Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 09/2013/TT-BKHCN quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020

BỘKHOAHỌC
CÔNGNGH
———–

Số: 09/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————

HàNi,ngày 15 tháng 3 năm 2013

nhayCác quy định liên quan đến tổ chức quản lý các Chương trình tại Thông tư này bị thay thế theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 3 năm 2015nhay

CăncLut Chuyểngiaocông nghngày29tháng11năm2006;

Căn cNghđịnh số 28/2008/NĐCP ngày 14 tng 3 năm 2008 của Chínhphủquyđnhchứcnăng,nhiệmv,quynhạncấutchứccủaBộ Khoahọc và Côngngh;

CăncứQuyếtđnhsố677/QĐTTgngày10tháng5năm2011củaThủ tướngChínhphvềviệcphêduyệtChươngtrìnhđimớicôngnghqucgia đếnnăm2020,

BtrưngBộKhoahọcCôngnghhưngdẫnqunChươngtrình đổi mới công nghệ qucgia đến năm2020.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, cơ quan và doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
2. Hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ là nghiên cứu nhận dạng, đánh giá, định giá công nghệ và thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ tiên tiến; nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện công nghệ hoặc nghiên cứu làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới; áp dụng phương pháp sản xuất mới, phương pháp tiên tiến trong quản lý doanh nghiệp; phát triển tính năng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
3. Bản đồ công nghệ là bộ tài liệu mô tả, phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng công nghệ tại một thời điểm xác định; mối tương quan giữa các loại công nghệ với yêu cầu phát triển công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng; xác định các xu hướng phát triển công nghệ, những công nghệ ưu tiên, dự báo nhu cầu công nghệ.
4. Lộ trình công nghệ là quá trình phát triển của một công nghệ nhất định từ trình độ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung đổi mới công nghệ; trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ trong một khoảng thời gian xác định. Lộ trình đổi mới công nghệ được mô tả trong bộ tài liệu làm cơ sở thực hiện các hoạt động đổi mới thuộc lộ trình này.
5. Sản phẩm quốc gia là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010.
6. Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm là sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương.
7. Mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến là mô hình sản xuất tạo ra được các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao, phù hợp với từng vùng sinh thái; góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
8. Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
9. Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm Chương trình) là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai và quản lý Chương trình, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
10. Tổ chức chủ trì đề tài, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là tổ chức chủ trì) là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chủ trì xây dựng, triển khai đề tài, dự án của Chương trình.
11. Chủ nhiệm đề tài, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là chủ nhiệm) là cá nhân thuộc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trực tiếp đứng tên thực hiện đề tài, dự án của Chương trình.
12. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án được hiểu như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản đề tài, dự án do các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý của mình thực hiện.
b) Bộ Khoa học và công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án do các viện, trường đại học và các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện.
Điều 3. Nhiệm vụ của Chương trình
Nhiệm vụ của Chương trình bao gồm các đề tài, dự án và các hoạt động khác thuộc Chương trình:
1. Dự án đổi mới công nghệ nhằm đạt được mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực công nghệ ở phạm vi quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ngành, lĩnh vực hoặc tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Dự án đổi mới công nghệ bao gồm: dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia; dự án tìm kiếm, phát hiện, làm chủ (gồm cả nội dung quyền sở hữu và quyền sử dụng) và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi; dự án đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; dự án xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ cho các ngành, lĩnh vực; dự án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
2. Dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm. Dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng gồm phân tích công nghệ; tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ; thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
3. Dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ gồm: dự án xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án tìm kiếm, phát hiện, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ.
4. Dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ; dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ.
5. Dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn gồm: dự án tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương; dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp; dự án đổi mới công nghệ cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
6. Hoạt động khác thuộc Chương trình là các đề tài, dự án nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, giải pháp trong Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ chưa được xác định trong các đề tài, dự án trên. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định, tổ chức thực hiện các hoạt động này.
Điều 4. Nguyên tắc chung xét chọn đề tài, dự án
1. Đề tài, dự án được xét chọn phải thuộc các nhiệm vụ của Chương trình được quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Mục tiêu của đề tài, dự án phải rõ ràng và được định lượng, phải có tác động tích cực tới việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, khu vực, ngành, lĩnh vực.
3. Ưu tiên đề tài, dự án của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong nước; đề tài, dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đề tài, dự án chuyển giao, ứng dụng, làm chủ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao (Ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ); đề tài, dự án được các Bộ, ngành và địa phương quan tâm cùng hỗ trợ về tài chính và cam kết địa chỉ áp dụng.
4. Đề tài, dự án phải có tính khả thi, trong đó tổ chức chủ trì đề tài, dự án phải có năng lực hoặc huy động được nguồn lực từ bên ngoài để bảo đảm được tài chính, quản lý, công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý và những yếu tố quan trọng khác cho việc thực hiện thành công đề tài, dự án.
Điều 5. Mã số Chương trình, nhiệm vụ của Chương trình
– Mã số Chương trình: ĐM;
– Mã số dự án đổi mới công nghệ: ĐM.XX.DA/YY;
– Mã số dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm: ĐM.XX.NC/YY;
– Mã số dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng: ĐM.XX.TN/YY;
– Mã số dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ: ĐM.XX.HT/YY;
– Mã số dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: ĐM.XX.DN/YY;
– Mã số dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: ĐM.XX.NT/YY;
– Mã số hoạt động khác của Chương trình: ĐM.XX.HĐK/YY. Trong đó:
– XX là số thứ tự nhiệm vụ của Chương trình;
– DA là ký hiệu dự án đổi mới công nghệ;
– NC là ký hiệu dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm;
– TN là ký hiệu dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng;
– HT là ký hiệu dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ;
– DN là ký hiệu dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ;
– NT là ký hiệu dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– HĐK là ký hiệu hoạt động khác của Chương trình;
– YY là số biểu thị năm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của Chương trình.
Chương II
TIÊU CHÍ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
Điều 6. Tiêu chí dự án đổi mới công nghệ
1. Dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được hiện trạng công nghệ chính, công nghệ cốt lõi và công nghệ hỗ trợ theo các công nghệ nền, công nghệ nguồn, theo dòng, họ sản phẩm lớn và so sánh hiện trạng công nghệ đó với trình độ công nghệ trên thế giới;
b) Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chiến lược phát triển công nghệ của Chính phủ, Bộ, ngành, lĩnh vực và cho giai đoạn trung hạn, dài hạn.
2. Dự án tìm kiếm, phát hiện, làm chủ và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được công nghệ cần tìm kiếm (sự cần thiết, tính cấp thiết, vai trò và tác động lâu dài…);
b) Xác định được đối tượng nắm giữ công nghệ và điều kiện để chuyển giao công nghệ;
c) Đề xuất được phương án tìm kiếm, phát hiện công nghệ theo yêu cầu;
d) Chứng minh được khả năng ứng dung, làm chủ, chuyển giao khai thác hiệu quả công nghệ được tìm kiếm.
3. Dự án đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập đoàn kinh tế, tổng công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được dòng, họ sản phẩm chính theo chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Xác định các công nghệ chính, công nghệ hỗ trợ và trình tự phát triển các công nghệ chính, công nghệ hỗ trợ cho việc sản xuất dòng, họ sản phẩm;
c) Đề xuất các điều kiện, yêu cầu cho đổi mới công nghệ;
d) Đề xuất giải pháp cho đổi mới công nghệ, bao gồm cả giải pháp về nguồn lực cho đổi mới công nghệ.
4. Các dự án xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ tập trung cho các ngành, lĩnh vực sau:
a) Các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn;
b) Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin, hàng không…), xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải;
c) Phục vụ phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty của Nhà nước.
5. Dự án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xây dựng được bộ tài liệu, giáo trình đào tạo phù hợp với mục đích, nhu cầu thực tiễn của đối tượng được đào tạo, được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận;
b) Phát triển đội ngũ chuyên gia đào tạo để đảm bảo tổ chức hiệu quả các khóa đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ cho kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý của doanh nghiệp;
c) Khuyến khích dự án đào tạo phục vụ cho các dự án khác thuộc Chương trình.
Điều 7. Tiêu chí dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm
1. Sản phẩm tạo ra phải có tính năng, chất lượng, giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
2. Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất phải tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm.
3. Chủ nhiệm phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện dự án.
4. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm phải cam kết ứng dụng công nghệ được nghiên cứu, làm chủ trong ít nhất 2 năm đầu sau khi kết thúc dự án.
Điều 8. Tiêu chí dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng
1. Hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ, đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động phân tích công nghệ; tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ; thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
2. Các công nghệ được sử dụng của hệ thống phòng thí nghiệm phải thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao (Ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ).
3. Ưu tiên cho các dự án xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm mở cho các tổ chức, doanh nghiệp phối hợp cùng khai thác, sử dụng; được đặt tại các khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung, khu nghiên cứu – phát triển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
4. Lãnh đạo hệ thống phòng thí nghiệm phải là các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực có liên quan, có thời gian nghiên cứu và làm việc ít nhất 5 năm tại các cơ sở nghiên cứu – phát triển, cơ sở sản xuất hiện đại đạt trình độ quốc tế, có các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới hoặc được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại giá trị kinh tế cao.
Điều 9. Tiêu chí dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ
1. Dự án xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải có nghiên cứu khả thi, có kế hoạch hoạt động rõ ràng, có lộ trình duy trì và phát triển; tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án;
b) Hoạt động của cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải bảo đảm việc tạo ra các công nghệ, hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ cao để sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ;
c) Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có vị trí thuận lợi cho hoạt động ươm tạo như gần các trường đại học, các viện nghiên cứu; có quan hệ hợp tác tốt với mạng lưới các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài; có khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
d) Hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tại các cơ sở đào tạo có uy tín; có đội ngũ chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing.
2. Dự án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Người chủ trì dự án có ý tưởng công nghệ, ý tưởng kinh doanh, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có khả năng thương mại hóa;
b) Có đội ngũ chuyên gia công nghệ, năng lực hợp tác và huy động được đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing;
c) Có năng lực huy động 40% vốn tối thiểu ban đầu cho việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp và công nghệ;
d) Đảm bảo ít nhất 50% nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tham gia nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất.
3. Dự án tìm kiếm, phát hiện các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đội ngũ chuyên gia đủ năng lực tổ chức tìm kiếm, phát hiện và tư vấn cho các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu;
b) Có năng lực nhận dạng được tối thiểu 100 cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu; ít nhất 40% có khả năng hình thành công nghệ, trong đó 50% có khả năng tiếp tục triển khai tạo ra công nghệ.
4. Dự án hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp cần đáp ứng tối thiểu hai trong các điều kiện sau:
a) Có ý tưởng công nghệ của mình hoặc có ý tưởng kinh doanh trên công nghệ đã có;
b) Có chứng nhận kết quả nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chứng minh được tính kế thừa kết quả nghiên cứu đã đạt được của dự án; ưu tiên các dự án tạo ra công nghệ mới hoặc kết quả có khả năng thương mại hóa;
d) Có sự cam kết hỗ trợ của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp cho việc triển khai thực hiện dự án;
đ) Ưu tiên chủ nhiệm là cán bộ nghiên cứu, giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi).
5. Dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mục tiêu đổi mới công nghệ phải phù hợp với kế hoạch phát triển doanh nghiệp và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực;
b) Việc thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ phải góp phần tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm;
c) Huy động đủ nguồn lực để thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ; ưu tiên đối ứng bằng nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
d) Dự kiến được quy mô ứng dụng, thị trường của sản phẩm do thực hiện lộ trình công nghệ.
Điều 10. Tiêu chí dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
1. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch hoạt động, kinh doanh rõ ràng, đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện và duy trì dự án;
b) Xác định được nhu cầu cụ thể và hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm;
c) Tổ chức chủ trì phải có cam kết huy động đủ nguồn vốn đối ứng và sử dụng kết quả của dự án; ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
2. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch, phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập dữ liệu công nghệ, trình độ chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực; có phương án khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ từ nước ngoài;
b) Đảm bảo năng lực tổ chức thống kê định kỳ hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
c) Ưu tiên dự án xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu công nghệ và chuyên gia công nghệ cho ngành, lĩnh vực.
3. Dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đủ năng lực thực hiện các nội dung dự án. Riêng các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, tổ chức chủ trì phải đảm bảo ít nhất 30% nhân lực tham gia có trình độ đại học;
b) Giải trình được các nguồn tài chính huy động ngoài kinh phí Chương trình để thực hiện dự án;
c) Chứng minh được hiệu quả của dự án:
– Đối với dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, kết quả, sản phẩm dự kiến phải có địa chỉ ứng dụng hoặc chuyển giao;
– Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến phải tạo ra được sản phẩm, dịch vụ được triển khai tối thiểu ở quy mô tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sản phẩm tạo ra của dự án sản xuất sản phẩm mới phải có tính năng, chất lượng, giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;
– Việc thay đổi quy trình công nghệ góp phần tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm.
Điều 11. Tiêu chí dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
1. Dự án tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định cụ thể, mục tiêu, nội dung, giải pháp của dự án;
b) Xác định được đúng nhu cầu, đối tác của chuyển giao công nghệ;
c) Huy động được nguồn lực để chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ cho doanh nghiệp, nông dân;
d) Có kế hoạch hoạt động và được địa phương cam kết cùng hỗ trợ phát triển.
2. Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải xác định được thị trường, khả năng cạnh tranh, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của sản phẩm;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực và cam kết nhân rộng ứng dụng công nghệ;
c) Ưu tiên cho các dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.
3. Dự án đổi mới công nghệ cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mục tiêu, nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương;
b) Xác định được tiềm năng, thế mạnh sản phẩm của các vùng miền, các làng nghề và làng nghề truyền thống;
c) Có khả năng phối hợp với các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư để xây dựng các dự án nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ theo thế mạnh, đặc trưng của các vùng, miền;
d) Ưu tiên cho các dự án góp phần hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.
Chương III
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
Điều 12. Tổ chức bộ máy quản lý Chương trình
1. Việc tổ chức thực hiện Chương trình được thực hiện theo khoản IV, Điều 1 Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
2. Ban Chủ nhiệm Chương trình hoạt động theo quy chế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Ban Chủ nhiệm Chương trình có bộ máy giúp việc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Ban Chủ nhiệm Chương trình và bộ máy giúp việc được bảo đảm các điều kiện về kinh phí, phương tiện làm việc và các chế độ theo quy định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp các đề tài, dự án thuộc Chương trình; phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt nội dung, kinh phí của các đề tài, dự án của Chương trình.
2. Tổng hợp quyết toán kinh phí hàng năm của các đề tài, dự án thuộc Chương trình gửi Bộ Tài chính.
3. Phê duyệt nội dung và kinh phí hoạt động chung của Chương trình; tổng hợp và cân đối tổng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình để bố trí vào kế hoạch ngân sách khoa học và công nghệ hàng năm; phê duyệt kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị của các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm tài chính cho hoạt động của Chương trình.
4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đề tài, dự án, gồm cả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ nằm trong dự án đầu tư trong quá trình thực hiện và sau khi được đánh giá nghiệm thu.
5. Đánh giá kết quả, tổng kết hoạt động Chương trình.
6. Báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình.
7.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo uỷ quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.
8. Giao Ban Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tiếp nhận, tổng hợp Danh mục đề xuất các đề tài, dự án thuộc Chương trình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cân đối với mục tiêu và nguồn kinh phí thực hiện Chương trình theo từng giai đoạn để xây dựng thành Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm trên cơ sở Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của Chương trình, đề xuất nội dung điều chỉnh, bổ sung để Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí vào kế hoạch và dự toán ngân sách chung về khoa học và công nghệ;
b) Tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;
c) Cùng cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký duyệt thuyết minh các đề tài, dự án của Chương trình;
d) Ký hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, công nhận kết quả thực hiện các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án;
đ) Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất (trong trường hợp cần thiết) chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đề tài, dự án của Chương trình; phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đối với những trường hợp vượt quá chức năng, quyền hạn được giao; xác nhận khối lượng và kết quả thực hiện đề tài, dự án của Chương trình để làm căn cứ thanh, quyết toán và cấp kinh phí;
e) Chủ trì tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài, dự án của Chương trình; theo dõi, tổng hợp việc huy động và sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho đề tài, dự án của Chương trình;
g) Tổ chức cấp và thanh toán kinh phí cho tổ chức chủ trì đề tài, dự án theo tiến độ hợp đồng; tổng hợp kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị của các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;
h) Báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) kết quả thực hiện Chương trình; báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện hàng năm của Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình;
i) Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức chủ trì về các thủ tục để được hưởng các cơ chế, chính sách thúc đẩy, khuyến khích, ưu đãi cho đổi mới công nghệ được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành;
k) Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để giúp Ban Chủ nhiệm thực hiện một số nghiên cứu chuyên môn liên quan đến quản lý và thực hiện Chương trình; tổ chức các đoàn công tác đi khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong trường hợp cần thiết;
l) Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chuẩn bị, quản lý các hồ sơ tài liệu để báo cáo hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý Chương trình;
m) Đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích, đề nghị xử lý hành vi vi phạm của tổ chức chủ trì, chủ nhiệm trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án của Chương trình;
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao.
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đầu mối tiếp nhận các đề xuất, tổng hợp và xây dựng thành Danh mục đề xuất các đề tài, dự án thuộc Chương trình theo lĩnh vực quản lý liên quan; tạo điều kiện cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm thực hiện có kết quả các nội dung đề tài, dự án được giao.
2. Chủ trì tổ chức việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình trên cơ sở Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Quyết định phê duyệt Danh mục tổ chức, cá nhân trúng tuyển.
3. Cùng Ban Chủ nhiệm Chương trình phê duyệt Thuyết minh đề tài, dự án; quyết định giao tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
4. Ký hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện đề tài, dự án; tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đình chỉ và huỷ bỏ Hợp đồng.
Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ điều chỉnh mục tiêu, nội dung, hạng mục kinh phí và tiến độ thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được phê duyệt.
5. Phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu mua sắm máy móc, trang thiết bị cho các đề tài, dự án thuộc phạm vi quản lý.
6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đề tài, dự án, bao gồm các đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc dự án đầu tư trong quá trình thực hiện và sau khi được đánh giá nghiệm thu.
Cùng Ban Chủ nhiệm Chương trình xác nhận khối lượng và kết quả thực hiện của đề tài, dự án để làm căn cứ thanh, quyết toán và cấp tiếp kinh phí.
7. Định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi báo cáo về tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ.
8. Phê duyệt quyết toán kinh phí hàng năm của các đề tài, dự án thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính.
9. Chủ động việc huy động, sử dụng ngân sách nhà nước từ các nguồn khác nhau theo thẩm quyền quản lý để bảo đảm việc thực hiện các đề tài, dự án một cách đồng bộ và hiệu quả.
Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đề tài, dự án
1. Chủ nhiệm có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Ký kết Hợp đồng với cơ quan chủ quản đề tài, dự án; tổ chức thực hiện đề tài, dự án; chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả của đề tài, dự án. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm ký kết Hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ;
b) Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả theo nội dung của Hợp đồng; thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
c) Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện đề tài, dự án theo thỏa thuận trong Hợp đồng và đề xuất, kiến nghị các điều chỉnh khi cần thiết;
d) Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp trong việc thực hiện đề tài, dự án theo Hợp đồng. Thực hiện báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) và báo cáo đột xuất về tình hình triển khai đề tài, dự án;
đ) Thực hiện việc công bố, giao nộp, chuyển giao kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Cùng chủ nhiệm ký Hợp đồng với cơ quan chủ quản đề tài dự án; chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện đề tài, dự án và cùng chủ nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các cam kết trong Hợp đồng. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm ký hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ;
b) Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả của đề tài, dự án được phê duyệt; bảo đảm các kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án được áp dụng, triển khai theo cam kết;
c) Quản lý kinh phí được cấp, huy động đủ và cấp đúng tiến độ kinh phí từ các nguồn kinh phí đã cam kết trong Hợp đồng; tổ chức đấu thầu, mua sắm và quản lý máy móc, trang thiết bị của đề tài, dự án theo quy định hiện hành;
d) Phối hợp với cơ quan chủ quản đề tài, dự án theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các đề tài, dự án và giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền; theo dõi, tổng hợp việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của các đề tài, dự án; định kỳ 6 tháng, hàng năm phối hợp với các đơn vị chức năng của cơ quan chủ quản đề tài, dự án kiểm tra việc thực hiện đề tài, dự án;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản đề tài, dự án theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với đề tài, dự án trong quá trình thực hiện và sau khi đề tài, dự án đã được đánh giá nghiệm thu;
e) Tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao các kết quả của đề tài, dự án theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 16. Xây dựng Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chủ nhiệm Chương trình, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đề xuất đề tài, dự án và đề xuất đặt hàng đề tài, dự án thực hiện trong Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ban Chủ nhiệm Chương trình tổ chức nghiên cứu, phát hiện, tìm kiếm các đề tài, dự án có tính khả thi cao để đề xuất đề tài, dự án và đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng đề tài, dự án.
2. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề xuất một nhóm các đề tài, dự án là bộ phận của dự án đầu tư, các đề xuất phải xác định rõ các nhiệm vụ, kết quả cần đạt được của từng đề tài, dự án trực thuộc và kết quả chung của dự án đầu tư. Đồng thời, phải có văn bản cam kết huy động đủ nguồn kinh phí (ngoài nguồn kinh phí đề xuất từ ngân sách nhà nước) để bảo đảm thực hiện được dự án đầu tư.
3. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ hoặc mời chuyên gia để tư vấn xây dựng danh mục đề xuất các đề tài, dự án.
Căn cứ kết quả tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ, Ban Chủ nhiệm Chương trình tổng hợp thành Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
Điều 17. Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án
Căn cứ Quyết định phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc tuyển chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Việc tuyển chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp của các Bộ, ngành, địa phương được gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.
Điều 18. Tổ chức thẩm định đề tài, dự án
1. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định nội dung và kinh phí của các đề tài, dự án được đề xuất nhằm thực hiện nội dung của Chương trình.
Việc thẩm định các đề tài, dự án được thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
2. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chủ nhiệm Chương trình có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, nước ngoài đối với kết quả thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
3. Trường hợp với nhóm các đề tài, dự án đề xuất thuộc dự án đầu tư:
Việc thẩm định được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 19. Phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện
Cơ quản chủ quản căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình.
Quyết định phê duyệt của cơ quan chủ quản đề tài, dự án là căn cứ pháp lý cho việc ký kết Hợp đồng khoa học và công nghệ triển khai thực hiện đề tài, dự án.
Điều 20. Ký Hợp đồng
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký Hợp đồng thực hiện đề tài, dự án với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, Ban Chủ nhiệm Chương trình cùng với Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ ký Hợp đồng thực hiện đề tài, dự án với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Đối với dự án đầu tư, cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký Hợp đồng với tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Đồng thời, cơ quan chủ quản đề tài, dự án cùng tổ chức có dự án đầu tư ký Hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm. Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Điều 21. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án định kỳ 6 tháng một lần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về tiến độ, nội dung khoa học và sản phẩm của các đề tài, dự án theo Hợp đồng đã ký.
2. Trong các trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Ban Chủ nhiệm Chương trình kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện của đề tài, dự án thuộc Chương trình.
Điều 22. Điều chỉnh nội dung, kinh phí, tiến độ thực hiện
1. Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm theo yêu cầu của công việc, được chủ động điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi được giao khoán trong phạm vi tổng dự toán kinh phí được giao khoán của đề tài, dự án.
2. Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của cá nhân, tổ chức thực hiện đề tài, dự án, cơ quan chủ quản đề tài, dự án xem xét, quyết định điều chỉnh tối đa hai lần các nội dung sau:
a) Mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện đề tài, dự án;
b) Dự toán kinh phí đã được phê duyệt đối với các nội dung chi không được giao khoán của đề tài, dự án.
3. Đối với dự án đầu tư, trên cơ sở đề xuất bằng văn bản của tổ chức có dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung và kinh phí điều chỉnh dự án đầu tư có liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan chủ quản đề tài, dự án trước khi quyết định điều chỉnh. Việc điều chỉnh nội dung, kinh phí từ Chương trình được thực hiện tối đa hai lần.
Điều 23. Chấm dứt Hợp đồng
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án xem xét quyết định việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng trên cơ sở đề nghị của tổ chức chủ trì và ý kiến của Ban Chủ nhiệm Chương trình trong các trường hợp sau:
a) Đề tài, dự án gặp các trường hợp bất khả kháng dẫn đến không thể hoàn thành nội dung và mục tiêu được phê duyệt;
b) Chủ nhiệm và tổ chức chủ trì không đủ năng lực tổ chức quản lý, thực hiện đề tài, dự án; hướng triển khai thực hiện của đề tài, dự án bị bế tắc hoặc không còn nhu cầu thực hiện; các điều kiện theo Hợp đồng không được bảo đảm dẫn đến đề tài, dự án không có khả năng hoàn thành; đề tài, dự án thực hiện không đúng nội dung nghiên cứu theo Hợp đồng đã ký kết; kinh phí bị sử dụng sai mục đích;
c) Vi phạm Hợp đồng.
2. Căn cứ quyết định chấm dứt việc thực hiện Hợp đồng, các bên thực hiện các thủ tục thanh lý Hợp đồng theo các điều khoản của Hợp đồng đã ký giữa các bên và theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Đánh giá đề tài, dự án và Chương trình
1. Đánh giá cấp cơ sở đối với đề tài, dự án:
a) Tổ chức chủ trì tổ chức đánh giá cấp cơ sở đối với đề tài, dự án và hoàn chỉnh hồ sơ về kết quả đánh giá gửi cơ quan chủ quản đề tài, dự án để tổ chức đánh giá nghiệm thu chính thức;
b) Cơ quan chủ quản đề tài, dự án phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá cấp cơ sở.
2. Đánh giá, nghiệm thu chính thức đề tài, dự án:
a) Cơ quan chủ quản đề tài, dự án phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức đối với các đề tài, dự án theo phạm vi quản lý;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức.
3. Đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự án đầu tư:
Trên cơ sở kết quả đánh giá nghiệm thu theo quy trình quy định tại khoản 1 và 2 Điều này đối với các dự án trực thuộc, tổ chức có dự án đầu tư xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện gửi cơ quan chủ quản đề tài, dự án để đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện các đề tài, dự án sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự án đầu tư.
4. Việc đánh giá Chương trình được thực hiện qua ba giai đoạn: đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá sau khi kết thúc Chương trình.
a) Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì đánh giá kết quả hoạt động Chương trình vào giữa kỳ kế hoạch 5 năm và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả thực hiện.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức đánh giá hoạt động Chương trình khi kết thúc kỳ kế hoạch 5 năm và sau khi Chương trình kết thúc, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình.
5. Trình tự, thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án và Chương trình thực hiện theo văn bản quy định về đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
Điều 25. Công nhận kết quả đề tài, dự án
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án quyết định công nhận kết quả đề tài, dự án thuộc phạm vi mình quản lý trên cơ sở kết luận của Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu chính thức. Kết quả công nhận các đề tài, dự án được gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
2. Trên cơ sở kiến nghị Hội đồng khoa học và công nghệ, ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu cần thiết) và ý kiến của các đơn vị chuyên môn xác định trách nhiệm của các bên liên quan, cơ quan chủ quản đề tài, dự án có hình thức xử lý phù hợp theo quy định đối với các đề tài, dự án có kết quả được đánh giá, nghiệm thu chính thức ở mức “không đạt”.
Điều 26. Thanh lý Hợp đồng và quản lý kết quả của đề tài, dự án
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án độc lập tiến hành thanh lý Hợp đồng với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đề tài, dự án theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao kết quả của đề tài, dự án theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký lưu giữ kết quả đề tài, dự án thực hiện theo Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ- BKHCN ngày 16/3/2007; Thông tư số 13/2012/TT-BKHCN ngày 26/06/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản khác có liên quan.
Điều 27. Xử lý tài sản
Việc xử lý tài sản sau khi kết thúc các nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 28. Kinh phí thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình gồm kinh phí thực hiện các đề tài, dự án; kinh phí tổ chức, quản lý hoạt động chung của Chương trình và các hoạt động khác được nêu tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này.
Kinh phí thực hiện Chương trình được cân đối trong dự toán chi ngân sách cho khoa học và công nghệ hàng năm và được giao về cơ quan chủ quản đề tài, dự án và Bộ Khoa học và Công nghệ theo phạm vi quản lý để cấp theo Hợp đồng cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm thực hiện các đề tài, dự án và chi cho hoạt động chung của Chương trình (bao gồm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Ban Chủ nhiệm Chương trình và Bộ máy giúp việc Ban Chủ nhiệm Chương trình).
Việc quản lý tài chính thực hiện Chương trình được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn ngân sách thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 29. Thông tin và cơ sở dữ liệu của Chương trình
Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc hướng dẫn, đăng ký nhiệm vụ trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về các đề tài, dự án, nhiệm vụ của Chương trình.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
– HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Website Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Lưu: VT, ƯDPTCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Chu Ngọc Anh

Thuộc tính văn bản
Thông tư 09/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 09/2013/TT-BKHCN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 15/03/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘKHOAHỌC
CÔNGNGH
———–

Số: 09/2013/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————

HàNi,ngày 15 tháng 3 năm 2013

nhayCác quy định liên quan đến tổ chức quản lý các Chương trình tại Thông tư này bị thay thế theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 3 năm 2015nhay

CăncLut Chuyểngiaocông nghngày29tháng11năm2006;

Căn cNghđịnh số 28/2008/NĐCP ngày 14 tng 3 năm 2008 của Chínhphủquyđnhchứcnăng,nhiệmv,quynhạncấutchứccủaBộ Khoahọc và Côngngh;

CăncứQuyếtđnhsố677/QĐTTgngày10tháng5năm2011củaThủ tướngChínhphvềviệcphêduyệtChươngtrìnhđimớicôngnghqucgia đếnnăm2020,

BtrưngBộKhoahọcCôngnghhưngdẫnqunChươngtrình đổi mới công nghệ qucgia đến năm2020.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, cơ quan và doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
2. Hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ là nghiên cứu nhận dạng, đánh giá, định giá công nghệ và thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ tiên tiến; nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện công nghệ hoặc nghiên cứu làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới; áp dụng phương pháp sản xuất mới, phương pháp tiên tiến trong quản lý doanh nghiệp; phát triển tính năng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
3. Bản đồ công nghệ là bộ tài liệu mô tả, phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng công nghệ tại một thời điểm xác định; mối tương quan giữa các loại công nghệ với yêu cầu phát triển công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng; xác định các xu hướng phát triển công nghệ, những công nghệ ưu tiên, dự báo nhu cầu công nghệ.
4. Lộ trình công nghệ là quá trình phát triển của một công nghệ nhất định từ trình độ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung đổi mới công nghệ; trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ trong một khoảng thời gian xác định. Lộ trình đổi mới công nghệ được mô tả trong bộ tài liệu làm cơ sở thực hiện các hoạt động đổi mới thuộc lộ trình này.
5. Sản phẩm quốc gia là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010.
6. Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm là sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương.
7. Mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến là mô hình sản xuất tạo ra được các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao, phù hợp với từng vùng sinh thái; góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.
8. Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
9. Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm Chương trình) là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai và quản lý Chương trình, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
10. Tổ chức chủ trì đề tài, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là tổ chức chủ trì) là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chủ trì xây dựng, triển khai đề tài, dự án của Chương trình.
11. Chủ nhiệm đề tài, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là chủ nhiệm) là cá nhân thuộc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trực tiếp đứng tên thực hiện đề tài, dự án của Chương trình.
12. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án được hiểu như sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chủ quản đề tài, dự án do các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý của mình thực hiện.
b) Bộ Khoa học và công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án do các viện, trường đại học và các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện.
Điều 3. Nhiệm vụ của Chương trình
Nhiệm vụ của Chương trình bao gồm các đề tài, dự án và các hoạt động khác thuộc Chương trình:
1. Dự án đổi mới công nghệ nhằm đạt được mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực công nghệ ở phạm vi quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ngành, lĩnh vực hoặc tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Dự án đổi mới công nghệ bao gồm: dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia; dự án tìm kiếm, phát hiện, làm chủ (gồm cả nội dung quyền sở hữu và quyền sử dụng) và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi; dự án đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; dự án xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ cho các ngành, lĩnh vực; dự án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
2. Dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm. Dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng gồm phân tích công nghệ; tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ; thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
3. Dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ gồm: dự án xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án tìm kiếm, phát hiện, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ.
4. Dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ; dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ.
5. Dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn gồm: dự án tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương; dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp; dự án đổi mới công nghệ cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
6. Hoạt động khác thuộc Chương trình là các đề tài, dự án nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, giải pháp trong Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ chưa được xác định trong các đề tài, dự án trên. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định, tổ chức thực hiện các hoạt động này.
Điều 4. Nguyên tắc chung xét chọn đề tài, dự án
1. Đề tài, dự án được xét chọn phải thuộc các nhiệm vụ của Chương trình được quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Mục tiêu của đề tài, dự án phải rõ ràng và được định lượng, phải có tác động tích cực tới việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, khu vực, ngành, lĩnh vực.
3. Ưu tiên đề tài, dự án của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong nước; đề tài, dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đề tài, dự án chuyển giao, ứng dụng, làm chủ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao (Ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ); đề tài, dự án được các Bộ, ngành và địa phương quan tâm cùng hỗ trợ về tài chính và cam kết địa chỉ áp dụng.
4. Đề tài, dự án phải có tính khả thi, trong đó tổ chức chủ trì đề tài, dự án phải có năng lực hoặc huy động được nguồn lực từ bên ngoài để bảo đảm được tài chính, quản lý, công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý và những yếu tố quan trọng khác cho việc thực hiện thành công đề tài, dự án.
Điều 5. Mã số Chương trình, nhiệm vụ của Chương trình
– Mã số Chương trình: ĐM;
– Mã số dự án đổi mới công nghệ: ĐM.XX.DA/YY;
– Mã số dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm: ĐM.XX.NC/YY;
– Mã số dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng: ĐM.XX.TN/YY;
– Mã số dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ: ĐM.XX.HT/YY;
– Mã số dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: ĐM.XX.DN/YY;
– Mã số dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: ĐM.XX.NT/YY;
– Mã số hoạt động khác của Chương trình: ĐM.XX.HĐK/YY. Trong đó:
– XX là số thứ tự nhiệm vụ của Chương trình;
– DA là ký hiệu dự án đổi mới công nghệ;
– NC là ký hiệu dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm;
– TN là ký hiệu dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng;
– HT là ký hiệu dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ;
– DN là ký hiệu dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ;
– NT là ký hiệu dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– HĐK là ký hiệu hoạt động khác của Chương trình;
– YY là số biểu thị năm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của Chương trình.
Chương II
TIÊU CHÍ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
Điều 6. Tiêu chí dự án đổi mới công nghệ
1. Dự án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được hiện trạng công nghệ chính, công nghệ cốt lõi và công nghệ hỗ trợ theo các công nghệ nền, công nghệ nguồn, theo dòng, họ sản phẩm lớn và so sánh hiện trạng công nghệ đó với trình độ công nghệ trên thế giới;
b) Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chiến lược phát triển công nghệ của Chính phủ, Bộ, ngành, lĩnh vực và cho giai đoạn trung hạn, dài hạn.
2. Dự án tìm kiếm, phát hiện, làm chủ và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được công nghệ cần tìm kiếm (sự cần thiết, tính cấp thiết, vai trò và tác động lâu dài…);
b) Xác định được đối tượng nắm giữ công nghệ và điều kiện để chuyển giao công nghệ;
c) Đề xuất được phương án tìm kiếm, phát hiện công nghệ theo yêu cầu;
d) Chứng minh được khả năng ứng dung, làm chủ, chuyển giao khai thác hiệu quả công nghệ được tìm kiếm.
3. Dự án đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập đoàn kinh tế, tổng công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được dòng, họ sản phẩm chính theo chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Xác định các công nghệ chính, công nghệ hỗ trợ và trình tự phát triển các công nghệ chính, công nghệ hỗ trợ cho việc sản xuất dòng, họ sản phẩm;
c) Đề xuất các điều kiện, yêu cầu cho đổi mới công nghệ;
d) Đề xuất giải pháp cho đổi mới công nghệ, bao gồm cả giải pháp về nguồn lực cho đổi mới công nghệ.
4. Các dự án xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ tập trung cho các ngành, lĩnh vực sau:
a) Các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn;
b) Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin, hàng không…), xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải;
c) Phục vụ phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty của Nhà nước.
5. Dự án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xây dựng được bộ tài liệu, giáo trình đào tạo phù hợp với mục đích, nhu cầu thực tiễn của đối tượng được đào tạo, được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận;
b) Phát triển đội ngũ chuyên gia đào tạo để đảm bảo tổ chức hiệu quả các khóa đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ cho kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý của doanh nghiệp;
c) Khuyến khích dự án đào tạo phục vụ cho các dự án khác thuộc Chương trình.
Điều 7. Tiêu chí dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm
1. Sản phẩm tạo ra phải có tính năng, chất lượng, giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
2. Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất phải tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm.
3. Chủ nhiệm phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện dự án.
4. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm phải cam kết ứng dụng công nghệ được nghiên cứu, làm chủ trong ít nhất 2 năm đầu sau khi kết thúc dự án.
Điều 8. Tiêu chí dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng
1. Hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ, đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động phân tích công nghệ; tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ; thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
2. Các công nghệ được sử dụng của hệ thống phòng thí nghiệm phải thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao (Ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ).
3. Ưu tiên cho các dự án xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm mở cho các tổ chức, doanh nghiệp phối hợp cùng khai thác, sử dụng; được đặt tại các khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung, khu nghiên cứu – phát triển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
4. Lãnh đạo hệ thống phòng thí nghiệm phải là các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực có liên quan, có thời gian nghiên cứu và làm việc ít nhất 5 năm tại các cơ sở nghiên cứu – phát triển, cơ sở sản xuất hiện đại đạt trình độ quốc tế, có các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới hoặc được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại giá trị kinh tế cao.
Điều 9. Tiêu chí dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ
1. Dự án xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải có nghiên cứu khả thi, có kế hoạch hoạt động rõ ràng, có lộ trình duy trì và phát triển; tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án;
b) Hoạt động của cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải bảo đảm việc tạo ra các công nghệ, hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ cao để sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ;
c) Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có vị trí thuận lợi cho hoạt động ươm tạo như gần các trường đại học, các viện nghiên cứu; có quan hệ hợp tác tốt với mạng lưới các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài; có khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
d) Hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tại các cơ sở đào tạo có uy tín; có đội ngũ chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing.
2. Dự án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Người chủ trì dự án có ý tưởng công nghệ, ý tưởng kinh doanh, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có khả năng thương mại hóa;
b) Có đội ngũ chuyên gia công nghệ, năng lực hợp tác và huy động được đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing;
c) Có năng lực huy động 40% vốn tối thiểu ban đầu cho việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp và công nghệ;
d) Đảm bảo ít nhất 50% nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tham gia nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất.
3. Dự án tìm kiếm, phát hiện các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đội ngũ chuyên gia đủ năng lực tổ chức tìm kiếm, phát hiện và tư vấn cho các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu;
b) Có năng lực nhận dạng được tối thiểu 100 cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu; ít nhất 40% có khả năng hình thành công nghệ, trong đó 50% có khả năng tiếp tục triển khai tạo ra công nghệ.
4. Dự án hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp cần đáp ứng tối thiểu hai trong các điều kiện sau:
a) Có ý tưởng công nghệ của mình hoặc có ý tưởng kinh doanh trên công nghệ đã có;
b) Có chứng nhận kết quả nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chứng minh được tính kế thừa kết quả nghiên cứu đã đạt được của dự án; ưu tiên các dự án tạo ra công nghệ mới hoặc kết quả có khả năng thương mại hóa;
d) Có sự cam kết hỗ trợ của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp cho việc triển khai thực hiện dự án;
đ) Ưu tiên chủ nhiệm là cán bộ nghiên cứu, giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi).
5. Dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mục tiêu đổi mới công nghệ phải phù hợp với kế hoạch phát triển doanh nghiệp và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực;
b) Việc thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ phải góp phần tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm;
c) Huy động đủ nguồn lực để thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ; ưu tiên đối ứng bằng nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
d) Dự kiến được quy mô ứng dụng, thị trường của sản phẩm do thực hiện lộ trình công nghệ.
Điều 10. Tiêu chí dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
1. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch hoạt động, kinh doanh rõ ràng, đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện và duy trì dự án;
b) Xác định được nhu cầu cụ thể và hiệu quả kinh tế – kỹ thuật của việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm;
c) Tổ chức chủ trì phải có cam kết huy động đủ nguồn vốn đối ứng và sử dụng kết quả của dự án; ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
2. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch, phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập dữ liệu công nghệ, trình độ chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực; có phương án khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ từ nước ngoài;
b) Đảm bảo năng lực tổ chức thống kê định kỳ hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
c) Ưu tiên dự án xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu công nghệ và chuyên gia công nghệ cho ngành, lĩnh vực.
3. Dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đủ năng lực thực hiện các nội dung dự án. Riêng các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, tổ chức chủ trì phải đảm bảo ít nhất 30% nhân lực tham gia có trình độ đại học;
b) Giải trình được các nguồn tài chính huy động ngoài kinh phí Chương trình để thực hiện dự án;
c) Chứng minh được hiệu quả của dự án:
– Đối với dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, kết quả, sản phẩm dự kiến phải có địa chỉ ứng dụng hoặc chuyển giao;
– Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến phải tạo ra được sản phẩm, dịch vụ được triển khai tối thiểu ở quy mô tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sản phẩm tạo ra của dự án sản xuất sản phẩm mới phải có tính năng, chất lượng, giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;
– Việc thay đổi quy trình công nghệ góp phần tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm.
Điều 11. Tiêu chí dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
1. Dự án tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định cụ thể, mục tiêu, nội dung, giải pháp của dự án;
b) Xác định được đúng nhu cầu, đối tác của chuyển giao công nghệ;
c) Huy động được nguồn lực để chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ cho doanh nghiệp, nông dân;
d) Có kế hoạch hoạt động và được địa phương cam kết cùng hỗ trợ phát triển.
2. Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải xác định được thị trường, khả năng cạnh tranh, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của sản phẩm;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực và cam kết nhân rộng ứng dụng công nghệ;
c) Ưu tiên cho các dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.
3. Dự án đổi mới công nghệ cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mục tiêu, nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương;
b) Xác định được tiềm năng, thế mạnh sản phẩm của các vùng miền, các làng nghề và làng nghề truyền thống;
c) Có khả năng phối hợp với các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư để xây dựng các dự án nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ theo thế mạnh, đặc trưng của các vùng, miền;
d) Ưu tiên cho các dự án góp phần hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.
Chương III
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
Điều 12. Tổ chức bộ máy quản lý Chương trình
1. Việc tổ chức thực hiện Chương trình được thực hiện theo khoản IV, Điều 1 Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
2. Ban Chủ nhiệm Chương trình hoạt động theo quy chế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Ban Chủ nhiệm Chương trình có bộ máy giúp việc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Ban Chủ nhiệm Chương trình và bộ máy giúp việc được bảo đảm các điều kiện về kinh phí, phương tiện làm việc và các chế độ theo quy định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp các đề tài, dự án thuộc Chương trình; phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt nội dung, kinh phí của các đề tài, dự án của Chương trình.
2. Tổng hợp quyết toán kinh phí hàng năm của các đề tài, dự án thuộc Chương trình gửi Bộ Tài chính.
3. Phê duyệt nội dung và kinh phí hoạt động chung của Chương trình; tổng hợp và cân đối tổng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình để bố trí vào kế hoạch ngân sách khoa học và công nghệ hàng năm; phê duyệt kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị của các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm tài chính cho hoạt động của Chương trình.
4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đề tài, dự án, gồm cả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ nằm trong dự án đầu tư trong quá trình thực hiện và sau khi được đánh giá nghiệm thu.
5. Đánh giá kết quả, tổng kết hoạt động Chương trình.
6. Báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình.
7.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo uỷ quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.
8. Giao Ban Chủ nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tiếp nhận, tổng hợp Danh mục đề xuất các đề tài, dự án thuộc Chương trình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cân đối với mục tiêu và nguồn kinh phí thực hiện Chương trình theo từng giai đoạn để xây dựng thành Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm trên cơ sở Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm của Chương trình, đề xuất nội dung điều chỉnh, bổ sung để Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí vào kế hoạch và dự toán ngân sách chung về khoa học và công nghệ;
b) Tổ chức thẩm định nội dung và kinh phí thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;
c) Cùng cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký duyệt thuyết minh các đề tài, dự án của Chương trình;
d) Ký hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm; tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện; sửa đổi, chấm dứt hợp đồng; tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, công nhận kết quả thực hiện các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án;
đ) Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất (trong trường hợp cần thiết) chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện đề tài, dự án của Chương trình; phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đối với những trường hợp vượt quá chức năng, quyền hạn được giao; xác nhận khối lượng và kết quả thực hiện đề tài, dự án của Chương trình để làm căn cứ thanh, quyết toán và cấp kinh phí;
e) Chủ trì tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện đề tài, dự án của Chương trình; theo dõi, tổng hợp việc huy động và sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho đề tài, dự án của Chương trình;
g) Tổ chức cấp và thanh toán kinh phí cho tổ chức chủ trì đề tài, dự án theo tiến độ hợp đồng; tổng hợp kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị của các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt;
h) Báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) kết quả thực hiện Chương trình; báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện hàng năm của Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình;
i) Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức chủ trì về các thủ tục để được hưởng các cơ chế, chính sách thúc đẩy, khuyến khích, ưu đãi cho đổi mới công nghệ được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành;
k) Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn trong và ngoài nước để giúp Ban Chủ nhiệm thực hiện một số nghiên cứu chuyên môn liên quan đến quản lý và thực hiện Chương trình; tổ chức các đoàn công tác đi khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài trong trường hợp cần thiết;
l) Giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chuẩn bị, quản lý các hồ sơ tài liệu để báo cáo hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức và quản lý Chương trình;
m) Đề xuất khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích, đề nghị xử lý hành vi vi phạm của tổ chức chủ trì, chủ nhiệm trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án của Chương trình;
n) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao.
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đầu mối tiếp nhận các đề xuất, tổng hợp và xây dựng thành Danh mục đề xuất các đề tài, dự án thuộc Chương trình theo lĩnh vực quản lý liên quan; tạo điều kiện cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm thực hiện có kết quả các nội dung đề tài, dự án được giao.
2. Chủ trì tổ chức việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình trên cơ sở Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Quyết định phê duyệt Danh mục tổ chức, cá nhân trúng tuyển.
3. Cùng Ban Chủ nhiệm Chương trình phê duyệt Thuyết minh đề tài, dự án; quyết định giao tổ chức, cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
4. Ký hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện đề tài, dự án; tổ chức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, đình chỉ và huỷ bỏ Hợp đồng.
Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ điều chỉnh mục tiêu, nội dung, hạng mục kinh phí và tiến độ thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình đã được phê duyệt.
5. Phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu mua sắm máy móc, trang thiết bị cho các đề tài, dự án thuộc phạm vi quản lý.
6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đề tài, dự án, bao gồm các đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc dự án đầu tư trong quá trình thực hiện và sau khi được đánh giá nghiệm thu.
Cùng Ban Chủ nhiệm Chương trình xác nhận khối lượng và kết quả thực hiện của đề tài, dự án để làm căn cứ thanh, quyết toán và cấp tiếp kinh phí.
7. Định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi báo cáo về tình hình, tiến độ và kết quả thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ.
8. Phê duyệt quyết toán kinh phí hàng năm của các đề tài, dự án thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính.
9. Chủ động việc huy động, sử dụng ngân sách nhà nước từ các nguồn khác nhau theo thẩm quyền quản lý để bảo đảm việc thực hiện các đề tài, dự án một cách đồng bộ và hiệu quả.
Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đề tài, dự án
1. Chủ nhiệm có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Ký kết Hợp đồng với cơ quan chủ quản đề tài, dự án; tổ chức thực hiện đề tài, dự án; chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả của đề tài, dự án. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm ký kết Hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ;
b) Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả theo nội dung của Hợp đồng; thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
c) Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện đề tài, dự án theo thỏa thuận trong Hợp đồng và đề xuất, kiến nghị các điều chỉnh khi cần thiết;
d) Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp trong việc thực hiện đề tài, dự án theo Hợp đồng. Thực hiện báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm) và báo cáo đột xuất về tình hình triển khai đề tài, dự án;
đ) Thực hiện việc công bố, giao nộp, chuyển giao kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức chủ trì có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Cùng chủ nhiệm ký Hợp đồng với cơ quan chủ quản đề tài dự án; chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện đề tài, dự án và cùng chủ nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các cam kết trong Hợp đồng. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm ký hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ;
b) Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả của đề tài, dự án được phê duyệt; bảo đảm các kết quả, sản phẩm của đề tài, dự án được áp dụng, triển khai theo cam kết;
c) Quản lý kinh phí được cấp, huy động đủ và cấp đúng tiến độ kinh phí từ các nguồn kinh phí đã cam kết trong Hợp đồng; tổ chức đấu thầu, mua sắm và quản lý máy móc, trang thiết bị của đề tài, dự án theo quy định hiện hành;
d) Phối hợp với cơ quan chủ quản đề tài, dự án theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các đề tài, dự án và giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền; theo dõi, tổng hợp việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của các đề tài, dự án; định kỳ 6 tháng, hàng năm phối hợp với các đơn vị chức năng của cơ quan chủ quản đề tài, dự án kiểm tra việc thực hiện đề tài, dự án;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan chủ quản đề tài, dự án theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với đề tài, dự án trong quá trình thực hiện và sau khi đề tài, dự án đã được đánh giá nghiệm thu;
e) Tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao các kết quả của đề tài, dự án theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 16. Xây dựng Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chủ nhiệm Chương trình, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đề xuất đề tài, dự án và đề xuất đặt hàng đề tài, dự án thực hiện trong Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ban Chủ nhiệm Chương trình tổ chức nghiên cứu, phát hiện, tìm kiếm các đề tài, dự án có tính khả thi cao để đề xuất đề tài, dự án và đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ đặt hàng đề tài, dự án.
2. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề xuất một nhóm các đề tài, dự án là bộ phận của dự án đầu tư, các đề xuất phải xác định rõ các nhiệm vụ, kết quả cần đạt được của từng đề tài, dự án trực thuộc và kết quả chung của dự án đầu tư. Đồng thời, phải có văn bản cam kết huy động đủ nguồn kinh phí (ngoài nguồn kinh phí đề xuất từ ngân sách nhà nước) để bảo đảm thực hiện được dự án đầu tư.
3. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ hoặc mời chuyên gia để tư vấn xây dựng danh mục đề xuất các đề tài, dự án.
Căn cứ kết quả tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ, Ban Chủ nhiệm Chương trình tổng hợp thành Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình, trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
Điều 17. Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án
Căn cứ Quyết định phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án thuộc Chương trình của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan chủ quản chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc tuyển chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Việc tuyển chọn, giao trực tiếp các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp của các Bộ, ngành, địa phương được gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định.
Điều 18. Tổ chức thẩm định đề tài, dự án
1. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định nội dung và kinh phí của các đề tài, dự án được đề xuất nhằm thực hiện nội dung của Chương trình.
Việc thẩm định các đề tài, dự án được thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHCN ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xác định, tuyển chọn, thẩm định và giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
2. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chủ nhiệm Chương trình có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, nước ngoài đối với kết quả thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định.
3. Trường hợp với nhóm các đề tài, dự án đề xuất thuộc dự án đầu tư:
Việc thẩm định được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 19. Phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện
Cơ quản chủ quản căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành phê duyệt tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc Chương trình.
Quyết định phê duyệt của cơ quan chủ quản đề tài, dự án là căn cứ pháp lý cho việc ký kết Hợp đồng khoa học và công nghệ triển khai thực hiện đề tài, dự án.
Điều 20. Ký Hợp đồng
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký Hợp đồng thực hiện đề tài, dự án với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Đối với các đề tài, dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản đề tài, dự án, Ban Chủ nhiệm Chương trình cùng với Văn phòng các Chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ ký Hợp đồng thực hiện đề tài, dự án với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Đối với dự án đầu tư, cơ quan chủ quản đề tài, dự án ký Hợp đồng với tổ chức chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
Đồng thời, cơ quan chủ quản đề tài, dự án cùng tổ chức có dự án đầu tư ký Hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm. Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Điều 21. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đề tài, dự án thuộc Chương trình
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án định kỳ 6 tháng một lần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về tiến độ, nội dung khoa học và sản phẩm của các đề tài, dự án theo Hợp đồng đã ký.
2. Trong các trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Ban Chủ nhiệm Chương trình kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện của đề tài, dự án thuộc Chương trình.
Điều 22. Điều chỉnh nội dung, kinh phí, tiến độ thực hiện
1. Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm theo yêu cầu của công việc, được chủ động điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi được giao khoán trong phạm vi tổng dự toán kinh phí được giao khoán của đề tài, dự án.
2. Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của cá nhân, tổ chức thực hiện đề tài, dự án, cơ quan chủ quản đề tài, dự án xem xét, quyết định điều chỉnh tối đa hai lần các nội dung sau:
a) Mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện đề tài, dự án;
b) Dự toán kinh phí đã được phê duyệt đối với các nội dung chi không được giao khoán của đề tài, dự án.
3. Đối với dự án đầu tư, trên cơ sở đề xuất bằng văn bản của tổ chức có dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung và kinh phí điều chỉnh dự án đầu tư có liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan chủ quản đề tài, dự án trước khi quyết định điều chỉnh. Việc điều chỉnh nội dung, kinh phí từ Chương trình được thực hiện tối đa hai lần.
Điều 23. Chấm dứt Hợp đồng
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án xem xét quyết định việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng trên cơ sở đề nghị của tổ chức chủ trì và ý kiến của Ban Chủ nhiệm Chương trình trong các trường hợp sau:
a) Đề tài, dự án gặp các trường hợp bất khả kháng dẫn đến không thể hoàn thành nội dung và mục tiêu được phê duyệt;
b) Chủ nhiệm và tổ chức chủ trì không đủ năng lực tổ chức quản lý, thực hiện đề tài, dự án; hướng triển khai thực hiện của đề tài, dự án bị bế tắc hoặc không còn nhu cầu thực hiện; các điều kiện theo Hợp đồng không được bảo đảm dẫn đến đề tài, dự án không có khả năng hoàn thành; đề tài, dự án thực hiện không đúng nội dung nghiên cứu theo Hợp đồng đã ký kết; kinh phí bị sử dụng sai mục đích;
c) Vi phạm Hợp đồng.
2. Căn cứ quyết định chấm dứt việc thực hiện Hợp đồng, các bên thực hiện các thủ tục thanh lý Hợp đồng theo các điều khoản của Hợp đồng đã ký giữa các bên và theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Đánh giá đề tài, dự án và Chương trình
1. Đánh giá cấp cơ sở đối với đề tài, dự án:
a) Tổ chức chủ trì tổ chức đánh giá cấp cơ sở đối với đề tài, dự án và hoàn chỉnh hồ sơ về kết quả đánh giá gửi cơ quan chủ quản đề tài, dự án để tổ chức đánh giá nghiệm thu chính thức;
b) Cơ quan chủ quản đề tài, dự án phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá cấp cơ sở.
2. Đánh giá, nghiệm thu chính thức đề tài, dự án:
a) Cơ quan chủ quản đề tài, dự án phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức đối với các đề tài, dự án theo phạm vi quản lý;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức.
3. Đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự án đầu tư:
Trên cơ sở kết quả đánh giá nghiệm thu theo quy trình quy định tại khoản 1 và 2 Điều này đối với các dự án trực thuộc, tổ chức có dự án đầu tư xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện gửi cơ quan chủ quản đề tài, dự án để đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện các đề tài, dự án sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ trong dự án đầu tư.
4. Việc đánh giá Chương trình được thực hiện qua ba giai đoạn: đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá sau khi kết thúc Chương trình.
a) Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì đánh giá kết quả hoạt động Chương trình vào giữa kỳ kế hoạch 5 năm và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả thực hiện.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức đánh giá hoạt động Chương trình khi kết thúc kỳ kế hoạch 5 năm và sau khi Chương trình kết thúc, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình.
5. Trình tự, thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề tài, dự án và Chương trình thực hiện theo văn bản quy định về đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
Điều 25. Công nhận kết quả đề tài, dự án
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án quyết định công nhận kết quả đề tài, dự án thuộc phạm vi mình quản lý trên cơ sở kết luận của Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu chính thức. Kết quả công nhận các đề tài, dự án được gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
2. Trên cơ sở kiến nghị Hội đồng khoa học và công nghệ, ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập (nếu cần thiết) và ý kiến của các đơn vị chuyên môn xác định trách nhiệm của các bên liên quan, cơ quan chủ quản đề tài, dự án có hình thức xử lý phù hợp theo quy định đối với các đề tài, dự án có kết quả được đánh giá, nghiệm thu chính thức ở mức “không đạt”.
Điều 26. Thanh lý Hợp đồng và quản lý kết quả của đề tài, dự án
1. Cơ quan chủ quản đề tài, dự án độc lập tiến hành thanh lý Hợp đồng với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đề tài, dự án theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao kết quả của đề tài, dự án theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký lưu giữ kết quả đề tài, dự án thực hiện theo Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ- BKHCN ngày 16/3/2007; Thông tư số 13/2012/TT-BKHCN ngày 26/06/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các văn bản khác có liên quan.
Điều 27. Xử lý tài sản
Việc xử lý tài sản sau khi kết thúc các nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 28. Kinh phí thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình gồm kinh phí thực hiện các đề tài, dự án; kinh phí tổ chức, quản lý hoạt động chung của Chương trình và các hoạt động khác được nêu tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này.
Kinh phí thực hiện Chương trình được cân đối trong dự toán chi ngân sách cho khoa học và công nghệ hàng năm và được giao về cơ quan chủ quản đề tài, dự án và Bộ Khoa học và Công nghệ theo phạm vi quản lý để cấp theo Hợp đồng cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm thực hiện các đề tài, dự án và chi cho hoạt động chung của Chương trình (bao gồm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Ban Chủ nhiệm Chương trình và Bộ máy giúp việc Ban Chủ nhiệm Chương trình).
Việc quản lý tài chính thực hiện Chương trình được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn ngân sách thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 29. Thông tin và cơ sở dữ liệu của Chương trình
Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc hướng dẫn, đăng ký nhiệm vụ trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về các đề tài, dự án, nhiệm vụ của Chương trình.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
– HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Công báo;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
– Website Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Lưu: VT, ƯDPTCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Chu Ngọc Anh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 09/2013/TT-BKHCN quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020”