Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 07/2016/TT-BKHCN quản lý Chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học cho nông thôn

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

—————

Số: 07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Thực hiện Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tưquy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc quản lý “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025” được phê duyệt tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình).
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện và tham gia Chương trình; cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị quản lý nhiệm vụ thuộc Chương trình (sau đây viết tắt là Đơn vị quản lý nhiệm vụ) là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Chương trình, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc tổ chức thực hiện và hiệu quả của Chương trình.
2. Đơn vị quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình (sau đây viết tắt là Đơn vị quản lý kinh phí) là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phân công trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình.
3. Tổ chức chủ trì dự án là tổ chức được giao trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện dự án thuộc Chương trình.
4. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ là tổ chức thực hiện việc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho Tổ chức chủ trì dự án thuộc Chương trình.
Điều 3. Nhiệm vụ thuộc Chương trình
Nhiệm vụ thuộc Chương trình bao gồm các dự án và nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình.
1. Dự án thuộc Chương trình là dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1747/QĐ-TTg).
2. Nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình là các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người tham gia Chương trình, xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện truyền thông của Chương trình theo quy định tại điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Mục III Điều 1 của Quyết định số 1747/QĐ-TTg và các nhiệm vụ phục vụ quản lý Chương trình. Trong đó, các nhiệm vụ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Mục III Điều 1 của Quyết định số 1747/QĐ-TTg thực hiện lồng ghép trong các dự án nêu tại khoản 1 của Điều này.
Điều 4. Phân nhóm các dự án thuộc Chương trình
Các dự án thuộc Chương trình được phân thành 2 nhóm:
1. Dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý (sau đây gọi tắt là dự án do Trung ương quản lý) là dự án có quy mô lớn, kết quả dự kiến đạt được có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố.
2. Dự án ủy quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) là dự án không thuộc khoản 1 của Điều này.
3. Việc phân nhóm các dự án trên do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn xác định danh mục các dự án thuộc Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý Chương trình
1. Quản lý dự án thuộc Chương trình
a) Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý chung các dự án thuộc Chương trình và trực tiếp quản lý các dự án do Trung ương quản lý;
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm xác định danh mục các dự án được hỗ trợ (bao gồm các dự án do Trung ương quản lý và các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý); trực tiếp thực hiện việc xét duyệt thuyết minh, phê duyệt dự án, ký hợp đồng, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện và đánh giá nghiệm thu, phê duyệt kết quả thực hiện dự án do Trung ương quản lý.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
Trên cơ sở danh mục các dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền quản lý, Sở Khoa học và Công nghệ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phê duyệt thuyết minh, phê duyệt dự án, ký hợp đồng, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện và nghiệm thu, phê duyệt kết quả thực hiện dự án được ủy quyền quản lý;
Thực hiện việc phối hợp quản lý giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và địa phương trong quản lý các dự án trên địa bàn.
2. Quản lý các nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình
Các nhiệm vụ thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này do Đơn vị quản lý kinh phí tổ chức thực hiện.
3. Thực hiện việc công khai, minh bạch các thông tin liên quan tới dự án thuộc Chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Yêu cầu đối với Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm dự án, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, công nghệ được ứng dụng và thời gian thực hiện dự án
1. Tổ chức chủ trì dự án:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo thực hiện dự án; có năng lực huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các nguồn lực khác thực hiện dự án;
c) Trực tiếp thực hiện dự án, tiếp thu và thụ hưởng kết quả của dự án;
d) Có năng lực tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa hoặc tổ chức sản xuất hàng hóa tạo sinh kế cho người dân tại vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số;
đ) Có trụ sở tại tỉnh, thành phố triển khai dự án trừ trường hợp đặc thù được Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, chấp thuận;
e) Không thuộc trường hợp không đủ điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 của Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Chủ nhiệm dự án cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là người lao động thuộc Tổ chức chủ trì dự án, có chuyên môn phù hợp, có trình độ từ tốt nghiệp cao đẳng trở lên về lĩnh vực công nghệ chuyển giao trong dự án và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác đối với người có trình độ đại học trở lên và ít nhất 05 năm đối với người có trình độ cao đẳng;
b) Không thuộc trường hợp không đủ điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 của Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ lực lượng cán bộ khoa học làm chủ công nghệ được ứng dụng, có khả năng chuyển giao công nghệ;
c) Là chủ sở hữu công nghệ hoặc có quyền chuyển giao hợp pháp công nghệ hoặc là Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước tạo ra công nghệ được ứng dụng chuyển giao.
4. Công nghệ lựa chọn để ứng dụng chuyển giao đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hướng vào giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của nơi thực hiện dự án và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái; phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương và mục tiêu của Chương trình;
b) Tiên tiến, có tính mới và hiệu quả hơn so với công nghệ hiện có đang áp dụng rộng rãi tại địa phương;
c) Đã có quy trình kỹ thuật ổn định, phù hợp với khả năng tiếp thu của các tổ chức và người dân nơi thực hiện dự án;
d) Được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia đã được đánh giá, nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép ứng dụng chuyển giao.
5. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện dự án tối đa là 36 tháng. Đối với dự án trồng các loại cây lâu năm, trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu kết hợp chế biến và một số đối tượng đặc biệt khác thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 tháng.
Điều 7. Mã số của các dự án thuộc Chương trình
Các dự án thuộc Chương trình được ghi như sau:
NTMN.TW(ĐP).XX-20YY, trong đó:
1. NTMN: Là ký hiệu chung cho dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;
2. TW: Là ký hiệu dự án do Trung ương quản lý;
3. ĐP: Là ký hiệu dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
4. XX: Là ký hiệu số thứ tự của dự án;
5. YY: Là ký hiệu 2 chữ số cuối của năm bắt đầu thực hiện dự án.
Điều 8. Thông tin và lưu giữ kết quả thực hiện Chương trình
1. Thông tin về dự án thuộc Chương trình (bao gồm: tên, mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến, tổ chức chủ trì, tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, dự án do Trung ương quản lý hoặc dự án ủy quyền cho địa phương quản lý, thời gian thực hiện; tóm tắt kết quả thực hiện dự án thuộc Chương trình) được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Đơn vị quản lý kinh phí (http://www.miennui.most.gov.vn) hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định hiện hành.
2. Việc truyền thông về kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Luật Báo chí. Địa phương đề xuất đặt hàng và ứng dụng công nghệ từ dự án, Tổ chức chủ trì dự án, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ có trách nhiệm tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến kết quả để nâng cao hiệu quả nhân rộng kết quả thực hiện của Chương trình.
3. Tổ chức chủ trì thực hiện việc đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Chương II
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
Điều 9. Bộ máy quản lý Chương trình
1. Các đơn vị chính giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý Chương trình bao gồm: Đơn vị quản lý nhiệm vụ, Đơn vị quản lý kinh phí. Nhiệm vụ cụ thể các đơn vị tham gia quản lý Chương trình thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố là đơn vị đầu mối giúp Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương, quản lý nội dung và kinh phí của các dự án thuộc nhóm ủy quyền cho địa phương quản lý.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Tổ chức thực hiện Chương trình theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg với các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức xác định và phê duyệt danh mục các dự án phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình; xác định phân nhóm dự án do Trung ương quản lý, dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
b) Tổ chức xét giao trực tiếp các dự án do Trung ương quản lý; phê duyệt nội dung, kinh phí, Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, thời gian thực hiện đối với dự án do Trung ương quản lý và các nhiệm vụ thường xuyên của Chương trình;
c) Phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương đối với các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
d) Tổng hợp dự toán kinh phí của Chương trình để cân đối trong tổng dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm; giao dự toán kinh phí hoạt động chung của Chương trình và dự toán kinh phí thực hiện các dự án do Trung ương quản lý cho Đơn vị quản lý kinh phí; phối hợp với Bộ Tài chính cân đối kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương đối với các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
đ) Chủ trì kiểm tra việc thực hiện và quyết định việc điều chỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Trung ương quản lý; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
e) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị bằng kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương của các dự án do Trung ương quản lý theo quy định hiện hành;
g) Thẩm tra quyết toán kinh phí của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình và kinh phí hoạt động chung của Chương trình;
h) Tổ chức đánh giá nghiệm thu, phê duyệt kết quả thực hiện và xử lý tài sản các dự án do Trung ương quản lý;
i) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, sơ kết 05 năm và tổng kết việc thực hiện Chương trình.
2. Việc phân công trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này cho Đơn vị quản lý nhiệm vụ, Đơn vị quản lý kinh phí và các đơn vị khác có liên quan theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổ chức thực hiện Chương trình theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg với các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Đề xuất đặt hàng dự án phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình; phân nhóm dự án do Trung ương quản lý, dự án ủy quyền cho địa phương quản lý để đề xuất đặt hàng với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;
b) Thành lập, tổ chức hội đồng khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố để xét giao trực tiếp các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý sau khi đã có quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Thẩm định và phê duyệt dự án được ủy quyền cho địa phương quản lý, bao gồm: tên, mục tiêu, sản phẩm, Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ và kinh phí thực hiện (kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương đã được phê duyệt, ngân sách địa phương và nguồn kinh phí khác thực hiện dự án); phê duyệt kinh phí đối ứng từ ngân sách địa phương cho dự án do Trung ương quản lý (nếu có);
d) Tổng hợp dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình tại địa phương và cân đối trong tổng dự toán ngân sách hàng năm của địa phương;
đ) Chủ trì kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý; phối hợp kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án do Trung ương quản lý thực hiện tại địa phương;
e) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị bằng kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý theo quy định hiện hành;
g) Thẩm tra quyết toán kinh phí của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý và các nhiệm vụ chi khác cho việc thực hiện Chương trình tại địa phương;
h) Thành lập và tổ chức các hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu dự án do Trung ương quản lý ở địa phương và nghiệm thu chính thức dự án ủy quyền cho địa phương quản lý; phê duyệt kết quả thực hiện và xử lý tài sản của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
i) Xây dựng cơ chế hỗ trợ và tổ chức thực hiện nhân rộng kết quả các dự án thuộc Chương trình vào sản xuất tại địa phương;
k) Chỉ đạo lồng ghép các nội dung của dự án thuộc Chương trình với các dự án, đề án phát triển kinh tế – xã hội khác trên địa bàn, huy động các nguồn vốn để cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo đảm đủ kinh phí thực hiện dự án;
l) Báo cáo bằng văn bản với Bộ Khoa học và Công nghệ về kết quả thực hiện hàng năm, sơ kết 05 năm và tổng kết Chương trình thực hiện tại địa phương.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổ chức chủ trì
1. Đề xuất Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho dự án.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các điều khoản cam kết trong hợp đồng. Đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhân lực, kinh phí (từ ngân sách được cấp và kinh phí ngoài ngân sách) để thực hiện dự án.
3. Quản lý kinh phí thực hiện dự án và thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định; chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng kinh phí, vật tư, tài sản của dự án theo quy định hiện hành.
4. Tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản khác có liên quan.
5. Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án, định kỳ 6 tháng báo cáo tiến độ theo quy định; chủ trì tổ chức nghiệm thu mô hình của dự án.
6. Báo cáo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
7. Báo cáo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ về những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý đối với dự án do Trung ương quản lý.
8. Báo cáo bằng văn bản với Bộ Khoa học và Công nghệ tổng kết việc thực hiện dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thông qua Đơn vị quản lý kinh phí (bản cứng và bản điện tử PDF không cài bảo mật).
9. Quản lý tài chính, tài sản, sản phẩm của dự án theo quy định hiện hành.
10. Xây dựng kế hoạch và tổ chức nhân rộng kết quả của dự án.
Điều 13. Trách nhiệm của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ
1. Thực hiện hỗ trợ ứng dụng các công nghệ phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn triển khai dự án.
2. Đảm bảo kết quả của các quy trình chuyển giao, hỗ trợ ứng dụng công nghệ có hiệu quả và chịu trách nhiệm về kết quả chuyển giao.
3. Giám sát việc triển khai thực hiện mô hình và cử cán bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp thực hiện mô hình.
4. Đào tạo kỹ thuật viên và cán bộ kỹ thuật nòng cốt tại địa phương.
5. Chịu sự giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của Tổ chức chủ trì.
6. Phối hợp với Tổ chức chủ trì xây dựng thuyết minh dự án, hồ sơ đánh giá nghiệm thu các mô hình, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án.
7. Tham gia đầy đủ các buổi kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án.
Chương III
TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
Điều 14. Đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục dự án
1. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình, nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và công văn hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, các tổ chức tại địa phương gửi hồ sơ đề xuất dự án trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp. Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:
a) Thuyết minh dự án (Mẫu B1.1-TMDA);
b) Tóm tắt hoạt động khoa học của Tổ chức chủ trì (Mẫu B1.2-HĐTCCT);
c) Lý lịch khoa học của Chủ nhiệm dự án (Mẫu B1.3-LLKHCN);
d) Tóm tắt hoạt động của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ (Mẫu B1.4-HĐTCHTCN);
đ) Tài liệu chứng minh xuất xứ công nghệ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.
Chi tiết các biểu mẫu tại khoản này được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến tư vấn thông qua hội đồng tư vấn hoặc ý kiến của ít nhất 02 chuyên gia tư vấn độc lập để xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt danh mục dự án đề xuất đặt hàng thuộc Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (bao gồm dự án do Trung ương quản lý, dự án ủy quyền cho địa phương quản lý).
Hồ sơ đề xuất đặt hàng dự án gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Đơn vị quản lý kinh phí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm bản gốc các văn bản sau:
a) Công văn kèm theo đề xuất đặt hàng dự án (Mẫu B1.5-ĐXĐHDA);
b) Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn của tỉnh, thành phố và Biên bản họp Hội đồng; hoặc ý kiến của các chuyên gia tư vấn độc lập.
Chi tiết các mẫu biểu tại khoản này được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình và trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét, phê duyệt danh mục đặt hàng dự án theo trình tự các bước như sau:
a) Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức rà soát danh mục các dự án đề xuất thuộc Chương trình về mức độ đầy đủ thông tin, hồ sơ theo yêu cầu và sự cần thiết của dự án. Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì báo cáo kết quả rà soát với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét quyết định Danh mục sơ bộ dự án đưa ra Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ (Mẫu B1.6-DMSB, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ các dự án theo lĩnh vực chuyên ngành. Hội đồng có 05 thành viên do Lãnh đạo Đơn vị quản lý nhiệm vụ là chủ tịch, Lãnh đạo Vụ quản lý chuyên ngành là phó chủ tịch, các thành viên còn lại là: Lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tổng hợp, Lãnh đạo Đơn vị quản lý kinh phí và 01 chuyên gia khoa học và công nghệ thuộc chuyên ngành của dự án. Bộ Khoa học và Công nghệ cử các thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng.
c) Hội đồng phân tích và đánh giá về các nội dung sau:
Tính cấp thiết và sự phù hợp của dự án với Chương trình; tính liên vùng và tầm quan trọng của dự án đề xuất để phân nhóm dự án và xác định thứ tự ưu tiên; xác định tên, mục tiêu và nội dung chủ yếu, dự kiến sản phẩm chính; phân tích tính hợp lý của công nghệ ứng dụng, chuyển giao; xem xét, xác định Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ.
d) Trình tự, thủ tục họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Biểu B1.7-QTLVHĐ. Thành viên Hội đồng nhận xét theo Mẫu B1.8-PNXĐX và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu B1.9-PĐGĐX. Hội đồng thống nhất “đề nghị thực hiện” đối với các đề xuất có tối thiểu 4/5 thành viên bỏ phiếu “đề nghị thực hiện”; phân nhóm dự án do Trung ương quản lý và ủy quyền cho địa phương quản lý; hoàn thiện danh mục đặt hàng giao trực tiếp dự án. Kết quả làm việc của Hội đồng được ghi vào biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ theo Mẫu B1.10-BBHĐXĐNV. Chi tiết các mẫu biểu trên được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
đ) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục đặt hàng giao trực tiếp cho Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho Tổ chức chủ trì để hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ (đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) để xét giao trực tiếp.
Điều 15. Tổ chức xét hồ sơ giao trực tiếp dự án
Việc xét giao trực tiếp dự án thuộc Chương trình thực hiện theo các bước sau:
1. Căn cứ vào Quyết định phê duyệt danh mục đặt hàng giao trực tiếp, Tổ chức chủ trì dự án chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ hoàn thiện hồ sơ và gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hồ sơ xét giao trực tiếp bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
b) Quyết định phê duyệt danh mục dự án;
c) Cam kết đối ứng và giải trình khả năng huy động tài chính (báo cáo tài chính của Tổ chức đăng ký chủ trì dự án trong 02 năm gần nhất tính từ thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của các tổ chức tín dụng; cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của Tổ chức chủ trì và/hoặc các tổ chức tham gia dự án);
d) Văn bản cam kết phối hợp của tổ chức phối hợp.
2. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký xét giao trực tiếp dự án, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Kết quả mở hồ sơ được lập thành biên bản theo Mẫu B2.1-BBMHS thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ xét giao trực tiếp Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ (sau đây viết tắt là Hội đồng xét giao trực tiếp) của dự án do Trung ương quản lý và Tổ thẩm định kinh phí các dự án (kể cả dự án ủy quyền cho địa phương quản lý). Việc xét duyệt hồ sơ chi tiết của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý do tỉnh, thành phố thực hiện.
a) Hội đồng xét giao trực tiếp dự án do Trung ương quản lý có 07 thành viên, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 ủy viên thư ký khoa học (do hội đồng bầu) và các ủy viên khác. Cơ cấu Hội đồng gồm: tối thiểu 04 thành viên là chuyên gia khoa học và công nghệ, các thành viên còn lại là cán bộ quản lý trong các ngành, lĩnh vực có liên quan đến dự án. Cá nhân là người thuộc Tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án, Tổ chức đăng ký chủ trì hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho dự án và cá nhân đăng ký chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không được tham gia Hội đồng. Bộ Khoa học và Công nghệ cử các thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng.
Quy trình họp Hội đồng thực hiện theo quy định tại Biểu B2.2-QTLVHĐ, Phiếu nhận xét hồ sơ dự án theo Mẫu B2.3-PNXDA, Phiếu đánh giá hồ sơ dự án theo Mẫu B2.4-PĐGDA và Biên bản cuộc họp của Hội đồng xét giao trực tiếp theo Mẫu B2.5-BBHĐXC. Chi tiết các mẫu biểu nêu trên quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Hồ sơ dự án đạt yêu cầu khi điểm trung bình của Hội đồng đạt tối thiểu là 65/100 điểm.
b) Tổ thẩm định có nhiệm vụ thẩm định chi tiết sự phù hợp về nội dung và kinh phí của dự án thuộc Chương trình. Tổ thẩm định có 04 thành viên, trong đó: Tổ trưởng là lãnh đạo Đơn vị quản lý nhiệm vụ; 02 tổ phó là Lãnh đạo Đơn vị quản lý kinh phí và Lãnh đạo Vụ quản lý chuyên ngành; 01 thành viên là Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc ủy viên phản biện của Hội đồng xét giao trực tiếp. Đại diện của Vụ Kế hoạch – Tổng hợp, Vụ Tài chính và Lãnh đạo Sở khoa học và công nghệ được mời tham dự cuộc họp của Tổ thẩm định.
Tổ thẩm định làm việc theo quy định tại Biểu B2.6-QTLVTTĐ; việc nhận xét, đánh giá theo Mẫu B2.7-PNXTĐ, Biên bản họp của Tổ thẩm định theo Mẫu B2.8-BBTĐ. Chi tiết các mẫu biểu trên quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trên cơ sở ý kiến kết luận của Hội đồng xét giao trực tiếp và kết quả làm việc của Tổ thẩm định, trong thời hạn 30 ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí dự án do Trung ương quản lý và Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
5. Căn cứ vào Quyết định phê duyệt kinh phí và biên bản của Hội đồng xét giao trực tiếp, thủ trưởng Đơn vị quản lý nhiệm vụ thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký phê duyệt thuyết minh dự án do Trung ương quản lý; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ký phê duyệt thuyết minh dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
Điều 16. Ký hợp đồng thực hiện dự án
Đơn vị quản lý kinh phí cùng với Sở Khoa học và Công nghệ (là bên A) ký hợp đồng thực hiện dự án với Tổ chức chủ trì dự án. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng thực hiện dự án lập theo Mẫu B3.1-HĐDA và Mẫu B3.2-TLHĐDA quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên cơ sở hợp đồng thực hiện dự án, Tổ chức chủ trì dự án ký hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ của dự án. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng được lập theo Mẫu B3.3-HĐHTUD và Mẫu B3.4-TLHĐHTUD tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện dự án
1. Đối với dự án do Trung ương quản lý
a) Trình tự, thủ tục tổ chức việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện dự án thuộc Chương trình áp dụng theo theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra, đánh giá điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
b) Thành phần đoàn kiểm tra, đánh giá bao gồm: 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên Đơn vị quản lý kinh phí, 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên Đơn vị quản lý nhiệm vụ, 01 đại diện Vụ quản lý chuyên ngành, 01 đại diện Sở Khoa học và Công nghệ. Thành phần khác theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Tổ chức chủ trì có trách nhiệm phối hợp với tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ chuẩn bị báo cáo theo Mẫu B4.1-BCĐK; kết quả kiểm tra, đánh giá được lập thành biên bản theo Mẫu B4.2-BBKTĐK tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thực hiện theo các quy định của địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng bằng văn bản cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 18. Đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện dự án
1. Trình tự đánh giá, nghiệm thu công nhận kết quả dự án thực hiện như sau:
a) Đánh giá nghiệm thu mô hình, đánh giá nghiệm thu ở địa phương, đánh giá nghiệm thu chính thức ở Trung ương, công nhận kết quả thực hiện đối với dự án do Trung ương quản lý;
b) Đánh giá nghiệm thu mô hình, đánh giá nghiệm thu chính thức ở địa phương, công nhận kết quả thực hiện đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
2. Đánh giá nghiệm thu mô hình
a) Tổ chức chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện đánh giá nghiệm thu mô hình;
b) Hồ sơ phục vụ đánh giá nghiệm thu mô hình gồm: Báo cáo kết quả thực hiện mô hình; quy trình kỹ thuật ứng dụng của dự án; các tài liệu có liên quan đến việc triển khai thực hiện mô hình. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện mô hình phải thể hiện được các nội dung sau: kết quả đạt được so với nội dung, quy mô của các mô hình đã được phê duyệt trong thuyết minh dự án; phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện mô hình; khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng của mô hình và được thực hiện tại địa bàn triển khai xây dựng mô hình;
c) Thành phần hội đồng đánh giá, nghiệm thu mô hình, trình tự, thủ tục đánh giá nghiệm thu mô hình do Tổ chức chủ trì dự án quyết định;
d) Kết quả đánh giá nghiệm thu mô hình được lập thành biên bản theo Mẫu B4.3-BBNTMH tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đánh giá nghiệm thu dự án ở địa phương
a) Chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bản điện tử của hồ sơ (ghi trên đĩa quang dạng PDF không cài bảo mật) cho Sở Khoa học và Công nghệ. Thời hạn nộp hồ sơ trước ít nhất 10 ngày làm việc so với thời điểm kết thúc thời gian thực hiện dự án;
b) Hồ sơ đánh giá nghiệm thu dự án ở địa phương bao gồm: Công văn đề nghị đánh giá nghiệm thu tại địa phương của Tổ chức chủ trì dự án; báo cáo tổng kết thực hiện dự án theo mẫu quy định tại Mẫu B4.4-BCTK tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; các quy trình kỹ thuật ứng dụng của dự án; Thuyết minh và hợp đồng thực hiện dự án; các báo cáo và biên bản kiểm tra định kỳ theo mẫu B4.1.BCĐK và B4.2.BBKTĐK tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; biên bản nghiệm thu mô hình; Biên bản xác nhận tình hình sử dụng kinh phí của Đơn vị quản lý kinh phí (đối với dự án do Trung ương quản lý); biên bản quyết toán tài chính hoặc biên bản xác nhận tình hình sử dụng kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ (đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý); báo cáo huy động và sử dụng kinh phí đối ứng từ ngân sách địa phương, nguồn khác (nếu có);
c) Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện dự án theo các nội dung của hợp đồng đã ký. Phiên họp hội đồng được tổ chức trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng.Trình tự, thủ tục đánh giá nghiệm thu ở địa phương được áp dụng theo quy định hiện hành về đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố.
d) Xử lý kết quả đánh giá nghiệm thu ở địa phương
Dự án được đánh giá “đạt”: Đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý, Sở Khoa học và Công nghệ làm thủ tục công nhận kết quả và gửi quyết định về Bộ khoa học và Công nghệ; đối với dự án do Trung ương quản lý, trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ khi nghiệm thu ở địa phương, Tổ chức chủ trì nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện công văn kèm theo hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiệm thu chính thức theo quy định.
Dự án được đánh giá “không đạt”: Đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý, Sở Khoa học và Công nghệ xử lý kết quả theo quy định của tỉnh, thành phố; đối với dự án do Trung ương quản lý: Hội đồng khoa học và công nghệ nghiệm thu của tỉnh, thành phố xác định những nội dung công việc đã hoàn thành và nguyên nhân không hoàn thành các nội dung theo hợp đồng làm căn cứ để Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, xử lý theo quy định.
4. Đánh giá nghiệm thu chính thức dự án ở Trung ương
a) Hồ sơ đánh giá nghiệm thu dự án bao gồm: Công văn đề nghị đánh giá nghiệm thu chính thức ở Trung ương của Tổ chức chủ trì; hồ sơ đánh giá ở địa phương quy định tại khoản 3 Điều này; quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu ở địa phương; biên bản nghiệm thu ở địa phương theo Mẫu B4.5-BBNTĐP; báo cáo giải trình tiếp nhận góp ý của Hội đồng đánh giá nghiệm thu của tỉnh, thành phố;
b) Sau khi nhận được hồ sơ, Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện dự án;
c) Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện Dự án do Trung ương quản lý có 07 thành viên bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các ủy viên khác, trong đó: 03 thành viên là chuyên gia khoa học và công nghệ được lấy từ cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, 01 thành viên là chuyên gia kinh tế hoặc tài chính, 03 thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở Trung ương và địa phương. Cá nhân là chủ nhiệm, người thuộc Tổ chức chủ trì và Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, người đang bị xử phạt do vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, thành viên chính tham gia thực hiện nhiệm vụ hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác và người có bằng chứng xung đột lợi ích với chủ nhiệm hoặc tổ chức chủ trì không được tham gia Hội đồng. Bộ Khoa học và Công nghệ cử các thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng;
d) Phiên họp hội đồng được tổ chức trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng. Hội đồng làm việc theo phương thức, trình tự quy định tại Biểu B4.6-QTLVHĐ thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung đánh giá theo yêu cầu đối với sản phẩm tại hợp đồng và thuyết minh dự án đã được phê duyệt. Kết quả đánh giá được xếp loại theo 4 mức: xuất sắc, khá, đạt, không đạt. Chi tiết các biểu mẫu nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng theo Mẫu B4.7-PNXNT, B4.8-PĐGNT, Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu B4.9-BBHĐNT quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Xử lý kết quả đánh giá nghiệm thu ở Trung ương
Đối với các dự án được đánh giá “không đạt”, Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm xem xét, xác định những nội dung, công việc đã thực hiện được theo đúng hợp đồng làm căn cứ để Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, xử lý theo quy định;
Đối với những dự án được đánh giá ở mức “đạt” trở lên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng kết thúc phiên họp, Chủ nhiệm dự án và Tổ chức chủ trì dự án có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng.
e) Công nhận kết quả thực hiện Dự án
Hồ sơ công nhận kết quả thực hiện Dự án, bao gồm: 01 bộ hồ sơ đã hoàn thiện theo góp ý; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện dự án; Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng theo Mẫu B 4.10-BCGT tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Đơn vị quản lý kinh phí đối với dự án do Trung ương quản lý; tới Sở Khoa học và Công nghệ đối với dự án do địa phương quản lý để tổ chức thanh lý hợp đồng và làm thủ tục công nhận kết quả thực hiện dự án;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các tài liệu quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện Dự án đối với dự án do Trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện dự án đối với dự án do địa phương quản lý theo Mẫu B4.11-QĐCNKQ tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Xử lý kinh phí đối với dự án phải chấm dứt hợp đồng và dự án nghiệm thu “không đạt” áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2016.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Sở KH&CN tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;

– Công báo VPCP;

– Website Bộ KH&CN;

– Lưu: VT, Vụ CNN.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Công Tạc

Phụ lục I

BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC NỘP HỒ SƠ VÀ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016 /TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

—————————-

  1. B1.1-TMDA: Mẫu thuyết minh dự án
  2. B1.2-HĐTCCT: Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của Tổ chức chủ trì.
  3. B1.3-LLKHCN: Lý lịch khoa học của cá nhân chủ nhiệm dự án.
  4. B1.4-HĐTCHTCN: Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ.
  5. B1.5-ĐXĐHDA: Mẫu đề xuất đặt hàng dự án.
  6. B1.6-DMSB: Danh mục sơ bộ dự án đề xuất đặt hàng
  7. B1.7-QTLVHĐ: Phương thức, quy trình làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ
  8. B1.8- PNXĐX: Mẫu phiếu nhận xét đề xuất đặt hàng
  9. B1.9-PĐGĐX: Mẫu phiếu đánh giá đề xuất đặt hàng
  10. B1.10-BBHĐXĐNV: Mẫu biên bản hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ

B1.1-TMDA

07/2016/TT-BKHCN

MẪU THUYẾT MINH DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

  1. Tên Dự án: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

  1. Mã số:
  1. Cấp quản lý:

– Bộ Khoa học và Công nghệ

– Ủy quyền cho địa phương quản lý

  1. Thời gian thực hiện:……. tháng, từ tháng …./20... đến tháng …./20...
  2. Dự kiến kinh phí thực hiện:……… triệu đồng

Trong đó:

– Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương: …….. triệu đồng

– Ngân sách địa phương: …….. triệu đồng

– Nguồn khác: …….. triệu đồng

Phương thức khoán chi:

– Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng:

– Khoán chi từng phần:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:

Tên tổ chức:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:

  1. Chủ nhiệm Dự án:

Họ, tên:

Học hàm, học vị: Chức vụ:

Địa chỉ: Điện thoại:

E-mail: CQ: NR: Mobile:

  1. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Tên cơ quan:

Địa chỉ: Điện thoại:

  1. Tính cấp thiết của dự án:

Nêu tóm tắt về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh hoặc vùng; chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh hoặc vùng.

Trên cơ sở đó lựa chọn và phân tích mức độ cần thiết của dự án đối với chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hộicủa tỉnh hoặc vùng trong tương lai.

  1. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được ứng dụng, chuyển giao:

Nêu những thông tin cơ bản, mới nhất về các công nghệ đang được áp dụng tại địa phương trong lĩnh vực dự án dự kiến triển khai;

– Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng.

– Nêu tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng so với các công nghệ đang áp dụng tại địa phương.

– Nêu tính thích hợp của công nghệ dự kiến áp dụng.

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

  1. Mục tiêu:

11.1.Mục tiêu chung:

11.2. Mục tiêu cụ thể

  1. Nội dung (nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể mà dự án cần triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu):

– Mô tả công nghệ ứng dụng;

– Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (xây dựng mô hình, ứng dụng công nghệ tạo sản phẩm mới …;

– Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại địa phương, tập huấn cán bộ kỹ thuật và nông dân.

  1. Giải pháp thực hiện:

– Giải pháp về mặt bằng và xây dựng cơ bản (nếu có).

– Giải pháp về đào tạo

– Giải pháp về tổ chức sản xuất, trong đó làm rõ:

+ Giải pháp về xây dựng mô hình dự án;

+ Giải pháp thu hút, sử dụng lao động: Số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp tham gia dự án và thu nhập hàng tháng.

– Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

– Giải pháp về nguồn vốn

Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án trên cơ sở:

Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương, nguồn vốn khác (có văn bản pháp lý kèm theo).

– Giải pháp thu hút cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án (nếu có).

14. Tiến độ thực hiện

TT

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

Sản phẩm

phải đạt

Thời gian

(BĐ-KT)

Cơ quan thực hiện

(ghi rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp)

1

2

3

4

5

  1. Sản phẩm của dự án:

15.1.Nêu sản phẩm cụ thể của dự án:

TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật

Chú thích

1

2

3

4

1

2

3

15.2.Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án:

16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:

TT

Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó

Thuê khoán chuyên môn và đào tạo

Nguyên,vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy móc

Xây dựng cơ bản

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng kinh phí

Trong đó:

Ngân sách SNKH &CN TW

Ngân sách SNKH &CN ĐP

Nguồn ngân sách khác

Các nguồn vốn khác

– Tự có

– Khác (vốn huy động, …)

17.Hiệu quả kinh tế – xã hội:

17.1. Hiệu quả kinh tế – xã hội trực tiếp của dự án:

– Hiệu quả kinh tế: đánh giá tính tiên tiến của sản phẩm tạo ra, ước tính hiệu quả kinh tế bằng số lượng, hoặc bằng tiền;

– Hiệu quả về xã hội: (xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giải quyết việc làm cho bao nhiêu lao động, mức thu nhập tăng như thế nào so với trước khi thực hiện dự án)

– Đánh giá hiệu quả thu hút cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án (nếu có)

  1. Khả năng và kế hoạch mở rộng của dự án:

Ngày….tháng….năm 20…

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày….tháng….năm 20…

Tổ chức chủ trì dự án

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày….tháng….năm 20…

Sở Khoa học và Công nghệ

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày …. tháng năm 20…

Bộ Khoa học và Công nghệ

(Đối với dự án TW quản lý)

( Ký tên, đóng dấu)

GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI

Khoản 1. Kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Cộng

Khoản 2. Đào tạo, tập huấn

Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng kinh phí

Kinh phí

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Cộng

Khoản 3. Nguyên vật liệu, năng lượng

Triệu đồng

TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

3.1

Nguyên, vật liệu

3.2

Dụng cụ, phụ tùng

3.3

Năng lượng, nhiên liệu

– Than

– Điện

KW/h

– Xăng, dầu

– Nhiên liệu khác

Cộng

Khoản 4. Thiết bị, máy móc chuyên dùng

Triệu đồng

TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

4.1

Mua thiết bị công nghệ

4.2

Khấu hao thiết bị

4.3

Vận chuyển lắp đặt

Cộng

Khoản 5. Xây dựng cơ bản

Triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

5.1

Chi phí xây dựng ……m2 nhà xưởng, phòng nhân giống, nhà kính, nhà lưới, vườn ươm

5.2

Chi phí sửa chữa …… m2 nhà xưởng

5.3

Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước

Cộng

Khoản 6. Công lao động

Triệu đồng

TT

Nội dung

Số lượng (người)

Số công

Đơn giá

Kinh phí

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

1

Kỹ sư

1.1

Kỹ sư chỉ đạo

1.2

………………….

2

Kỹ thuật viên

2.1

Kỹ thuật viên chỉ đạo và thực hiện nội dung công nghệ

2.2

Kỹ thuật viên chỉ đạo và thực hiện nội dung công nghệ ……

3

Lao động đơn giản

3.1

Lao động đơn giản thực hiện nội dung

3.2

Lao động đơn giản thực hiện nội dung

3.3

…………..

Cộng

Khoản 7. Chi khác

Triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

7.1

Công tác phí

7.2

Quản lý cơ sở

7.3

Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu

– Chi phí kiểm tra, nghiệm thu mô hình

– Chi phí tự đánh giá kết quả thực hiện (nghiệm thu cơ sở)

– Chi phí nghiệm thu cấp tỉnh

7.4

Chi khác

– Thông tin, tuyên truyền

– Tiếp thị, quảng cáo

– Hội thảo

– Hội nghị

– In ấn tài liệu, văn phòng phẩm

7.5

Phụ cấp Chủ nhiệm dự án

Cộng

B1.2-HĐTCCT

07/2016/TT-BKHCN

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ

  1. Tên tổ chức:

Năm thành lập:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:

Email:

  1. Chức năng nhiệm vụ và loại hình sản xuất, kinh doanh (minh chứng các lĩnh vực liên quan đến dự án đề xuất)

  1. Tổng số cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên có chuyên môn phù hợp với nội dung dự án của tổ chức

  • Tiến sỹ:
  • Thạc sỹ:
  • Đại học:
  • Cao đẳng và trung cấp kỹ thuật:

  1. Kinh nghiệm và thành tựu trong 5 năm gần nhất liên quan đến việc tiếp nhận và triển khai công nghệ của Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm dự án (nêu thành tựu cụ thể trong tiếp nhận, triển khai công nghệ và chỉ đạo sản xuất kinh doanh)

  1. Cơ sở vật chất kỹ thuật và những lợi thế để thực hiện dự án
  • Nhà xưởng, điều kiện về mặt bằng triển khai dự án:

  • Thiết bị máy móc sẵn có phục vụ cho việc triển khai dự án:

  1. Khả năng huy động các nguồn vốn khác (ngoài ngân sách) để thực hiện dự án
  • Vốn tự có: ………………… triệu đồng
  • Nguồn vốn khác: ………………… triệu đồng

………., ngày ……. tháng …… năm 20…

THỦ TRƯỞNG

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

B1.3-LLKHCN

07/2016/TT-BKHCN

LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

A. Thông tin chung về cá nhân chủ trì dự án

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:

Nam, nữ:

Địa chỉ

Điện thoại: CQ: NR: Mobile:

Fax: Email:

Chức vụ:

B. Trình độ đào tạo

1. Trình độ chuyên môn

Học vị/học hàm:

Năm nhận bằng:

Chuyên ngành đào tạo:

Quá trình, nơi và chuyên ngành đào tạo:

2. Các khóa học chuyên môn khác đã hoàn thành

Lĩnh vực:

Năm:

Nơi đào tạo:

C. Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiếp nhận, triển khai công nghệ

Số năm kinh nghiệm:

Số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai:

TT

Tên dự án

Tên tổ chức chủ trì

Năm bắt đầu-kết thúc

1.

2.

D. Thành tựu hoạt động trong công tác tổ chức tiếp nhận, chuyển giao, triển khai công nghệ và sản xuất kinh doanh khác

…………., ngày ……. tháng ……. năm ……….

CƠ QUAN NƠI LÀM VIỆC CỦA

CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

(xác nhận và đóng dấu)

CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

(Họ tên và chữ ký)

B1.4-HĐTCHTCN

07/2016/TT-BKHCN

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỦA TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

  1. Tên tổ chức:

Năm thành lập:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: Email:

  1. Chức năng nhiệm vụ và loại hình hoạt động khoa học và công nghệ hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến dự án:

  1. Xác nhận về các quy trình công nghệ cần hỗ trợ ứng dụng:

  1. Tổng số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với nội dung dự án của tổ chức:

  • Tiến sỹ:
  • Thạc sỹ:
  • Đại học:

  1. Kinh nghiệm và thành tựu trong 5 năm gần nhất liên quan đến các quy trình công nghệ cần chuyển giao của các cán bộ trực tiếp tham gia dự án (nêu lĩnh vực chuyên môn, số năm kinh nghiệm, thành tựu tiếp nhận, triển khai công nghệ và chỉ đạo sản xuất kinh doanh)

………………, ngày ……. tháng …… năm 20…

THỦ TRƯỞNG

TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

(ký tên, đóng dấu)

B1.5-ĐXĐHDA

07/2016/TT-BKHCN

MẪU ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Tên dự án:

  1. Mục tiêu:

  1. Tính cấp thiết của Dự án (tầm quan trọng, tính thời sự hoặc cấp bách,…):
  1. Các nội dung chính và kết quả dự kiến:

  1. Dự kiến thời gian thực hiện (số tháng, bắt đầu từ ..)
  1. Dự kiến kinh phí (từ ngân sách sự nghiệp KH&CN của Trung ương, đối ứng từ ngân sách địa phương và nguồn khác)
  1. Đề xuất Tổ chức chủ trì và đánh giá năng lực của Tổ chức chủ trì (điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, khả năng huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án):
  1. Đề xuất Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ và đánh giá năng lực của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ (năng lực hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ).

…….., ngày….tháng….năm 20…

TM. UBND

TỈNH/THÀNH PHỐ

(Ký tên, đóng dấu)

B1.6-DMSB

07/2016/TT-BKHCN

DANH MỤC SƠ BỘ CÁC DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

STT

Tên dự án

Mục tiêu và nội dung chủ yếu

Dự kiến sản phẩm chính

Tổ chức chủ trì

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng

Xuất xứ công nghệ

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

Dự án do Trung ương quản lý

1

2

3

….

Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý

1

2

3

……

B1.7-QTLVHĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 4/5 thành viên của hội đồng, trong đó có mặt của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.

2. Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá đề xuất đặt hàng theo mẫu quy định ban hành kèm theo thông tư này.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi có ít nhất4/5 số thành viên của hội đồng nhất trí bằng hình thức bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của hội đồng. Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của hội đồng.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.

2. Hội đồng trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký khoa học, tổ kiểm phiếu của Hội đồng.

3. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ:

a) Các thành viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá đề xuất theo các tiêu chí trong phiếu nhận xét đánh giá B1.8-PNXĐX tại Phụ lục này;

b) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo;

c) Hội đồng thảo luận, đánh giá về đề xuất theo các tiêu chí đánh giá quy định.

d) Hội đồng cho điểm theo mẫu Biểu B1.9-PĐGĐX tại Phục lục này và bỏ phiếu đánh giá;

4. Hội đồng thảo luận để thống nhất đề xuất danh mục dự án (gồm tên, mục tiêu, dự kiến kết quả đạt được); cho ý kiến về Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ và phân nhóm dự án (trung ương quản lý và ủy quyền cho địa phương quản lý) theo quy định.

5. Thư ký khoa học hoàn thiện biên bản làm việc theo mẫu Biểu B1.10-BBHĐĐXNV của Phụ lục này./.

B1.8-PNXĐX

07/2016/TT-BKHCN

PHIẾU NHẬN XÉT

ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

Họ và tên:

Tên dự án đề xuất:

I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG

  1. Tính cấp thiết của việc thực dự án

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính liên ngành, liên vùng và tầm quan trọng của vấn đề công nghệ đặt ra trong đề xuất đặt hàng

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Khả năng không trùng lắp của dự án với các dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ khác đã và đang thực hiện trong tỉnh/thành phố

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Nhu cầu cần thiết phải huy động nguồn lực quốc gia cho việc thực hiện dự án

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Khả năng huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách để thực hiện dự án

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính hợp lệ của công nghệ chuyển giao

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính pháp lý của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

Đề nghị không thực hiện

Đề nghị thực hiện

Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây:

II. DỰ KIẾN DỰ ÁN ĐẶT HÀNG

1. Tên dự án:

2. Định hướng mục tiêu:

3. Nội dung:

4. Dự kiến sản phẩm:

(Yêu cầu về chủng loại, số lượng, quy mô, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt của các sản phẩm chính của dự án trong đó có: các quy trình công nghệ được ứng dụng, chuyển giao; các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN)

……, ngày … tháng … năm 20…

NGƯỜI NHẬN XÉT

(Ký, ghi rõ họ tên)

B1.9-PĐGĐX

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

————————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

…, ngày… tháng … năm 20…

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG DỰ ÁN

Tên dự án đề xuất:

Đánh giá của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô)

  1. Tính cấp thiết của việc thực hiện dự án

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính liên ngành, liên vùng và tầm quan trọng của dự án đề xuất

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Mức độ phù hợp của dự án đề xuất với mục tiêu Chương trình

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Khả năng huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách để thực hiện

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính hợp lệ của công nghệ chuyển giao

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính pháp lý của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Cấp quản lý

TW quản lý

Ủy quyền cho địa phương quản lý

Kết luận chung:

Đề nghị thực hiện

Đề nghị không thực hiện[1]

Đề nghị thực hiện Đề nghị không thực hiện[2]

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)


[1] Khi một trong 6 tiêu chí đầu không đạt yêu cầu.

[2] Khi một trong 6 tiêu chí đầu không đạt yêu cầu.

B1.10-BBHĐXĐNV

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

……, ngày… tháng … năm 20…

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG

VẤN XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

I. Những thông tin chung

1. Quyết định thành lập Hội đồng

…./QĐ-BKHCN ngày …/ …/20… của Bộ trưởng Bộ KH&CN

2. Số lượng các dự án đề xuất: …………

3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

…, ngày… / …/20…

– Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: …/…

– Vắng mặt: … người, gồm các thành viên:

– Khách mời tham dự họp Hội đồng

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

….

…..

…….

II. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Công bố quyết định thành lập Hội đồng.

2. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc và bầu ông/bà …………………… làm thư ký khoa học của Hội đồng.

3. Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm:

………………, trưởng ban.

………………., thành viên,

………………., thành viên.

4. Các thành viên trình bày ý kiến đánh giá đề xuất đặt hàng do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp.

5. Hội đồng phân tích thảo luận và cho ý kiến đối với (từng) đề xuất đặt hàng theo các các nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

6. Ban kiểm phiếu đã làm việc và kết quả như sau:

Số phiếu phát ra:

Số phiếu thu về:

Số phiếu hợp lệ:

Số phiếu không hợp lệ:

STT

Tên dự án

Số phiếu đồng ý

Số phiếu không đồng ý

Kiến nghị

1

2

3

4

5

6

7

Thành viên hội đồng bỏ phiếu đánh giá đề xuất đặt hàng về các nội dung trên và kiến nghị thực hiện ……dự án.

7. Hội đồng thảo luận việc chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tên gọi và các mục của dự án đặt hàng được đánh giá “đề nghị thực hiện” và phân nhóm quản lý dự án theo các quy định tại Điều 14 của Thông tư quản lý Chương trình và thống nhất thông qua từng mục nói trên.

8. Hội đồng thông qua Biên bản làm việc.

Thư ký khoa học của Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

Chủ tịch Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

Phụ lục II

BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC XÉT GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI

(Kèm theo Thông tư số 07 /2016/TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ tr­ưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

———————————

  1. B2.1-BBMHS: Biên bản mở hồ sơ đăng ký xét giao trực tiếp
  2. B2.2-QTLVHĐ: Phương thức, quy trình làm việc của Hội đồng xét giao trực tiếp
  3. B2.3-PNXDA: Phiếu nhận xét dự án
  4. B2.4-PĐGDA: Phiếu đánh giá dự án
  5. B2.5-BBHĐXC: Biên bản họp hội đồng tư vấn xét giao trực tiếp
  6. B2.6QTLVTTĐ: Phương thức, quy trình làm việc của Tổ thẩm định kinh phí
  7. B2.7-PNXTĐ: Phiếu nhận xét thẩm định kinh phí dự án
  8. B2.8-BBTĐ: Biên bản họp thẩm định kinh phí dự án
B2.1- BBMHS​
07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

——————————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————

………, ngày tháng năm 20…

BIÊN BẢN MỞ HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ XÉT GIAO TRỰC TIẾP

TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN NÔNG THÔN MIỀN NÚI

1. Tên dự án:

3. Địa điểm và thời gian

…………………………………, ngày ……./….. /20…

4. Đại diện các cơ quan và tổ chức liên quan tham gia mở hồ sơ

TT

Tên cơ quan, tổ chức

Họ và tên đại biểu

5. Tình trạng của các hồ sơ

Tình trạng của các hồ sơ xột giao trực tiếp được thể hiện trong bảng sau

TT

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký giao trực tiếp

Tình trạng hồ sơ

Nộp đúng hạn1

Tính đầy đủ của Hồ sơ đăng ký2

Tư cách pháp nhân

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Kết luận:

– Hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện để đưa vào xem xét đánh giá:

– Hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện để đưa vào xem xét đánh giá:

Các bên thống nhất và ký vào biên bản mở hồ sơ vào …..h…..phút, ngày .…/…../20….

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ NHIỆM VỤ

(Họ, tên và chữ ký)

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

(Họ, tên và chữ ký)

B2.2-QTLVHĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC

CỦA HỘI ĐỒNG XÉT GIAO TRỰC TIẾP

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịchvà các ủy viên phản biện.

2. Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá đề xuất đặt hàng theo mẫu quy định ban hành kèm theo thông tư này.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi trên 3/4 số thành viên của hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của hội đồng. Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của hội đồng.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.

2. Hội đồng trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký khoa học của hội đồng.

3. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ:

a) Các ủy viên phản biện, ủy viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá hồ sơ theo các tiêu chí trong phiếu nhận xét đánh giá B2.3-PNXDA tại Phụ lục này;

b) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo;

c) Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các tiêu chí đánh giá quy định. Trong quá trình thảo luận hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các ủy viên phản biện, ủy viên hội đồng về ý kiến nhận xét;

d) Hội đồng cho điểm theo các tiêu chí, thang điểm quy định tại các mẫu Biểu B2.4-PĐGDA tại Phục lục này và bỏ phiếu đánh giá chấm điểm;

đ) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm ba (03) người là ủy viên của hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và hai (02) thành viên.

6. Các thư ký hành chính của hội đồng giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá của các thành viên hội đồng.

7. Hội đồng công bố công khai kết quả chấm điểm đánh giá và thông qua biên bản làm việc của hội đồng, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển hoặc được giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

8. Hội đồng thảo luận để thống nhất kiến nghị:

a) Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương ứng phải đạt;

b) Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện;

c) Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần.

9. Thư ký khoa học hoàn thiện biên bản làm việc theo Mẫu B2.5-BBHĐXC./.

B2.3-PNXDA

07/2016/TT-BKHCN

PHIẾU NHẬN XÉT

Hồ sơ dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Họ và tên thành viên Hội đồng:

Uỷ viên phản biện

Uỷ viên

2. Tên dự án:

3. Tổ chức chủ trì:

4. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án:

5. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

6. Các chỉ tiêu đánh giá – nhận xét

6.1. Giá trị công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế, tính khả thi và khả năng nhân rộng:

Tối đa 40 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

1

2

3

4

1

Đánh giá tổng quan trình độ công nghệ được ứng dụng cho dự án và xu hướng phát triển nhân rộng: thể hiện sự am hiểu và làm chủ được công nghệ, phân tích làm rõ được tính tiên tiến của công nghệ so với các công nghệ hiện có ở địa phương và tính phù hợp của công nghệ với chiến lược phát triển và điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa phương nơi triển khai dự án, các luận cứ của tác giả về hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của các mô hình sau khi dự án kết thúc,…)

  • Rõ ràng
  • Đầy đủ

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 9 và mục 10 và tham khảo thêm phần mô tả công nghệ ở mục 12 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

5

3

2

2

Xác định nội dung và các vấn đề đặt ra mà dự án cần triển khai thực hiện:

  • Luận cứ rõ những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (cần hướng vào để triển khai thực hiện) nhằm đạt được mục tiêu, sản phẩm mà dự án đặt ra
  • Rõ ràng, chi tiết
  • Khoa học

  • Nội dung, trình tự các bước công việc thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra:
  • Hợp lý
  • Sáng tạo

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 11, 12, 14 và mục 15 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

15

10

7

3

5

3

2

3

Phương án (các giải pháp) triển khai

  • Phương án tổ chức tiếp nhận công nghệ và phát triển vào sản xuất đại trà: mô tả, phân tích các điều kiện về địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, vật tư, thiết bị, sơ đồ qui trình công nghệ, phương án tổ chức sản xuất, yếu tố môi trường và giải pháp khắc phục, …

– Hợp lý

– Khả thi

  • Phương án tài chính: phân tích, tính toán tài chính, biện pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện dự án và nhân rộng kết quả của dự án vào sản xuất đại trà

– Đầy đủ

– Chính xác

– Có tính pháp lý (có cam kết của các đối tác tham gia dự án)

  • Phương án tổ chức thị trường và tiêu thụ sản phẩm hoặc phát triển nhân rộng mô hình: chứng minh được đầu ra của sản phẩm mô hình (có nhu cầu và địa chỉ tiêu thụ hoặc phát triển nhân rộng mô hình cụ thể, giá thành và chất lượng sản phẩm được xã hội chấp nhận)

– Rõ ràng

– Khả thi

– Có hợp đồng bao tiêu sản phẩm

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 13 và tham khảo thêm mục 15.2 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

10

2

1

1

4

1

1

2

4

1

1

2

4

Khả năng phát triển của dự án sau khi kết thúc: chứng minh được tính ổn định và tính tiên tiến của công nghệ, chất lượng và giá thành sản phẩm, phân tích và làm rõ được tính khả thi của phương án mở rộng vào sản xuất hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự.

– Đầy đủ, rõ ràng

– Khả thi

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 17 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

10

4

6

6.2. Năng lực của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Tối đa 25 điểm

1

2

3

4

5

Kinh nghiệm thực tế về triển khai và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực của dự án và những thành tựu nổi bật của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ (trong 5 năm trở lại đây):

– Chứng minh được công nghệ của dự án là do tổ chức chuyển giao tạo ra hoặc được xác nhận bằng văn bản cho phép sử dụng công nghệ của đơn vị sở hữu công nghệ để chuyển giao

10

3

– Số công nghệ đã được áp dụng hoặc chuyển giao vào sản xuất

– Năng lực tổ chức quản lý của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ của dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

4

3

6

Tiềm lực về cán bộ chuyển giao công nghệ của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ (liên quan đến dự án ): Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu triển khai công nghệ của những người tham gia chuyển giao công nghệ của dự án, …

  • Số lượng cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên có thể tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:
  • Cơ cấu chuyên môn của các cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên dự kiến tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của đơn vị chủ trì chuyển giao công nghệ của dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

15

7

8

6.3. Năng lực của tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì dự án: tối đa 25 điểm

7

Kinh nghiệm thực tế sản xuất kinh doanh, quản lý và những thành tựu nổi bật về tiếp nhận và triển khai công nghệ của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

10

  • Số năm kinh nghiệm, số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai

3

  • Năng lực tổ chức và quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án

Nhận xét: (Căn cứ vào Sơ yếu lý lịch khoa học của cá nhân chủ trì dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

7

8

Tiềm lực (liên quan đến tiếp nhận và triển khai công nghệ của dự án) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

  • Cơ sở vật chất hiện có đảm bảo cho việc tiếp nhận và triển khai dự án
  • Điều kiện đảm bảo về nhân lực, cơ cấu cán bộ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia tiếp nhận và triển khai dự án

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp nhận và triển khai công nghệ của đơn vị chủ trì dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

15

5

10

6.4. Tính hợp lý của kinh phí cần thiết thực hiện dự án và kinh phí đề nghị hỗ trợ: tối đa 10 điểm

1

2

3

4

9

Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề nghị hỗ trợ, mức độ chi tiết của dự toán

Nhận xét: (Căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện dự án trong phụ lục của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

2

10

Tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện Dự án:

  • Khả thi
  • Có cam kết của các đối tác tham gia dự án

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp nhận và triển khai công nghệ của Tổ chức chủ trì dự án và các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ các đối tác tham gia dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

8

4

4

Cộng

100

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Họ tên và chữ ký)

B2.4-PĐGDA

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG XÉT GIAO TRỰC TIẾP

—————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

…….., ngày tháng năm 20…

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Hồ sơ dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên thành viên Hội đồng:

5. Các chỉ tiêu đánh giá – nhận xét

5.1. Giá trị công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế, tính khả thi và khả năng nhân rộng:

Tối đa 40 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

1

2

3

4

1

Đánh giá tổng quan trình độ công nghệ chuyển giao và xu hướng phát triển nhân rộng: thể hiện sự am hiểu và làm chủ được công nghệ, phân tích làm rõ được tính tiên tiến của công nghệ so với các công nghệ hiện có ở địa phương và tính phù hợp của công nghệ với chiến lược phát triển và điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa phương nơi triển khai dự án, các luận cứ của tác giả về hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của các mô hình sau khi dự án kết thúc,…)

  • Rõ ràng
  • Đầy đủ

5

3

2

2

Xác định nội dung và các vấn đề đặt ra mà dự án cần triển khai thực hiện:

  • Luận cứ rõ những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (cần hướng vào để triển khai thực hiện) nhằm đạt được mục tiêu, sản phẩm mà dự án đặt ra
  • Rõ ràng, chi tiết
  • Khoa học

  • Nội dung, trình tự các bước công việc thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra
  • Hợp lý
  • Sáng tạo

15

10

7

3

5

3

2

3

Phương án (các giải pháp) triển khai

  • Phương án tổ chức tiếp nhận công nghệ và phát triển vào sản xuất đại trà: mô tả, phân tích các điều kiện về địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, vật tư, thiết bị, sơ đồ qui trình công nghệ, phương án tổ chức sản xuất, yếu tố môi trường và giải pháp khắc phục, …

– Hợp lý

– Khả thi

  • Phương án tài chính: phân tích, tính toán tài chính, biện pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện dự án và nhân rộng kết quả của dự án vào sản xuất đại trà

– Đầy đủ

– Chính xác

– Có tính pháp lý (có cam kết của đối tác tham gia dự án)

  • Phương án tổ chức thị trường và tiêu thụ sản phẩm hoặc phát triển nhân rộng mô hình: chứng minh được đầu ra của sản phẩm mô hình (có nhu cầu và địa chỉ tiêu thụ hoặc phát triển nhân rộng mô hình cụ thể, giá thành và chất lượng sản phẩm được xã hội chấp nhận)

– Rõ ràng

– Khả thi

– Có hợp đồng bao tiêu sản phẩm

10

2

1

1

4

1

1

2

4

1

1

2

4

Khả năng phát triển của dự án sau khi kết thúc: chứng minh được tính ổn định và tính tiên tiến của công nghệ, chất lượng và giá thành sản phẩm, phân tích và làm rõ được tính khả thi của phương án mở rộng vào sản xuất hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự.

