Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa Thông tư về phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

——-
———–

Số: 09/2014/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
—————–

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam s46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bsung một sđiều của Thông tư s 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và vic sdụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 02).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 như sau:
1. Bổ sung khoản 4 vào Điều 1 như sau:
“4. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Thông tư 19) và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư 19 (nếu có).”
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm h Khoản 2 Điều 6 như sau:
“h) Có quy định về việc tự đánh giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Thông tư này;”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9Khoản 10 Điều 9 như sau:
“9. Đối với khoản nợ mà việc cho vay, cấp tín dụng thực hiện theo chấp thuận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
10. Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, tại thời điểm phát hiện vi phạm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ra ngay quyết định thu hồi phần dư nợ vi phạm pháp luật.
Đối với các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ra quyết định thu hồi phần dư nợ theo kết luận thanh tra.
Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trong thời gian chưa thu hồi được theo quyết định thu hồi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này.”
4.
Bổ sung khoản 10a vào Điều 9 như sau:
“Trường hợp một khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại các điểm c(iv), d(iv), đ(v) khoản 1 Điều 10 Thông tư này hoặc một khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra quy định tại các điểm c(v), d(v), đ(vi) khoản 1 Điều 10 Thông tư này được phân loại vào các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại khoản nợ đó vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c(iv)điểm c(v) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;
(v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;”
6. Bổ sung điểm c(vii) vào Khoản 1 Điều 10 như sau:
“(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm d(iv)d(v) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;”
8. Bổ sung điểm d(vii) vào khoản 1 Điều 10 như sau:
“(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm đ(v)điểm đ(vi) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;”
10. Bổ sung điểm đ(ix) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.”
11. Bổ sung khoản 3a vào Điều 10 như sau:
“3a. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Khoản nợ mà việc cấp tín dụng không vi phạm các quy định của pháp luật;
(ii) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng;
(iii) Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích;
(iv) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay hoặc không có khả năng trả nợ hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có phương án trả nợ mới khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(v) Khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn trong trường hợp cơ cấu lại khoản nợ ngắn hạn để thành khoản nợ trung hạn, dài hạn.
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại điểm a khoản này phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, có cơ chế kiểm soát nội bộ đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng;
(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm soát nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo cụ thể nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ khi cần thiết;
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo đúng quy định tại Thông tư này;
(iv) Với một khoản nợ, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại điểm a khoản này chỉ được thực hiện 01 (một) lần;
(v) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ khi đến hạn theo thời hạn cơ cấu lại thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiếp tục giữ nguyên nhóm nợ và thực hiện phân loại khoản nợ đó vào nhóm nợ tương ứng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này;
(vi) Trong thời hạn 05 (năm) ngày đầu tiên của mỗi tháng hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo mẫu tại Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 3 Điều 12 như sau:
“d) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:
(i) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;
(ii) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, trừ những trường hợp quy định tại điểm d(i) khoản này.
Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể và có giá trị sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật ký văn bản định giá.
Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng định giá hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm quy định tại điểm d(i), d(ii) khoản này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng không.”
13.
Bổ sung Điều 24a như sau:
“Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
“1-Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.”.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2014, trừ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
2. Khoản 3a Điều 10 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2014 và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015.
3. Khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
4. Chỉ thị 05/2005/CT-NHNN ngày 26/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014.
5. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2014.
2. Bãi bỏ các văn bản sau đây:
– Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 17/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu.
– Thông tư số 12/2013/TT-NHNN ngày 27/5/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi một số điều của Thông tư 02.
– Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ và các
Phó Thủ tướng Chính ph(để báo cáo);
Ban lãnh đạo NHNN;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tư pháp (đ kim tra);
Bộ Tài chính (để phối hợp);
Công báo;
– Lưu VP, PC, TTGSNH5 (3 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Đặng Thanh Bình

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔ CHỨC TÍN DỤNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ VÀ GIỮ NGUYÊN NHÓM NỢ

Tháng……. năm…….

1. Tinh hình thực hin cơ cu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

Số tiền dự phòng cụ thkhông phải trích lập do thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

(1)

(2)

(3)

1. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 1

2. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 2

3. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 3

4. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 4

Tng cộng

2. Tổng số dư các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ:…………. triệu đồng.

………, ngày….… tháng….… năm….

Người lập báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát
(ký, ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)
(ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn lập biểu:

1. Sliệu báo cáo là slũy kế đến tháng báo cáo.

2. Cột (2): Ghi số dư các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này.

3. Cột (3): Ghi số tiền dự phòng cụ thể mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải trích lập do được cơ cấu lại thời hạn trả nvà giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này.

