Dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
b) Dành cho trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi;
c) Dành cho trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi;
d) Trường hợp xuất bản phẩm dành cho trẻ em có cách phân loại độ tuổi khác với quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì phải ghi rõ độ tuổi cụ thể.
2. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em xuất bản tại Việt Nam bằng tiếng nước ngoài hoặc song ngữ phải ghi tên xuất bản phẩm và các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng Việt.
Điều 13. Yêu cầu về nội dung của xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả trong nước
Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả trong nước, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật về xuất bản, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Chính xác về lịch sử, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
2. Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc;
3. Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cao đẹp, thể chất lành mạnh;
4. Phù hợp thuần phong, mỹ tục Việt Nam;
5. Phù hợp với mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
Điều 14. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài
Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài khi được dịch và xuất bản tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu và phát hành tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất bản, phải đảm bảo nội dung, hình ảnh phù hợp thuần phong, mỹ tục, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam.
Chương V
YÊU CẦU BẮT BUỘC KHI ĐĂNG, PHÁT THÔNG TIN VỀ TRẺ EM VÀ CẢNH BÁO NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM
Điều 15. Những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em
1. Đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
a) Khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan, phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
b) Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong các chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.
2. Đối với xuất bản phẩm
Khi sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.
Điều 16. Cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em
1. Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản phải thực hiện việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình; báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
2. Việc cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp với từng loại hình báo chí, xuất bản phẩm, bao gồm nhưng không giới hạn: âm thanh, hình ảnh, chữ viết, biểu tượng.
3. Đối với phát thanh, truyền hình, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay trước khi bắt đầu phát sóng chương trình có nội dung cần cảnh báo.
4. Đối với báo in, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay sát phía trên hoặc sát phía dưới tên tin, bài hoặc ngay tại vị trí đăng tin, bài. Đối với báo điện tử, nội dung cảnh báo phải được hiện lên ngay sau khi độc giả ấn chọn tin, bài và trước khi độc giả đọc được toàn bộ nội dung tin, bài.
5. Nội dung cảnh báo trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử phải bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận biết và phải thể hiện được tối thiểu một trong các khuyến cáo sau đây:
a) Nội dung không phù hợp với trẻ em, đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem.
b) Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem.
c) Chương trình, phim có hình ảnh và tình tiết nhạy cảm, khuyến cáo nên có sự hướng dẫn của phụ huynh khi xem.
d) Nội dung không phù hợp với trẻ em dưới 06 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi.
6. Đối với xuất bản phẩm dành cho trẻ em có nội dung về giáo dục giới tính; chống bạo lực, xâm hại thân thể trẻ em phải ghi dòng chữ “Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn trẻ em đọc” tại trang tên sách hoặc tại bìa 4.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Đối với các cơ quan báo chí:
a) Thực hiện việc đăng, phát sản phẩm báo chí bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật báo chí và quy định tại Thông tư này;
b) Ưu tiên đăng, phát các sản phẩm báo chí trong nước dành cho trẻ em và các sản phẩm báo chí của tác giả là trẻ em;
c) Chú trọng biên tập nội dung sản phẩm báo chí phù hợp tâm sinh lý từng lứa tuổi.
2. Đối với các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
a) Thực hiện xuất bản, nhập khẩu xuất bản phẩm dành cho trẻ em bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật xuất bản và quy định tại Thông tư này;
b) Ưu tiên xuất bản tác phẩm, tài liệu của tác giả trong nước và tác giả là trẻ em;
c) Chú trọng biên tập nội dung xuất bản phẩm phù hợp tâm sinh lý từng lứa tuổi.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, xuất bản
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; chương trình, kế hoạch, nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em theo quy định của Thông tư này.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Kiểm tra, thanh tra và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với các cơ quan báo chí, các đơn vị hoạt động xuất bản ở địa phương.
2. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương trong việc theo dõi, kiểm tra đối với các nội dung thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm và tổ chức giao ban, gặp mặt báo chí liên quan về trẻ em để cung cấp thông tin về trẻ em cho báo chí ở địa phương.
Điều 20. Trách nhiệm của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Cục Báo chí có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ quan báo chí in, báo điện tử.
2. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình.
3. Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
Điều 21. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần bổ sung, sửa đổi, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; – Các cơ quan báo chí; Chủ quản báo chí; Các nhà xuất bản; cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; Chủ quản nhà xuất bản; – Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ; – Lưu: VT, Cục PTTH&TTĐT, ĐTL(400).
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn
|
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ——-
Số: 09/2017/TT-BTTTT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2017
|
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết khoản 2 Điều 46 Luật trẻ em về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em; yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan báo chí; nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan chủ quản nhà xuất bản; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Thông tin dành cho trẻ em là các nội dung được sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản dành cho đối tượng thụ hưởng trực tiếp là trẻ em.
2. Thông tin không phù hợp với trẻ em là thông tin có nội dung không phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em, có nguy cơ tác động không tốt đến nhận thức, sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ em.
Điều 4. Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản
1. Các nội dung ưu tiên sản xuất, đăng, phát sóng, xuất bản bao gồm:
a) Thực hiện pháp luật, chính sách về quyền trẻ em;
b) Tìm hiểu, học tập, trao đổi kiến thức, vui chơi, giải trí dành cho trẻ em;
c) Phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em;
d) Hướng dẫn trẻ em kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và kỹ năng an toàn cho trẻ em;
đ) Giáo dục giới tính, sức khỏe, dinh dưỡng;
e) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, các chuyên đề, chuyên mục về trẻ em tập trung thông tin về việc thực hiện quyền trẻ em; những vấn đề đặt ra trong công tác thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; chủ đề và các thông điệp Tháng hành động vì trẻ em.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ NỘI DUNG, THỜI ĐIỂM, THỜI LƯỢNG PHÁT SÓNG TRÊN BÁO NÓI, BÁO HÌNH
Điều 5. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình quy định trong Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình của các tổ chức được cấp phép hoạt động báo nói, báo hình
1. Tin tức về trẻ em:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 60 giây/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
c) Thời điểm phát sóng: Đưa vào các bản tin trong ngày.
2. Các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 05 phút/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 02 lần/tháng. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 04 lần/tháng.
c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 06h00 đến 07h30, từ 12h00 đến 13h30 hoặc từ 17h30 đến 19h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
3. Các chương trình giải trí, ca nhạc, văn nghệ, kể chuyện, phim hoạt hình, trò chơi, truyền hình thực tế và các chương trình tương tự khác:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 10 phút/lần phát sóng;
b) Tần suất phát sóng mới: Tối thiểu 01 lần/tuần. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm, tăng tần suất phát sóng mới lên tối thiểu 02 lần/tuần.
c) Thời điểm phát sóng: Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 22h00 hằng ngày, ưu tiên khung giờ từ 18h00 đến 21h00 trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
4. Các chương trình, đoạn chương trình (clip, trailer) cổ động về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em do các Bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em thực hiện; các thông điệp tuyên truyền về trẻ em:
a) Thời lượng phát sóng: Tối thiểu 30 giây /lần phát sóng đối với clip, trailer cổ động, các thông điệp tuyên truyền về trẻ em; tối thiểu 05 phút/lần phát sóng đối với các chương trình khác;
b) Tần suất phát sóng: Tối thiểu 01 lần/ngày trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm. Đối với các thời điểm khác trong năm, tùy vào sự kiện để thông tin.
c) Thời điểm phát sóng: Sau các bản tin trong ngày; trong chuyên mục, chuyên đề về trẻ em của kênh chương trình.
5. Tỷ lệ phát sóng chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phải đạt từ 02% đến 05% tổng thời lượng phát sóng của kênh chương trình trong 01 tuần.
Điều 6. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình trong nước khác
1. Đối với kênh phát thanh, kênh truyền hình có tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ là trẻ em; có nội dung chuyên biệt dành cho trẻ em: thực hiện đúng theo tôn chỉ, mục đích, cấu tạo khung chương trình cơ bản, thời gian, thời lượng của kênh chương trình theo quy định tại Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Đối với các kênh phát thanh, kênh truyền hình không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này và Điều 5 Thông tư này, số lượng tin, bài, chương trình thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em được phát sóng trong mỗi tháng phải đạt tỷ lệ tối thiểu 01% tổng thời lượng phát sóng của từng kênh chương trình trong tháng đó và phù hợp với tôn chỉ, mục đích, nội dung được quy định tại Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ NỘI DUNG, VỊ TRÍ ĐĂNG TRÊN BÁO IN, BÁO ĐIỆN TỬ
Điều 7. Đối với sản phẩm báo chí có đối tượng phục vụ là trẻ em và những sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ em
Thực hiện đúng theo quy định tại Giấy phép hoạt động báo in, Giấy phép hoạt động báo điện tử, Giấy phép xuất bản ấn phẩm báo chí, Giấy phép mở chuyên trang của báo điện tử đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Điều 8. Đối với báo in
1. Báo in phát hành hằng ngày hoặc cách ngày
a) Hằng tuần đăng tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
b) Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, thiết lập tối thiểu 01 chuyên mục dành cho trẻ em để thông tin, tuyên truyền về trẻ em, về các sự kiện, hoạt động vì trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
2. Đối với báo in không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này
a) Hằng tháng đăng tối thiểu 01% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
b) Trong Tháng hành động vì trẻ em hàng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Điều 9. Đối với tạp chí chuyên ngành về văn hóa xã hội
Hằng quý đăng tối thiểu 02% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Điều 10. Đối với báo điện tử
1. Hằng tuần đăng phát tối thiểu 05% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
2. Trong Tháng hành động vì trẻ em hằng năm hoặc trong thời gian diễn ra các hoạt động khác vì trẻ em do các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về thực hiện quyền trẻ em tổ chức, hằng tuần đăng phát tối thiểu 10% số lượng tin, bài có nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em phù hợp với tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động báo chí.
Điều 11. Vị trí đăng trên báo in và báo điện tử
Nội dung thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em ưu tiên đăng tải ở vị trí phù hợp, dễ nhận biết đối với trẻ em trong việc tiếp cận thông tin.
Chương IV
QUY ĐỊNH VỀ XUẤT BẢN PHẨM DÀNH CHO TRẺ EM
Điều 12. Yêu cầu về thông tin ghi trên xuất bản phẩm dành cho trẻ em
1. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em (trừ sách giáo khoa) phải ghi rõ đối tượng phục vụ tại bìa 4 và trang tên sách theo các lứa tuổi sau:
a) Dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
b) Dành cho trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi;
c) Dành cho trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi;
d) Trường hợp xuất bản phẩm dành cho trẻ em có cách phân loại độ tuổi khác với quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì phải ghi rõ độ tuổi cụ thể.
2. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em xuất bản tại Việt Nam bằng tiếng nước ngoài hoặc song ngữ phải ghi tên xuất bản phẩm và các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng Việt.
Điều 13. Yêu cầu về nội dung của xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả trong nước
Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả trong nước, ngoài việc tuân thủ các quy định pháp luật về xuất bản, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Chính xác về lịch sử, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
2. Đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc;
3. Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cao đẹp, thể chất lành mạnh;
4. Phù hợp thuần phong, mỹ tục Việt Nam;
5. Phù hợp với mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
Điều 14. Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài
Xuất bản phẩm dành cho trẻ em của tác giả nước ngoài khi được dịch và xuất bản tại Việt Nam hoặc được nhập khẩu và phát hành tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về xuất bản, phải đảm bảo nội dung, hình ảnh phù hợp thuần phong, mỹ tục, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em và điều kiện chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam.
Chương V
YÊU CẦU BẮT BUỘC KHI ĐĂNG, PHÁT THÔNG TIN VỀ TRẺ EM VÀ CẢNH BÁO NỘI DUNG KHÔNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM
Điều 15. Những yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em
1. Đối với báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử
a) Khi thông tin về những vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật mà trẻ em là nạn nhân hoặc là người liên quan, phải làm mờ hoặc che mặt trẻ em và bảo đảm thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
b) Khi sử dụng trẻ em, hình ảnh trẻ em làm nhân vật, hình ảnh minh họa trong các chương trình phản ánh về các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.
2. Đối với xuất bản phẩm
Khi sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm: Đối với trẻ em dưới 07 tuổi, phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành; Đối với trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên, phải có sự đồng ý của trẻ em và của cha, mẹ, người giám hộ theo quy định hiện hành.
Điều 16. Cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em
1. Các cơ quan báo chí, nhà xuất bản phải thực hiện việc cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên các chương trình của kênh phát thanh, kênh truyền hình; báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
2. Việc cảnh báo phải được thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp với từng loại hình báo chí, xuất bản phẩm, bao gồm nhưng không giới hạn: âm thanh, hình ảnh, chữ viết, biểu tượng.
3. Đối với phát thanh, truyền hình, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay trước khi bắt đầu phát sóng chương trình có nội dung cần cảnh báo.
4. Đối với báo in, nội dung cảnh báo phải được thể hiện ngay sát phía trên hoặc sát phía dưới tên tin, bài hoặc ngay tại vị trí đăng tin, bài. Đối với báo điện tử, nội dung cảnh báo phải được hiện lên ngay sau khi độc giả ấn chọn tin, bài và trước khi độc giả đọc được toàn bộ nội dung tin, bài.
5. Nội dung cảnh báo trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử phải bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ nhận biết và phải thể hiện được tối thiểu một trong các khuyến cáo sau đây:
a) Nội dung không phù hợp với trẻ em, đề nghị cân nhắc trước khi đọc, nghe, xem.
b) Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn nếu trẻ em đọc, nghe, xem.
c) Chương trình, phim có hình ảnh và tình tiết nhạy cảm, khuyến cáo nên có sự hướng dẫn của phụ huynh khi xem.
d) Nội dung không phù hợp với trẻ em dưới 06 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 06 tuổi đến dưới 11 tuổi; Nội dung không phù hợp với trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi.
6. Đối với xuất bản phẩm dành cho trẻ em có nội dung về giáo dục giới tính; chống bạo lực, xâm hại thân thể trẻ em phải ghi dòng chữ “Cha mẹ, người lớn cần hướng dẫn trẻ em đọc” tại trang tên sách hoặc tại bìa 4.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
1. Đối với các cơ quan báo chí:
a) Thực hiện việc đăng, phát sản phẩm báo chí bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật báo chí và quy định tại Thông tư này;
b) Ưu tiên đăng, phát các sản phẩm báo chí trong nước dành cho trẻ em và các sản phẩm báo chí của tác giả là trẻ em;
c) Chú trọng biên tập nội dung sản phẩm báo chí phù hợp tâm sinh lý từng lứa tuổi.
2. Đối với các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm
a) Thực hiện xuất bản, nhập khẩu xuất bản phẩm dành cho trẻ em bảo đảm tuân thủ các quy định tại Luật xuất bản và quy định tại Thông tư này;
b) Ưu tiên xuất bản tác phẩm, tài liệu của tác giả trong nước và tác giả là trẻ em;
c) Chú trọng biên tập nội dung xuất bản phẩm phù hợp tâm sinh lý từng lứa tuổi.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí, xuất bản
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, nhà xuất bản thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; chương trình, kế hoạch, nội dung dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em theo quy định của Thông tư này.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Kiểm tra, thanh tra và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với các cơ quan báo chí, các đơn vị hoạt động xuất bản ở địa phương.
2. Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương trong việc theo dõi, kiểm tra đối với các nội dung thông tin dành cho trẻ em, tuyên truyền về trẻ em trên phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm và tổ chức giao ban, gặp mặt báo chí liên quan về trẻ em để cung cấp thông tin về trẻ em cho báo chí ở địa phương.
Điều 20. Trách nhiệm của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Cục Báo chí có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các cơ quan báo chí in, báo điện tử.
2. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình.
3. Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này của các nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm.
Điều 21. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần bổ sung, sửa đổi, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; – Văn phòng Tổng Bí thư; – Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); – Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; – Các cơ quan báo chí; Chủ quản báo chí; Các nhà xuất bản; cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm; Chủ quản nhà xuất bản; – Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng Thông tin điện tử của Bộ; – Lưu: VT, Cục PTTH&TTĐT, ĐTL(400).
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn
|
Reviews
There are no reviews yet.