– Đầy đủ, rõ ràng

– Khả thi

10

4

6

5.2. Năng lực của Tổ chức đăng ký hỗ trợ công nghệ: tối đa 25 điểm

1

2

3

4

5

Kinh nghiệm thực tế về triển khai và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực của dự án và những thành tựu nổi bật của Tổ chức chủ trì đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ (trong 5 năm trở lại đây):

– Chứng minh được công nghệ của dự án là do tổ chức chuyển giao tạo ra hoặc đã làm chủ được đối với những công nghệ tiếp nhận từ nước ngoài vào

10

3

– Số công nghệ đã được áp dụng hoặc chuyển giao vào sản xuất

– Năng lực tổ chức quản lý của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ

4

3

6

Tiềm lực về cán bộ chuyển giao công nghệ của Tổ chức đăng ký chuyển giao công nghệ (liên quan đến dự án ): Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu triển khai công nghệ của những người tham gia chuyển giao công nghệ của dự án, …

  • Số lượng cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên có thể tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:
  • Cơ cấu chuyên môn của các cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên dự kiến tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:

15

7

8

5.3. Năng lực của Tổ chức và Cá nhân đăng ký chủ trì dự án: tối đa 25 điểm

1

2

3

4

7

Kinh nghiệm thực tế sản xuất kinh doanh, quản lý và những thành tựu nổi bật về tiếp nhận và triển khai công nghệ của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

10

  • Số năm kinh nghiệm, số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai

3

  • Năng lực tổ chức và quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án

7

8

Tiềm lực (liên quan đến tiếp nhận và triển khai công nghệ của dự án) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

  • Cơ sở vật chất hiện có đảm bảo cho việc tiếp nhận và triển khai dự án
  • Điều kiện đảm bảo về nhân lực, cơ cấu cán bộ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia tiếp nhận và triển khai dự án

15

5

10

5.4. Tính hợp lý của kinh phí cần thiết thực hiện dự án và kinh phí đề nghị hỗ trợ: tối đa 10 điểm

1

2

3

4

9

Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề nghị hỗ trợ, mức độ chi tiết của dự toán

2

10

Tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện Dự án:

  • Khả thi
  • Có cam kết của các đối tác tham gia dự án

8

4

4

Cộng

100

Ghi chú: Hồ sơ dự án đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu là 65 điểm.

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Họ tên và chữ ký)

B2.5-BBHĐXC

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÉT GIAO TRỰC TIẾP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

…….., ngày tháng năm 20…

—————————-

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÉT GIAO TRỰC TIẾP

dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. Những thông tin chung

1. Tên dự án:

2. Tên Tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì dự án:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Tên Tổ chức hố trợ ứng dụng công nghệ:

4. Quyết định thành lập hội đồng:

Số ………/QĐ-BKHCN ngày …….. tháng …… năm ………. của Bộ trưởng Bộ KH&CN

5. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

  • Địa điểm:
  • Thời gian:

6. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên Hội đồng ………./…….; vắng ……… thành viên, gồm các thành viên:

………………………………..

………………………………..

7. Khách mời tham dự

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

II. Nội dung làm việc của Hội đồng

  1. Hội đồng đã nghe các uỷ viên phản biện đọc bản nhận xét, phân tích Hồ sơ dự án; Hội đồng đã nêu câu hỏi với các uỷ viên phản biện về từng chỉ tiêu đánh giá đã được quy định.
  2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận kĩ Hồ sơ dự án theo từng chỉ tiêu.
  3. Hội đồng đã bầu ban kiểm phiếu gồm 03 thành viên sau:

…………………………..

…………………………..

…………………………..

  1. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá Hồ sơ dự án.
  2. Ban kiểm phiếu đã làm việc và kết quả như sau:
  • Số phiếu phát ra:
  • Số phiếu thu về:
  • Số phiếu hợp lệ:
  • Số phiếu không hợp lệ:

Họ tên các thành viên Hội đồng và điểm đánh giá tương ứng

Điểm trung bình của các thành viên HĐ

Họ và tên

Tổng số điểm

  1. Kết quả đánh giá của Hội đồng: Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Hội đồng đánh giá: (chỉ để lại một trong hai trường hợp)
  • Hồ sơ dự án đạt yêu cầu (điểm trung bình phải đạt tối thiểu là 65 điểm).
  • Hồ sơ dự án Không đạt yêu cầu (điểm trung bình dưới 65 điểm).
  1. Hội đồng kiến nghị các điểm sau đây:

Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương ứng phải đạt;

Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện;

– Về kinh phí cho việc thực hiện dự án:

Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần:

Hội đồng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và phê duyệt.

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Chữ ký và họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Chữ ký và họ tên)

B2.6QTLVTTĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA TỔ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của Tổ thẩm định phải có mặt đầyđủ các thành viên của Tổ thẩm định.

2. Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định sự phù hợp của các nội dung trong thuyết minh dự án với kết luận của hội đồng, dự toán kinh phí của dự án theo định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước và kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện cho dự án.

3. Tổ thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của Tổ thẩm định được thông qua khi trên 3/4 số thành viên của Tổ thẩm định có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được tổng hợp để Tổ thẩm định thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Tổ thẩm định. Thành viên Tổ thẩm định chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của Tổ thẩm định.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập tổ thẩm định, giới thiệu thành phần tổ thẩm định và các đại biểu tham dự, đọc những kết luận chính của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tại phiên họp đánh giá hồ sơ.

2. Tổ trưởng tổ thẩm định nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc thẩm địnhkinh phí đối với dự án.

3. Thành viên tổ thẩm định là chủ tịch hoặc phó chủ tịch cho ý kiến nhận xét đối với những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ và kinh phí thực hiện dự án.

4. Các thành viên tổ thẩm định nêu ý kiến thẩm định.

5. Thư ký hành chính giúp tổ thẩm định hoàn thiện biên bản thẩm định.

6. Tổ thẩm định thông qua biên bản làm việc của Tổ thẩm định./.

B2.7-PNXTĐ

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ
—————————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

PHIẾU NHẬN XÉT

THẨM ĐỊNH KINH PHÍ DỰ ÁN

1. Tên dự án:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………Mã số………….. (nếu có)

2. Tổ chức chủ trì:

3. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên người thẩm định: ……………………………………………………..

Chức danh trong tổ thẩm định: ………………………………………………………………

5. Ngày nhận Hồ sơ thẩm định: ngày……tháng ….. năm 20….

A. Nội dung chuyên môn

I. Nhận xét, đánh giá chung mức độ hoàn thiện của Thuyết minh theo kết luận của Hội đồng KH&CN tư vấn xét giao trực tiếp:

1. Nhận xét, đánh giá chung (về thông tin chung; mục tiêu, nội dung KH&CN, phương án tổ chức thực hiện; sản phẩm KH&CN, thời gian và tổng kinh phí thực hiện….):

a. Đủ điều kiện thẩm định:

b. Không đủ điều kiện để thẩm định (nêu rõ lý do):

II. Nhận xét nội dung:

1. Nội dung khảo sát bổ sung, hỗ trợ ứng dụng công nghệ

– Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ – lý do:

– Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do):

2. Nội dung xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ

– Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ – lý do:

– Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do):

3. Phương án hợp tác trong/ngoài nước:

4. Hội thảo khoa học/tập huấn kỹ thuật:

5. Tiến độ và thời gian thực hiện: (Sự phù hợp về tiến độ của từng nội dung nghiên cứu: bắt đầu, kết thúc) thời gian thực hiện……..tháng.

6. Sản phẩm KH&CN chính: (đề nghị ghi cụ thể):

(Yêu cầu về số lượng, chủng loại quy trình công nghệ được ứng dụng; số lượng, chủng loại, quy mô, chất lượng của các mô hình ứng dụng; sản phẩm khác (nếu có)

B. Nhận xét về dự toán kinh phí: (Nêu ý kiến nhận xét những mục nào trong dự toán chưa phù hợp, nên hiệu chỉnh như thế nào là hợp lý và sơ bộ dự kiến kinh phí)

  1. Kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thiết bị máy móc:

  1. Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo:

  1. Chi phí lao động:

  1. Nguyên vật liệu, năng lượng:
  1. Thuê thiết bị, nhà xưởng:

  1. Chi khác:

C. Kiến nghị:

1. Dự kiến tổng kinh phí cần thiết: ……….. triệu đồng

Trong đó: – Từ ngân sách Trung ương………. Triệu đồng

– Từ ngân sách địa phương………..triệu đồng;

2. Phương thức thực hiện:

2.1

Khoán đến sản phẩm cuối cùng

2.2

Khoán từng phần, trong đó:

– Kinh phí khoán: ……….. triệu đồng;

– Kinh phí không khoán: ……….triệu đồng.

……………, ngày tháng năm

Thành viên Tổ thẩm định

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

B2.8-BBTĐ

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ DỰ ÁN

THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NTMN

—————————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————–

…….., ngày tháng năm 20…

BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH KINH PHÍ DỰ ÁN

Dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. Những thông tin chung

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì Dự án:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Quyết định thành lập Tổ thẩm định:

Số ………/QĐ-BKHCN ngày …….. tháng… năm 20….. của Bộ trưởng Bộ KH&CN

5. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

  • Địa điểm:
  • Thời gian:

6. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên Tổ thẩm định ………./…….;

vắng ……… thành viên, gồm các thành viên:

………………………………..

………………………………..

7. Khách mời tham dự

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

B. Các ý kiến của thành viên tổ thẩm định:(thư ký hành chính ghi đầy đủ ý kiến nhận xét của từng thành viên tổ thẩm định)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

C. Kết luận của Tổ thẩm định

1. Nội dung chuyên môn:

1.1. Mục tiêu của dự án (Ghi cụ thể):

1.2. Tiến độ và thời gian thực hiện:…. tháng:

1.3 Sản phẩm của dự án:

1.4. Thiết bị, máy móc (thiết bị, máy móc cần mua: tên, số lượng):

2. Về kinh phí thực hiện:

2.1. Tổng kinh phí cần thiết để thực hiện dự án là: ……………….. triệu đồng

Trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách Trung ương………….. triệu đồng

+ Kinh phí từ ngân sách địa phương…………… triệu đồng

+ Kinh phí từ các nguồn khác: ……………………… triệu đồng

2.2. Dự kiến nội dung chi từ ngân sách sự nghiệp KH&CN TW:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Các khoản chi

Kinh phí NS SNKH&CNTWW

Ghi chú

1

Khoản 1. Kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ

2

Khoản 2. Đào tạo, tập huấn

3

Khoản 3. Nguyên vật liệu, năng lượng

4

Khoản 4. Thiết bị máy móc

5

Khoản 5. Xây dựng cơ bản

6

Khoản 6. Công lao động

7

Khoản 7. Chi khác

Tổng cộng

2.3. Phương thức khoán chi:

– Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng:

– Khoán chi từng phần:

D. Kiến nghị của Tổ thẩm định:

Biên bản được lập xong lúc…….giờ, ngày ……tháng……năm…… và đã được Tổ thẩm định nhất trí thông qua./.

Tổ trưởng

Tổ phó

Thành viên

Thành viên

Phụ lục III

HỢP ĐỒNG VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG

(Kèm theo Thông tư số 07 /2016/TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

———————————-

  1. B3.1-HĐDA: Mẫu hợp đồng thực hiện dự án
  2. B3.2- TLHĐDA: Mẫu thanh lý hợp đồng thực hiện dự án
  3. B3.3-HĐHTUD: Mẫu hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ
  4. B3.4-TLHĐHTUD: Mẫu thanh lý hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ

B3.1-HĐDA

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

Hà Nội, ngày …… tháng …….. năm 20……..

HỢP ĐỒNG

THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025

Số: ……/20.. NTMN.TW (hoặc ĐP)

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày14 tháng 6 năm 2005

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số /TTLT/BTC-BKHCN ngày / /2016 về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BKHCN ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………,

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND- ngày / /20.. của về việc phê dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………

Chúng tôi gồm

1. Bên giao (Bên A)[1] là:

Đơn vị quản lý kinh phí

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Số tài khoản:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố) ……………

Đại diện là ông/bà: ………………………….

Chức vụ: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………………

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức chủ trì dự án (Bên B): ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện dự án (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1. Đặt hàng và nhận đặt hàng thực hiện dự án

Bên A đặt hàng và Bên B nhận đặt hàng thực hiện dự án “……………………” theo các nội dung trong Thuyết minh dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi tắt là Thuyết minh).

Thuyết minh là bộ phận không tách rời của Hợp đồng.

Điều 2. Thời gian thực hiện Hợp đồng

Thời gian thực hiện dự án là …………. tháng, từ tháng……. năm 20………đến tháng … năm 20………

Điều 3. Kinh phí thực hiện dự án

1. Tổng kinh phí thực hiện dự án là …………. (bằng chữ…..), trong đó:

– Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương:…………. (bằng chữ…..).

– Kinh phí từ nguồn khác: …………. (bằng chữ…..).

Giá trị hợp đồng: …………. (bằng chữ…..)

2. Tiến độ cấp kinh phí:

Số TT

Đợt

Kinh phí cấp cho Bên B1

(triệu đồng)

Thời gian

1

Đợt 1

2

Đợt 2

3

Đợt …

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Hợp đồng;

b) Bố trí cho Bên B số kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 3 Hợp đồng này theo tiến độ kế hoạch, tương ứng với các nội dung thuyết minh dự ánđược phê duyệt;

c) Trước mỗi đợt cấp kinh phí tiếp theo, Bên A tiến hành xem xét và khẳng định kết quả đạt được theo tiến độ thực hiện nêu trong Thuyết minh dự án và Phụ lục kèm theo trong Hợp đồng. Nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, thì Bên A có thể kiến nghị điều chỉnh tiến độ cấp hoặc ngừng việc cấp kinh phí.

d) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu của Dự ánbằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có);

đ) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá tình hình thực hiện Dự án;

e) Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thực hiện dự án;

g) Trong quá trình thực hiện dự án, nếu Bên B không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc có hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả của dự án thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và kiến nghị với Bộ KH&CN (trường hợp dự án do Trung ương quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố (trường hợp dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) về việc dừng thực hiện dự án hoặc thay đổi Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ công nghệ của dự án.

h) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự ántheo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Thuyết minh;

i) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành;

k) Phối hợp cùng Bên B xử lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nướctheo quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

a) Chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong việc tổ chức triển khai các nội dung của Dự án đápứng yêu cầu về quy mô, chất lượng, tiến độ theo Thuyết minh và dự toán đã được phê duyệt;

b) Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và thời hạnthực hiện Hợp đồng khi cần thiết;

c) Yêu cầu Bên A cấp đủ kinh phí theo đúng tiến độ quy định trong Hợp đồng khi hoàn thành đầy đủ nội dung công việc theo tiến độ cam kết. Đảm bảo huy động đủ nguồn kinh phí khác theo cam kết. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả;

d) Xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của dự án bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để gửi Bên A phê duyệt và thực hiện mua sắm theo quy định của pháp luật;

đ) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với dự án theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong việc: xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bên A; chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu mô hình dự án; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gửi các cấp có thẩm quyền đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, nghiệm thu cấp Nhà nước theo quy định hiện hành khi kết thúc dự án;

g) Ký hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ trước khi cấp kinh phí đợt 01 của dự án.

h) Có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước (nếu có) cho tới khi có quyết định xử lý các tài sản đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

i) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định;

k) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.

Điều 5. Trình tự giao nhận sản phẩm

Khi kết thúc dự án, Bên B có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ nộp, chuyển cho Bên A những tài liệu và sản phẩm nêu trong Thuyết minh dự án để đánh giá và nghiệm thu, bao gồm:

– Hồ sơ về máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vườn cây đầu dòng, giống gốc …. đã mua sắm bằng kinh phí của dự án;

– Hồ sơ về các sản phẩm là kết quả của dự án đã nêu trong Thuyết minh và Phụ lục kèm theo Hợp đồng này;

– Hồ sơ báo cáo tổng kết của dự án: báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các tài liệu có liên quan khác như: biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình, biên bản nghiệm thu cấp tỉnh/thành phố, báo cáo quyết toán kinh phí của dự án….

Điều 6. Chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Dự án đã kết thúc và được nghiệm thu.

2. Có căn cứ để khẳng định việc thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện dự án là không cần thiết và hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.

3. Bên Bbị đình chỉ thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu dự án theo quy định pháp luật.

Điều 7. Điều khoản chung

1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, … khiến chủ nhiệm, cơ quan chủ trì và tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ của dự án không thể tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng thì bên Bcó thể kiến nghị điều chỉnh, đình chỉ hợp đồng và thông báo bằng văn bản cho Bên A để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp dự án do Trung ương quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (trong trưởng hợp dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) để xem xét, quyết định.

2. Các bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

3. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết. Trường hợp không hoà giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết (hoặc khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự)

4. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng này được lập thành 20 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 05 bản./.

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH/THÀNH PHỐ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

Bảng 1: Danh mục tài liệu

Số TT

Tài liệu

Số lượng

Ghi chú

Quy trình công nghệ được chuyển giao của dự án (kèm theo ghi chú điều chỉnh nếu có)

Hồ sơ về:

– Máy móc, thiết bị

– Nhà xưởng

– Vườn cây đầu dòng, giống gốc

Hồ sơ về các sản phẩm là kết quả của dự án

Hồ sơ báo cáo tổng kết của dự án:

– Báo cáo tổng kết

– Báo cáo tóm tắt

– Biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình

– Biên bản hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh/thành phố

– Báo cáo quyết toán kinh phí của dự án

………………….

Bảng 2: Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Ghi chú

Các quy trình công nghệ đã chuyển giao:

– ………

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất …….

……………………..

Bảng 3: Danh mục sản phẩm cụ thể

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

Ghi chú

Sản phẩm …..

Sản phẩm …..

……….

Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở

Tập huấn nông dân

Số cán bộ trẻ, cán bộ tình nguyện làm việc thường xuyên tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số

Bảng 4: Danh mục tài sản cố định mua sắm bằng kinh phí của dự án

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Ghi chú

– Máy móc, thiết bị

– Dây chuyền công nghệ

– Nhà xưởng

……….


[1] Trường hợp Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thì chuyển Sở KH&CN lên trước trong mục này.

B3.2-TLHĐDA

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……….., ngày …… tháng …….. năm 20……..

THANH LÝ HỢP ĐỒNG

THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025”

Số: ……/20.. NTMN.TW (hoặc ĐF)

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số /TTLT/BTC-BKHCN ngày / /2016 về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Hợp đồng thực hiện dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025,số: ………. ký ngày ….tháng… năm 20….

CHÚNG TÔI GỒM:

1. Bên giao (Bên A)[1] là:

Đơn vị quản lý kinh phí

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Số tài khoản:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh (thành phố) ……………

Đại diện là ông/bà: ………………………….

Chức vụ: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………………

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức chủ trì dự án (Bên B): ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất bàn giao kết quả và thanh lý Hợp đồng…… số…..…ngày …..(sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1. Xác nhận kết quả thực hiện Dự án

Đối với trường hợp Dự án hoàn thành

1. Bên B đã hoàn thành việc thực hiện các nội dung của thuộc trách nhiệm của bên Bcủa Dự án“……” theo Thuyết minh dự án được Bên A phê duyệt và…. (ghi các văn bản điều chỉnh khác của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền – nếu có).

Thời gian thực hiện các nội dung của thuộc trách nhiệm của bên B trong dự án là từ tháng… năm 20… đến tháng … năm 20…

2. Bên A đã tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nội dung được giao củadự án vào ngày….tháng…..năm 20…..(Kèm theo Bản sao Biên bản đánh giá nghiệm thu và Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ghi nhận kết quả đánh giá nghiệm thu).

3. Bên Bđã chuyển cho bên A các tài liệu, báo cáo nêu trong Thuyết minh Dự án và các Phụ lục kèm theo Hợp đồng số …. (Kèm theo Danh mục liệt kê).

Đối với trường hợp Dự án không hoàn thành:

1. Bên Bđã tổ chức việc thực hiện nội dung được giao của Dự án “……”theo Thuyết minh dự án được bên A phê duyệt và…. (ghi các văn bản điều chỉnh khác của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền – nếu có).

Thời gian thực hiện các nội dung của thuộc trách nhiệm của bên B trong dự án là từ tháng… năm 20… đến tháng … năm 20…

2. Dự án “….” được xác nhận là không hoàn thành (Kèm theo Quyết định đình chỉ (hoặc dừng) thực hiện dự án hoặc Biên bản đánh giá nghiệm thu dự án ở mức không đạt và Biên bản xác nhận khối lượng nội dung Bên B đã thực hiện).

3. Bên B đã chuyển cho bên A các tài liệu và các kết quả khác của dự án (như số liệu điều tra, khảo sát, mẫu sản phẩm,….) phù hợp với khối lượng công việc đã được xác minh là hoàn thành – nếu có (Kèm theo danh mục liệt kê chi tiết).

Điều 2. Xử lý tài chính của dự án

Đối với Dự án hoàn thành:

1. Ngân sách SNKH&CNTW:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đề nghị và đã được bên A chấp nhận quyết toán là:

c. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước là:

d. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

2. Ngân sách Địa phương:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đề nghị và đã được bên A chấp nhận quyết toán là:

c. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước là:

d. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

Đối với trường hợp Dự án không hoàn thành:

1. Ngân sách SNKH&CNTW:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đã sử dụng và đề nghị quyết toán là:

c. Kinh phí được bên A chấp nhận quyết toán (Kèm theo Biên bản xác nhận nội dung đã được thực hiện và chấp nhận quyết toán kinh phí của cấp có thẩm quyền)là:

d. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước (Ghi Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định số kinh phí Bên B phải hoàn trả):

đ. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

2. Ngân sách Địa phương:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đã sử dụng và đề nghị quyết toán là:

c. Kinh phí được bên A chấp nhận quyết toán (Kèm theo Biên bản xác nhận nội dung đã được thực hiện và chấp nhận quyết toán kinh phí của cấp có thẩm quyền)là:

d. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước (Ghi Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định số kinh phí Bên B phải hoàn trả):

đ. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

Điều 3. Xử lý tài sản của Dự án

Ghi kết quả xử lý tài sản được mua sắm bằng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Dự án và kết quả xử lý tài sản được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Dự án (Kèm theo Quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.)

Biên bản thanh lý Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành 8 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 2 bản./.

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH/THÀNH PHỐ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)


[1] Trường hợp Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thì chuyển Sở KH&CN lên trước trong mục này.

B3.3-HĐHTUD

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

Hà Nội, ngày …… tháng …….. năm 20……..

HỢP ĐỒNG HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG

DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025

Số: ……/20……/…….

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày.…tháng.….năm………

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BKHCN ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………,

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND- ngày / /20.. của về việc phê dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………

Căn cứ Hợp đồng số ………… giữa….. và…………………………

Chúng tôi gồm

1. Bên giao (Bên A) là:

Tổ chức chủ trì dự án ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng công nghệ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1. Đặt hàng và nhận đặt hàng thực hiện Hợp đồng

Bên A đặt hàng và Bên B nhận đặt hàng thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ dự án “……………………”.

Điều 2. Thời gian thực hiện Hợp đồng

Thời gian thực hiện Hợp đồng là …………. tháng, từ tháng……. năm 20………đến tháng … năm 20………

Điều 3. Kinh phí thực hiện Hợp đồng

  1. Tổng kinh phí thực hiện Hợp đồng là …………. (bằng chữ…..)

2. Tiến độ cấp kinh phí:

Số TT

Đợt

Kinh phí cấp cho Bên B

(triệu đồng)

Thời gian

1

Đợt 1

2

Đợt 2

….

………….

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Hợp đồng;

b) Bố trí cho Bên B số kinh phí từ Dự ánquy định tại Điều 3 Hợp đồng này theo tiến độ kế hoạch, tương ứng với các nội dung thỏa thuận;

c) Trước mỗi đợt cấp kinh phí tiếp theo, Bên A tiến hành xem xét và khẳng định kết quả đạt được theo tiến độ thực hiện nêu trong Phụ lục kèm theo trong Hợp đồng. Nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, thì Bên A có thể điều chỉnh tiến độ cấp hoặc ngừng việc cấp kinh phí;

h) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiệntheo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Phụ lục Hợp đồng;

i) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành;

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

a) Cam kết, chịu trách nhiệm về quyền chuyển giao công nghệ và hiệu quả của công nghệ được chuyển giao cho Dự án;

b) Phối hợp với Bên A trong việc tổ chức triển khai các nội dung của Dự án đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chỉ tiêu theo Hợp đồng;

c) Yêu cầu Bên A cấp đủ kinh phí theo đúng tiến độ quy định trong Hợp đồng khi hoàn thành đầy đủ nội dung công việc theo tiến độ cam kết. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả;

d) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Dự án theo quy định của pháp luật;

g)Phối hợp với Bên A trong việc: hỗ trợ ứng dụng các quy trình công nghệ cho dự án; cử cán bộ trực tiếp giám sát, hướng dẫn Bên A và người dân tham gia dự án ứng dụng các công nghệ trong việc triển khai các mô hình; xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến công nghệ của dự án; xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bên A; Chuẩn bị hồ sơ gửi các cấp có thẩm quyền nghiệm thu cấp ở địa phương, nghiệm thu chính thức theo quy định hiện hành khi kết thúc dự án;

h) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định;

i) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.

Điều 5. Trình tự giao nhận sản phẩm

Khi kết thúc Hợp đồng, Bên B có trách nhiệm chuyển cho Bên A những tài liệu và sản phẩm nêu trong Phụ lục hợp đồng.

Điều 6. Chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Dự án đã kết thúc và được nghiệm thu.

2. Bên A hoặc Bên B bị đình chỉ thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 7. Điều khoản chung

1. Các bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết. Trường hợp không hoà giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết (hoặc khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự)

3. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng này được lập thành 10 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 05 bản./.

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Bên A)

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (Bên B)

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

(Kèm theo Hợp đồng số: ……/20…/….)

Danh mục sản phẩm và tiến độ thực hiện

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Thời gian

Ghi chú

1.

Các quy trình công nghệ:

….

2.

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất (phần công việc do Tổ chức Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thực hiện)

…..

3.

…….

4.

……….

……

B3.4-TLHĐHTUD

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————–

……….., ngày …… tháng …….. năm 20……..

THANH LÝ HỢP ĐỒNG HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025

Số: ……/20……/…….

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày.…tháng.….năm………

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BKHCN ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………,

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND- ngày / /20.. của về việc phê dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………

Căn cứ Hợp đồng số ………… giữa….. và…………………………

CHÚNG TÔI GỒM:

1. Bên giao (Bên A) là:

Tổ chức chủ trì dự án ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất bàn giao kết quả và thanh lý Hợp đồng…… số…..…ngày …..(sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

1. Bên A đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nội dung cam kết trong Hợp đồngvào ngày….tháng…..năm 20.

– Nội dung đã hoàn thành:

– Nội dung chưa hoàn thành:

  1. Bên Bđã chuyển cho bên A các tài liệu, báo cáo nêu trong Phụ lục kèm theo Hợp đồng số …. (kèm theo danh mục liệt kê).
  2. Kinh phí thực hiện hợp đồng

Đã thanh toán:………….đồng.

Còn phải thanh toán:……đồng.

Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng số …. ngày / /20 , không bên nào còn vướng mắc gì.

Biên bản thanh lý Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành 4 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 2 bản./.

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

Phụ lục IV

BIỂU MẪU KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU

DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI

(Kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

————————-

  1. B4.1-BCĐK: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện dự án
  2. B4.2-BBKTĐK: Biên bản kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án
  3. B4.3-BBNTMH: Biên bản nghiệm thu mô hình
  4. B4.4- BCTK: Báo cáo tổng kết dự án
  5. B4.5-BBNTĐP: Biên bản họp hội đồng KH&CN ở tỉnh, thành phố đánh giá nghiệm thu dự án
  6. B4.6-QTLVHĐ: Phương thức, quy trình làm việc của hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện dự án
  7. B4.7-PNXNT: Phiếu nhận xét nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện dự án do Trung ương quản lý
  8. B4.8-PĐGNT: Phiếu đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện dự án do Trung ương quản lý
  9. B4.9-BBHĐNT: Biên bản họp hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức dự án do Trung ương quản lý
  10. B4.10-BCGT: Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của hội đồng
  11. B4.11-QĐCNKQ: Quyết định công nhận kết quả thực hiện dự án

B4.1-BCĐK

07/2016/TT-BKHCN

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi[1]

Nơi nhận báo cáo:

1. Đơn vị quản lý kinh phí

2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh …………….

1.

Tên Dự án:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

2.

Ngày báo cáo

…/ …./20..

Kỳ: ……..

3.

Tổ chức chủ trì:

4.

Chủ nhiệm Dự án:

5.

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

6.

Thời gian thực hiện: … tháng từ …. /…./200.. đến … /…./200..

7.

Tổng kinh phí thực hiện: ………… triệu đồng,

trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKHCN trung ương: ………. triệu đồng (bao gồm…………triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ).

8.

Công việc chính đã được thực hiện: tính từ ngày…../…../20… đến kỳ báo cáo so với kế hoạch đề ra:

Kế hoạch ……………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Thực hiên

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

9.

Số lượng sản phẩm cụ thể đã hoàn thành đến ngày báo cáo:

9.1. Các sản phẩm KHCN

STT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô đạt được so với kế hoạch

đề ra

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

Quy trình công nghệ đã chuyển giao:

– ………

– ……..

2

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất …….

………

……………………..

9.2.Danh mục sản phẩm cụ thể dự án tạo ra

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

sản phẩm

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu so với kế hoạch đề ra

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

Sản phẩm …..

2

Sản phẩm …..

….

……….

4

Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở

5

Tập huấn nông dân

…….

……..

9.3.Danh mục tài sản cố định mua sắm bằng kinh phí của dự án

STT

Tên tài sản

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

– Máy móc, thiết bị

2

– Dây chuyền công nghệ

3

– Nhà xưởng

….

……….

9.4.Kết quả nhân rộng sản phẩm của dự án

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

sản phẩm

Ghi chú

Qui mô theo dự án đăng ký

Kết quả nhân rộng

1

Mô hình …

2

Mô hình …

3

Sản phẩm …..

4

Sản phẩm …..

5

……..

10.

Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được (trong thời gian liên quan đến báo cáo)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11.

Kinh phí

a) Kinh phí NSSNKH&CNTW :

– Kinh phí đã được cấp: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

– Kinh phí đã sử dụng: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

b) Kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương:

– Kinh phí đã được cấp: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

-Kinh phí đã sử dụng: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

c) Nguồn khác:……….triệu đồng

12.

Tình hình sử dụng kinh phí để thực hiện Dự án tính đến kỳ báo cáo

Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số kinh phí đã sử dụng

Trong đó

Chuyển giao công nghệ, đào tạo và tập huấn

Nguyên, vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy móc

Xây dựng cơ bản

Công lao động

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng kinh phí

Trong đó:

1) Ngân sách SNKH TW

2, Ngân sách địa phương

3) Các nguồn vốn khác

Các khoản chi lớn trong thời gian liên quan đến báo cáo

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

13.

Những vấn đề tồn tại cần giải quyết

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14.

Dự kiến những công việc cần triển khai tiếp trong thời gian tới

15.

Kết luận, kiến nghị

Kiến nghị liên quan tới tổ chức thực hiện;

– Kiến nghị về việc cấp kinh phí cho đơn vị chủ trì/đơn vị hỗ trợ ứng dụng công nghệ;

– Kiến nghị khác (nếu có).

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

(Ký tên, đóng dấu)

Tổ chức chủ trì

(Ký tên, đóng dấu)


[1] Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ có trách nhiệm báo cáo định kỳ tình hình thực hiện công việc của mình theo hợp đồng, gửi về Tổ chức chủ trì để tổng hợp chung trong báo cáo này.

B4.2-BBKTĐK

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

………., ngày tháng năm ….

BIÊN BẢN

Kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số /2016/TT-BKHCN ngày / /2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Hợp đồng thực hiện dự án số NTMN.DA.TW…..-201……, ngày ….. đã được ký kết giữa Đơn vị quản lý kinh phí, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh ……. với (Tổ chức chủ trì) và (Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

Văn phòng Chương trình NTMN tổ chức đoàn kiểm tra đối với dự án: …….. thuộc Chương trình Nông thôn miền núi do ………… chủ trì, Ông (bà) ……… là chủ nhiệm dự án, …….là tổ chức hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho dự án.

Nội dung kiểm tra:

– Tiến độ thực hiện nội dung của dự án theo kế hoạch so với thuyết minh đã được phê duyệt và Hợp đồng đã được ký kết giữa các bên;

– Tình hình thực hiện các quy chế quản lý và triển khai thực hiện các hợp đồng thuộc Chương trình Nông thôn miền núi;

– Tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí;

– Tình hình thực hiện chế độ báo cáo.

Thành phần Đoàn kiểm tra gồm:

Đại diện Đơn vị quản lý nhiệm vụ:

Đại diện Vụ quản lý chuyên ngành:

Đại diện Đơn vị quản lý kinh phí:

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ:

Đại diện Tổ chức Chủ trì dự án:

Đại diện Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Căn cứ báo cáo của Chủ nhiệm dự án, đại diện Tổ chức chủ trì, đại diện Tổ chức chuyển giao công nghệ, ý kiến của Sở KH&CN và thực tế kiểm tra một số mô hình của dự án, Đoàn đã trao đổi và thống nhất một số vấn đề như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN:

1. Về tiến độ triển khai thực hiện các nội dung dự án:

2. Về tài chính (tiếp nhận và sử dụng kinh phí):

2.1. Tình hình tiếp nhận kinh phí:

2.2. Tình hình sử dụng kinh phí:

Công tác kế toán (việc mở các sổ sách để theo dõi chi tiêu của dự án; việc lập và lưu trữ chứng từ; việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định):

– Ngân sách TW:

– Ngân sách địa phương:

– Nguồn khác:

II. KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Kiến nghị về tiến độ và các nội dung của dự án

2. Kiến nghị về các vấn đề phát sinh của dự án

3. Kiến nghị về việc cấp kinh phí cho Tổ chức chủ trì dự án

4. Kiến nghị về việc cấp kinh phí cho Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Biên bản được lập thành 12 bản có giá trị như nhau. Sở Khoa học và Công nghệ giữ 02 bản, Đơn vị quản lý kinh phí giữ 06 bản, Tổ chức chủ trì dự án giữ 02 bản, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ giữ 02 bản.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

KINH PHÍ

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN SỞ KH&CN

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(ký, ghi rõ họ tên)

B4.3-BBNTMH

07/2016/TT-BKHCN

TÊN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ

___________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________________

….., ngày………tháng…….năm……. 20…

BIÊN BẢN NGHIỆM THU MÔ HÌNH

của dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Tên dự án:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
  1. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thời gian thực hiện dự án:

Hợp đồng số: ngày tháng năm

  1. Tên mô hình:

  1. Quyết định thành lập Tổ đánh giá kết quả thực hiện mô hình

Số ngày tháng năm

  1. Địa điểm và thời gian họp Tổ đánh giá kết quả thực hiện mô hình:

  1. Số thành viên Tổ đánh giá có mặt trên tổng số thành viên tổ đánh giá ………./………..; vắng…………thành viên, gồm các thành viên:

Khách mời:

.………………………

. ………………………

  1. Nội dung đánh giá

– Mức độ thực hiện nội dung mô hình và quy mô so với hợp đồng

– Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện mô hình

– Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện mô hình

– Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của mô hình

– Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình

  1. Kết luận và kiến nghị
  1. Kết luận:

Đạt yêu cầu:

Không đạt yêu cầu:

  1. Kiến nghị:

Thư ký

(Chữ ký và họ tên)

Tổ trưởng

(Chữ ký và họ tên)

B4.4-BCTK

07/2016/TT-BKHCN

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

A.Tóm tắt thông tin về dự án đã được phê duyệt và đã được điều chỉnh

(Phần này lấy từ thuyết minh dự án và các văn bản điều chỉnh của các cơ quan quản lý có thẩm quyền như UBND tỉnh, thành phố, Bộ KH&CN).

1. Thông tin chung về dự án (cơ quan chủ quản, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ, thời gian thực hiện dự án, cấp quản lý…)

2. Mục tiêu (theo thuyết minh đã được phê duyệt)

3. Nội dung (theo thuyết minh đã được phê duyệt)

4. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng, quy mô của sản phẩm theo hợp đồng, thuyết minh dự án đã được phê duyệt và điều chỉnh (nếu có).

B. Kết quả triển khai thực hiện dự án

I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án

1. Tình hình chung

2. Thành lập Ban quản lý dự án ở các cấp

3. Chọn điểm, chọn đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai thực hiện các nội dung của dự án v.v…).

II. Kết quả thực hiện các nội dung

1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án

2. Công tác chuyển giao công nghệ

3. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn

4. Xây dựng các các mô hình

4.1. Mô hình …..

4.2. Mô hình …..

5. Công tác thu hút cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án (nếu có)

6. Tình hình sử dụng lao động

6.1. Lao động trực tiếp sản xuất: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, lao động phổ thông

6.2. Lao động gián tiếp: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, lao động phổ thông

7. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương và địa phương, huy động đối ứng từ các thành phần kinh tế để thực hiện dự án

7.1 Sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách TW và địa phương đến này nghiệm thu

7.2 Sử dụng kinh phí nguồn khác đến ngày nghiệm thu so với thuyết minh đã được phê duyệt

7.3 Doanh thu hàng năm

7.4 Lợi nhuận dòng hàng năm

8. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

9. Thông tin tuyên truyền và biện pháp khuyến khích nhân rộng kết quả của dự án

10. Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp đồng và thuyết minh dự án

10.1. Về quy mô và số lượng

TT

Sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng, quy mô theo hợp đồng và thuyết minh

Số lượng, quy mô thực hiện

% thực hiện

1

Sản phẩm .

2

Sản phẩm

…………….

10.2. Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng

Số TT

Sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo hợp đồng và thuyết minh

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được

1

Sản phẩm .

2

Sản phẩm

…………….

III. Phân tích đánh giá kết quả đạt được của dự án theo các nội dung

1. Công tác chuyển giao công nghệ (mức độ làm chủ được công nghệ của người tiếp nhận công nghệ, kết quả triển khai thực hiện các công nghệ, những điều chỉnh bổ sung trong các quy trình công nghệ để phù hợp với địa bàn…)

2. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng (nội dung và quy mô đã thực hiện được so với nội dung và quy mô đã đăng ký tại thuyết minh dự án và hợp đồng đã ký)

3. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án (phối hợp giữa cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và địa bàn tiếp nhận dự án, phương pháp tổ chức triển khai thực hiện dự án…)

4. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án (kinh phí dự án được sử dụng đúng mục đích và chi theo đúng quy định của Nhà nước, huy động nguồn kinh phí đối ứng cho dự án…)

5. Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án (tính toán và phân tích hiệu quả trực tiếp từ kết quả dự án và hiệu quả đối với xã hội và môi trường của dự án; nhận thức người dân; giải quyết vấn đề lao động địa phương; mức thu nhập trước và sau khi thực hiện dự án; tính phù hợp của công nghệ được chuyển giao; vai trò của khoa học và công nghệ đối với dự án, đánh giá về kết quả tiếp thu công nghệ của các hộ nông dân tham gia thực hiện dự án…Bình quân thu nhập trước và sau khi có dự án; năng suất và diện tích canh tác trước và sau khi có dự án hoặc trong mô hình so với đại trà đối với trồng trọt; sản lượng hoặc số lượng thu được trước và sau khi có dự án đối với thủy sản hoặc chăn nuôi; doanh thu trước và sau khi có dự án đối với doanh nghiệp…; có thể căn cứ tùy theo nội dung của dự án để đánh giá)

6. Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án (phương án duy trì và nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự;

7. Đánh giá tiềm lực của đơn vị chủ trì trước và sau khi triển khai dự án (theo hướng khả năng duy trì và mở rộng quy mô dự án (tiềm lực về con người như số lượng đã được đào tạo, tập huấn, trình độ KH&CN; doanh thu của đơn vị; công nghệ đã được tiếp nhận và làm chủ; tiềm lực về vật chất như trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được trang bị trong quá trình thực hiện dự án)

C. Kết luận và kiến nghị

I. Kết luận(thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai dự án, duy trì và nhân rộng kết quả thực hiện dự án; đề xuất và kiến nghị, đặc biệt kiến nghị về cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án cùng thực hiện trên địa bàn, duy trì và nhân rộng kết quả thực hiện dự án).

II. Kiến nghị và đề xuất

1. Về cơ chế chính sách;

2. Về tổ chức quản lý:…

3. Khác:…..

……..,ngày…….tháng……năm……..

Chủ nhiệm dự án

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ chức chủ trì

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

B4.5-BBNTĐP

07/2016/TT-BKHCN

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ

HỘI ĐỒNG KH&CN

CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ

____________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

________________________________________

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KH&CN Ở TỈNH, THÀNH PHỐ

ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

A. Những thông tin chung

  1. Tên dự án:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:

– Chủ nhiệm dự án:

  1. Tổ chức chủ hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thời gian thực hiện dự án:

Hợp đồng số: ngày tháng năm

5. Tổng kinh phí thực hiện dự án:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Địa phương:

– Kinh phí nguồn khác:

6. Quyết định thành lập Hội đồng:

Số:…………/QĐ-BKHCN ngày tháng năm của ……………….

7. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

– Địa điểm:

– Thời gian: ,ngày tháng năm

8. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên Hội đồng………./………..; vắng…………thành viên, gồm các thành viên:

Khách mời:

B. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng đã kiểm tra hồ sơ của dự án (theo hợp đồng đã ký), đã nghe các uỷ viên phản biện đọc bản nhận xét, phân tích kết quả dự án.

Thư ký Hội đồng đã đọc bản nhận xét đánh giá kết quả dự án của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.

2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận kỹ kết quả của dự án theo báo cáo tổng kết dự án và đối chiếu với hợp đồng và thuyết minh đã được phê duyệt.

Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án:

a) Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng

b) Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án

c) Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án

d) Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án

e) Khả năng duy trì và nhân rộng kết quả của dự án

3. Hội đồng đã chấm điểm, xếp loại và bỏ phiếu đánh giá.

  1. Tình trạng vi phạm các quy định:

+ Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực: có

không

+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền):

không

+ Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung: có

5. Kết quả đánh giá của Hội đồng

  1. Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, dự án được bình quân tổng số điểm: ….. và được đánh giá đạt loại:…………….

  1. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng:

……., ngày tháng năm

Thư ký Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

Chủ tịch Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

B4.6-QTLVHĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịchvà các ủy viên phản biện.

2. Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá nghiệm thu Dự án theo mẫu quy định ban hành kèm theo thông tư này.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi trên 3/4 số thành viên của hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của hội đồng. Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của hội đồng.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính của Hội đồng nêu lý do họp Hội đồng, đọc quyết định thành lập Hội đồng và giới thiệu các đại biểu tham dự. Thông báo về thời điểm nộp hồ sơ nghiệm thu theo các quy định ghi tại Điều 18 của Thông tư quản lý Chương trình NTMN; thông báo nguyên tắc chấm điểm, xếp loại dự án theo phương thức bỏ phiếu.

2. Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) chủ trì phiên họp Hội đồng.

3. Hội đồng bầu 01 thành viên trong Hội đồng làm thư ký khoa học Hội đồng.

4. Thư ký khoa học Hội đồng đọc bản nhận xét đánh giá của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.

5. Hội đồng thảo luận, nhận xét, đánh giá chính thức kết quả thực hiện dự án theo Hợp đồng đã ký. Việc đánh giá của các thành viên Hội đồng theo Mẫu B4.8 tại Phụ lục IV này.

6. Hội đồng chấm điểm và xếp loại dự án.

Thành viên Hội đồng đánh giá kết quả dự án theo thang điểm đã quy định được ghi trên phiếu. Hội đồng tiến hành chấm điểm, xếp loại dự án theo phương thức bỏ phiếu kín. Những phiếu hợp lệ là những phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng chỉ tiêu đánh giá.

7. Phiên họp Hội đồng có Ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu gồm có 03 người: đại diện cơ quan/đơn vị tổ chức Hội đồng, thư ký hành chính Hội đồng, thư ký khoa học Hội đồng.

Ban kiểm phiếu và cơ quan tổ chức đánh giá nghiệm thu dự án phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về việc chấm điểm và đánh giá xếp loại dự án của các thành viên hội đồng.

8. Kết luận của Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tổng hợp ý kiến và kết luận đánh giá kết quả thực hiện dự án theo từng nội dung đã được quy định trong mẫu biên bản.

9. Hội đồng thảo luận để thông qua từng nội dung kết luận của Hội đồng.

10. Thư ký khoa học công bố kết quả chấm điểm và xếp loại dự án sau khi đã tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng.

11. Trong trường hợp kết quả dự án được đánh giá ở mức “không đạt” Hội đồng xem xét, xác định những nội dung công việc đã thực hiện được so với hợp đồng làm căn cứ để các cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét và xử lý./.

B4.7-PNXNT

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG KH&CN

———————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————————————

……….., ngày……..tháng……..năm……..

PHIẾU NHẬN XÉT NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân chủ nhiệm Dự án

Tên tổ chức:

Họ và tên chủ nhiệm:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên thành viên Hội đồng (có thể ghi hoặc không):

Chức danh trong Hội đồng:

5. Nhận xét kết quả thực hiện dự án

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá dự kiến

Đánh giá về công tác hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

– Mức độ làm chủ được công nghệ của người tiếp nhận công nghệ, kết quả triển khai thực hiện các công nghệ

– Về Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ: Phương thức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, tinh thần trách nhiệm, tính phù hợp với điều kiện của địa phương và sự phối hợp với đơn vị chủ trì dự án

Nhận xét:

20

10

10

Mức độ hoàn thành các nội dung và quy mô đã đề ra của dự án:

Nội dung và quy mô đã thực hiện được so với nội dung và quy mô đã đăng ký tại thuyết minh dự án và hợp đồng đã ký.

– Vượt mức so với đăng ký (mỗi nội dung và quy mô vượt mức 20% so với đăng ký được 1 điểm, tổng không vượt 5 điểm).

Nhận xét:

35

30

5

Mức độ đáp ứng tiến độ thực hiện dự án

– Đáp ứng hoặc vượt mức tiến độ theo Hợp đồng đã ký.

– Chậm tiếp độ dưới 6 tháng.

Nhận xét:

5

5

0

Phương pháp tổ chức, quản lý và chỉ đạo thực hiện dự án(phối hợp giữa cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và địa bàn tiếp nhận dự án, phương pháp tổ chức, quản lý triển khai thực hiện dự án…)

Nhận xét:

5

Quản lý tài chính dự án (có xác nhận về tình hình sử dụng kinh phí dự án của đơn vị quản lý kinh phí)

Nhận xét:

5

Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án:(hiệu quả trực tiếp từ kết quả dự án và hiệu quả đối với xã hội của dự án)

Nhận xét:

10

Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án sau khi kết thúc:

– Chứng minh được khả năng duy trì kết quả dự án

– Phương án mở rộng hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự

Nhận xét:

20

10

10

Tổng số

100

6. Đánh giá tình trạng vi phạm các quy định:

+ Chậm tiến độ thực hiện dự án trên 6 tháng mà không được cấp thẩm quyền gia hạn: trừ tối đa đến 10 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên 6 tháng đến 1 năm, trừ tối đa đến 30 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên trên 1 năm;

Nhận xét và dự kiến trừ điểm:

+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền): trừ tối đa đến 30 điểm.

Nhận xét và dự kiến trừ điểm:

7. Tổng điểm (mục 5 trừ mục 6) và xếp loại dự kiến (tối đa là 100 điểm): … điểm

+ Từ 90 điểm đến 100 điểm : “Xuất sắc” ;

+ Từ 75 điểm đến dưới 90 điểm: “Khá” ;

+ Từ 60 điểm đến dưới 75 điểm: “Đạt” ;

+ Dưới 60 điểm: “Không đạt”

8. Các ý kiến khác (nếu có):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Chữ ký và họ tên – có thể ghi hoặc không)

B4.8-PĐGNT

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG KH&CN

——————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

————————————-

……….., ngày……..tháng……..năm……..

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân chủ nhiệm Dự án

Tên tổ chức:

Họ và tên chủ nhiệm:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên thành viên Hội đồng (có thể ghi hoặc không):

Chức danh trong Hội đồng:

5. Đánh giá kết quả của dự án:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá của TVHĐ

Đánh giá về công tác hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

– Mức độ làm chủ được công nghệ của người tiếp nhận công nghệ, kết quả triển khai thực hiện các công nghệ

– Về Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ: Phương thức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, tinh thần trách nhiệm, tính phù hợp với điều kiện của địa phương và sự phối hợp với đơn vị chủ trì dự án

20

10

10

Mức độ hoàn thành các nội dung và quy mô đã đề ra của dự án:

Nội dung và quy mô đã thực hiện được so với nội dung và quy mô đã đăng ký tại thuyết minh dự án và hợp đồng đã ký.

– Vượt mức so với đăng ký (mỗi nội dung và quy mô vượt mức 20% so với đăng ký được 1 điểm, tổng không vượt 5 điểm).

35

30

5

Mức độ đáp ứng tiến độ thực hiện dự án

– Đáp ứng hoặc vượt mức tiến độ theo Hợp đồng đã ký.

– Chậm tiếp độ dưới 6 tháng.

5

5

0

Phương pháp tổ chức, quản lý và chỉ đạo thực hiện dự án(phối hợp giữa cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và địa bàn tiếp nhận dự án, phương pháp tổ chức, quản lý triển khai thực hiện dự án…)

5

Quản lý tài chính dự án (có xác nhận về tình hình sử dụng kinh phí dự án của đơn vị quản lý kinh phí)

5

Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án:(hiệu quả trực tiếp từ kết quả dự án và hiệu quả đối với xã hội của dự án)

10

Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án sau khi kết thúc:

– Chứng minh được khả năng duy trì kết quả dự án

– Phương án mở rộng hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự

20

10

10

Tổng số

100

6. Đánh giá tình trạng vi phạm các quy định:

+ Chậm tiến độ thực hiện dự án trên 6 tháng mà không được cấp thẩm quyền gia hạn: trừ tối đa đến 10 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên 6 tháng đến 1 năm, trừ tối đa đến 30 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên trên 1 năm;

+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền): trừ tối đa đến 30 điểm.

7. Tổng số điểm (mục 5 trừ mục 6) và xếp loại (tối đa là 100 điểm):… điểm

+ Từ 90 điểm đến 100 điểm : “Xuất sắc” ;

+ Từ 75 điểm đến dưới 90 điểm: “Khá” ;

+ Từ 60 điểm đến dưới 75 điểm: “Đạt” ;

+ Dưới 60 điểm: “Không đạt”

8. Các ý kiến lưu ý, bổ sung (nếu có):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Chữ ký và họ tên – có thể ghi hoặc không)

B4.9- BBHĐNT

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG KH&CN

———————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————–

…………,ngày tháng năm 20

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Những thông tin chung

  1. Tên dự án:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:

– Chủ nhiệm dự án:

  1. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thời gian thực hiện dự án:

Hợp đồng số: ngày tháng năm

  1. Tổng kinh phí thực hiện dự án:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Địa phương:

– Kinh phí nguồn khác:

  1. Quyết định thành lập Hội đồng:

Số:…………/QĐ-BKHCN ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ KH&CN

  1. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

– Địa điểm:

– Thời gian: ngày tháng năm

  1. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên Hội đồng………./………..; vắng…………thành viên, gồm các thành viên:

………………………………………………………………

  1. Khách mời:

………………………………………………………………..

B. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng đã kiểm tra hồ sơ của dự án (theo hợp đồng đã ký), đã nghe các uỷ viên phản biện đọc bản nhận xét, phân tích kết quả dự án.

Thư ký Hội đồng đã đọc bản nhận xét đánh giá kết quả dự án của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.

2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận kỹ kết quả của dự án theo báo cáo tổng kết dự án và đối chiếu với hợp đồng và thuyết minh đã được phê duyệt.

Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án:

a) Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng

b) Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án

c) Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án

d) Kết quả công tác chuyển giao công nghệ, sự phối hợp của cơ quan chuyển giao công nghệ trong việc tổ chức thực hiện dự án và năng lực của đơn vị chuyển giao công nghệ

đ) Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án

e) Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án

3. Hội đồng đã chấm điểm, xếp loại và bỏ phiếu đánh giá.

4. Tình trạng vi phạm các quy định:

– Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực: có ; không ;

– Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền):

có ; không ;

+ Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung: có ; không ;

  1. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá Hồ sơ dự án.
  2. Ban kiểm phiếu đã làm việc và kết quả như sau:
  1. Số phiếu phát ra:
  2. Số phiếu thu về:
  3. Số phiếu hợp lệ:
  4. Số phiếu không hợp lệ:

Họ tên các thành viên Hội đồng và điểm đánh giá tương ứng

Điểm trung bình của các thành viên HĐ

Họ và tên

Tổng số điểm

7. Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, dự án được bình quân tổng số điểm: ….. và được đánh giá đạt loại:…………….

8. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng

Thư ký Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

………, ngày tháng năm……..

Chủ tịch Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

B4.10-BCGT

07/2016/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN

——————————–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————-

…, ngày……..tháng……..năm……….

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG

I. Thông tin chung

1. Tên dự án:

2. Chủ nhiệm dự án:

3. Tổ chức chủ trì dự án:

4. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Quyết định thành lập hội đồng:

Thời gian họp:

II. Giải trình ý kiến theo kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu:

1. Những vấn đề, nội dung đã chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện vào trong hồ sơ đánh giá nghiệm thu (Liệt kê và trình bày lần lượt các vấn đề cần hoàn thiện theo ý kiến kết luận của hội đồng):

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

2. Những vấn đề bổ sung mới:

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

3. Những vấn đề chưa hoàn thiện được hoặc bảo lưu ý kiến của tổ chức chủ trì (nêu rõ lý do):

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

III. Kiến nghị của chủ nhiệm và Tổ chức chủ trì dự án (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Họ, tên và chữ ký)

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Họ, tên và chữ ký)

B4.11-QĐCNKQ

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ/UBND tỉnh, thành phố

———————-

Số: /QĐ-………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

……., ngày…….tháng…….năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận kết quả thực hiện

dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

—————————————-

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số//NĐ-CP ngày tháng năm 20 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ……..;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;

Căn cứ vào Thông tư số /2016/TT-BKHCN ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình Nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Xét đề nghị của Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá, nghiệm thu dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi được thành lập kèm theo Quyết định số /QĐ- ngày tháng năm 201… của ………….;

Xét đề nghị của …………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận kết quả thực hiện dự án …………………………….

…………………………………………………………………………….

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, mã số …….

Chủ nhiệm dự án:

Tổ chức chủ trì:

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Xếp loại:

Điều 2. Dự án được thực hiện việc quyết toán và thanh lý hợp đồng sau khi các sản phẩm của nhiệm vụ và tài sản đã mua sắm bằng kinh phí thực hiện đã được kiểm kê và bàn giao theo các quy định hiện hành. Việc công bố và sử dụng kết quả đã tạo ra của dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

… ………., ……… , Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Lưu VT,….

BỘ TRƯỞNG/

CHỦ TỊCH UBND tỉnh, thành phố

Thuộc tính văn bản
Thông tư 07/2016/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 07/2016/TT-BKHCN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Phạm Công Tạc
Ngày ban hành: 22/04/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Khoa học-Công nghệ
Tóm tắt văn bản

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

—————

Số: 07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2016

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Thực hiện Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế – kỹ thuật và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tưquy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc quản lý “Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025” được phê duyệt tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình).
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện và tham gia Chương trình; cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị quản lý nhiệm vụ thuộc Chương trình (sau đây viết tắt là Đơn vị quản lý nhiệm vụ) là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Chương trình, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc tổ chức thực hiện và hiệu quả của Chương trình.
2. Đơn vị quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình (sau đây viết tắt là Đơn vị quản lý kinh phí) là đơn vị được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phân công trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình.
3. Tổ chức chủ trì dự án là tổ chức được giao trực tiếp xây dựng và tổ chức thực hiện dự án thuộc Chương trình.
4. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ là tổ chức thực hiện việc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho Tổ chức chủ trì dự án thuộc Chương trình.
Điều 3. Nhiệm vụ thuộc Chương trình
Nhiệm vụ thuộc Chương trình bao gồm các dự án và nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình.
1. Dự án thuộc Chương trình là dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo quy định tại khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1747/QĐ-TTg).
2. Nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình là các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của người tham gia Chương trình, xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện truyền thông của Chương trình theo quy định tại điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Mục III Điều 1 của Quyết định số 1747/QĐ-TTg và các nhiệm vụ phục vụ quản lý Chương trình. Trong đó, các nhiệm vụ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Mục III Điều 1 của Quyết định số 1747/QĐ-TTg thực hiện lồng ghép trong các dự án nêu tại khoản 1 của Điều này.
Điều 4. Phân nhóm các dự án thuộc Chương trình
Các dự án thuộc Chương trình được phân thành 2 nhóm:
1. Dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý (sau đây gọi tắt là dự án do Trung ương quản lý) là dự án có quy mô lớn, kết quả dự kiến đạt được có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều tỉnh, thành phố.
2. Dự án ủy quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (sau đây gọi tắt là dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) là dự án không thuộc khoản 1 của Điều này.
3. Việc phân nhóm các dự án trên do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng tư vấn xác định danh mục các dự án thuộc Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý Chương trình
1. Quản lý dự án thuộc Chương trình
a) Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý chung các dự án thuộc Chương trình và trực tiếp quản lý các dự án do Trung ương quản lý;
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm xác định danh mục các dự án được hỗ trợ (bao gồm các dự án do Trung ương quản lý và các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý); trực tiếp thực hiện việc xét duyệt thuyết minh, phê duyệt dự án, ký hợp đồng, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện và đánh giá nghiệm thu, phê duyệt kết quả thực hiện dự án do Trung ương quản lý.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
Trên cơ sở danh mục các dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền quản lý, Sở Khoa học và Công nghệ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phê duyệt thuyết minh, phê duyệt dự án, ký hợp đồng, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh trong quá trình thực hiện và nghiệm thu, phê duyệt kết quả thực hiện dự án được ủy quyền quản lý;
Thực hiện việc phối hợp quản lý giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và địa phương trong quản lý các dự án trên địa bàn.
2. Quản lý các nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình
Các nhiệm vụ thường xuyên quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này do Đơn vị quản lý kinh phí tổ chức thực hiện.
3. Thực hiện việc công khai, minh bạch các thông tin liên quan tới dự án thuộc Chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 6. Yêu cầu đối với Tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm dự án, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, công nghệ được ứng dụng và thời gian thực hiện dự án
1. Tổ chức chủ trì dự án:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo thực hiện dự án; có năng lực huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các nguồn lực khác thực hiện dự án;
c) Trực tiếp thực hiện dự án, tiếp thu và thụ hưởng kết quả của dự án;
d) Có năng lực tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa hoặc tổ chức sản xuất hàng hóa tạo sinh kế cho người dân tại vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số;
đ) Có trụ sở tại tỉnh, thành phố triển khai dự án trừ trường hợp đặc thù được Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, chấp thuận;
e) Không thuộc trường hợp không đủ điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 của Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Chủ nhiệm dự án cần đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là người lao động thuộc Tổ chức chủ trì dự án, có chuyên môn phù hợp, có trình độ từ tốt nghiệp cao đẳng trở lên về lĩnh vực công nghệ chuyển giao trong dự án và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác đối với người có trình độ đại học trở lên và ít nhất 05 năm đối với người có trình độ cao đẳng;
b) Không thuộc trường hợp không đủ điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại Điều 4 của Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có đủ lực lượng cán bộ khoa học làm chủ công nghệ được ứng dụng, có khả năng chuyển giao công nghệ;
c) Là chủ sở hữu công nghệ hoặc có quyền chuyển giao hợp pháp công nghệ hoặc là Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước tạo ra công nghệ được ứng dụng chuyển giao.
4. Công nghệ lựa chọn để ứng dụng chuyển giao đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Hướng vào giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của nơi thực hiện dự án và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái; phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện thực tế của vùng miền, địa phương và mục tiêu của Chương trình;
b) Tiên tiến, có tính mới và hiệu quả hơn so với công nghệ hiện có đang áp dụng rộng rãi tại địa phương;
c) Đã có quy trình kỹ thuật ổn định, phù hợp với khả năng tiếp thu của các tổ chức và người dân nơi thực hiện dự án;
d) Được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc được tạo ra từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia đã được đánh giá, nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép ứng dụng chuyển giao.
5. Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện dự án tối đa là 36 tháng. Đối với dự án trồng các loại cây lâu năm, trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu kết hợp chế biến và một số đối tượng đặc biệt khác thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 tháng.
Điều 7. Mã số của các dự án thuộc Chương trình
Các dự án thuộc Chương trình được ghi như sau:
NTMN.TW(ĐP).XX-20YY, trong đó:
1. NTMN: Là ký hiệu chung cho dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;
2. TW: Là ký hiệu dự án do Trung ương quản lý;
3. ĐP: Là ký hiệu dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
4. XX: Là ký hiệu số thứ tự của dự án;
5. YY: Là ký hiệu 2 chữ số cuối của năm bắt đầu thực hiện dự án.
Điều 8. Thông tin và lưu giữ kết quả thực hiện Chương trình
1. Thông tin về dự án thuộc Chương trình (bao gồm: tên, mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến, tổ chức chủ trì, tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, dự án do Trung ương quản lý hoặc dự án ủy quyền cho địa phương quản lý, thời gian thực hiện; tóm tắt kết quả thực hiện dự án thuộc Chương trình) được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Đơn vị quản lý kinh phí (http://www.miennui.most.gov.vn) hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định hiện hành.
2. Việc truyền thông về kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và Luật Báo chí. Địa phương đề xuất đặt hàng và ứng dụng công nghệ từ dự án, Tổ chức chủ trì dự án, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ có trách nhiệm tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến kết quả để nâng cao hiệu quả nhân rộng kết quả thực hiện của Chương trình.
3. Tổ chức chủ trì thực hiện việc đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Chương II
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
Điều 9. Bộ máy quản lý Chương trình
1. Các đơn vị chính giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý Chương trình bao gồm: Đơn vị quản lý nhiệm vụ, Đơn vị quản lý kinh phí. Nhiệm vụ cụ thể các đơn vị tham gia quản lý Chương trình thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố là đơn vị đầu mối giúp Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp tổ chức thực hiện Chương trình ở địa phương, quản lý nội dung và kinh phí của các dự án thuộc nhóm ủy quyền cho địa phương quản lý.
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Tổ chức thực hiện Chương trình theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg với các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Tổ chức xác định và phê duyệt danh mục các dự án phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình; xác định phân nhóm dự án do Trung ương quản lý, dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
b) Tổ chức xét giao trực tiếp các dự án do Trung ương quản lý; phê duyệt nội dung, kinh phí, Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, thời gian thực hiện đối với dự án do Trung ương quản lý và các nhiệm vụ thường xuyên của Chương trình;
c) Phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương đối với các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
d) Tổng hợp dự toán kinh phí của Chương trình để cân đối trong tổng dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm; giao dự toán kinh phí hoạt động chung của Chương trình và dự toán kinh phí thực hiện các dự án do Trung ương quản lý cho Đơn vị quản lý kinh phí; phối hợp với Bộ Tài chính cân đối kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương đối với các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
đ) Chủ trì kiểm tra việc thực hiện và quyết định việc điều chỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do Trung ương quản lý; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố kiểm tra việc thực hiện các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
e) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị bằng kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương của các dự án do Trung ương quản lý theo quy định hiện hành;
g) Thẩm tra quyết toán kinh phí của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình và kinh phí hoạt động chung của Chương trình;
h) Tổ chức đánh giá nghiệm thu, phê duyệt kết quả thực hiện và xử lý tài sản các dự án do Trung ương quản lý;
i) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, sơ kết 05 năm và tổng kết việc thực hiện Chương trình.
2. Việc phân công trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này cho Đơn vị quản lý nhiệm vụ, Đơn vị quản lý kinh phí và các đơn vị khác có liên quan theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổ chức thực hiện Chương trình theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1747/QĐ-TTg với các nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Đề xuất đặt hàng dự án phù hợp với mục tiêu, nội dung của Chương trình; phân nhóm dự án do Trung ương quản lý, dự án ủy quyền cho địa phương quản lý để đề xuất đặt hàng với Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;
b) Thành lập, tổ chức hội đồng khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố để xét giao trực tiếp các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý sau khi đã có quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Thẩm định và phê duyệt dự án được ủy quyền cho địa phương quản lý, bao gồm: tên, mục tiêu, sản phẩm, Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ và kinh phí thực hiện (kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương đã được phê duyệt, ngân sách địa phương và nguồn kinh phí khác thực hiện dự án); phê duyệt kinh phí đối ứng từ ngân sách địa phương cho dự án do Trung ương quản lý (nếu có);
d) Tổng hợp dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình tại địa phương và cân đối trong tổng dự toán ngân sách hàng năm của địa phương;
đ) Chủ trì kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý; phối hợp kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án do Trung ương quản lý thực hiện tại địa phương;
e) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị bằng kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý theo quy định hiện hành;
g) Thẩm tra quyết toán kinh phí của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý và các nhiệm vụ chi khác cho việc thực hiện Chương trình tại địa phương;
h) Thành lập và tổ chức các hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu dự án do Trung ương quản lý ở địa phương và nghiệm thu chính thức dự án ủy quyền cho địa phương quản lý; phê duyệt kết quả thực hiện và xử lý tài sản của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý;
i) Xây dựng cơ chế hỗ trợ và tổ chức thực hiện nhân rộng kết quả các dự án thuộc Chương trình vào sản xuất tại địa phương;
k) Chỉ đạo lồng ghép các nội dung của dự án thuộc Chương trình với các dự án, đề án phát triển kinh tế – xã hội khác trên địa bàn, huy động các nguồn vốn để cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo đảm đủ kinh phí thực hiện dự án;
l) Báo cáo bằng văn bản với Bộ Khoa học và Công nghệ về kết quả thực hiện hàng năm, sơ kết 05 năm và tổng kết Chương trình thực hiện tại địa phương.
2. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổ chức chủ trì
1. Đề xuất Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho dự án.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các điều khoản cam kết trong hợp đồng. Đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhân lực, kinh phí (từ ngân sách được cấp và kinh phí ngoài ngân sách) để thực hiện dự án.
3. Quản lý kinh phí thực hiện dự án và thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định; chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng kinh phí, vật tư, tài sản của dự án theo quy định hiện hành.
4. Tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị theo đúng quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản khác có liên quan.
5. Đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án, định kỳ 6 tháng báo cáo tiến độ theo quy định; chủ trì tổ chức nghiệm thu mô hình của dự án.
6. Báo cáo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
7. Báo cáo bằng văn bản với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố và Bộ Khoa học và Công nghệ về những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý đối với dự án do Trung ương quản lý.
8. Báo cáo bằng văn bản với Bộ Khoa học và Công nghệ tổng kết việc thực hiện dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thông qua Đơn vị quản lý kinh phí (bản cứng và bản điện tử PDF không cài bảo mật).
9. Quản lý tài chính, tài sản, sản phẩm của dự án theo quy định hiện hành.
10. Xây dựng kế hoạch và tổ chức nhân rộng kết quả của dự án.
Điều 13. Trách nhiệm của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ
1. Thực hiện hỗ trợ ứng dụng các công nghệ phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn triển khai dự án.
2. Đảm bảo kết quả của các quy trình chuyển giao, hỗ trợ ứng dụng công nghệ có hiệu quả và chịu trách nhiệm về kết quả chuyển giao.
3. Giám sát việc triển khai thực hiện mô hình và cử cán bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp thực hiện mô hình.
4. Đào tạo kỹ thuật viên và cán bộ kỹ thuật nòng cốt tại địa phương.
5. Chịu sự giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của Tổ chức chủ trì.
6. Phối hợp với Tổ chức chủ trì xây dựng thuyết minh dự án, hồ sơ đánh giá nghiệm thu các mô hình, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án.
7. Tham gia đầy đủ các buổi kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án.
Chương III
TỔ CHỨC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
Điều 14. Đề xuất, xác định và phê duyệt danh mục dự án
1. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình, nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và công văn hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, các tổ chức tại địa phương gửi hồ sơ đề xuất dự án trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp. Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:
a) Thuyết minh dự án (Mẫu B1.1-TMDA);
b) Tóm tắt hoạt động khoa học của Tổ chức chủ trì (Mẫu B1.2-HĐTCCT);
c) Lý lịch khoa học của Chủ nhiệm dự án (Mẫu B1.3-LLKHCN);
d) Tóm tắt hoạt động của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ (Mẫu B1.4-HĐTCHTCN);
đ) Tài liệu chứng minh xuất xứ công nghệ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Thông tư này.
Chi tiết các biểu mẫu tại khoản này được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến tư vấn thông qua hội đồng tư vấn hoặc ý kiến của ít nhất 02 chuyên gia tư vấn độc lập để xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt danh mục dự án đề xuất đặt hàng thuộc Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (bao gồm dự án do Trung ương quản lý, dự án ủy quyền cho địa phương quản lý).
Hồ sơ đề xuất đặt hàng dự án gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Đơn vị quản lý kinh phí thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ bao gồm bản gốc các văn bản sau:
a) Công văn kèm theo đề xuất đặt hàng dự án (Mẫu B1.5-ĐXĐHDA);
b) Hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn của tỉnh, thành phố và Biên bản họp Hội đồng; hoặc ý kiến của các chuyên gia tư vấn độc lập.
Chi tiết các mẫu biểu tại khoản này được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của Chương trình và trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét, phê duyệt danh mục đặt hàng dự án theo trình tự các bước như sau:
a) Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức rà soát danh mục các dự án đề xuất thuộc Chương trình về mức độ đầy đủ thông tin, hồ sơ theo yêu cầu và sự cần thiết của dự án. Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì báo cáo kết quả rà soát với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét quyết định Danh mục sơ bộ dự án đưa ra Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ (Mẫu B1.6-DMSB, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ các dự án theo lĩnh vực chuyên ngành. Hội đồng có 05 thành viên do Lãnh đạo Đơn vị quản lý nhiệm vụ là chủ tịch, Lãnh đạo Vụ quản lý chuyên ngành là phó chủ tịch, các thành viên còn lại là: Lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tổng hợp, Lãnh đạo Đơn vị quản lý kinh phí và 01 chuyên gia khoa học và công nghệ thuộc chuyên ngành của dự án. Bộ Khoa học và Công nghệ cử các thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng.
c) Hội đồng phân tích và đánh giá về các nội dung sau:
Tính cấp thiết và sự phù hợp của dự án với Chương trình; tính liên vùng và tầm quan trọng của dự án đề xuất để phân nhóm dự án và xác định thứ tự ưu tiên; xác định tên, mục tiêu và nội dung chủ yếu, dự kiến sản phẩm chính; phân tích tính hợp lý của công nghệ ứng dụng, chuyển giao; xem xét, xác định Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ.
d) Trình tự, thủ tục họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Biểu B1.7-QTLVHĐ. Thành viên Hội đồng nhận xét theo Mẫu B1.8-PNXĐX và bỏ phiếu đánh giá theo Mẫu B1.9-PĐGĐX. Hội đồng thống nhất “đề nghị thực hiện” đối với các đề xuất có tối thiểu 4/5 thành viên bỏ phiếu “đề nghị thực hiện”; phân nhóm dự án do Trung ương quản lý và ủy quyền cho địa phương quản lý; hoàn thiện danh mục đặt hàng giao trực tiếp dự án. Kết quả làm việc của Hội đồng được ghi vào biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ theo Mẫu B1.10-BBHĐXĐNV. Chi tiết các mẫu biểu trên được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
đ) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục đặt hàng giao trực tiếp cho Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có Quyết định phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo cho Tổ chức chủ trì để hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở Khoa học và Công nghệ (đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) để xét giao trực tiếp.
Điều 15. Tổ chức xét hồ sơ giao trực tiếp dự án
Việc xét giao trực tiếp dự án thuộc Chương trình thực hiện theo các bước sau:
1. Căn cứ vào Quyết định phê duyệt danh mục đặt hàng giao trực tiếp, Tổ chức chủ trì dự án chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ hoàn thiện hồ sơ và gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hồ sơ xét giao trực tiếp bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này;
b) Quyết định phê duyệt danh mục dự án;
c) Cam kết đối ứng và giải trình khả năng huy động tài chính (báo cáo tài chính của Tổ chức đăng ký chủ trì dự án trong 02 năm gần nhất tính từ thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của các tổ chức tín dụng; cam kết pháp lý và giấy tờ xác nhận về việc đóng góp vốn của Tổ chức chủ trì và/hoặc các tổ chức tham gia dự án);
d) Văn bản cam kết phối hợp của tổ chức phối hợp.
2. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký xét giao trực tiếp dự án, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ. Kết quả mở hồ sơ được lập thành biên bản theo Mẫu B2.1-BBMHS thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đơn vị quản lý nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ xét giao trực tiếp Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ (sau đây viết tắt là Hội đồng xét giao trực tiếp) của dự án do Trung ương quản lý và Tổ thẩm định kinh phí các dự án (kể cả dự án ủy quyền cho địa phương quản lý). Việc xét duyệt hồ sơ chi tiết của dự án ủy quyền cho địa phương quản lý do tỉnh, thành phố thực hiện.
a) Hội đồng xét giao trực tiếp dự án do Trung ương quản lý có 07 thành viên, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 ủy viên thư ký khoa học (do hội đồng bầu) và các ủy viên khác. Cơ cấu Hội đồng gồm: tối thiểu 04 thành viên là chuyên gia khoa học và công nghệ, các thành viên còn lại là cán bộ quản lý trong các ngành, lĩnh vực có liên quan đến dự án. Cá nhân là người thuộc Tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án, Tổ chức đăng ký chủ trì hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho dự án và cá nhân đăng ký chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không được tham gia Hội đồng. Bộ Khoa học và Công nghệ cử các thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng.
Quy trình họp Hội đồng thực hiện theo quy định tại Biểu B2.2-QTLVHĐ, Phiếu nhận xét hồ sơ dự án theo Mẫu B2.3-PNXDA, Phiếu đánh giá hồ sơ dự án theo Mẫu B2.4-PĐGDA và Biên bản cuộc họp của Hội đồng xét giao trực tiếp theo Mẫu B2.5-BBHĐXC. Chi tiết các mẫu biểu nêu trên quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Hồ sơ dự án đạt yêu cầu khi điểm trung bình của Hội đồng đạt tối thiểu là 65/100 điểm.
b) Tổ thẩm định có nhiệm vụ thẩm định chi tiết sự phù hợp về nội dung và kinh phí của dự án thuộc Chương trình. Tổ thẩm định có 04 thành viên, trong đó: Tổ trưởng là lãnh đạo Đơn vị quản lý nhiệm vụ; 02 tổ phó là Lãnh đạo Đơn vị quản lý kinh phí và Lãnh đạo Vụ quản lý chuyên ngành; 01 thành viên là Chủ tịch, Phó chủ tịch hoặc ủy viên phản biện của Hội đồng xét giao trực tiếp. Đại diện của Vụ Kế hoạch – Tổng hợp, Vụ Tài chính và Lãnh đạo Sở khoa học và công nghệ được mời tham dự cuộc họp của Tổ thẩm định.
Tổ thẩm định làm việc theo quy định tại Biểu B2.6-QTLVTTĐ; việc nhận xét, đánh giá theo Mẫu B2.7-PNXTĐ, Biên bản họp của Tổ thẩm định theo Mẫu B2.8-BBTĐ. Chi tiết các mẫu biểu trên quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trên cơ sở ý kiến kết luận của Hội đồng xét giao trực tiếp và kết quả làm việc của Tổ thẩm định, trong thời hạn 30 ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí dự án do Trung ương quản lý và Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
5. Căn cứ vào Quyết định phê duyệt kinh phí và biên bản của Hội đồng xét giao trực tiếp, thủ trưởng Đơn vị quản lý nhiệm vụ thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký phê duyệt thuyết minh dự án do Trung ương quản lý; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ký phê duyệt thuyết minh dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
Điều 16. Ký hợp đồng thực hiện dự án
Đơn vị quản lý kinh phí cùng với Sở Khoa học và Công nghệ (là bên A) ký hợp đồng thực hiện dự án với Tổ chức chủ trì dự án. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng thực hiện dự án lập theo Mẫu B3.1-HĐDA và Mẫu B3.2-TLHĐDA quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên cơ sở hợp đồng thực hiện dự án, Tổ chức chủ trì dự án ký hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ của dự án. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng được lập theo Mẫu B3.3-HĐHTUD và Mẫu B3.4-TLHĐHTUD tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện dự án
1. Đối với dự án do Trung ương quản lý
a) Trình tự, thủ tục tổ chức việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện dự án thuộc Chương trình áp dụng theo theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BKHCN ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra, đánh giá điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
b) Thành phần đoàn kiểm tra, đánh giá bao gồm: 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên Đơn vị quản lý kinh phí, 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên Đơn vị quản lý nhiệm vụ, 01 đại diện Vụ quản lý chuyên ngành, 01 đại diện Sở Khoa học và Công nghệ. Thành phần khác theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Tổ chức chủ trì có trách nhiệm phối hợp với tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ chuẩn bị báo cáo theo Mẫu B4.1-BCĐK; kết quả kiểm tra, đánh giá được lập thành biên bản theo Mẫu B4.2-BBKTĐK tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với các dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thực hiện theo các quy định của địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng bằng văn bản cho Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 18. Đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện dự án
1. Trình tự đánh giá, nghiệm thu công nhận kết quả dự án thực hiện như sau:
a) Đánh giá nghiệm thu mô hình, đánh giá nghiệm thu ở địa phương, đánh giá nghiệm thu chính thức ở Trung ương, công nhận kết quả thực hiện đối với dự án do Trung ương quản lý;
b) Đánh giá nghiệm thu mô hình, đánh giá nghiệm thu chính thức ở địa phương, công nhận kết quả thực hiện đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý.
2. Đánh giá nghiệm thu mô hình
a) Tổ chức chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện đánh giá nghiệm thu mô hình;
b) Hồ sơ phục vụ đánh giá nghiệm thu mô hình gồm: Báo cáo kết quả thực hiện mô hình; quy trình kỹ thuật ứng dụng của dự án; các tài liệu có liên quan đến việc triển khai thực hiện mô hình. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện mô hình phải thể hiện được các nội dung sau: kết quả đạt được so với nội dung, quy mô của các mô hình đã được phê duyệt trong thuyết minh dự án; phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện mô hình; khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng của mô hình và được thực hiện tại địa bàn triển khai xây dựng mô hình;
c) Thành phần hội đồng đánh giá, nghiệm thu mô hình, trình tự, thủ tục đánh giá nghiệm thu mô hình do Tổ chức chủ trì dự án quyết định;
d) Kết quả đánh giá nghiệm thu mô hình được lập thành biên bản theo Mẫu B4.3-BBNTMH tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đánh giá nghiệm thu dự án ở địa phương
a) Chủ nhiệm dự án và cơ quan chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bản điện tử của hồ sơ (ghi trên đĩa quang dạng PDF không cài bảo mật) cho Sở Khoa học và Công nghệ. Thời hạn nộp hồ sơ trước ít nhất 10 ngày làm việc so với thời điểm kết thúc thời gian thực hiện dự án;
b) Hồ sơ đánh giá nghiệm thu dự án ở địa phương bao gồm: Công văn đề nghị đánh giá nghiệm thu tại địa phương của Tổ chức chủ trì dự án; báo cáo tổng kết thực hiện dự án theo mẫu quy định tại Mẫu B4.4-BCTK tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; các quy trình kỹ thuật ứng dụng của dự án; Thuyết minh và hợp đồng thực hiện dự án; các báo cáo và biên bản kiểm tra định kỳ theo mẫu B4.1.BCĐK và B4.2.BBKTĐK tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; biên bản nghiệm thu mô hình; Biên bản xác nhận tình hình sử dụng kinh phí của Đơn vị quản lý kinh phí (đối với dự án do Trung ương quản lý); biên bản quyết toán tài chính hoặc biên bản xác nhận tình hình sử dụng kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ (đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý); báo cáo huy động và sử dụng kinh phí đối ứng từ ngân sách địa phương, nguồn khác (nếu có);
c) Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện dự án theo các nội dung của hợp đồng đã ký. Phiên họp hội đồng được tổ chức trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng.Trình tự, thủ tục đánh giá nghiệm thu ở địa phương được áp dụng theo quy định hiện hành về đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố.
d) Xử lý kết quả đánh giá nghiệm thu ở địa phương
Dự án được đánh giá “đạt”: Đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý, Sở Khoa học và Công nghệ làm thủ tục công nhận kết quả và gửi quyết định về Bộ khoa học và Công nghệ; đối với dự án do Trung ương quản lý, trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ khi nghiệm thu ở địa phương, Tổ chức chủ trì nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện công văn kèm theo hồ sơ đề nghị đánh giá nghiệm thu về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiệm thu chính thức theo quy định.
Dự án được đánh giá “không đạt”: Đối với dự án ủy quyền cho địa phương quản lý, Sở Khoa học và Công nghệ xử lý kết quả theo quy định của tỉnh, thành phố; đối với dự án do Trung ương quản lý: Hội đồng khoa học và công nghệ nghiệm thu của tỉnh, thành phố xác định những nội dung công việc đã hoàn thành và nguyên nhân không hoàn thành các nội dung theo hợp đồng làm căn cứ để Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, xử lý theo quy định.
4. Đánh giá nghiệm thu chính thức dự án ở Trung ương
a) Hồ sơ đánh giá nghiệm thu dự án bao gồm: Công văn đề nghị đánh giá nghiệm thu chính thức ở Trung ương của Tổ chức chủ trì; hồ sơ đánh giá ở địa phương quy định tại khoản 3 Điều này; quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu ở địa phương; biên bản nghiệm thu ở địa phương theo Mẫu B4.5-BBNTĐP; báo cáo giải trình tiếp nhận góp ý của Hội đồng đánh giá nghiệm thu của tỉnh, thành phố;
b) Sau khi nhận được hồ sơ, Đơn vị quản lý kinh phí chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện dự án;
c) Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện Dự án do Trung ương quản lý có 07 thành viên bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các ủy viên khác, trong đó: 03 thành viên là chuyên gia khoa học và công nghệ được lấy từ cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, 01 thành viên là chuyên gia kinh tế hoặc tài chính, 03 thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở Trung ương và địa phương. Cá nhân là chủ nhiệm, người thuộc Tổ chức chủ trì và Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, người đang bị xử phạt do vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của chủ nhiệm, thành viên chính tham gia thực hiện nhiệm vụ hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác và người có bằng chứng xung đột lợi ích với chủ nhiệm hoặc tổ chức chủ trì không được tham gia Hội đồng. Bộ Khoa học và Công nghệ cử các thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng;
d) Phiên họp hội đồng được tổ chức trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng. Hội đồng làm việc theo phương thức, trình tự quy định tại Biểu B4.6-QTLVHĐ thuộc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung đánh giá theo yêu cầu đối với sản phẩm tại hợp đồng và thuyết minh dự án đã được phê duyệt. Kết quả đánh giá được xếp loại theo 4 mức: xuất sắc, khá, đạt, không đạt. Chi tiết các biểu mẫu nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng theo Mẫu B4.7-PNXNT, B4.8-PĐGNT, Biên bản họp Hội đồng theo Mẫu B4.9-BBHĐNT quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Xử lý kết quả đánh giá nghiệm thu ở Trung ương
Đối với các dự án được đánh giá “không đạt”, Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm xem xét, xác định những nội dung, công việc đã thực hiện được theo đúng hợp đồng làm căn cứ để Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, xử lý theo quy định;
Đối với những dự án được đánh giá ở mức “đạt” trở lên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng kết thúc phiên họp, Chủ nhiệm dự án và Tổ chức chủ trì dự án có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng.
e) Công nhận kết quả thực hiện Dự án
Hồ sơ công nhận kết quả thực hiện Dự án, bao gồm: 01 bộ hồ sơ đã hoàn thiện theo góp ý; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện dự án; Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của Hội đồng theo Mẫu B 4.10-BCGT tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Đơn vị quản lý kinh phí đối với dự án do Trung ương quản lý; tới Sở Khoa học và Công nghệ đối với dự án do địa phương quản lý để tổ chức thanh lý hợp đồng và làm thủ tục công nhận kết quả thực hiện dự án;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các tài liệu quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện Dự án đối với dự án do Trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định công nhận kết quả thực hiện dự án đối với dự án do địa phương quản lý theo Mẫu B4.11-QĐCNKQ tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Xử lý kinh phí đối với dự án phải chấm dứt hợp đồng và dự án nghiệm thu “không đạt” áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2016.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Sở KH&CN tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Cục kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;

– Công báo VPCP;

– Website Bộ KH&CN;

– Lưu: VT, Vụ CNN.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Công Tạc

Phụ lục I

BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC NỘP HỒ SƠ VÀ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016 /TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

—————————-

  1. B1.1-TMDA: Mẫu thuyết minh dự án
  2. B1.2-HĐTCCT: Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của Tổ chức chủ trì.
  3. B1.3-LLKHCN: Lý lịch khoa học của cá nhân chủ nhiệm dự án.
  4. B1.4-HĐTCHTCN: Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ.
  5. B1.5-ĐXĐHDA: Mẫu đề xuất đặt hàng dự án.
  6. B1.6-DMSB: Danh mục sơ bộ dự án đề xuất đặt hàng
  7. B1.7-QTLVHĐ: Phương thức, quy trình làm việc của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ
  8. B1.8- PNXĐX: Mẫu phiếu nhận xét đề xuất đặt hàng
  9. B1.9-PĐGĐX: Mẫu phiếu đánh giá đề xuất đặt hàng
  10. B1.10-BBHĐXĐNV: Mẫu biên bản hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ

B1.1-TMDA

07/2016/TT-BKHCN

MẪU THUYẾT MINH DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

  1. Tên Dự án: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

  1. Mã số:
  1. Cấp quản lý:

– Bộ Khoa học và Công nghệ

– Ủy quyền cho địa phương quản lý

  1. Thời gian thực hiện:……. tháng, từ tháng …./20... đến tháng …./20...
  2. Dự kiến kinh phí thực hiện:……… triệu đồng

Trong đó:

– Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương: …….. triệu đồng

– Ngân sách địa phương: …….. triệu đồng

– Nguồn khác: …….. triệu đồng

Phương thức khoán chi:

– Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng:

– Khoán chi từng phần:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:

Tên tổ chức:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:

  1. Chủ nhiệm Dự án:

Họ, tên:

Học hàm, học vị: Chức vụ:

Địa chỉ: Điện thoại:

E-mail: CQ: NR: Mobile:

  1. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Tên cơ quan:

Địa chỉ: Điện thoại:

  1. Tính cấp thiết của dự án:

Nêu tóm tắt về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh hoặc vùng; chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh hoặc vùng.

Trên cơ sở đó lựa chọn và phân tích mức độ cần thiết của dự án đối với chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hộicủa tỉnh hoặc vùng trong tương lai.

  1. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được ứng dụng, chuyển giao:

Nêu những thông tin cơ bản, mới nhất về các công nghệ đang được áp dụng tại địa phương trong lĩnh vực dự án dự kiến triển khai;

– Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng.

– Nêu tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng so với các công nghệ đang áp dụng tại địa phương.

– Nêu tính thích hợp của công nghệ dự kiến áp dụng.

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

  1. Mục tiêu:

11.1.Mục tiêu chung:

11.2. Mục tiêu cụ thể

  1. Nội dung (nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể mà dự án cần triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu):

– Mô tả công nghệ ứng dụng;

– Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (xây dựng mô hình, ứng dụng công nghệ tạo sản phẩm mới …;

– Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại địa phương, tập huấn cán bộ kỹ thuật và nông dân.

  1. Giải pháp thực hiện:

– Giải pháp về mặt bằng và xây dựng cơ bản (nếu có).

– Giải pháp về đào tạo

– Giải pháp về tổ chức sản xuất, trong đó làm rõ:

+ Giải pháp về xây dựng mô hình dự án;

+ Giải pháp thu hút, sử dụng lao động: Số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp tham gia dự án và thu nhập hàng tháng.

– Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

– Giải pháp về nguồn vốn

Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án trên cơ sở:

Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương, nguồn vốn khác (có văn bản pháp lý kèm theo).

– Giải pháp thu hút cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án (nếu có).

14. Tiến độ thực hiện

TT

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

Sản phẩm

phải đạt

Thời gian

(BĐ-KT)

Cơ quan thực hiện

(ghi rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp)

1

2

3

4

5

  1. Sản phẩm của dự án:

15.1.Nêu sản phẩm cụ thể của dự án:

TT

Tên sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật

Chú thích

1

2

3

4

1

2

3

15.2.Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án:

16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:

TT

Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó

Thuê khoán chuyên môn và đào tạo

Nguyên,vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy móc

Xây dựng cơ bản

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

Tổng kinh phí

Trong đó:

Ngân sách SNKH &CN TW

Ngân sách SNKH &CN ĐP

Nguồn ngân sách khác

Các nguồn vốn khác

– Tự có

– Khác (vốn huy động, …)

17.Hiệu quả kinh tế – xã hội:

17.1. Hiệu quả kinh tế – xã hội trực tiếp của dự án:

– Hiệu quả kinh tế: đánh giá tính tiên tiến của sản phẩm tạo ra, ước tính hiệu quả kinh tế bằng số lượng, hoặc bằng tiền;

– Hiệu quả về xã hội: (xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giải quyết việc làm cho bao nhiêu lao động, mức thu nhập tăng như thế nào so với trước khi thực hiện dự án)

– Đánh giá hiệu quả thu hút cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án (nếu có)

  1. Khả năng và kế hoạch mở rộng của dự án:

Ngày….tháng….năm 20…

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày….tháng….năm 20…

Tổ chức chủ trì dự án

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày….tháng….năm 20…

Sở Khoa học và Công nghệ

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày …. tháng năm 20…

Bộ Khoa học và Công nghệ

(Đối với dự án TW quản lý)

( Ký tên, đóng dấu)

GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI

Khoản 1. Kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Cộng

Khoản 2. Đào tạo, tập huấn

Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng kinh phí

Kinh phí

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Cộng

Khoản 3. Nguyên vật liệu, năng lượng

Triệu đồng

TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

3.1

Nguyên, vật liệu

3.2

Dụng cụ, phụ tùng

3.3

Năng lượng, nhiên liệu

– Than

– Điện

KW/h

– Xăng, dầu

– Nhiên liệu khác

Cộng

Khoản 4. Thiết bị, máy móc chuyên dùng

Triệu đồng

TT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

4.1

Mua thiết bị công nghệ

4.2

Khấu hao thiết bị

4.3

Vận chuyển lắp đặt

Cộng

Khoản 5. Xây dựng cơ bản

Triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

5.1

Chi phí xây dựng ……m2 nhà xưởng, phòng nhân giống, nhà kính, nhà lưới, vườn ươm

5.2

Chi phí sửa chữa …… m2 nhà xưởng

5.3

Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước

Cộng

Khoản 6. Công lao động

Triệu đồng

TT

Nội dung

Số lượng (người)

Số công

Đơn giá

Kinh phí

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

1

Kỹ sư

1.1

Kỹ sư chỉ đạo

1.2

………………….

2

Kỹ thuật viên

2.1

Kỹ thuật viên chỉ đạo và thực hiện nội dung công nghệ

2.2

Kỹ thuật viên chỉ đạo và thực hiện nội dung công nghệ ……

3

Lao động đơn giản

3.1

Lao động đơn giản thực hiện nội dung

3.2

Lao động đơn giản thực hiện nội dung

3.3

…………..

Cộng

Khoản 7. Chi khác

Triệu đồng

TT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

Tổng

Khoán chi

Không khoán chi

7.1

Công tác phí

7.2

Quản lý cơ sở

7.3

Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu

– Chi phí kiểm tra, nghiệm thu mô hình

– Chi phí tự đánh giá kết quả thực hiện (nghiệm thu cơ sở)

– Chi phí nghiệm thu cấp tỉnh

7.4

Chi khác

– Thông tin, tuyên truyền

– Tiếp thị, quảng cáo

– Hội thảo

– Hội nghị

– In ấn tài liệu, văn phòng phẩm

7.5

Phụ cấp Chủ nhiệm dự án

Cộng

B1.2-HĐTCCT

07/2016/TT-BKHCN

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ

  1. Tên tổ chức:

Năm thành lập:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax:

Email:

  1. Chức năng nhiệm vụ và loại hình sản xuất, kinh doanh (minh chứng các lĩnh vực liên quan đến dự án đề xuất)

  1. Tổng số cán bộ có trình độ từ trung cấp trở lên có chuyên môn phù hợp với nội dung dự án của tổ chức

  • Tiến sỹ:
  • Thạc sỹ:
  • Đại học:
  • Cao đẳng và trung cấp kỹ thuật:

  1. Kinh nghiệm và thành tựu trong 5 năm gần nhất liên quan đến việc tiếp nhận và triển khai công nghệ của Tổ chức chủ trì và Chủ nhiệm dự án (nêu thành tựu cụ thể trong tiếp nhận, triển khai công nghệ và chỉ đạo sản xuất kinh doanh)

  1. Cơ sở vật chất kỹ thuật và những lợi thế để thực hiện dự án
  • Nhà xưởng, điều kiện về mặt bằng triển khai dự án:

  • Thiết bị máy móc sẵn có phục vụ cho việc triển khai dự án:

  1. Khả năng huy động các nguồn vốn khác (ngoài ngân sách) để thực hiện dự án
  • Vốn tự có: ………………… triệu đồng
  • Nguồn vốn khác: ………………… triệu đồng

………., ngày ……. tháng …… năm 20…

THỦ TRƯỞNG

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

B1.3-LLKHCN

07/2016/TT-BKHCN

LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

A. Thông tin chung về cá nhân chủ trì dự án

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:

Nam, nữ:

Địa chỉ

Điện thoại: CQ: NR: Mobile:

Fax: Email:

Chức vụ:

B. Trình độ đào tạo

1. Trình độ chuyên môn

Học vị/học hàm:

Năm nhận bằng:

Chuyên ngành đào tạo:

Quá trình, nơi và chuyên ngành đào tạo:

2. Các khóa học chuyên môn khác đã hoàn thành

Lĩnh vực:

Năm:

Nơi đào tạo:

C. Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiếp nhận, triển khai công nghệ

Số năm kinh nghiệm:

Số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai:

TT

Tên dự án

Tên tổ chức chủ trì

Năm bắt đầu-kết thúc

1.

2.

D. Thành tựu hoạt động trong công tác tổ chức tiếp nhận, chuyển giao, triển khai công nghệ và sản xuất kinh doanh khác

…………., ngày ……. tháng ……. năm ……….

CƠ QUAN NƠI LÀM VIỆC CỦA

CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

(xác nhận và đóng dấu)

CÁ NHÂN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN

(Họ tên và chữ ký)

B1.4-HĐTCHTCN

07/2016/TT-BKHCN

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỦA TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

  1. Tên tổ chức:

Năm thành lập:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: Email:

  1. Chức năng nhiệm vụ và loại hình hoạt động khoa học và công nghệ hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến dự án:

  1. Xác nhận về các quy trình công nghệ cần hỗ trợ ứng dụng:

  1. Tổng số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với nội dung dự án của tổ chức:

  • Tiến sỹ:
  • Thạc sỹ:
  • Đại học:

  1. Kinh nghiệm và thành tựu trong 5 năm gần nhất liên quan đến các quy trình công nghệ cần chuyển giao của các cán bộ trực tiếp tham gia dự án (nêu lĩnh vực chuyên môn, số năm kinh nghiệm, thành tựu tiếp nhận, triển khai công nghệ và chỉ đạo sản xuất kinh doanh)

………………, ngày ……. tháng …… năm 20…

THỦ TRƯỞNG

TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

(ký tên, đóng dấu)

B1.5-ĐXĐHDA

07/2016/TT-BKHCN

MẪU ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Tên dự án:

  1. Mục tiêu:

  1. Tính cấp thiết của Dự án (tầm quan trọng, tính thời sự hoặc cấp bách,…):
  1. Các nội dung chính và kết quả dự kiến:

  1. Dự kiến thời gian thực hiện (số tháng, bắt đầu từ ..)
  1. Dự kiến kinh phí (từ ngân sách sự nghiệp KH&CN của Trung ương, đối ứng từ ngân sách địa phương và nguồn khác)
  1. Đề xuất Tổ chức chủ trì và đánh giá năng lực của Tổ chức chủ trì (điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, khả năng huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện dự án):
  1. Đề xuất Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ và đánh giá năng lực của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ (năng lực hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ).

…….., ngày….tháng….năm 20…

TM. UBND

TỈNH/THÀNH PHỐ

(Ký tên, đóng dấu)

B1.6-DMSB

07/2016/TT-BKHCN

DANH MỤC SƠ BỘ CÁC DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

STT

Tên dự án

Mục tiêu và nội dung chủ yếu

Dự kiến sản phẩm chính

Tổ chức chủ trì

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng

Xuất xứ công nghệ

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

Dự án do Trung ương quản lý

1

2

3

….

Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý

1

2

3

……

B1.7-QTLVHĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 4/5 thành viên của hội đồng, trong đó có mặt của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.

2. Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá đề xuất đặt hàng theo mẫu quy định ban hành kèm theo thông tư này.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi có ít nhất4/5 số thành viên của hội đồng nhất trí bằng hình thức bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của hội đồng. Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của hội đồng.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.

2. Hội đồng trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký khoa học, tổ kiểm phiếu của Hội đồng.

3. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ:

a) Các thành viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá đề xuất theo các tiêu chí trong phiếu nhận xét đánh giá B1.8-PNXĐX tại Phụ lục này;

b) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo;

c) Hội đồng thảo luận, đánh giá về đề xuất theo các tiêu chí đánh giá quy định.

d) Hội đồng cho điểm theo mẫu Biểu B1.9-PĐGĐX tại Phục lục này và bỏ phiếu đánh giá;

4. Hội đồng thảo luận để thống nhất đề xuất danh mục dự án (gồm tên, mục tiêu, dự kiến kết quả đạt được); cho ý kiến về Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ và phân nhóm dự án (trung ương quản lý và ủy quyền cho địa phương quản lý) theo quy định.

5. Thư ký khoa học hoàn thiện biên bản làm việc theo mẫu Biểu B1.10-BBHĐĐXNV của Phụ lục này./.

B1.8-PNXĐX

07/2016/TT-BKHCN

PHIẾU NHẬN XÉT

ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

Họ và tên:

Tên dự án đề xuất:

I. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG

  1. Tính cấp thiết của việc thực dự án

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính liên ngành, liên vùng và tầm quan trọng của vấn đề công nghệ đặt ra trong đề xuất đặt hàng

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Khả năng không trùng lắp của dự án với các dự án ứng dụng, chuyển giao công nghệ khác đã và đang thực hiện trong tỉnh/thành phố

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Nhu cầu cần thiết phải huy động nguồn lực quốc gia cho việc thực hiện dự án

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Khả năng huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách để thực hiện dự án

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính hợp lệ của công nghệ chuyển giao

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính pháp lý của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Nhận xét:

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)

Đề nghị không thực hiện

Đề nghị thực hiện

Đề nghị thực hiện với các điều chỉnh nêu dưới đây:

II. DỰ KIẾN DỰ ÁN ĐẶT HÀNG

1. Tên dự án:

2. Định hướng mục tiêu:

3. Nội dung:

4. Dự kiến sản phẩm:

(Yêu cầu về chủng loại, số lượng, quy mô, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt của các sản phẩm chính của dự án trong đó có: các quy trình công nghệ được ứng dụng, chuyển giao; các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN)

……, ngày … tháng … năm 20…

NGƯỜI NHẬN XÉT

(Ký, ghi rõ họ tên)

B1.9-PĐGĐX

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

————————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

…, ngày… tháng … năm 20…

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

ĐỀ XUẤT ĐẶT HÀNG DỰ ÁN

Tên dự án đề xuất:

Đánh giá của chuyên gia: (đánh dấu X vào 1 trong 2 ô)

  1. Tính cấp thiết của việc thực hiện dự án

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính liên ngành, liên vùng và tầm quan trọng của dự án đề xuất

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Mức độ phù hợp của dự án đề xuất với mục tiêu Chương trình

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Khả năng huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách để thực hiện

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính hợp lệ của công nghệ chuyển giao

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Tính pháp lý của Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Đánh giá: Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

  1. Cấp quản lý

TW quản lý

Ủy quyền cho địa phương quản lý

Kết luận chung:

Đề nghị thực hiện

Đề nghị không thực hiện[1]

Đề nghị thực hiện Đề nghị không thực hiện[2]

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Ký, ghi rõ họ tên)


[1] Khi một trong 6 tiêu chí đầu không đạt yêu cầu.

[2] Khi một trong 6 tiêu chí đầu không đạt yêu cầu.

B1.10-BBHĐXĐNV

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

……, ngày… tháng … năm 20…

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG

VẤN XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ

I. Những thông tin chung

1. Quyết định thành lập Hội đồng

…./QĐ-BKHCN ngày …/ …/20… của Bộ trưởng Bộ KH&CN

2. Số lượng các dự án đề xuất: …………

3. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

…, ngày… / …/20…

– Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: …/…

– Vắng mặt: … người, gồm các thành viên:

– Khách mời tham dự họp Hội đồng

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

….

…..

…….

II. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Công bố quyết định thành lập Hội đồng.

2. Hội đồng thống nhất phương thức làm việc và bầu ông/bà …………………… làm thư ký khoa học của Hội đồng.

3. Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm:

………………, trưởng ban.

………………., thành viên,

………………., thành viên.

4. Các thành viên trình bày ý kiến đánh giá đề xuất đặt hàng do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp.

5. Hội đồng phân tích thảo luận và cho ý kiến đối với (từng) đề xuất đặt hàng theo các các nội dung quy định tại Điều 14 Thông tư Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

6. Ban kiểm phiếu đã làm việc và kết quả như sau:

Số phiếu phát ra:

Số phiếu thu về:

Số phiếu hợp lệ:

Số phiếu không hợp lệ:

STT

Tên dự án

Số phiếu đồng ý

Số phiếu không đồng ý

Kiến nghị

1

2

3

4

5

6

7

Thành viên hội đồng bỏ phiếu đánh giá đề xuất đặt hàng về các nội dung trên và kiến nghị thực hiện ……dự án.

7. Hội đồng thảo luận việc chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tên gọi và các mục của dự án đặt hàng được đánh giá “đề nghị thực hiện” và phân nhóm quản lý dự án theo các quy định tại Điều 14 của Thông tư quản lý Chương trình và thống nhất thông qua từng mục nói trên.

8. Hội đồng thông qua Biên bản làm việc.

Thư ký khoa học của Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

Chủ tịch Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

Phụ lục II

BIỂU MẪU ÁP DỤNG CHO VIỆC XÉT GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI

(Kèm theo Thông tư số 07 /2016/TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ tr­ưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

———————————

  1. B2.1-BBMHS: Biên bản mở hồ sơ đăng ký xét giao trực tiếp
  2. B2.2-QTLVHĐ: Phương thức, quy trình làm việc của Hội đồng xét giao trực tiếp
  3. B2.3-PNXDA: Phiếu nhận xét dự án
  4. B2.4-PĐGDA: Phiếu đánh giá dự án
  5. B2.5-BBHĐXC: Biên bản họp hội đồng tư vấn xét giao trực tiếp
  6. B2.6QTLVTTĐ: Phương thức, quy trình làm việc của Tổ thẩm định kinh phí
  7. B2.7-PNXTĐ: Phiếu nhận xét thẩm định kinh phí dự án
  8. B2.8-BBTĐ: Biên bản họp thẩm định kinh phí dự án
B2.1- BBMHS​
07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

——————————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————

………, ngày tháng năm 20…

BIÊN BẢN MỞ HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ XÉT GIAO TRỰC TIẾP

TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ DỰ ÁN NÔNG THÔN MIỀN NÚI

1. Tên dự án:

3. Địa điểm và thời gian

…………………………………, ngày ……./….. /20…

4. Đại diện các cơ quan và tổ chức liên quan tham gia mở hồ sơ

TT

Tên cơ quan, tổ chức

Họ và tên đại biểu

5. Tình trạng của các hồ sơ

Tình trạng của các hồ sơ xột giao trực tiếp được thể hiện trong bảng sau

TT

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký giao trực tiếp

Tình trạng hồ sơ

Nộp đúng hạn1

Tính đầy đủ của Hồ sơ đăng ký2

Tư cách pháp nhân

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Kết luận:

– Hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện để đưa vào xem xét đánh giá:

– Hồ sơ không hợp lệ, không đủ điều kiện để đưa vào xem xét đánh giá:

Các bên thống nhất và ký vào biên bản mở hồ sơ vào …..h…..phút, ngày .…/…../20….

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ NHIỆM VỤ

(Họ, tên và chữ ký)

ĐẠI DIỆN

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

(Họ, tên và chữ ký)

B2.2-QTLVHĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC

CỦA HỘI ĐỒNG XÉT GIAO TRỰC TIẾP

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịchvà các ủy viên phản biện.

2. Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá đề xuất đặt hàng theo mẫu quy định ban hành kèm theo thông tư này.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi trên 3/4 số thành viên của hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của hội đồng. Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của hội đồng.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.

2. Hội đồng trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc và bầu thư ký khoa học của hội đồng.

3. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ:

a) Các ủy viên phản biện, ủy viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá hồ sơ theo các tiêu chí trong phiếu nhận xét đánh giá B2.3-PNXDA tại Phụ lục này;

b) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo;

c) Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các tiêu chí đánh giá quy định. Trong quá trình thảo luận hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các ủy viên phản biện, ủy viên hội đồng về ý kiến nhận xét;

d) Hội đồng cho điểm theo các tiêu chí, thang điểm quy định tại các mẫu Biểu B2.4-PĐGDA tại Phục lục này và bỏ phiếu đánh giá chấm điểm;

đ) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm ba (03) người là ủy viên của hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và hai (02) thành viên.

6. Các thư ký hành chính của hội đồng giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá của các thành viên hội đồng.

7. Hội đồng công bố công khai kết quả chấm điểm đánh giá và thông qua biên bản làm việc của hội đồng, kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển hoặc được giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

8. Hội đồng thảo luận để thống nhất kiến nghị:

a) Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương ứng phải đạt;

b) Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện;

c) Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần.

9. Thư ký khoa học hoàn thiện biên bản làm việc theo Mẫu B2.5-BBHĐXC./.

B2.3-PNXDA

07/2016/TT-BKHCN

PHIẾU NHẬN XÉT

Hồ sơ dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Họ và tên thành viên Hội đồng:

Uỷ viên phản biện

Uỷ viên

2. Tên dự án:

3. Tổ chức chủ trì:

4. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án:

5. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

6. Các chỉ tiêu đánh giá – nhận xét

6.1. Giá trị công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế, tính khả thi và khả năng nhân rộng:

Tối đa 40 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

1

2

3

4

1

Đánh giá tổng quan trình độ công nghệ được ứng dụng cho dự án và xu hướng phát triển nhân rộng: thể hiện sự am hiểu và làm chủ được công nghệ, phân tích làm rõ được tính tiên tiến của công nghệ so với các công nghệ hiện có ở địa phương và tính phù hợp của công nghệ với chiến lược phát triển và điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa phương nơi triển khai dự án, các luận cứ của tác giả về hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của các mô hình sau khi dự án kết thúc,…)

  • Rõ ràng
  • Đầy đủ

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 9 và mục 10 và tham khảo thêm phần mô tả công nghệ ở mục 12 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

5

3

2

2

Xác định nội dung và các vấn đề đặt ra mà dự án cần triển khai thực hiện:

  • Luận cứ rõ những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (cần hướng vào để triển khai thực hiện) nhằm đạt được mục tiêu, sản phẩm mà dự án đặt ra
  • Rõ ràng, chi tiết
  • Khoa học

  • Nội dung, trình tự các bước công việc thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra:
  • Hợp lý
  • Sáng tạo

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 11, 12, 14 và mục 15 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

15

10

7

3

5

3

2

3

Phương án (các giải pháp) triển khai

  • Phương án tổ chức tiếp nhận công nghệ và phát triển vào sản xuất đại trà: mô tả, phân tích các điều kiện về địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, vật tư, thiết bị, sơ đồ qui trình công nghệ, phương án tổ chức sản xuất, yếu tố môi trường và giải pháp khắc phục, …

– Hợp lý

– Khả thi

  • Phương án tài chính: phân tích, tính toán tài chính, biện pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện dự án và nhân rộng kết quả của dự án vào sản xuất đại trà

– Đầy đủ

– Chính xác

– Có tính pháp lý (có cam kết của các đối tác tham gia dự án)

  • Phương án tổ chức thị trường và tiêu thụ sản phẩm hoặc phát triển nhân rộng mô hình: chứng minh được đầu ra của sản phẩm mô hình (có nhu cầu và địa chỉ tiêu thụ hoặc phát triển nhân rộng mô hình cụ thể, giá thành và chất lượng sản phẩm được xã hội chấp nhận)

– Rõ ràng

– Khả thi

– Có hợp đồng bao tiêu sản phẩm

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 13 và tham khảo thêm mục 15.2 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

10

2

1

1

4

1

1

2

4

1

1

2

4

Khả năng phát triển của dự án sau khi kết thúc: chứng minh được tính ổn định và tính tiên tiến của công nghệ, chất lượng và giá thành sản phẩm, phân tích và làm rõ được tính khả thi của phương án mở rộng vào sản xuất hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự.

– Đầy đủ, rõ ràng

– Khả thi

Nhận xét: (Căn cứ vào mục 17 của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

10

4

6

6.2. Năng lực của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Tối đa 25 điểm

1

2

3

4

5

Kinh nghiệm thực tế về triển khai và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực của dự án và những thành tựu nổi bật của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ (trong 5 năm trở lại đây):

– Chứng minh được công nghệ của dự án là do tổ chức chuyển giao tạo ra hoặc được xác nhận bằng văn bản cho phép sử dụng công nghệ của đơn vị sở hữu công nghệ để chuyển giao

10

3

– Số công nghệ đã được áp dụng hoặc chuyển giao vào sản xuất

– Năng lực tổ chức quản lý của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ của dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

4

3

6

Tiềm lực về cán bộ chuyển giao công nghệ của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ (liên quan đến dự án ): Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu triển khai công nghệ của những người tham gia chuyển giao công nghệ của dự án, …

  • Số lượng cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên có thể tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:
  • Cơ cấu chuyên môn của các cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên dự kiến tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của đơn vị chủ trì chuyển giao công nghệ của dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

15

7

8

6.3. Năng lực của tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì dự án: tối đa 25 điểm

7

Kinh nghiệm thực tế sản xuất kinh doanh, quản lý và những thành tựu nổi bật về tiếp nhận và triển khai công nghệ của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

10

  • Số năm kinh nghiệm, số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai

3

  • Năng lực tổ chức và quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án

Nhận xét: (Căn cứ vào Sơ yếu lý lịch khoa học của cá nhân chủ trì dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

7

8

Tiềm lực (liên quan đến tiếp nhận và triển khai công nghệ của dự án) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

  • Cơ sở vật chất hiện có đảm bảo cho việc tiếp nhận và triển khai dự án
  • Điều kiện đảm bảo về nhân lực, cơ cấu cán bộ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia tiếp nhận và triển khai dự án

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp nhận và triển khai công nghệ của đơn vị chủ trì dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

15

5

10

6.4. Tính hợp lý của kinh phí cần thiết thực hiện dự án và kinh phí đề nghị hỗ trợ: tối đa 10 điểm

1

2

3

4

9

Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề nghị hỗ trợ, mức độ chi tiết của dự toán

Nhận xét: (Căn cứ vào dự toán kinh phí thực hiện dự án trong phụ lục của thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

2

10

Tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện Dự án:

  • Khả thi
  • Có cam kết của các đối tác tham gia dự án

Nhận xét: (Căn cứ vào tóm tắt hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp nhận và triển khai công nghệ của Tổ chức chủ trì dự án và các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ các đối tác tham gia dự án kèm theo thuyết minh dự án để nhận xét đánh giá và dự kiến cho điểm chỉ tiêu này)

8

4

4

Cộng

100

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Họ tên và chữ ký)

B2.4-PĐGDA

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG XÉT GIAO TRỰC TIẾP

—————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

…….., ngày tháng năm 20…

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Hồ sơ dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ nhiệm dự án:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên thành viên Hội đồng:

5. Các chỉ tiêu đánh giá – nhận xét

5.1. Giá trị công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế, tính khả thi và khả năng nhân rộng:

Tối đa 40 điểm

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá

1

2

3

4

1

Đánh giá tổng quan trình độ công nghệ chuyển giao và xu hướng phát triển nhân rộng: thể hiện sự am hiểu và làm chủ được công nghệ, phân tích làm rõ được tính tiên tiến của công nghệ so với các công nghệ hiện có ở địa phương và tính phù hợp của công nghệ với chiến lược phát triển và điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa phương nơi triển khai dự án, các luận cứ của tác giả về hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của các mô hình sau khi dự án kết thúc,…)

  • Rõ ràng
  • Đầy đủ

5

3

2

2

Xác định nội dung và các vấn đề đặt ra mà dự án cần triển khai thực hiện:

  • Luận cứ rõ những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (cần hướng vào để triển khai thực hiện) nhằm đạt được mục tiêu, sản phẩm mà dự án đặt ra
  • Rõ ràng, chi tiết
  • Khoa học

  • Nội dung, trình tự các bước công việc thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra
  • Hợp lý
  • Sáng tạo

15

10

7

3

5

3

2

3

Phương án (các giải pháp) triển khai

  • Phương án tổ chức tiếp nhận công nghệ và phát triển vào sản xuất đại trà: mô tả, phân tích các điều kiện về địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, vật tư, thiết bị, sơ đồ qui trình công nghệ, phương án tổ chức sản xuất, yếu tố môi trường và giải pháp khắc phục, …

– Hợp lý

– Khả thi

  • Phương án tài chính: phân tích, tính toán tài chính, biện pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện dự án và nhân rộng kết quả của dự án vào sản xuất đại trà

– Đầy đủ

– Chính xác

– Có tính pháp lý (có cam kết của đối tác tham gia dự án)

  • Phương án tổ chức thị trường và tiêu thụ sản phẩm hoặc phát triển nhân rộng mô hình: chứng minh được đầu ra của sản phẩm mô hình (có nhu cầu và địa chỉ tiêu thụ hoặc phát triển nhân rộng mô hình cụ thể, giá thành và chất lượng sản phẩm được xã hội chấp nhận)

– Rõ ràng

– Khả thi

– Có hợp đồng bao tiêu sản phẩm

10

2

1

1

4

1

1

2

4

1

1

2

4

Khả năng phát triển của dự án sau khi kết thúc: chứng minh được tính ổn định và tính tiên tiến của công nghệ, chất lượng và giá thành sản phẩm, phân tích và làm rõ được tính khả thi của phương án mở rộng vào sản xuất hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự.

– Đầy đủ, rõ ràng

– Khả thi

10

4

6

5.2. Năng lực của Tổ chức đăng ký hỗ trợ công nghệ: tối đa 25 điểm

1

2

3

4

5

Kinh nghiệm thực tế về triển khai và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực của dự án và những thành tựu nổi bật của Tổ chức chủ trì đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ (trong 5 năm trở lại đây):

– Chứng minh được công nghệ của dự án là do tổ chức chuyển giao tạo ra hoặc đã làm chủ được đối với những công nghệ tiếp nhận từ nước ngoài vào

10

3

– Số công nghệ đã được áp dụng hoặc chuyển giao vào sản xuất

– Năng lực tổ chức quản lý của Tổ chức đăng ký hỗ trợ ứng dụng công nghệ

4

3

6

Tiềm lực về cán bộ chuyển giao công nghệ của Tổ chức đăng ký chuyển giao công nghệ (liên quan đến dự án ): Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu triển khai công nghệ của những người tham gia chuyển giao công nghệ của dự án, …

  • Số lượng cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên có thể tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:
  • Cơ cấu chuyên môn của các cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên dự kiến tham gia chuyển giao công nghệ của dự án:

15

7

8

5.3. Năng lực của Tổ chức và Cá nhân đăng ký chủ trì dự án: tối đa 25 điểm

1

2

3

4

7

Kinh nghiệm thực tế sản xuất kinh doanh, quản lý và những thành tựu nổi bật về tiếp nhận và triển khai công nghệ của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

10

  • Số năm kinh nghiệm, số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai

3

  • Năng lực tổ chức và quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án

7

8

Tiềm lực (liên quan đến tiếp nhận và triển khai công nghệ của dự án) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án:

  • Cơ sở vật chất hiện có đảm bảo cho việc tiếp nhận và triển khai dự án
  • Điều kiện đảm bảo về nhân lực, cơ cấu cán bộ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia tiếp nhận và triển khai dự án

15

5

10

5.4. Tính hợp lý của kinh phí cần thiết thực hiện dự án và kinh phí đề nghị hỗ trợ: tối đa 10 điểm

1

2

3

4

9

Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề nghị hỗ trợ, mức độ chi tiết của dự toán

2

10

Tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện Dự án:

  • Khả thi
  • Có cam kết của các đối tác tham gia dự án

8

4

4

Cộng

100

Ghi chú: Hồ sơ dự án đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu là 65 điểm.

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Họ tên và chữ ký)

B2.5-BBHĐXC

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÉT GIAO TRỰC TIẾP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

…….., ngày tháng năm 20…

—————————-

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN XÉT GIAO TRỰC TIẾP

dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. Những thông tin chung

1. Tên dự án:

2. Tên Tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì dự án:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Tên Tổ chức hố trợ ứng dụng công nghệ:

4. Quyết định thành lập hội đồng:

Số ………/QĐ-BKHCN ngày …….. tháng …… năm ………. của Bộ trưởng Bộ KH&CN

5. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

  • Địa điểm:
  • Thời gian:

6. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên Hội đồng ………./…….; vắng ……… thành viên, gồm các thành viên:

………………………………..

………………………………..

7. Khách mời tham dự

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

II. Nội dung làm việc của Hội đồng

  1. Hội đồng đã nghe các uỷ viên phản biện đọc bản nhận xét, phân tích Hồ sơ dự án; Hội đồng đã nêu câu hỏi với các uỷ viên phản biện về từng chỉ tiêu đánh giá đã được quy định.
  2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận kĩ Hồ sơ dự án theo từng chỉ tiêu.
  3. Hội đồng đã bầu ban kiểm phiếu gồm 03 thành viên sau:

…………………………..

…………………………..

…………………………..

  1. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá Hồ sơ dự án.
  2. Ban kiểm phiếu đã làm việc và kết quả như sau:
  • Số phiếu phát ra:
  • Số phiếu thu về:
  • Số phiếu hợp lệ:
  • Số phiếu không hợp lệ:

Họ tên các thành viên Hội đồng và điểm đánh giá tương ứng

Điểm trung bình của các thành viên HĐ

Họ và tên

Tổng số điểm

  1. Kết quả đánh giá của Hội đồng: Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Hội đồng đánh giá: (chỉ để lại một trong hai trường hợp)
  • Hồ sơ dự án đạt yêu cầu (điểm trung bình phải đạt tối thiểu là 65 điểm).
  • Hồ sơ dự án Không đạt yêu cầu (điểm trung bình dưới 65 điểm).
  1. Hội đồng kiến nghị các điểm sau đây:

Các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tương ứng phải đạt;

Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện;

– Về kinh phí cho việc thực hiện dự án:

Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần:

Hội đồng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và phê duyệt.

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Chữ ký và họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Chữ ký và họ tên)

B2.6QTLVTTĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA TỔ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của Tổ thẩm định phải có mặt đầyđủ các thành viên của Tổ thẩm định.

2. Tổ thẩm định có trách nhiệm thẩm định sự phù hợp của các nội dung trong thuyết minh dự án với kết luận của hội đồng, dự toán kinh phí của dự án theo định mức chi tiêu hiện hành của Nhà nước và kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện cho dự án.

3. Tổ thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của Tổ thẩm định được thông qua khi trên 3/4 số thành viên của Tổ thẩm định có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được tổng hợp để Tổ thẩm định thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Tổ thẩm định. Thành viên Tổ thẩm định chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của Tổ thẩm định.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính đọc quyết định thành lập tổ thẩm định, giới thiệu thành phần tổ thẩm định và các đại biểu tham dự, đọc những kết luận chính của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tại phiên họp đánh giá hồ sơ.

2. Tổ trưởng tổ thẩm định nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc thẩm địnhkinh phí đối với dự án.

3. Thành viên tổ thẩm định là chủ tịch hoặc phó chủ tịch cho ý kiến nhận xét đối với những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ và kinh phí thực hiện dự án.

4. Các thành viên tổ thẩm định nêu ý kiến thẩm định.

5. Thư ký hành chính giúp tổ thẩm định hoàn thiện biên bản thẩm định.

6. Tổ thẩm định thông qua biên bản làm việc của Tổ thẩm định./.

B2.7-PNXTĐ

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ
—————————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

PHIẾU NHẬN XÉT

THẨM ĐỊNH KINH PHÍ DỰ ÁN

1. Tên dự án:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………Mã số………….. (nếu có)

2. Tổ chức chủ trì:

3. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên người thẩm định: ……………………………………………………..

Chức danh trong tổ thẩm định: ………………………………………………………………

5. Ngày nhận Hồ sơ thẩm định: ngày……tháng ….. năm 20….

A. Nội dung chuyên môn

I. Nhận xét, đánh giá chung mức độ hoàn thiện của Thuyết minh theo kết luận của Hội đồng KH&CN tư vấn xét giao trực tiếp:

1. Nhận xét, đánh giá chung (về thông tin chung; mục tiêu, nội dung KH&CN, phương án tổ chức thực hiện; sản phẩm KH&CN, thời gian và tổng kinh phí thực hiện….):

a. Đủ điều kiện thẩm định:

b. Không đủ điều kiện để thẩm định (nêu rõ lý do):

II. Nhận xét nội dung:

1. Nội dung khảo sát bổ sung, hỗ trợ ứng dụng công nghệ

– Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ – lý do:

– Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do):

2. Nội dung xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ

– Những nội dung không phù hợp, cần loại bỏ – lý do:

– Những nội dung cần bổ sung (đề xuất cụ thể và nêu rõ lý do):

3. Phương án hợp tác trong/ngoài nước:

4. Hội thảo khoa học/tập huấn kỹ thuật:

5. Tiến độ và thời gian thực hiện: (Sự phù hợp về tiến độ của từng nội dung nghiên cứu: bắt đầu, kết thúc) thời gian thực hiện……..tháng.

6. Sản phẩm KH&CN chính: (đề nghị ghi cụ thể):

(Yêu cầu về số lượng, chủng loại quy trình công nghệ được ứng dụng; số lượng, chủng loại, quy mô, chất lượng của các mô hình ứng dụng; sản phẩm khác (nếu có)

B. Nhận xét về dự toán kinh phí: (Nêu ý kiến nhận xét những mục nào trong dự toán chưa phù hợp, nên hiệu chỉnh như thế nào là hợp lý và sơ bộ dự kiến kinh phí)

  1. Kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thiết bị máy móc:

  1. Nhà xưởng xây dựng mới và cải tạo:

  1. Chi phí lao động:

  1. Nguyên vật liệu, năng lượng:
  1. Thuê thiết bị, nhà xưởng:

  1. Chi khác:

C. Kiến nghị:

1. Dự kiến tổng kinh phí cần thiết: ……….. triệu đồng

Trong đó: – Từ ngân sách Trung ương………. Triệu đồng

– Từ ngân sách địa phương………..triệu đồng;

2. Phương thức thực hiện:

2.1

Khoán đến sản phẩm cuối cùng

2.2

Khoán từng phần, trong đó:

– Kinh phí khoán: ……….. triệu đồng;

– Kinh phí không khoán: ……….triệu đồng.

……………, ngày tháng năm

Thành viên Tổ thẩm định

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

B2.8-BBTĐ

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỔ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ DỰ ÁN

THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NTMN

—————————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————–

…….., ngày tháng năm 20…

BIÊN BẢN HỌP THẨM ĐỊNH KINH PHÍ DỰ ÁN

Dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. Những thông tin chung

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì Dự án:

Tên tổ chức:

Họ và tên cá nhân:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Quyết định thành lập Tổ thẩm định:

Số ………/QĐ-BKHCN ngày …….. tháng… năm 20….. của Bộ trưởng Bộ KH&CN

5. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

  • Địa điểm:
  • Thời gian:

6. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên Tổ thẩm định ………./…….;

vắng ……… thành viên, gồm các thành viên:

………………………………..

………………………………..

7. Khách mời tham dự

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác

B. Các ý kiến của thành viên tổ thẩm định:(thư ký hành chính ghi đầy đủ ý kiến nhận xét của từng thành viên tổ thẩm định)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

C. Kết luận của Tổ thẩm định

1. Nội dung chuyên môn:

1.1. Mục tiêu của dự án (Ghi cụ thể):

1.2. Tiến độ và thời gian thực hiện:…. tháng:

1.3 Sản phẩm của dự án:

1.4. Thiết bị, máy móc (thiết bị, máy móc cần mua: tên, số lượng):

2. Về kinh phí thực hiện:

2.1. Tổng kinh phí cần thiết để thực hiện dự án là: ……………….. triệu đồng

Trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách Trung ương………….. triệu đồng

+ Kinh phí từ ngân sách địa phương…………… triệu đồng

+ Kinh phí từ các nguồn khác: ……………………… triệu đồng

2.2. Dự kiến nội dung chi từ ngân sách sự nghiệp KH&CN TW:

Đơn vị: triệu đồng

Số TT

Nội dung

Các khoản chi

Kinh phí NS SNKH&CNTWW

Ghi chú

1

Khoản 1. Kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ

2

Khoản 2. Đào tạo, tập huấn

3

Khoản 3. Nguyên vật liệu, năng lượng

4

Khoản 4. Thiết bị máy móc

5

Khoản 5. Xây dựng cơ bản

6

Khoản 6. Công lao động

7

Khoản 7. Chi khác

Tổng cộng

2.3. Phương thức khoán chi:

– Khoán chi đến sản phẩm cuối cùng:

– Khoán chi từng phần:

D. Kiến nghị của Tổ thẩm định:

Biên bản được lập xong lúc…….giờ, ngày ……tháng……năm…… và đã được Tổ thẩm định nhất trí thông qua./.

Tổ trưởng

Tổ phó

Thành viên

Thành viên

Phụ lục III

HỢP ĐỒNG VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG

(Kèm theo Thông tư số 07 /2016/TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

———————————-

  1. B3.1-HĐDA: Mẫu hợp đồng thực hiện dự án
  2. B3.2- TLHĐDA: Mẫu thanh lý hợp đồng thực hiện dự án
  3. B3.3-HĐHTUD: Mẫu hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ
  4. B3.4-TLHĐHTUD: Mẫu thanh lý hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ

B3.1-HĐDA

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

Hà Nội, ngày …… tháng …….. năm 20……..

HỢP ĐỒNG

THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025

Số: ……/20.. NTMN.TW (hoặc ĐP)

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày14 tháng 6 năm 2005

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số /TTLT/BTC-BKHCN ngày / /2016 về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BKHCN ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………,

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND- ngày / /20.. của về việc phê dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………

Chúng tôi gồm

1. Bên giao (Bên A)[1] là:

Đơn vị quản lý kinh phí

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Số tài khoản:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/thành phố) ……………

Đại diện là ông/bà: ………………………….

Chức vụ: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………………

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức chủ trì dự án (Bên B): ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện dự án (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1. Đặt hàng và nhận đặt hàng thực hiện dự án

Bên A đặt hàng và Bên B nhận đặt hàng thực hiện dự án “……………………” theo các nội dung trong Thuyết minh dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi tắt là Thuyết minh).

Thuyết minh là bộ phận không tách rời của Hợp đồng.

Điều 2. Thời gian thực hiện Hợp đồng

Thời gian thực hiện dự án là …………. tháng, từ tháng……. năm 20………đến tháng … năm 20………

Điều 3. Kinh phí thực hiện dự án

1. Tổng kinh phí thực hiện dự án là …………. (bằng chữ…..), trong đó:

– Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương:…………. (bằng chữ…..).

– Kinh phí từ nguồn khác: …………. (bằng chữ…..).

Giá trị hợp đồng: …………. (bằng chữ…..)

2. Tiến độ cấp kinh phí:

Số TT

Đợt

Kinh phí cấp cho Bên B1

(triệu đồng)

Thời gian

1

Đợt 1

2

Đợt 2

3

Đợt …

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Hợp đồng;

b) Bố trí cho Bên B số kinh phí từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 3 Hợp đồng này theo tiến độ kế hoạch, tương ứng với các nội dung thuyết minh dự ánđược phê duyệt;

c) Trước mỗi đợt cấp kinh phí tiếp theo, Bên A tiến hành xem xét và khẳng định kết quả đạt được theo tiến độ thực hiện nêu trong Thuyết minh dự án và Phụ lục kèm theo trong Hợp đồng. Nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, thì Bên A có thể kiến nghị điều chỉnh tiến độ cấp hoặc ngừng việc cấp kinh phí.

d) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu của Dự ánbằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có);

đ) Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá tình hình thực hiện Dự án;

e) Kịp thời xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị, đề xuất của Bên B về điều chỉnh nội dung chuyên môn, kinh phí và các vấn đề phát sinh khác trong quá trình thực hiện dự án;

g) Trong quá trình thực hiện dự án, nếu Bên B không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc có hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả của dự án thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và kiến nghị với Bộ KH&CN (trường hợp dự án do Trung ương quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố (trường hợp dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) về việc dừng thực hiện dự án hoặc thay đổi Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ công nghệ của dự án.

h) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự ántheo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Thuyết minh;

i) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành;

k) Phối hợp cùng Bên B xử lý tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nướctheo quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

a) Chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong việc tổ chức triển khai các nội dung của Dự án đápứng yêu cầu về quy mô, chất lượng, tiến độ theo Thuyết minh và dự toán đã được phê duyệt;

b) Kiến nghị, đề xuất điều chỉnh các nội dung chuyên môn, kinh phí và thời hạnthực hiện Hợp đồng khi cần thiết;

c) Yêu cầu Bên A cấp đủ kinh phí theo đúng tiến độ quy định trong Hợp đồng khi hoàn thành đầy đủ nội dung công việc theo tiến độ cam kết. Đảm bảo huy động đủ nguồn kinh phí khác theo cam kết. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả;

d) Xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ của dự án bằng kinh phí do Bên A cấp (nếu có) để gửi Bên A phê duyệt và thực hiện mua sắm theo quy định của pháp luật;

đ) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với dự án theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong việc: xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bên A; chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiệm thu mô hình dự án; chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gửi các cấp có thẩm quyền đánh giá, nghiệm thu cấp tỉnh, nghiệm thu cấp Nhà nước theo quy định hiện hành khi kết thúc dự án;

g) Ký hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ trước khi cấp kinh phí đợt 01 của dự án.

h) Có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước (nếu có) cho tới khi có quyết định xử lý các tài sản đó của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

i) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định;

k) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.

Điều 5. Trình tự giao nhận sản phẩm

Khi kết thúc dự án, Bên B có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ nộp, chuyển cho Bên A những tài liệu và sản phẩm nêu trong Thuyết minh dự án để đánh giá và nghiệm thu, bao gồm:

– Hồ sơ về máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vườn cây đầu dòng, giống gốc …. đã mua sắm bằng kinh phí của dự án;

– Hồ sơ về các sản phẩm là kết quả của dự án đã nêu trong Thuyết minh và Phụ lục kèm theo Hợp đồng này;

– Hồ sơ báo cáo tổng kết của dự án: báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt và các tài liệu có liên quan khác như: biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình, biên bản nghiệm thu cấp tỉnh/thành phố, báo cáo quyết toán kinh phí của dự án….

Điều 6. Chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Dự án đã kết thúc và được nghiệm thu.

2. Có căn cứ để khẳng định việc thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện dự án là không cần thiết và hai bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.

3. Bên Bbị đình chỉ thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Bên B không nộp hồ sơ để đánh giá, nghiệm thu dự án theo quy định pháp luật.

Điều 7. Điều khoản chung

1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, … khiến chủ nhiệm, cơ quan chủ trì và tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ của dự án không thể tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng thì bên Bcó thể kiến nghị điều chỉnh, đình chỉ hợp đồng và thông báo bằng văn bản cho Bên A để báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ (trong trường hợp dự án do Trung ương quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (trong trưởng hợp dự án ủy quyền cho địa phương quản lý) để xem xét, quyết định.

2. Các bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

3. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết. Trường hợp không hoà giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết (hoặc khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự)

4. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng này được lập thành 20 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 05 bản./.

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH/THÀNH PHỐ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

Bảng 1: Danh mục tài liệu

Số TT

Tài liệu

Số lượng

Ghi chú

Quy trình công nghệ được chuyển giao của dự án (kèm theo ghi chú điều chỉnh nếu có)

Hồ sơ về:

– Máy móc, thiết bị

– Nhà xưởng

– Vườn cây đầu dòng, giống gốc

Hồ sơ về các sản phẩm là kết quả của dự án

Hồ sơ báo cáo tổng kết của dự án:

– Báo cáo tổng kết

– Báo cáo tóm tắt

– Biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện các mô hình

– Biên bản hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh/thành phố

– Báo cáo quyết toán kinh phí của dự án

………………….

Bảng 2: Danh mục sản phẩm khoa học và công nghệ

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Ghi chú

Các quy trình công nghệ đã chuyển giao:

– ………

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất …….

……………………..

Bảng 3: Danh mục sản phẩm cụ thể

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu

Ghi chú

Sản phẩm …..

Sản phẩm …..

……….

Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở

Tập huấn nông dân

Số cán bộ trẻ, cán bộ tình nguyện làm việc thường xuyên tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số

Bảng 4: Danh mục tài sản cố định mua sắm bằng kinh phí của dự án

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Ghi chú

– Máy móc, thiết bị

– Dây chuyền công nghệ

– Nhà xưởng

……….


[1] Trường hợp Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thì chuyển Sở KH&CN lên trước trong mục này.

B3.2-TLHĐDA

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……….., ngày …… tháng …….. năm 20……..

THANH LÝ HỢP ĐỒNG

THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025”

Số: ……/20.. NTMN.TW (hoặc ĐF)

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số /TTLT/BTC-BKHCN ngày / /2016 về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Hợp đồng thực hiện dự án thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025,số: ………. ký ngày ….tháng… năm 20….

CHÚNG TÔI GỒM:

1. Bên giao (Bên A)[1] là:

Đơn vị quản lý kinh phí

Đại diện là ông/bà:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Số tài khoản:

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh (thành phố) ……………

Đại diện là ông/bà: ………………………….

Chức vụ: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………………

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức chủ trì dự án (Bên B): ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất bàn giao kết quả và thanh lý Hợp đồng…… số…..…ngày …..(sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1. Xác nhận kết quả thực hiện Dự án

Đối với trường hợp Dự án hoàn thành

1. Bên B đã hoàn thành việc thực hiện các nội dung của thuộc trách nhiệm của bên Bcủa Dự án“……” theo Thuyết minh dự án được Bên A phê duyệt và…. (ghi các văn bản điều chỉnh khác của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền – nếu có).

Thời gian thực hiện các nội dung của thuộc trách nhiệm của bên B trong dự án là từ tháng… năm 20… đến tháng … năm 20…

2. Bên A đã tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nội dung được giao củadự án vào ngày….tháng…..năm 20…..(Kèm theo Bản sao Biên bản đánh giá nghiệm thu và Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ghi nhận kết quả đánh giá nghiệm thu).

3. Bên Bđã chuyển cho bên A các tài liệu, báo cáo nêu trong Thuyết minh Dự án và các Phụ lục kèm theo Hợp đồng số …. (Kèm theo Danh mục liệt kê).

Đối với trường hợp Dự án không hoàn thành:

1. Bên Bđã tổ chức việc thực hiện nội dung được giao của Dự án “……”theo Thuyết minh dự án được bên A phê duyệt và…. (ghi các văn bản điều chỉnh khác của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền – nếu có).

Thời gian thực hiện các nội dung của thuộc trách nhiệm của bên B trong dự án là từ tháng… năm 20… đến tháng … năm 20…

2. Dự án “….” được xác nhận là không hoàn thành (Kèm theo Quyết định đình chỉ (hoặc dừng) thực hiện dự án hoặc Biên bản đánh giá nghiệm thu dự án ở mức không đạt và Biên bản xác nhận khối lượng nội dung Bên B đã thực hiện).

3. Bên B đã chuyển cho bên A các tài liệu và các kết quả khác của dự án (như số liệu điều tra, khảo sát, mẫu sản phẩm,….) phù hợp với khối lượng công việc đã được xác minh là hoàn thành – nếu có (Kèm theo danh mục liệt kê chi tiết).

Điều 2. Xử lý tài chính của dự án

Đối với Dự án hoàn thành:

1. Ngân sách SNKH&CNTW:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đề nghị và đã được bên A chấp nhận quyết toán là:

c. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước là:

d. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

2. Ngân sách Địa phương:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đề nghị và đã được bên A chấp nhận quyết toán là:

c. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước là:

d. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

Đối với trường hợp Dự án không hoàn thành:

1. Ngân sách SNKH&CNTW:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đã sử dụng và đề nghị quyết toán là:

c. Kinh phí được bên A chấp nhận quyết toán (Kèm theo Biên bản xác nhận nội dung đã được thực hiện và chấp nhận quyết toán kinh phí của cấp có thẩm quyền)là:

d. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước (Ghi Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định số kinh phí Bên B phải hoàn trả):

đ. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

2. Ngân sách Địa phương:

a. Kinh phí đã cấp từ ngân sách nhà nước cho các bên để thực hiện dự án là:

b. Kinh phí các bên đã sử dụng và đề nghị quyết toán là:

c. Kinh phí được bên A chấp nhận quyết toán (Kèm theo Biên bản xác nhận nội dung đã được thực hiện và chấp nhận quyết toán kinh phí của cấp có thẩm quyền)là:

d. Số kinh phí các bên phải hoàn trả ngân sách nhà nước (Ghi Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định số kinh phí Bên B phải hoàn trả):

đ. Đến nay các bên đã hoàn trả xong số kinh phí nêu trên cho ngân sách nhà nước (Kèm theo tài liệu xác nhận)

Điều 3. Xử lý tài sản của Dự án

Ghi kết quả xử lý tài sản được mua sắm bằng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Dự án và kết quả xử lý tài sản được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của Dự án (Kèm theo Quyết định xử lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.)

Biên bản thanh lý Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành 8 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 2 bản./.

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH/THÀNH PHỐ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)


[1] Trường hợp Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thì chuyển Sở KH&CN lên trước trong mục này.

B3.3-HĐHTUD

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

Hà Nội, ngày …… tháng …….. năm 20……..

HỢP ĐỒNG HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG

DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025

Số: ……/20……/…….

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày.…tháng.….năm………

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BKHCN ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………,

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND- ngày / /20.. của về việc phê dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………

Căn cứ Hợp đồng số ………… giữa….. và…………………………

Chúng tôi gồm

1. Bên giao (Bên A) là:

Tổ chức chủ trì dự án ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng công nghệ (sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

Điều 1. Đặt hàng và nhận đặt hàng thực hiện Hợp đồng

Bên A đặt hàng và Bên B nhận đặt hàng thực hiện hoạt động hỗ trợ ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ dự án “……………………”.

Điều 2. Thời gian thực hiện Hợp đồng

Thời gian thực hiện Hợp đồng là …………. tháng, từ tháng……. năm 20………đến tháng … năm 20………

Điều 3. Kinh phí thực hiện Hợp đồng

  1. Tổng kinh phí thực hiện Hợp đồng là …………. (bằng chữ…..)

2. Tiến độ cấp kinh phí:

Số TT

Đợt

Kinh phí cấp cho Bên B

(triệu đồng)

Thời gian

1

Đợt 1

2

Đợt 2

….

………….

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

a) Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc triển khai, thực hiện Hợp đồng;

b) Bố trí cho Bên B số kinh phí từ Dự ánquy định tại Điều 3 Hợp đồng này theo tiến độ kế hoạch, tương ứng với các nội dung thỏa thuận;

c) Trước mỗi đợt cấp kinh phí tiếp theo, Bên A tiến hành xem xét và khẳng định kết quả đạt được theo tiến độ thực hiện nêu trong Phụ lục kèm theo trong Hợp đồng. Nếu Bên B không hoàn thành công việc đúng tiến độ, thì Bên A có thể điều chỉnh tiến độ cấp hoặc ngừng việc cấp kinh phí;

h) Tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiệntheo các yêu cầu, chỉ tiêu trong Phụ lục Hợp đồng;

i) Có trách nhiệm cùng Bên B tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định hiện hành;

2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

a) Cam kết, chịu trách nhiệm về quyền chuyển giao công nghệ và hiệu quả của công nghệ được chuyển giao cho Dự án;

b) Phối hợp với Bên A trong việc tổ chức triển khai các nội dung của Dự án đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chỉ tiêu theo Hợp đồng;

c) Yêu cầu Bên A cấp đủ kinh phí theo đúng tiến độ quy định trong Hợp đồng khi hoàn thành đầy đủ nội dung công việc theo tiến độ cam kết. Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và có hiệu quả;

d) Chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Dự án theo quy định của pháp luật;

g)Phối hợp với Bên A trong việc: hỗ trợ ứng dụng các quy trình công nghệ cho dự án; cử cán bộ trực tiếp giám sát, hướng dẫn Bên A và người dân tham gia dự án ứng dụng các công nghệ trong việc triển khai các mô hình; xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến công nghệ của dự án; xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bên A; Chuẩn bị hồ sơ gửi các cấp có thẩm quyền nghiệm thu cấp ở địa phương, nghiệm thu chính thức theo quy định hiện hành khi kết thúc dự án;

h) Có trách nhiệm cùng Bên A tiến hành thanh lý Hợp đồng theo quy định;

i) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định Luật khoa học và công nghệ và các văn bản liên quan.

Điều 5. Trình tự giao nhận sản phẩm

Khi kết thúc Hợp đồng, Bên B có trách nhiệm chuyển cho Bên A những tài liệu và sản phẩm nêu trong Phụ lục hợp đồng.

Điều 6. Chấm dứt Hợp đồng

Hợp đồng này chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Dự án đã kết thúc và được nghiệm thu.

2. Bên A hoặc Bên B bị đình chỉ thực hiện dự án theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 7. Điều khoản chung

1. Các bên cam kết thực hiện đúng các quy định của Hợp đồng và có trách nhiệm hợp tác giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Bên vi phạm các cam kết trong Hợp đồng phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng do các bên thương lượng hoà giải để giải quyết. Trường hợp không hoà giải được thì một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết (hoặc khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự)

3. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký. Hợp đồng này được lập thành 10 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 05 bản./.

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Bên A)

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (Bên B)

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

(Kèm theo Hợp đồng số: ……/20…/….)

Danh mục sản phẩm và tiến độ thực hiện

Số TT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Thời gian

Ghi chú

1.

Các quy trình công nghệ:

….

2.

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất (phần công việc do Tổ chức Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thực hiện)

…..

3.

…….

4.

……….

……

B3.4-TLHĐHTUD

07/2016/TT-BKHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————–

……….., ngày …… tháng …….. năm 20……..

THANH LÝ HỢP ĐỒNG HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THỰC HIỆN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI NÔNG THÔN, MIỀN NÚI, VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016 – 2025

Số: ……/20……/…….

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày.…tháng.….năm………

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22/4/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-BKHCN ngày / /2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện của các dự án do Trung ương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………,

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND- ngày / /20.. của về việc phê dự án ủy quyền cho địa phương quản lý thuộc Chương trình ” quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025″ bắt đầu thực hiện từ kế hoạch năm …………

Căn cứ Hợp đồng số ………… giữa….. và…………………………

CHÚNG TÔI GỒM:

1. Bên giao (Bên A) là:

Tổ chức chủ trì dự án ……………………………

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

2. Bên nhận (Bên B) là:

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Đại diện là ông/bà: …………………………….

Chức vụ: …………………………….

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại: ……………………………..

Số tài khoản: ……………… Tại kho bạc ………………………….

Cùng thoả thuận và thống nhất bàn giao kết quả và thanh lý Hợp đồng…… số…..…ngày …..(sau đây gọi tắt là Hợp đồng) với các điều khoản sau:

1. Bên A đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nội dung cam kết trong Hợp đồngvào ngày….tháng…..năm 20.

– Nội dung đã hoàn thành:

– Nội dung chưa hoàn thành:

  1. Bên Bđã chuyển cho bên A các tài liệu, báo cáo nêu trong Phụ lục kèm theo Hợp đồng số …. (kèm theo danh mục liệt kê).
  2. Kinh phí thực hiện hợp đồng

Đã thanh toán:………….đồng.

Còn phải thanh toán:……đồng.

Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng số …. ngày / /20 , không bên nào còn vướng mắc gì.

Biên bản thanh lý Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký; được lập thành 4 bản và có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 2 bản./.

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

(Chữ ký, ghi rõ họ và tên

và đóng dấu)

Phụ lục IV

BIỂU MẪU KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU

DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI

(Kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN

ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

————————-

  1. B4.1-BCĐK: Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện dự án
  2. B4.2-BBKTĐK: Biên bản kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án
  3. B4.3-BBNTMH: Biên bản nghiệm thu mô hình
  4. B4.4- BCTK: Báo cáo tổng kết dự án
  5. B4.5-BBNTĐP: Biên bản họp hội đồng KH&CN ở tỉnh, thành phố đánh giá nghiệm thu dự án
  6. B4.6-QTLVHĐ: Phương thức, quy trình làm việc của hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện dự án
  7. B4.7-PNXNT: Phiếu nhận xét nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện dự án do Trung ương quản lý
  8. B4.8-PĐGNT: Phiếu đánh giá nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện dự án do Trung ương quản lý
  9. B4.9-BBHĐNT: Biên bản họp hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức dự án do Trung ương quản lý
  10. B4.10-BCGT: Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của hội đồng
  11. B4.11-QĐCNKQ: Quyết định công nhận kết quả thực hiện dự án

B4.1-BCĐK

07/2016/TT-BKHCN

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi[1]

Nơi nhận báo cáo:

1. Đơn vị quản lý kinh phí

2. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh …………….

1.

Tên Dự án:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

2.

Ngày báo cáo

…/ …./20..

Kỳ: ……..

3.

Tổ chức chủ trì:

4.

Chủ nhiệm Dự án:

5.

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

6.

Thời gian thực hiện: … tháng từ …. /…./200.. đến … /…./200..

7.

Tổng kinh phí thực hiện: ………… triệu đồng,

trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKHCN trung ương: ………. triệu đồng (bao gồm…………triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ).

8.

Công việc chính đã được thực hiện: tính từ ngày…../…../20… đến kỳ báo cáo so với kế hoạch đề ra:

Kế hoạch ……………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Thực hiên

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

9.

Số lượng sản phẩm cụ thể đã hoàn thành đến ngày báo cáo:

9.1. Các sản phẩm KHCN

STT

Tên sản phẩm

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô đạt được so với kế hoạch

đề ra

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

Quy trình công nghệ đã chuyển giao:

– ………

– ……..

2

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất …….

………

……………………..

9.2.Danh mục sản phẩm cụ thể dự án tạo ra

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

sản phẩm

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu so với kế hoạch đề ra

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

Sản phẩm …..

2

Sản phẩm …..

….

……….

4

Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở

5

Tập huấn nông dân

…….

……..

9.3.Danh mục tài sản cố định mua sắm bằng kinh phí của dự án

STT

Tên tài sản

Số lượng

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và quy mô

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

1

– Máy móc, thiết bị

2

– Dây chuyền công nghệ

3

– Nhà xưởng

….

……….

9.4.Kết quả nhân rộng sản phẩm của dự án

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng

sản phẩm

Ghi chú

Qui mô theo dự án đăng ký

Kết quả nhân rộng

1

Mô hình …

2

Mô hình …

3

Sản phẩm …..

4

Sản phẩm …..

5

……..

10.

Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được (trong thời gian liên quan đến báo cáo)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11.

Kinh phí

a) Kinh phí NSSNKH&CNTW :

– Kinh phí đã được cấp: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

– Kinh phí đã sử dụng: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

b) Kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương:

– Kinh phí đã được cấp: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

-Kinh phí đã sử dụng: ……………triệu đồng (trong đó có triệu đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

c) Nguồn khác:……….triệu đồng

12.

Tình hình sử dụng kinh phí để thực hiện Dự án tính đến kỳ báo cáo

Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số kinh phí đã sử dụng

Trong đó

Chuyển giao công nghệ, đào tạo và tập huấn

Nguyên, vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy móc

Xây dựng cơ bản

Công lao động

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng kinh phí

Trong đó:

1) Ngân sách SNKH TW

2, Ngân sách địa phương

3) Các nguồn vốn khác

Các khoản chi lớn trong thời gian liên quan đến báo cáo

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

13.

Những vấn đề tồn tại cần giải quyết

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

14.

Dự kiến những công việc cần triển khai tiếp trong thời gian tới

15.

Kết luận, kiến nghị

Kiến nghị liên quan tới tổ chức thực hiện;

– Kiến nghị về việc cấp kinh phí cho đơn vị chủ trì/đơn vị hỗ trợ ứng dụng công nghệ;

– Kiến nghị khác (nếu có).

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

(Ký tên, đóng dấu)

Tổ chức chủ trì

(Ký tên, đóng dấu)


[1] Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ có trách nhiệm báo cáo định kỳ tình hình thực hiện công việc của mình theo hợp đồng, gửi về Tổ chức chủ trì để tổng hợp chung trong báo cáo này.

B4.2-BBKTĐK

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ KINH PHÍ

————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

………., ngày tháng năm ….

BIÊN BẢN

Kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

Căn cứ Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Thông tư số /2016/TT-BKHCN ngày / /2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Hợp đồng thực hiện dự án số NTMN.DA.TW…..-201……, ngày ….. đã được ký kết giữa Đơn vị quản lý kinh phí, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh ……. với (Tổ chức chủ trì) và (Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ)

Văn phòng Chương trình NTMN tổ chức đoàn kiểm tra đối với dự án: …….. thuộc Chương trình Nông thôn miền núi do ………… chủ trì, Ông (bà) ……… là chủ nhiệm dự án, …….là tổ chức hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho dự án.

Nội dung kiểm tra:

– Tiến độ thực hiện nội dung của dự án theo kế hoạch so với thuyết minh đã được phê duyệt và Hợp đồng đã được ký kết giữa các bên;

– Tình hình thực hiện các quy chế quản lý và triển khai thực hiện các hợp đồng thuộc Chương trình Nông thôn miền núi;

– Tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí;

– Tình hình thực hiện chế độ báo cáo.

Thành phần Đoàn kiểm tra gồm:

Đại diện Đơn vị quản lý nhiệm vụ:

Đại diện Vụ quản lý chuyên ngành:

Đại diện Đơn vị quản lý kinh phí:

Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ:

Đại diện Tổ chức Chủ trì dự án:

Đại diện Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Căn cứ báo cáo của Chủ nhiệm dự án, đại diện Tổ chức chủ trì, đại diện Tổ chức chuyển giao công nghệ, ý kiến của Sở KH&CN và thực tế kiểm tra một số mô hình của dự án, Đoàn đã trao đổi và thống nhất một số vấn đề như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN:

1. Về tiến độ triển khai thực hiện các nội dung dự án:

2. Về tài chính (tiếp nhận và sử dụng kinh phí):

2.1. Tình hình tiếp nhận kinh phí:

2.2. Tình hình sử dụng kinh phí:

Công tác kế toán (việc mở các sổ sách để theo dõi chi tiêu của dự án; việc lập và lưu trữ chứng từ; việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định):

– Ngân sách TW:

– Ngân sách địa phương:

– Nguồn khác:

II. KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:

1. Kiến nghị về tiến độ và các nội dung của dự án

2. Kiến nghị về các vấn đề phát sinh của dự án

3. Kiến nghị về việc cấp kinh phí cho Tổ chức chủ trì dự án

4. Kiến nghị về việc cấp kinh phí cho Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ

Biên bản được lập thành 12 bản có giá trị như nhau. Sở Khoa học và Công nghệ giữ 02 bản, Đơn vị quản lý kinh phí giữ 06 bản, Tổ chức chủ trì dự án giữ 02 bản, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ giữ 02 bản.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC HỖ TRỢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

KINH PHÍ

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN SỞ KH&CN

(ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(ký, ghi rõ họ tên)

B4.3-BBNTMH

07/2016/TT-BKHCN

TÊN TỔ CHỨC CHỦ TRÌ

___________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________________

….., ngày………tháng…….năm……. 20…

BIÊN BẢN NGHIỆM THU MÔ HÌNH

của dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Tên dự án:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
  1. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thời gian thực hiện dự án:

Hợp đồng số: ngày tháng năm

  1. Tên mô hình:

  1. Quyết định thành lập Tổ đánh giá kết quả thực hiện mô hình

Số ngày tháng năm

  1. Địa điểm và thời gian họp Tổ đánh giá kết quả thực hiện mô hình:

  1. Số thành viên Tổ đánh giá có mặt trên tổng số thành viên tổ đánh giá ………./………..; vắng…………thành viên, gồm các thành viên:

Khách mời:

.………………………

. ………………………

  1. Nội dung đánh giá

– Mức độ thực hiện nội dung mô hình và quy mô so với hợp đồng

– Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện mô hình

– Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện mô hình

– Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của mô hình

– Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình

  1. Kết luận và kiến nghị
  1. Kết luận:

Đạt yêu cầu:

Không đạt yêu cầu:

  1. Kiến nghị:

Thư ký

(Chữ ký và họ tên)

Tổ trưởng

(Chữ ký và họ tên)

B4.4-BCTK

07/2016/TT-BKHCN

BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

A.Tóm tắt thông tin về dự án đã được phê duyệt và đã được điều chỉnh

(Phần này lấy từ thuyết minh dự án và các văn bản điều chỉnh của các cơ quan quản lý có thẩm quyền như UBND tỉnh, thành phố, Bộ KH&CN).

1. Thông tin chung về dự án (cơ quan chủ quản, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ, thời gian thực hiện dự án, cấp quản lý…)

2. Mục tiêu (theo thuyết minh đã được phê duyệt)

3. Nội dung (theo thuyết minh đã được phê duyệt)

4. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng, quy mô của sản phẩm theo hợp đồng, thuyết minh dự án đã được phê duyệt và điều chỉnh (nếu có).

B. Kết quả triển khai thực hiện dự án

I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án

1. Tình hình chung

2. Thành lập Ban quản lý dự án ở các cấp

3. Chọn điểm, chọn đối tượng, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai thực hiện các nội dung của dự án v.v…).

II. Kết quả thực hiện các nội dung

1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án

2. Công tác chuyển giao công nghệ

3. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn

4. Xây dựng các các mô hình

4.1. Mô hình …..

4.2. Mô hình …..

5. Công tác thu hút cán bộ khoa học trẻ, cán bộ tình nguyện đến làm việc thường xuyên tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số để hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án (nếu có)

6. Tình hình sử dụng lao động

6.1. Lao động trực tiếp sản xuất: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, lao động phổ thông

6.2. Lao động gián tiếp: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, lao động phổ thông

7. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương và địa phương, huy động đối ứng từ các thành phần kinh tế để thực hiện dự án

7.1 Sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách TW và địa phương đến này nghiệm thu

7.2 Sử dụng kinh phí nguồn khác đến ngày nghiệm thu so với thuyết minh đã được phê duyệt

7.3 Doanh thu hàng năm

7.4 Lợi nhuận dòng hàng năm

8. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án

9. Thông tin tuyên truyền và biện pháp khuyến khích nhân rộng kết quả của dự án

10. Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp đồng và thuyết minh dự án

10.1. Về quy mô và số lượng

TT

Sản phẩm

Đơn vị tính

Số lượng, quy mô theo hợp đồng và thuyết minh

Số lượng, quy mô thực hiện

% thực hiện

1

Sản phẩm .

2

Sản phẩm

…………….

10.2. Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng

Số TT

Sản phẩm

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo hợp đồng và thuyết minh

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được

1

Sản phẩm .

2

Sản phẩm

…………….

III. Phân tích đánh giá kết quả đạt được của dự án theo các nội dung

1. Công tác chuyển giao công nghệ (mức độ làm chủ được công nghệ của người tiếp nhận công nghệ, kết quả triển khai thực hiện các công nghệ, những điều chỉnh bổ sung trong các quy trình công nghệ để phù hợp với địa bàn…)

2. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng (nội dung và quy mô đã thực hiện được so với nội dung và quy mô đã đăng ký tại thuyết minh dự án và hợp đồng đã ký)

3. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án (phối hợp giữa cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và địa bàn tiếp nhận dự án, phương pháp tổ chức triển khai thực hiện dự án…)

4. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án (kinh phí dự án được sử dụng đúng mục đích và chi theo đúng quy định của Nhà nước, huy động nguồn kinh phí đối ứng cho dự án…)

5. Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án (tính toán và phân tích hiệu quả trực tiếp từ kết quả dự án và hiệu quả đối với xã hội và môi trường của dự án; nhận thức người dân; giải quyết vấn đề lao động địa phương; mức thu nhập trước và sau khi thực hiện dự án; tính phù hợp của công nghệ được chuyển giao; vai trò của khoa học và công nghệ đối với dự án, đánh giá về kết quả tiếp thu công nghệ của các hộ nông dân tham gia thực hiện dự án…Bình quân thu nhập trước và sau khi có dự án; năng suất và diện tích canh tác trước và sau khi có dự án hoặc trong mô hình so với đại trà đối với trồng trọt; sản lượng hoặc số lượng thu được trước và sau khi có dự án đối với thủy sản hoặc chăn nuôi; doanh thu trước và sau khi có dự án đối với doanh nghiệp…; có thể căn cứ tùy theo nội dung của dự án để đánh giá)

6. Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án (phương án duy trì và nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự;

7. Đánh giá tiềm lực của đơn vị chủ trì trước và sau khi triển khai dự án (theo hướng khả năng duy trì và mở rộng quy mô dự án (tiềm lực về con người như số lượng đã được đào tạo, tập huấn, trình độ KH&CN; doanh thu của đơn vị; công nghệ đã được tiếp nhận và làm chủ; tiềm lực về vật chất như trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được trang bị trong quá trình thực hiện dự án)

C. Kết luận và kiến nghị

I. Kết luận(thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai dự án, duy trì và nhân rộng kết quả thực hiện dự án; đề xuất và kiến nghị, đặc biệt kiến nghị về cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án cùng thực hiện trên địa bàn, duy trì và nhân rộng kết quả thực hiện dự án).

II. Kiến nghị và đề xuất

1. Về cơ chế chính sách;

2. Về tổ chức quản lý:…

3. Khác:…..

……..,ngày…….tháng……năm……..

Chủ nhiệm dự án

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ chức chủ trì

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

B4.5-BBNTĐP

07/2016/TT-BKHCN

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ

HỘI ĐỒNG KH&CN

CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ

____________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

________________________________________

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KH&CN Ở TỈNH, THÀNH PHỐ

ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU DỰ ÁN

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

A. Những thông tin chung

  1. Tên dự án:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:

– Chủ nhiệm dự án:

  1. Tổ chức chủ hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thời gian thực hiện dự án:

Hợp đồng số: ngày tháng năm

5. Tổng kinh phí thực hiện dự án:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Địa phương:

– Kinh phí nguồn khác:

6. Quyết định thành lập Hội đồng:

Số:…………/QĐ-BKHCN ngày tháng năm của ……………….

7. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

– Địa điểm:

– Thời gian: ,ngày tháng năm

8. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên Hội đồng………./………..; vắng…………thành viên, gồm các thành viên:

Khách mời:

B. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng đã kiểm tra hồ sơ của dự án (theo hợp đồng đã ký), đã nghe các uỷ viên phản biện đọc bản nhận xét, phân tích kết quả dự án.

Thư ký Hội đồng đã đọc bản nhận xét đánh giá kết quả dự án của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.

2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận kỹ kết quả của dự án theo báo cáo tổng kết dự án và đối chiếu với hợp đồng và thuyết minh đã được phê duyệt.

Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án:

a) Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng

b) Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án

c) Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án

d) Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án

e) Khả năng duy trì và nhân rộng kết quả của dự án

3. Hội đồng đã chấm điểm, xếp loại và bỏ phiếu đánh giá.

  1. Tình trạng vi phạm các quy định:

+ Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực: có

không

+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền):

không

+ Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung: có

5. Kết quả đánh giá của Hội đồng

  1. Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, dự án được bình quân tổng số điểm: ….. và được đánh giá đạt loại:…………….

  1. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng:

……., ngày tháng năm

Thư ký Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

Chủ tịch Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

B4.6-QTLVHĐ

07/2016/TT-BKHCN

PHƯƠNG THỨC, QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

I. Phương thức làm việc

1. Phiên họp của hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịchvà các ủy viên phản biện.

2. Thành viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp và chuẩn bị ý kiến nhận xét đánh giá nghiệm thu Dự án theo mẫu quy định ban hành kèm theo thông tư này.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các ý kiến kết luận của hội đồng được thông qua khi trên 3/4 số thành viên của hội đồng có mặt nhất trí bằng hình thức biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.

4. Các ý kiến khác nhau của thành viên được thư ký khoa học của hội đồng tổng hợp để hội đồng thảo luận và biểu quyết thông qua. Thành viên hội đồng có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của hội đồng. Thành viên hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình và chịu trách nhiệm tập thể về ý kiến kết luận của hội đồng.

II. Quy trình làm việc

1. Thư ký hành chính của Hội đồng nêu lý do họp Hội đồng, đọc quyết định thành lập Hội đồng và giới thiệu các đại biểu tham dự. Thông báo về thời điểm nộp hồ sơ nghiệm thu theo các quy định ghi tại Điều 18 của Thông tư quản lý Chương trình NTMN; thông báo nguyên tắc chấm điểm, xếp loại dự án theo phương thức bỏ phiếu.

2. Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) chủ trì phiên họp Hội đồng.

3. Hội đồng bầu 01 thành viên trong Hội đồng làm thư ký khoa học Hội đồng.

4. Thư ký khoa học Hội đồng đọc bản nhận xét đánh giá của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.

5. Hội đồng thảo luận, nhận xét, đánh giá chính thức kết quả thực hiện dự án theo Hợp đồng đã ký. Việc đánh giá của các thành viên Hội đồng theo Mẫu B4.8 tại Phụ lục IV này.

6. Hội đồng chấm điểm và xếp loại dự án.

Thành viên Hội đồng đánh giá kết quả dự án theo thang điểm đã quy định được ghi trên phiếu. Hội đồng tiến hành chấm điểm, xếp loại dự án theo phương thức bỏ phiếu kín. Những phiếu hợp lệ là những phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng chỉ tiêu đánh giá.

7. Phiên họp Hội đồng có Ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu gồm có 03 người: đại diện cơ quan/đơn vị tổ chức Hội đồng, thư ký hành chính Hội đồng, thư ký khoa học Hội đồng.

Ban kiểm phiếu và cơ quan tổ chức đánh giá nghiệm thu dự án phải có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về việc chấm điểm và đánh giá xếp loại dự án của các thành viên hội đồng.

8. Kết luận của Hội đồng

Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng tổng hợp ý kiến và kết luận đánh giá kết quả thực hiện dự án theo từng nội dung đã được quy định trong mẫu biên bản.

9. Hội đồng thảo luận để thông qua từng nội dung kết luận của Hội đồng.

10. Thư ký khoa học công bố kết quả chấm điểm và xếp loại dự án sau khi đã tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng.

11. Trong trường hợp kết quả dự án được đánh giá ở mức “không đạt” Hội đồng xem xét, xác định những nội dung công việc đã thực hiện được so với hợp đồng làm căn cứ để các cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét và xử lý./.

B4.7-PNXNT

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG KH&CN

———————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

—————————————

……….., ngày……..tháng……..năm……..

PHIẾU NHẬN XÉT NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân chủ nhiệm Dự án

Tên tổ chức:

Họ và tên chủ nhiệm:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên thành viên Hội đồng (có thể ghi hoặc không):

Chức danh trong Hội đồng:

5. Nhận xét kết quả thực hiện dự án

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá dự kiến

Đánh giá về công tác hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

– Mức độ làm chủ được công nghệ của người tiếp nhận công nghệ, kết quả triển khai thực hiện các công nghệ

– Về Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ: Phương thức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, tinh thần trách nhiệm, tính phù hợp với điều kiện của địa phương và sự phối hợp với đơn vị chủ trì dự án

Nhận xét:

20

10

10

Mức độ hoàn thành các nội dung và quy mô đã đề ra của dự án:

Nội dung và quy mô đã thực hiện được so với nội dung và quy mô đã đăng ký tại thuyết minh dự án và hợp đồng đã ký.

– Vượt mức so với đăng ký (mỗi nội dung và quy mô vượt mức 20% so với đăng ký được 1 điểm, tổng không vượt 5 điểm).

Nhận xét:

35

30

5

Mức độ đáp ứng tiến độ thực hiện dự án

– Đáp ứng hoặc vượt mức tiến độ theo Hợp đồng đã ký.

– Chậm tiếp độ dưới 6 tháng.

Nhận xét:

5

5

0

Phương pháp tổ chức, quản lý và chỉ đạo thực hiện dự án(phối hợp giữa cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và địa bàn tiếp nhận dự án, phương pháp tổ chức, quản lý triển khai thực hiện dự án…)

Nhận xét:

5

Quản lý tài chính dự án (có xác nhận về tình hình sử dụng kinh phí dự án của đơn vị quản lý kinh phí)

Nhận xét:

5

Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án:(hiệu quả trực tiếp từ kết quả dự án và hiệu quả đối với xã hội của dự án)

Nhận xét:

10

Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án sau khi kết thúc:

– Chứng minh được khả năng duy trì kết quả dự án

– Phương án mở rộng hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự

Nhận xét:

20

10

10

Tổng số

100

6. Đánh giá tình trạng vi phạm các quy định:

+ Chậm tiến độ thực hiện dự án trên 6 tháng mà không được cấp thẩm quyền gia hạn: trừ tối đa đến 10 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên 6 tháng đến 1 năm, trừ tối đa đến 30 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên trên 1 năm;

Nhận xét và dự kiến trừ điểm:

+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền): trừ tối đa đến 30 điểm.

Nhận xét và dự kiến trừ điểm:

7. Tổng điểm (mục 5 trừ mục 6) và xếp loại dự kiến (tối đa là 100 điểm): … điểm

+ Từ 90 điểm đến 100 điểm : “Xuất sắc” ;

+ Từ 75 điểm đến dưới 90 điểm: “Khá” ;

+ Từ 60 điểm đến dưới 75 điểm: “Đạt” ;

+ Dưới 60 điểm: “Không đạt”

8. Các ý kiến khác (nếu có):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Chữ ký và họ tên – có thể ghi hoặc không)

B4.8-PĐGNT

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG KH&CN

——————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

————————————-

……….., ngày……..tháng……..năm……..

PHIẾU ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

1. Tên Dự án:

2. Tên tổ chức và cá nhân chủ nhiệm Dự án

Tên tổ chức:

Họ và tên chủ nhiệm:

3. Tên tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Họ và tên thành viên Hội đồng (có thể ghi hoặc không):

Chức danh trong Hội đồng:

5. Đánh giá kết quả của dự án:

TT

Chỉ tiêu đánh giá

Điểm

tối đa

Điểm đánh giá của TVHĐ

Đánh giá về công tác hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

– Mức độ làm chủ được công nghệ của người tiếp nhận công nghệ, kết quả triển khai thực hiện các công nghệ

– Về Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ: Phương thức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, tinh thần trách nhiệm, tính phù hợp với điều kiện của địa phương và sự phối hợp với đơn vị chủ trì dự án

20

10

10

Mức độ hoàn thành các nội dung và quy mô đã đề ra của dự án:

Nội dung và quy mô đã thực hiện được so với nội dung và quy mô đã đăng ký tại thuyết minh dự án và hợp đồng đã ký.

– Vượt mức so với đăng ký (mỗi nội dung và quy mô vượt mức 20% so với đăng ký được 1 điểm, tổng không vượt 5 điểm).

35

30

5

Mức độ đáp ứng tiến độ thực hiện dự án

– Đáp ứng hoặc vượt mức tiến độ theo Hợp đồng đã ký.

– Chậm tiếp độ dưới 6 tháng.

5

5

0

Phương pháp tổ chức, quản lý và chỉ đạo thực hiện dự án(phối hợp giữa cơ quan chủ trì dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và địa bàn tiếp nhận dự án, phương pháp tổ chức, quản lý triển khai thực hiện dự án…)

5

Quản lý tài chính dự án (có xác nhận về tình hình sử dụng kinh phí dự án của đơn vị quản lý kinh phí)

5

Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án:(hiệu quả trực tiếp từ kết quả dự án và hiệu quả đối với xã hội của dự án)

10

Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án sau khi kết thúc:

– Chứng minh được khả năng duy trì kết quả dự án

– Phương án mở rộng hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự

20

10

10

Tổng số

100

6. Đánh giá tình trạng vi phạm các quy định:

+ Chậm tiến độ thực hiện dự án trên 6 tháng mà không được cấp thẩm quyền gia hạn: trừ tối đa đến 10 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên 6 tháng đến 1 năm, trừ tối đa đến 30 điểm đối với dự án chậm tiến độ trên trên 1 năm;

+ Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền): trừ tối đa đến 30 điểm.

7. Tổng số điểm (mục 5 trừ mục 6) và xếp loại (tối đa là 100 điểm):… điểm

+ Từ 90 điểm đến 100 điểm : “Xuất sắc” ;

+ Từ 75 điểm đến dưới 90 điểm: “Khá” ;

+ Từ 60 điểm đến dưới 75 điểm: “Đạt” ;

+ Dưới 60 điểm: “Không đạt”

8. Các ý kiến lưu ý, bổ sung (nếu có):

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

(Chữ ký và họ tên – có thể ghi hoặc không)

B4.9- BBHĐNT

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỘI ĐỒNG KH&CN

———————–

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————–

…………,ngày tháng năm 20

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU CHÍNH THỨC KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

  1. Những thông tin chung

  1. Tên dự án:

  1. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:

– Chủ nhiệm dự án:

  1. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

  1. Thời gian thực hiện dự án:

Hợp đồng số: ngày tháng năm

  1. Tổng kinh phí thực hiện dự án:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương:

– Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học Địa phương:

– Kinh phí nguồn khác:

  1. Quyết định thành lập Hội đồng:

Số:…………/QĐ-BKHCN ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ KH&CN

  1. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng:

– Địa điểm:

– Thời gian: ngày tháng năm

  1. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên Hội đồng………./………..; vắng…………thành viên, gồm các thành viên:

………………………………………………………………

  1. Khách mời:

………………………………………………………………..

B. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng đã kiểm tra hồ sơ của dự án (theo hợp đồng đã ký), đã nghe các uỷ viên phản biện đọc bản nhận xét, phân tích kết quả dự án.

Thư ký Hội đồng đã đọc bản nhận xét đánh giá kết quả dự án của thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng tham khảo.

2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận kỹ kết quả của dự án theo báo cáo tổng kết dự án và đối chiếu với hợp đồng và thuyết minh đã được phê duyệt.

Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án:

a) Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng

b) Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án

c) Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án

d) Kết quả công tác chuyển giao công nghệ, sự phối hợp của cơ quan chuyển giao công nghệ trong việc tổ chức thực hiện dự án và năng lực của đơn vị chuyển giao công nghệ

đ) Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án

e) Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án

3. Hội đồng đã chấm điểm, xếp loại và bỏ phiếu đánh giá.

4. Tình trạng vi phạm các quy định:

– Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực: có ; không ;

– Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của dự án (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền):

có ; không ;

+ Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung: có ; không ;

  1. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá Hồ sơ dự án.
  2. Ban kiểm phiếu đã làm việc và kết quả như sau:
  1. Số phiếu phát ra:
  2. Số phiếu thu về:
  3. Số phiếu hợp lệ:
  4. Số phiếu không hợp lệ:

Họ tên các thành viên Hội đồng và điểm đánh giá tương ứng

Điểm trung bình của các thành viên HĐ

Họ và tên

Tổng số điểm

7. Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, dự án được bình quân tổng số điểm: ….. và được đánh giá đạt loại:…………….

8. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng

Thư ký Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

………, ngày tháng năm……..

Chủ tịch Hội đồng

(Chữ ký và họ tên)

B4.10-BCGT

07/2016/TT-BKHCN

TÊN CƠ QUAN CHỦ TRÌ DỰ ÁN

——————————–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————-

…, ngày……..tháng……..năm……….

BÁO CÁO GIẢI TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG

I. Thông tin chung

1. Tên dự án:

2. Chủ nhiệm dự án:

3. Tổ chức chủ trì dự án:

4. Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

4. Quyết định thành lập hội đồng:

Thời gian họp:

II. Giải trình ý kiến theo kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu:

1. Những vấn đề, nội dung đã chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện vào trong hồ sơ đánh giá nghiệm thu (Liệt kê và trình bày lần lượt các vấn đề cần hoàn thiện theo ý kiến kết luận của hội đồng):

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

2. Những vấn đề bổ sung mới:

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

3. Những vấn đề chưa hoàn thiện được hoặc bảo lưu ý kiến của tổ chức chủ trì (nêu rõ lý do):

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

III. Kiến nghị của chủ nhiệm và Tổ chức chủ trì dự án (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Họ, tên và chữ ký)

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

(Họ, tên và chữ ký)

B4.11-QĐCNKQ

07/2016/TT-BKHCN

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ/UBND tỉnh, thành phố

———————-

Số: /QĐ-………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

……., ngày…….tháng…….năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận kết quả thực hiện

dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi

—————————————-

BỘ TRƯỞNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định số//NĐ-CP ngày tháng năm 20 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ……..;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;

Căn cứ vào Thông tư số /2016/TT-BKHCN ngày tháng năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình Nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;

Xét đề nghị của Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá, nghiệm thu dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi được thành lập kèm theo Quyết định số /QĐ- ngày tháng năm 201… của ………….;

Xét đề nghị của …………..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận kết quả thực hiện dự án …………………………….

…………………………………………………………………………….

thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, mã số …….

Chủ nhiệm dự án:

Tổ chức chủ trì:

Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ:

Xếp loại:

Điều 2. Dự án được thực hiện việc quyết toán và thanh lý hợp đồng sau khi các sản phẩm của nhiệm vụ và tài sản đã mua sắm bằng kinh phí thực hiện đã được kiểm kê và bàn giao theo các quy định hiện hành. Việc công bố và sử dụng kết quả đã tạo ra của dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

… ………., ……… , Tổ chức chủ trì, Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Lưu VT,….

BỘ TRƯỞNG/

CHỦ TỊCH UBND tỉnh, thành phố

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 07/2016/TT-BKHCN quản lý Chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học cho nông thôn”