4. Tổng số dư các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này: Là tổng số dư các khoản nợ do thực hiện theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này mà không bị phân loại vào các nhóm 3, 4, 5.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 09/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 09/2014/TT-NHNN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Đặng Thanh Bình
Ngày ban hành: 18/03/2014 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
Tóm tắt văn bản

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

——-
———–

Số: 09/2014/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
—————–

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam s46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bsung một sđiều của Thông tư s 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và vic sdụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 02).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 như sau:
1. Bổ sung khoản 4 vào Điều 1 như sau:
“4. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành để mua nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Thông tư 19) và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư 19 (nếu có).”
2. Sửa đổi, bổ sung Điểm h Khoản 2 Điều 6 như sau:
“h) Có quy định về việc tự đánh giá tài sản bảo đảm, bao gồm nguyên tắc định kỳ, phương pháp, quy trình và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Thông tư này;”
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 9Khoản 10 Điều 9 như sau:
“9. Đối với khoản nợ mà việc cho vay, cấp tín dụng thực hiện theo chấp thuận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
10. Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, tại thời điểm phát hiện vi phạm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ra ngay quyết định thu hồi phần dư nợ vi phạm pháp luật.
Đối với các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ra quyết định thu hồi phần dư nợ theo kết luận thanh tra.
Đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều 10 Thông tư này, các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và trong thời gian chưa thu hồi được theo quyết định thu hồi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Thông tư này.”
4.
Bổ sung khoản 10a vào Điều 9 như sau:
“Trường hợp một khoản nợ vi phạm pháp luật quy định tại các điểm c(iv), d(iv), đ(v) khoản 1 Điều 10 Thông tư này hoặc một khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra quy định tại các điểm c(v), d(v), đ(vi) khoản 1 Điều 10 Thông tư này được phân loại vào các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân loại khoản nợ đó vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm c(iv)điểm c(v) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;
– Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;
(v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;”
6. Bổ sung điểm c(vii) vào Khoản 1 Điều 10 như sau:
“(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm d(iv)d(v) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;”
8. Bổ sung điểm d(vii) vào khoản 1 Điều 10 như sau:
“(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm đ(v)điểm đ(vi) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;”
10. Bổ sung điểm đ(ix) khoản 1 Điều 10 như sau:
“(ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư này.”
11. Bổ sung khoản 3a vào Điều 10 như sau:
“3a. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ:
a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại trước khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(i) Khoản nợ mà việc cấp tín dụng không vi phạm các quy định của pháp luật;
(ii) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng;
(iii) Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích;
(iv) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay hoặc không có khả năng trả nợ hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, có phương án trả nợ mới khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(v) Khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng được quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn trong trường hợp cơ cấu lại khoản nợ ngắn hạn để thành khoản nợ trung hạn, dài hạn.
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại điểm a khoản này phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:
(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, có cơ chế kiểm soát nội bộ đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng;
(ii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm soát nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo cụ thể nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ khi cần thiết;
(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo đúng quy định tại Thông tư này;
(iv) Với một khoản nợ, việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại điểm a khoản này chỉ được thực hiện 01 (một) lần;
(v) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ khi đến hạn theo thời hạn cơ cấu lại thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiếp tục giữ nguyên nhóm nợ và thực hiện phân loại khoản nợ đó vào nhóm nợ tương ứng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này;
(vi) Trong thời hạn 05 (năm) ngày đầu tiên của mỗi tháng hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo mẫu tại Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 3 Điều 12 như sau:
“d) Tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản 5 Điều này phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây:
(i) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;
(ii) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên, trừ những trường hợp quy định tại điểm d(i) khoản này.
Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể và có giá trị sử dụng tối đa 12 tháng kể từ ngày tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật ký văn bản định giá.
Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng định giá hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm quy định tại điểm d(i), d(ii) khoản này, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện định giá theo quy định nội bộ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó phải coi bằng không.”
13.
Bổ sung Điều 24a như sau:
“Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
“1-Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.”.”
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:
“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2014, trừ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
2. Khoản 3a Điều 10 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2014 và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015.
3. Khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
4. Chỉ thị 05/2005/CT-NHNN ngày 26/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2014.
5. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2014.
2. Bãi bỏ các văn bản sau đây:
– Chỉ thị số 04/CT-NHNN ngày 17/9/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý nợ xấu.
– Thông tư số 12/2013/TT-NHNN ngày 27/5/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi một số điều của Thông tư 02.
– Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Thủ tướng Chính phủ và các
Phó Thủ tướng Chính ph(để báo cáo);
Ban lãnh đạo NHNN;
Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tư pháp (đ kim tra);
Bộ Tài chính (để phối hợp);
Công báo;
– Lưu VP, PC, TTGSNH5 (3 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

Đặng Thanh Bình

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔ CHỨC TÍN DỤNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ VÀ GIỮ NGUYÊN NHÓM NỢ

Tháng……. năm…….

1. Tinh hình thực hin cơ cu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

Số tiền dự phòng cụ thkhông phải trích lập do thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

(1)

(2)

(3)

1. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 1

2. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 2

3. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 3

4. Các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 4

Tng cộng

2. Tổng số dư các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ:…………. triệu đồng.

………, ngày….… tháng….… năm….

Người lập báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm soát
(ký, ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)
(ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn lập biểu:

1. Sliệu báo cáo là slũy kế đến tháng báo cáo.

2. Cột (2): Ghi số dư các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này.

3. Cột (3): Ghi số tiền dự phòng cụ thể mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải trích lập do được cơ cấu lại thời hạn trả nvà giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này.

4. Tổng số dư các khoản nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này: Là tổng số dư các khoản nợ do thực hiện theo quy định tại khoản 3a Điều 10 Thông tư này mà không bị phân loại vào các nhóm 3, 4, 5.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa Thông tư về phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro”