BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
____________
Số: 07/2020/TT-BGTVT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2020
|
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt
_____________
Căn cứLuật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt
1. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chạy tàu, đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; sát hạch, cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.
2. Thông tư này không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.”.
2. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả hai chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe, trong đó mỗi chức danh có thời gian làm việc tại ga, trạm chỉnh bị đầu máy, toa xe ít nhất là 02 tháng.”.
3. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi và công việc dẫn máy, dẫn đường phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.”.
4. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Nhiệm vụ:
a) Chịu sự chỉ huy điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu để thực hiện công việc dẫn máy, dẫn đường và chịu sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của trưởng dồn thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;
b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Quyền hạn: Tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy và báo ngay cho trực ban chạy tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết; tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn biết.”.
5. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Thông tư này bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công tác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này để đảm bảo an toàn chạy tàu.”.
6. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị;
b) Hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.
7. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại Điều 19 Thông tư này bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công tác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này để đảm bảo an toàn chạy tàu.”.
8. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này được phép, lái tàu trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot) và các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt nhưng phải được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đạt yêu cầu đối với loại phương tiện chuyên dùng đường sắt đó do doanh nghiệp quy định tổ chức.”.
9. Bổ sung điểm đ như sau:
“đ) Trường hợp phải sử dụng chuyên gia trong nước hoặc chuyên gia nước ngoài làm nhiệm vụ sát hạch viên thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị thì chuyên gia đó phải có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận chức danh lái tàu đường sắt đô thị (tính đến thời điểm Cục Đường sắt Việt Nam ban hành Quyết định thành lập tổ sát hạch) và phải được đơn vị sử dụng chuyên gia này xác nhận.”
10. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức kỳ sát hạch
a) Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị sát hạch, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam ban hành các Quyết định tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu tại doanh nghiệp có nhu cầu sát hạch;
b) Căn cứ vào Quyết định tổ chức kỳ sát hạch của Cục Đường sắt Việt Nam, Doanh nghiệp tổ chức sát hạch theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này.”.
11. Bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc:
a) Lựa chọn lái tàu để hướng dẫn cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Thông tư này;
b) Đề xuất các sát hạch viên tham gia Tổ sát hạch bảo đảm tiêu chuẩn sát hạch viên theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư này.”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp các ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này ./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ trưởng Bộ GTVT;
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
– Báo Giao thông;
–Lưu: VT, ATGT (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
____________
Số: 07/2020/TT-BGTVT
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
______________________
Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2020
|
THÔNG TƯ
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt
_____________
Căn cứLuật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt
1. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chạy tàu, đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; sát hạch, cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.
2. Thông tư này không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.”.
2. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả hai chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe, trong đó mỗi chức danh có thời gian làm việc tại ga, trạm chỉnh bị đầu máy, toa xe ít nhất là 02 tháng.”.
3. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi và công việc dẫn máy, dẫn đường phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga.”.
4. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Nhiệm vụ:
a) Chịu sự chỉ huy điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu để thực hiện công việc dẫn máy, dẫn đường và chịu sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của trưởng dồn thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;
b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Quyền hạn: Tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy và báo ngay cho trực ban chạy tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết; tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn biết.”.
5. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại Điều 3 Thông tư này bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công tác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này để đảm bảo an toàn chạy tàu.”.
6. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị;
b) Hướng dẫn, giám sát cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong suốt quá trình thực hiện việc hướng dẫn, giám sát.
7. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động quy định tại Điều 19 Thông tư này bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phù hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng vị trí công tác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này để đảm bảo an toàn chạy tàu.”.
8. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này được phép, lái tàu trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot) và các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt nhưng phải được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đạt yêu cầu đối với loại phương tiện chuyên dùng đường sắt đó do doanh nghiệp quy định tổ chức.”.
9. Bổ sung điểm đ như sau:
“đ) Trường hợp phải sử dụng chuyên gia trong nước hoặc chuyên gia nước ngoài làm nhiệm vụ sát hạch viên thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị thì chuyên gia đó phải có ít nhất 01 (một) năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận chức danh lái tàu đường sắt đô thị (tính đến thời điểm Cục Đường sắt Việt Nam ban hành Quyết định thành lập tổ sát hạch) và phải được đơn vị sử dụng chuyên gia này xác nhận.”
10. Sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tổ chức kỳ sát hạch
a) Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị sát hạch, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam ban hành các Quyết định tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu tại doanh nghiệp có nhu cầu sát hạch;
b) Căn cứ vào Quyết định tổ chức kỳ sát hạch của Cục Đường sắt Việt Nam, Doanh nghiệp tổ chức sát hạch theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư này.”.
11. Bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc:
a) Lựa chọn lái tàu để hướng dẫn cho nhân viên thực hành lái tàu đã có bằng hoặc chứng chỉ lái tàu đường sắt đô thị theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Thông tư này;
b) Đề xuất các sát hạch viên tham gia Tổ sát hạch bảo đảm tiêu chuẩn sát hạch viên theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư này.”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp các ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này ./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ trưởng Bộ GTVT;
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
– Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
– Báo Giao thông;
–Lưu: VT, ATGT (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Đông
|
Reviews
There are no reviews yet.