Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 09/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002 theo Quyết định số 199/2002/QĐ-TTg

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/2002/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM2002 HƯỚNG DẪN VIỆC MIỄN, GIẢM THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2002 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 199/2001/QĐ-TTG

Căn cứ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) từ năm 2002 trở đi như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC MIỄN, GIẢM THUẾ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP:

1. Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

– Hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế – xã hội (dưới đây gọi tắt là hộ sản xuất nông nghiệp) có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ.

– Các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (Hộ nghèo được xác định theo chuẩn hộ nghèo tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và quy định cụ thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Mức miễn thuế SDĐNN đối với các đối tượng trên đây được xác định như sau:

+ Đối với hộ nghèo: được miễn thuế cho toàn bộ diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

+ Đối với các hộ tại các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, nếu không phải là hộ nghèo thì chỉ được miễn thuế đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức (hạn mức đất theo quy định của Luật đất đai), diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức vẫn phải nộp thuế theo quy định.

2. Đối tượng được giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm tất cả các hộ sản xuất nông nghiệp có sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp nêu trên. Mức giảm 50% thuế SDĐNN được xác định trên số thuế còn phải nộp sau khi đã trừ số thuế SDĐNN được miễn, giảm theo chính sách xã hội và miễn giảm do thiên tai (nếu có). Đối với hộ gia đình có diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức thì chỉ được giảm 50% số thuế SDĐNN tính trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức vẫn phải nộp thuế theo quy định.

Ví dụ 1:

Hộ sản xuất nông nghiệp A ở đồng bằng Sông Hồng có 30.000 m2 đất trồng cây hàng năm; Thuế ghi thu là 1.500 kg, trong đó diện tích đất trong hạn mức là 20.000 m2, thuế SDĐNN phải nộp tương ứng với diện tích đất trong hạn mức là 1.000 kg.

* Giả sử hộ không thuộc diện được giảm chính sách xã hội thì số thuế hộ được giảm theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ là: 1.000 kg x 50% = 500 kg

Số thuế hộ còn phải nộp trong năm là: 1.500 kg – 500 kg= 1.000 kg.

* Cũng với ví dụ trên, giả sử hộ thuộc diện được giảm 50% thuế ghi thu theo tiêu chuẩn gia đình thương binh thì số thuế hộ A được giảm là:

– Giảm theo tiêu chuẩn thương binh là:

1.000 x 50% = 500 kg

– Số thuế được giảm tiếp theo Quyết định số 199 là:

(1.000 kg – 500 kg) x 50% = 250 kg

– Tổng số thuế hộ được giảm là: 500 kg + 250 kg = 750 kg

* Số thuế hộ còn phải nộp là: 1.500 kg – 750 kg = 750 kg

3.Một số trường hợp cụ thể số thuế được miễn, giảm xác định như sau:

3.1. Hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thuộc diện nộp thuế SDĐNN; hộ sản xuất nông nghiệp trồng các loại cây lâu năm thu hoạch 1 lần hoặc có thu hoạch hàng năm mà không xác định hạng đất tính thuế SDĐNN, đang nộp thuế SDĐNN bằng 4% trên giá trị sản phẩm tiêu thụ trong năm thì cũng được miễn hoặc giảm 50% thuế SDĐNN phải nộp hàng năm theo quy định tại điểm 1, điểm 2 nêu trên.

3.2. Hộ sản xuất nông nghiệp là các tổ chức kinh tế – xã hội, các doanh nghiệp không có trụ sở tại các xã thuộc Chương trình 135 nhưng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã này và lập bộ thuế SDĐNN tại Chi cục thuế thì cũng được miễn thuế SDĐNN đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã đó. Tổ chức kinh tế – xã hội và doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Chi cục thuế xem xét đề nghị miễn thuếSDĐNN đối với phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã này.

3.3. Đối với hộ nghèo đăng ký hộ khẩu thường trú tại một xã, nhưng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các xã khác (kể cả xã thuộc huyện khác, tỉnh khác), nếu đã kê khai diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp ở các xã khác để tính thu nhập và được xác định là hộ nghèo tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các địa phương khác cũng thuộc diện được miễn thuế. Để có cơ sở xác định diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã kê khai được miễn thuế, hộ nghèo phải kê khai rõ diện tích đất sản xuất nông nghiệp để tính thu nhập khi xác định là hộ nghèo, có xác nhận của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú về diện tích đã kê khai. Căn cứ vào bản xác nhận này, hộ được miễn thuế gửi đơn kèm theo bản kê khai diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được UBND xã xác nhận đến xã nơi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ làm căn cứ thực hiện miễn thuế SDĐNN cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã kê khai ở địa phương khác.

Nếu hộ sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nơi khác nhưng không kê khai xác định thu nhậpđể được xác định là hộ nghèo thì diện tích đất không kê khai không thuộc diện được miễn thuế.

3. 4. Xác định miễn, giảm do thiên tai khi tính giảm thuế SDĐNN: Thiệt hại do thiên tai được giảm thuế SDĐNN được xác định và tính giảm trừ trước khi tính giảm 50% số thuế SDĐNN;Trường hợpchưa xác định được thiên tai hoặc đã có quyết định giảm 50% số thuế SDĐNN còn lại phải nộp trong năm cho các đối tượng nộp thuế nhưng sau đó mới xảy ra thiên tai thì thực hiện tính lại số thuế được miễn, giảm như sau:

Đối với hộ không có diện tích đất vượt hạn mức: Căn cứ vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại và mức độ bị thiệt hại đểtính tổng số thuế được miễn giảm thiên tai của diện tích đó. Trên cơ sở đó tính lại số thuế được miễn giảm 50% theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg và số thuế phải nộp như sau:

Số thuế được giảm

=

Tổng số thuế chưa giảm, miễn

Số thuế giảm theo CS xã hội (nếu có )

Số giảm miễn

do thiên tai

x

50%

Số thuế còn phải nộp

=

Tổng số thuế chưa giảm, miễn

Các khoản được giảm, miễn

Để đơn giản cách tính toán, áp dụng phương pháp tính giảm trừ tiếp số giảm do thiên tai trên số thuế đã xác định giảm 50% như sau:

Số thuế còn phải nộp

sau khi trừ tiếp số giảmdo thiên tai

=

Số thuếđã xác định giảm 50%, chưa tính giảm thiên tai

50% số thuế được giảm do thiên tai

Đối với hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp chịu thuế vượt hạn mức thuộc đối tượng được miễn, giảm theo chính sách xã hội và được miễn, giảm thiên tai thì số thuế được giảm theo chính sách xã hội và số được giảm 50% chỉ tính trên số thuế phải nộp tương ứng của diện tích đất trong hạn mức.

Số được giảm thuế do thiên tai được tính giảm trừ trước khi tính số được giảm 50% được tính tương ứng đối với diện tích đất trong hạn mức được giảm thuế. Trên cơ sở đó tính lại số được giảm thuế 50% theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg và số thuế còn phải nộp.

Ví dụ 2:

Cũng theo số liệu ví dụ 1 : Hộ ông A là hộ gia đình thương binh được giảm thuế theo chính sách xã hội là 50%.

* Giả sử hộ ông A bị thiên tai mất 20.000 m2 với tỷ lệ thiệt hại là 15%, số thuế ghi thu của diện tích bị thiệt hại là 1.000 kg. Xác định số thuế hộ ông A được giảm trong năm như sau:

+ Số thuế được giảm theo chính sách của hộ gia đình thương binh (chỉ tính giảm thuế của diện tích trong hạn mức) là: 1.000 kg x 50% = 500 kg

+ Số thuế được giảm thiên tai để xác định số thuế còn phải nộp là:

1.000 kg x 15% = 150 kg.

+ Số thuế được giảm thiên tai tương ứng của diện tích đất trong hạn mức làm căn cứ tính giảm 50% là:

150kg/ 30.000 m2x20.000 m2 =100 kg.

+ Số thuế được giảm 50% theo QĐ 199/2001/QĐ-TTg đối với phần diện tích đất trong hạn mức là:

(1000 kg500 kg– 100kg) x50%=200 kg

+ Tổng số thuế còn phải nộp sau khi trừ các khoản được miễn giảm là:

1500kg500 kg giảm xã hội150 kg giảm thiên tai200 kg giảm theo QĐ 199/2001/QĐ-TTg =650 kg.

Đối với trường hợp này nếu đã tính giảm 50% theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg trước khi xảy ra thiên tai thì phải tính lại số được giảm và có quyết định bổ sung.

Tổng số thuế được miễn giảm trong năm đối với các hộ được giảm theo chính sách xã hội, thiên tai và giảm 50% theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg tối đa không vượt quá số thuế ghi thu của diện tích đất chịu thuế SDĐNN.

II.TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT MIỄN, GIẢM THUẾ:

1. Tại cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã): Lập danh sách các đối tượng thuộc diện miễn, giảm thuế SDĐNN:

1.1. Đối tượng nộp thuế SDĐNN do xã, phường, thị trấn quản lý:

a/ Đội thuế xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

– Căn cứ danh sách các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ban hành kèm theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, Quyết định số 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999, Quyết định số 647/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 và Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ để lập danh sách các hộ được xét miễn thuế SDĐNN trên địa bàn thôn, xã theo Mẫu số 01/MT đính kèm Thông tư này.

– Căn cứtiêu chuẩn hộ nghèo theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định cụ thể của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tiêu chuẩn hộ nghèo ở địa phương và danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt để lập danh sách các hộ nghèo được xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Mẫu số 02/MT đính kèm Thông tư này.

– Căn cứ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2002 và bộ thuế các năm sau (điều chỉnh, nếu có), lập danh sách các đối tượng thuộc diện được xét giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm 2, Mục I, Thông tư này (lập theo Mẫu số 03/GT đính kèm).

– Danh sách các đối tượng được xét miễn, giảm thuế phải được niêm yết công khai tại UBND xã và các địa điểm thuận tiện để nhân dân biết và giám sát. Sau 10 ngày niêm yết, nếu không có ý kiến thắc mắc thì đội thuế tổng hợp danh sách các hộ nộp thuế thuộc diện được xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nêu trên trình UBND xã.

– Khi lập danh sách các đối tượng đề nghị miễn, giảm thuế trên đây cần phân định riêng các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế – xã hội.

b/ UBND xã, phường, thịtrấn có trách nhiệm:

– Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các đối tượng thuộc diện miễn, giảm thuế SDĐNN, UBND xã lập tờ trình về số đối tượng và số thuế đề nghị xét miễn, giảm (theo các biểu mẫu chi tiết đính kèm) trình UBND huyện xét duyệt.

– Thông báo quyết định miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến từng hộ nộp thuế sau khi có Quyết định miễn, giảm thuế của cấp có thẩm quyền.

– Phối hợp với Đội thuế xã, phường và Chi cục thuế để xử lý các vướng mắc, các khiếu nại về thuế tại địa phương.

1.2 – Đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội có sản xuất nông nghiệp:

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý lập bộ và thu thuế lập hồ sơ miễn, giảm thuế SDĐNN đối với các đơn vị này.

2- Tại huyện, quận, thị xã (gọi chung là cấp huyện):

Chi cục thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế cấp huyện căn cứ vào các quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh, thành phố kiểm tra lại tính chính xác và tính hợp pháp danh sách và mức đề nghị miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ và tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện xét duyệt. UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng gửi Cục thuế để theo dõi tiến độ và tổng hợp. Riêng danh sách các hộ được xác định là hộ nghèo phải có xác nhận của Phòng Lao động Thương binh – xã hội cấp huyện.

3- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Cục thuế có trách nhiệm:

– Kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các huyện; trình UBND tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việcmiễn, giảm thuế SDĐNN cho các đối tượng trên địa bàn.

– Báo cáo Tổng cục thuế kết quả miễn, giảm thuế trên địa bàn theo các biểu mẫu tổng hợp trong Thông tư này.

* Để đảm bảo việc miễn, giảm thuế SDĐNN kịp thời theo quy định tại Thông tư này; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định miễn, giảm thuế SDĐNN hoặc có thể uỷ quyền cho UBND cấp quận, huyện quyết định. Trường hợp uỷ quyền cho UBND quận, huyện quyết định thì Chi cục thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế quận, huyện trình UBND quận, huyện quyết định đồng gửi về Cục thuế và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

– Công bố hoặc chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền công bố danh sách các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Chương trình 135 của Chính phủ và danh sách các hộ nghèo thuộc diện được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

– Quyết định miễn, giảm thuế SDĐNN theo đề nghị của cơ quan thuế.

– Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chức năng thực hiện việc xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thông báo công khai, kịp thời cho các hộ nộp thuế biết; Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích chính sách miễn, giảm thuế của Nhà nước để dân biết và thực hiện.

2/ Khi chưa xác định được số miễn giảm thuế chính thức hoặc số được miễn giảm do thiên tai, cơ quan thuế căn cứ vào sổ bộ thuế để xác định số tạm giảm; số thuế còn phải thu để thực hiện thu thuế.

3/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và được thực hiện để xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002 trở đi; các chế độ miễn giảm thiên tai, miễn giảm chính sách xã hội khác vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành. Trường hợp các quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về miễn, giảm thiên tai, chính sách xã hội trái với quy định của Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 09/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002 theo Quyết định số 199/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 09/2002/TT-BTC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 23/01/2002 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đất đai-Nhà ở , Thuế-Phí-Lệ phí , Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/2002/TT-BTC NGÀY 23 THÁNG 01 NĂM2002 HƯỚNG DẪN VIỆC MIỄN, GIẢM THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2002 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 199/2001/QĐ-TTG

Căn cứ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 74/CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) từ năm 2002 trở đi như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC MIỄN, GIẢM THUẾ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP:

1. Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

– Hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế – xã hội (dưới đây gọi tắt là hộ sản xuất nông nghiệp) có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ.

– Các hộ sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (Hộ nghèo được xác định theo chuẩn hộ nghèo tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và quy định cụ thể của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Mức miễn thuế SDĐNN đối với các đối tượng trên đây được xác định như sau:

+ Đối với hộ nghèo: được miễn thuế cho toàn bộ diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

+ Đối với các hộ tại các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ, nếu không phải là hộ nghèo thì chỉ được miễn thuế đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức (hạn mức đất theo quy định của Luật đất đai), diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức vẫn phải nộp thuế theo quy định.

2. Đối tượng được giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp bao gồm tất cả các hộ sản xuất nông nghiệp có sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp nêu trên. Mức giảm 50% thuế SDĐNN được xác định trên số thuế còn phải nộp sau khi đã trừ số thuế SDĐNN được miễn, giảm theo chính sách xã hội và miễn giảm do thiên tai (nếu có). Đối với hộ gia đình có diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức thì chỉ được giảm 50% số thuế SDĐNN tính trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong hạn mức, diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt hạn mức vẫn phải nộp thuế theo quy định.

Ví dụ 1:

Hộ sản xuất nông nghiệp A ở đồng bằng Sông Hồng có 30.000 m2 đất trồng cây hàng năm; Thuế ghi thu là 1.500 kg, trong đó diện tích đất trong hạn mức là 20.000 m2, thuế SDĐNN phải nộp tương ứng với diện tích đất trong hạn mức là 1.000 kg.

* Giả sử hộ không thuộc diện được giảm chính sách xã hội thì số thuế hộ được giảm theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ là: 1.000 kg x 50% = 500 kg

Số thuế hộ còn phải nộp trong năm là: 1.500 kg – 500 kg= 1.000 kg.

* Cũng với ví dụ trên, giả sử hộ thuộc diện được giảm 50% thuế ghi thu theo tiêu chuẩn gia đình thương binh thì số thuế hộ A được giảm là:

– Giảm theo tiêu chuẩn thương binh là:

1.000 x 50% = 500 kg

– Số thuế được giảm tiếp theo Quyết định số 199 là:

(1.000 kg – 500 kg) x 50% = 250 kg

– Tổng số thuế hộ được giảm là: 500 kg + 250 kg = 750 kg

* Số thuế hộ còn phải nộp là: 1.500 kg – 750 kg = 750 kg

3.Một số trường hợp cụ thể số thuế được miễn, giảm xác định như sau:

3.1. Hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản thuộc diện nộp thuế SDĐNN; hộ sản xuất nông nghiệp trồng các loại cây lâu năm thu hoạch 1 lần hoặc có thu hoạch hàng năm mà không xác định hạng đất tính thuế SDĐNN, đang nộp thuế SDĐNN bằng 4% trên giá trị sản phẩm tiêu thụ trong năm thì cũng được miễn hoặc giảm 50% thuế SDĐNN phải nộp hàng năm theo quy định tại điểm 1, điểm 2 nêu trên.

3.2. Hộ sản xuất nông nghiệp là các tổ chức kinh tế – xã hội, các doanh nghiệp không có trụ sở tại các xã thuộc Chương trình 135 nhưng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã này và lập bộ thuế SDĐNN tại Chi cục thuế thì cũng được miễn thuế SDĐNN đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã đó. Tổ chức kinh tế – xã hội và doanh nghiệp lập hồ sơ gửi Chi cục thuế xem xét đề nghị miễn thuếSDĐNN đối với phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các xã này.

3.3. Đối với hộ nghèo đăng ký hộ khẩu thường trú tại một xã, nhưng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các xã khác (kể cả xã thuộc huyện khác, tỉnh khác), nếu đã kê khai diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp ở các xã khác để tính thu nhập và được xác định là hộ nghèo tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở các địa phương khác cũng thuộc diện được miễn thuế. Để có cơ sở xác định diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã kê khai được miễn thuế, hộ nghèo phải kê khai rõ diện tích đất sản xuất nông nghiệp để tính thu nhập khi xác định là hộ nghèo, có xác nhận của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú về diện tích đã kê khai. Căn cứ vào bản xác nhận này, hộ được miễn thuế gửi đơn kèm theo bản kê khai diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được UBND xã xác nhận đến xã nơi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ làm căn cứ thực hiện miễn thuế SDĐNN cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã kê khai ở địa phương khác.

Nếu hộ sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nơi khác nhưng không kê khai xác định thu nhậpđể được xác định là hộ nghèo thì diện tích đất không kê khai không thuộc diện được miễn thuế.

3. 4. Xác định miễn, giảm do thiên tai khi tính giảm thuế SDĐNN: Thiệt hại do thiên tai được giảm thuế SDĐNN được xác định và tính giảm trừ trước khi tính giảm 50% số thuế SDĐNN;Trường hợpchưa xác định được thiên tai hoặc đã có quyết định giảm 50% số thuế SDĐNN còn lại phải nộp trong năm cho các đối tượng nộp thuế nhưng sau đó mới xảy ra thiên tai thì thực hiện tính lại số thuế được miễn, giảm như sau:

Đối với hộ không có diện tích đất vượt hạn mức: Căn cứ vào diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại và mức độ bị thiệt hại đểtính tổng số thuế được miễn giảm thiên tai của diện tích đó. Trên cơ sở đó tính lại số thuế được miễn giảm 50% theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg và số thuế phải nộp như sau:

Số thuế được giảm

=

Tổng số thuế chưa giảm, miễn

Số thuế giảm theo CS xã hội (nếu có )

Số giảm miễn

do thiên tai

x

50%

Số thuế còn phải nộp

=

Tổng số thuế chưa giảm, miễn

Các khoản được giảm, miễn

Để đơn giản cách tính toán, áp dụng phương pháp tính giảm trừ tiếp số giảm do thiên tai trên số thuế đã xác định giảm 50% như sau:

Số thuế còn phải nộp

sau khi trừ tiếp số giảmdo thiên tai

=

Số thuếđã xác định giảm 50%, chưa tính giảm thiên tai

50% số thuế được giảm do thiên tai

Đối với hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp chịu thuế vượt hạn mức thuộc đối tượng được miễn, giảm theo chính sách xã hội và được miễn, giảm thiên tai thì số thuế được giảm theo chính sách xã hội và số được giảm 50% chỉ tính trên số thuế phải nộp tương ứng của diện tích đất trong hạn mức.

Số được giảm thuế do thiên tai được tính giảm trừ trước khi tính số được giảm 50% được tính tương ứng đối với diện tích đất trong hạn mức được giảm thuế. Trên cơ sở đó tính lại số được giảm thuế 50% theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg và số thuế còn phải nộp.

Ví dụ 2:

Cũng theo số liệu ví dụ 1 : Hộ ông A là hộ gia đình thương binh được giảm thuế theo chính sách xã hội là 50%.

* Giả sử hộ ông A bị thiên tai mất 20.000 m2 với tỷ lệ thiệt hại là 15%, số thuế ghi thu của diện tích bị thiệt hại là 1.000 kg. Xác định số thuế hộ ông A được giảm trong năm như sau:

+ Số thuế được giảm theo chính sách của hộ gia đình thương binh (chỉ tính giảm thuế của diện tích trong hạn mức) là: 1.000 kg x 50% = 500 kg

+ Số thuế được giảm thiên tai để xác định số thuế còn phải nộp là:

1.000 kg x 15% = 150 kg.

+ Số thuế được giảm thiên tai tương ứng của diện tích đất trong hạn mức làm căn cứ tính giảm 50% là:

150kg/ 30.000 m2x20.000 m2 =100 kg.

+ Số thuế được giảm 50% theo QĐ 199/2001/QĐ-TTg đối với phần diện tích đất trong hạn mức là:

(1000 kg500 kg– 100kg) x50%=200 kg

+ Tổng số thuế còn phải nộp sau khi trừ các khoản được miễn giảm là:

1500kg500 kg giảm xã hội150 kg giảm thiên tai200 kg giảm theo QĐ 199/2001/QĐ-TTg =650 kg.

Đối với trường hợp này nếu đã tính giảm 50% theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg trước khi xảy ra thiên tai thì phải tính lại số được giảm và có quyết định bổ sung.

Tổng số thuế được miễn giảm trong năm đối với các hộ được giảm theo chính sách xã hội, thiên tai và giảm 50% theo Quyết định 199/2001/QĐ-TTg tối đa không vượt quá số thuế ghi thu của diện tích đất chịu thuế SDĐNN.

II.TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT MIỄN, GIẢM THUẾ:

1. Tại cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã): Lập danh sách các đối tượng thuộc diện miễn, giảm thuế SDĐNN:

1.1. Đối tượng nộp thuế SDĐNN do xã, phường, thị trấn quản lý:

a/ Đội thuế xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:

– Căn cứ danh sách các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa ban hành kèm theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998, Quyết định số 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999, Quyết định số 647/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 và Quyết định số 42/2001/QĐ-TTg ngày 26/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ để lập danh sách các hộ được xét miễn thuế SDĐNN trên địa bàn thôn, xã theo Mẫu số 01/MT đính kèm Thông tư này.

– Căn cứtiêu chuẩn hộ nghèo theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, quy định cụ thể của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tiêu chuẩn hộ nghèo ở địa phương và danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt để lập danh sách các hộ nghèo được xét miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Mẫu số 02/MT đính kèm Thông tư này.

– Căn cứ bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2002 và bộ thuế các năm sau (điều chỉnh, nếu có), lập danh sách các đối tượng thuộc diện được xét giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định tại Điểm 2, Mục I, Thông tư này (lập theo Mẫu số 03/GT đính kèm).

– Danh sách các đối tượng được xét miễn, giảm thuế phải được niêm yết công khai tại UBND xã và các địa điểm thuận tiện để nhân dân biết và giám sát. Sau 10 ngày niêm yết, nếu không có ý kiến thắc mắc thì đội thuế tổng hợp danh sách các hộ nộp thuế thuộc diện được xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp nêu trên trình UBND xã.

– Khi lập danh sách các đối tượng đề nghị miễn, giảm thuế trên đây cần phân định riêng các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế – xã hội.

b/ UBND xã, phường, thịtrấn có trách nhiệm:

– Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các đối tượng thuộc diện miễn, giảm thuế SDĐNN, UBND xã lập tờ trình về số đối tượng và số thuế đề nghị xét miễn, giảm (theo các biểu mẫu chi tiết đính kèm) trình UBND huyện xét duyệt.

– Thông báo quyết định miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến từng hộ nộp thuế sau khi có Quyết định miễn, giảm thuế của cấp có thẩm quyền.

– Phối hợp với Đội thuế xã, phường và Chi cục thuế để xử lý các vướng mắc, các khiếu nại về thuế tại địa phương.

1.2 – Đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội có sản xuất nông nghiệp:

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý lập bộ và thu thuế lập hồ sơ miễn, giảm thuế SDĐNN đối với các đơn vị này.

2- Tại huyện, quận, thị xã (gọi chung là cấp huyện):

Chi cục thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế cấp huyện căn cứ vào các quy định của Nhà nước và của UBND tỉnh, thành phố kiểm tra lại tính chính xác và tính hợp pháp danh sách và mức đề nghị miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp của từng hộ và tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện xét duyệt. UBND cấp huyện báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng gửi Cục thuế để theo dõi tiến độ và tổng hợp. Riêng danh sách các hộ được xác định là hộ nghèo phải có xác nhận của Phòng Lao động Thương binh – xã hội cấp huyện.

3- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Cục thuế có trách nhiệm:

– Kiểm tra và tổng hợp báo cáo của các huyện; trình UBND tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việcmiễn, giảm thuế SDĐNN cho các đối tượng trên địa bàn.

– Báo cáo Tổng cục thuế kết quả miễn, giảm thuế trên địa bàn theo các biểu mẫu tổng hợp trong Thông tư này.

* Để đảm bảo việc miễn, giảm thuế SDĐNN kịp thời theo quy định tại Thông tư này; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định miễn, giảm thuế SDĐNN hoặc có thể uỷ quyền cho UBND cấp quận, huyện quyết định. Trường hợp uỷ quyền cho UBND quận, huyện quyết định thì Chi cục thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế quận, huyện trình UBND quận, huyện quyết định đồng gửi về Cục thuế và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để báo cáo.

III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1/ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

– Công bố hoặc chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền công bố danh sách các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Chương trình 135 của Chính phủ và danh sách các hộ nghèo thuộc diện được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Quyết định số 199/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

– Quyết định miễn, giảm thuế SDĐNN theo đề nghị của cơ quan thuế.

– Chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan chức năng thực hiện việc xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và thông báo công khai, kịp thời cho các hộ nộp thuế biết; Chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích chính sách miễn, giảm thuế của Nhà nước để dân biết và thực hiện.

2/ Khi chưa xác định được số miễn giảm thuế chính thức hoặc số được miễn giảm do thiên tai, cơ quan thuế căn cứ vào sổ bộ thuế để xác định số tạm giảm; số thuế còn phải thu để thực hiện thu thuế.

3/ Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và được thực hiện để xét miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002 trở đi; các chế độ miễn giảm thiên tai, miễn giảm chính sách xã hội khác vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành. Trường hợp các quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn về miễn, giảm thiên tai, chính sách xã hội trái với quy định của Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 09/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2002 theo Quyết định số 199/2002/QĐ-TTg”