Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 07/2005/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và công chức, viên chức quốc phòng hưởng lương từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước

Căn cứ vào Thông tư số 03/2005/ TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng hướng dẫn chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và công chức, viên chức quốc phòng như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quân nhân chuyên nghiệp; công chức, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng có Quyết định của Bộ Tổng Tham mưu đang hưởng lương theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp và các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Đối tượng không áp dụng
– Quân nhân chuyên nghiệp đã có quyết định phục viên hoặc đã xếp bậc lương cuối cùng trong nhóm;
Công chức, viên chức quốc phòng đã có quyết định thôi việc hoặc đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch.
– Những người làm việc hợp đồng không xếp lương theo các thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN NÂNG BẬC LƯƠNG
Quân nhân chuyên.nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng thuộc đối tượng quy định tại điểm 1, Mục I Thông tư này có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau thì được xem xét nâng bậc lương:
1. Điều kiện thời gian
Thời gian giữ bậc trong nhóm quân nhân chuyên nghiệp, ngạch công chức, viên chức để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:
– Công chức, viên chức quốc phòng chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xem xét nâng lên một bậc lương.
– Quân nhân chuyên nghiệp chưa xếp bậc cuối cùng trong nhóm của bảng lương quân nhân chuyên nghiệp (bảng 7); công chức, viên chức quốc phòng chưa xếp bậc cuối cùng trọng ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong nhóm, ngạch được xem xét nâng lên một bậc lương.
2. Tiêu chuẩn nâng bậc.
Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong nhóm, ngạch quy định tại điểm 1 mục II Thông tư này và qua đánh giá đủ các tiêu chuẩn dưới đây trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ thì được nâng một bậc lương:
2.1. Hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao đạt định mức về số lượng, khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thời gian.
2.2. Chấp lành tốt các quy định, không vi phạm pháp luật của Nhà nước và kỷ luật quân đội đến mức bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
3. Về nâng bậc lương trước thời gian quy định.
3.1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ, lập được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (được tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên) mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong nhóm, ngạch và còn thiếu từ 0 tháng đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tốt đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm 1 Mục II Thông tư này và không thực hiện hai lần nâng bậc lương trước thời hạn trong thời gian giữ một bậc lương.
Tỷ lệ quân nhân chuyên nghiệp, công chức viên chức quốc phòng được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 5% tổng số quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các đối tượng quy định tại tiết 3.2 điểm 3 Mục II Thông tư này).
3.2. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng có quyết định nghỉ chuẩn bị hưu và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ bậc lương cũ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong nhóm thì dược xét nâng 1 (một) bậc lương trước thời hạn 1 năm (12 tháng) so với thời gian quy định tại điểm 1 Mục II Thông tư này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác ở trong nước và ở nước ngoài vẫn thuộc danh sách do quân đội trả lương, thì thời gian trên vẫn được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương nếu đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Trường hợp thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác ở trong nước và ở nước ngoài quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định; thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng làm việc ở các dự án, doanh nghiệp liên doanh… mà tiền lương không do quân đội chi trả, thì thời gian làm việc cho các tổ chức đó không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, thì thời gian tính nâng bậc lương bị kéo dài thêm 1 năm (12 tháng) so với thời gian quy định tại điểm 1, Mục II nêu trên.
4. Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ căn cứ vào hướng dẫn này có kế hoạch triển khai thực hiện việc nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng thuộc đơn vị quản lý theo phân cấp của Bộ.
5. Cục Quân lực – BTTM, Cục cán bộ – TCCT, Cục Tài chính – BQP phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra thực hiện việc nâng bậc lương hàng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng và có quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị hủy ngay quyết định sai chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng.
Thủ trưởng đơn vị thực hiện sai việc nâng bậc lương chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền lương đã quyết định sai.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; Chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị phản ánh về Bộ (qua Cục Quân lực, Cục Cán bộ, Cục Tài chính) để xem xét, giải quyết.
Thuộc tính văn bản
Thông tư 07/2005/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và công chức, viên chức quốc phòng hưởng lương từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 07/2005/TT-BQP Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Văn Rinh
Ngày ban hành: 05/01/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Lao động-Tiền lương , An ninh quốc gia
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Căn cứ vào Thông tư số 03/2005/ TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính; Bộ Quốc phòng hướng dẫn chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và công chức, viên chức quốc phòng như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quân nhân chuyên nghiệp; công chức, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng có Quyết định của Bộ Tổng Tham mưu đang hưởng lương theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp và các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Đối tượng không áp dụng
– Quân nhân chuyên nghiệp đã có quyết định phục viên hoặc đã xếp bậc lương cuối cùng trong nhóm;
Công chức, viên chức quốc phòng đã có quyết định thôi việc hoặc đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch.
– Những người làm việc hợp đồng không xếp lương theo các thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.
II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN NÂNG BẬC LƯƠNG
Quân nhân chuyên.nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng thuộc đối tượng quy định tại điểm 1, Mục I Thông tư này có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau thì được xem xét nâng bậc lương:
1. Điều kiện thời gian
Thời gian giữ bậc trong nhóm quân nhân chuyên nghiệp, ngạch công chức, viên chức để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:
– Công chức, viên chức quốc phòng chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xem xét nâng lên một bậc lương.
– Quân nhân chuyên nghiệp chưa xếp bậc cuối cùng trong nhóm của bảng lương quân nhân chuyên nghiệp (bảng 7); công chức, viên chức quốc phòng chưa xếp bậc cuối cùng trọng ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong nhóm, ngạch được xem xét nâng lên một bậc lương.
2. Tiêu chuẩn nâng bậc.
Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong nhóm, ngạch quy định tại điểm 1 mục II Thông tư này và qua đánh giá đủ các tiêu chuẩn dưới đây trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ thì được nâng một bậc lương:
2.1. Hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao đạt định mức về số lượng, khối lượng công việc và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thời gian.
2.2. Chấp lành tốt các quy định, không vi phạm pháp luật của Nhà nước và kỷ luật quân đội đến mức bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
3. Về nâng bậc lương trước thời gian quy định.
3.1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ, lập được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (được tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên) mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong nhóm, ngạch và còn thiếu từ 0 tháng đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tốt đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm 1 Mục II Thông tư này và không thực hiện hai lần nâng bậc lương trước thời hạn trong thời gian giữ một bậc lương.
Tỷ lệ quân nhân chuyên nghiệp, công chức viên chức quốc phòng được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 5% tổng số quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các đối tượng quy định tại tiết 3.2 điểm 3 Mục II Thông tư này).
3.2. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng có quyết định nghỉ chuẩn bị hưu và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian giữ bậc lương cũ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong nhóm thì dược xét nâng 1 (một) bậc lương trước thời hạn 1 năm (12 tháng) so với thời gian quy định tại điểm 1 Mục II Thông tư này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác ở trong nước và ở nước ngoài vẫn thuộc danh sách do quân đội trả lương, thì thời gian trên vẫn được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương nếu đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Trường hợp thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác ở trong nước và ở nước ngoài quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định; thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng làm việc ở các dự án, doanh nghiệp liên doanh… mà tiền lương không do quân đội chi trả, thì thời gian làm việc cho các tổ chức đó không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức quốc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên, thì thời gian tính nâng bậc lương bị kéo dài thêm 1 năm (12 tháng) so với thời gian quy định tại điểm 1, Mục II nêu trên.
4. Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ căn cứ vào hướng dẫn này có kế hoạch triển khai thực hiện việc nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng thuộc đơn vị quản lý theo phân cấp của Bộ.
5. Cục Quân lực – BTTM, Cục cán bộ – TCCT, Cục Tài chính – BQP phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra thực hiện việc nâng bậc lương hàng năm đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng và có quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị hủy ngay quyết định sai chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng.
Thủ trưởng đơn vị thực hiện sai việc nâng bậc lương chịu trách nhiệm bồi hoàn số tiền lương đã quyết định sai.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; Chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị phản ánh về Bộ (qua Cục Quân lực, Cục Cán bộ, Cục Tài chính) để xem xét, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 07/2005/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn chế độ nâng bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp và công chức, viên chức quốc phòng hưởng lương từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước”