Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 06/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BTC về Quy tắc xuất xứ hàng hóa

BỘ CÔNG THƯƠNG

______________

Số: 06/2020/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2020

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ký ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại Chi-lê;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2019/TT-BCT).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT
1. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 29 như sau:
“4. Khái niệm “xe toàn bộ” (wholly formed) tại khoản 3 có nghĩa là toàn bộ quá trình sản xuất và công đoạn hoàn thiện, bắt đầu từ ép đùn sợi filament, dải, màng hoặc tấm, và bao gồm cả kéo căng sợi filament hoặc cắt màng hoặc tấm thành dải, hoặc công đoạn kéo các loại xơ thành sợi, hoặc cả hai, và cuối cùng thu được sợi thành phẩm (a finished yarn) hoặc sợi chập (plied yarn).
5. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các nguyên liệu được liệt kê tại Phụ lục VIII (Danh mục nguồn cung thiếu hụt).”
2. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 33. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2019.
2. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ và Hội đồng CPTPP trong khuôn khổ thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
3. Các nội dung nêu tại khoản 2 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua cơ quan đầu mối quy định tại Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).”
3. Bãi bỏ Phụ lục III (Trường hợp ngoại lệ áp dụng De Minimis) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bãi bỏ Phụ lục IV (Mẫu C/O CPTPP của Việt Nam) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bãi bỏ Phụ lục V (Mẫu Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bãi bỏ Phụ lục VI (Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP và Tờ khai bổ sung) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 5 năm 2020./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,

Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

– Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;

– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);

– Công báo;

– Kiểm toán Nhà nước;

Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

– Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;

– Sở Công Thương Hải Phòng;

– Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng;

các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; các Phòng QLXNKKV (19);

– Lưu: VT, XNK (5).

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Trần Tuấn Anh

­Phụ lục I

TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ ÁP DỤNG DE MINIMIS

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

Điều 14 Thông tư số 03/2019/TT-BCT không áp dụng cho:

a) Nguyên liệu không có xuất xứ từ nhóm 0401 đến nhóm 0406, hoặc chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc phân nhóm 2106.90, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa từ nhóm 0401 đến nhóm 0406 ngoại trừ hàng hóa từ phân nhóm 0402.10 đến phân nhóm 0402.29 hoặc phân nhóm 0406.30.[1]

b) Nguyên liệu không có xuất xứ từ nhóm 0401 đến nhóm 0406, hoặc chế phẩm sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 1901.90, được sử dụng để sản xuất các hàng hóa sau:

– Chế phẩm cho trẻ em có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 1901.10;

– Bột trộn và bột nhào, có chứa hơn 25% tính theo trọng lượng khô của bơ béo, không được đóng gói để bán lẻ của phân nhóm 1901.20;

– Chế phẩm sữa có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 1901.90 hoặc phân nhóm 2106.90;

– Hàng hóa của nhóm 2105;

– Đồ uống có chứa sữa của phân nhóm 2202.90; hoặc

– Thức ăn cho động vật có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 2309.90.

c) Nguyên liệu không có xuất xứ của nhóm 0805 hoặc từ phân nhóm 2009.11 đến phân nhóm 2009.39, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa của từ phân nhóm 2009.11 đến phân nhóm 2009.39 hoặc nước ép hoa quả hoặc rau của một loại quả hoặc rau, tăng cường thêm các khoáng hoặc vi-ta-min, đã hoặc chưa được cô đặc, của phân nhóm 2106.90 hoặc phân nhóm 2202.90.

d) Nguyên liệu không có xuất xứ của Chương 15 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa của các nhóm 1507, 1508, 1512 hoặc 1514; hoặc

đ) Đào, lê hoặc mơ không có xuất xứ của Chương 08 hoặc Chương 20 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa của nhóm 2008.

­


[1] Sữa bột từ phân nhóm 0402.10 đến phân nhóm 0402.29 và phô mai đã chế biến của phân nhóm 0406.30, có xuất xứ sau khi áp dụng 10% De Minimis theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 03/2019/TT-BCT, được coi là nguyên liệu có xuất xứ khi sử dụng để sản xuất hàng hóa từ nhóm 0401 đến nhóm 0406 theo quy định tại điểm a) Phụ lục này hoặc hàng hóa được liệt kê tại điểm b) Phụ lục này.

Phụ lục II

MẪU C/O MẪU CPTPP CỦA VIỆT NAM

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 4 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

1. Goods consigned from (Exporter’s name, e-mail address, telephone number, address and country)

Reference No.

The Comprehensive and Progressive

Agreement for Trans-Pacific Partnership

CERTIFICATE OF ORIGIN

(Combined declaration and certificate)

FORM CPTPP

Issued in Viet Nam

2. Goods consigned to (Consignee’s name, e-mail address, telephone number, address and country) (if known)

4. For official use

¨ Non-Party Invoicing

¨ Certified True Copy

3. Means of transport and route (optional)

5. Producer (Producer’s name, e-mail address, telephone number, address and country)

6. Item

No.

7. Marks, numbers and kind of packages; description of

goods (including HS numer of Importing Country)

8. Origin

criterion

9. Quantity

of goods

10. Number and

date of invoices

11. Declaration by the exporter

I certify that the goods described in this document qualify as originating and the information contained in this document is true and accurate. I assume responsibility for proving such representations and agree to maintain and present upon request or to make available during a verification visit, documentation necessary to support this certification.

…………………………………………………………..….

(Place and date, signature of authorised signatory)

12. Certification

It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct.

………………………………………………………………..…….

(Place and date, signature and stamp of certifying authority)

­Phụ lục III

MẪU TỜ KHAI BỔ SUNG C/O MẪU CPTPP CỦA VIỆT NAM

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 4 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

ADDITIONAL PAGE(S) OF CERTIFICATE OF ORIGIN FORM CPTPP

Reference No. ………………………………………Page ……. / …….

6. Item

No.

7. Marks, numbers and kind of packages; description of

goods (including HS number of Importing Country)

8. Origin

criterion

9. Quantity

of goods

10. Number and

date of invoices

11. Declaration by the exporter

I certify that the goods described in this document qualify as originating and the information contained in this document is true and accurate. I assume responsibility for proving such representations and agree to maintain and present upon request or to make available during a verification visit, documentation necessary to support this certification.

…………………………………………………………..….

(Place and date, signature of authorised signatory)

12. Certification

It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct.

…………………………………………………………………..…….

(Place and date, signature and stamp of certifying authority)

­Phụ lục IV

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU CPTPP VÀ TỜ KHAI BỔ SUNG

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

C/O mẫu CPTPP của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau:

1. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định CPTPP, gồm 02 ký tự như sau:

AU: Ô-xtơ-rây-li-a

MY: Ma-lai-xi-a

BN: Bru-nây

MX: Mê-hi-cô

CA: Ca-na-đa

NZ: Niu Di-lân

CL: Chi-lê

PE: Pê-ru

JP: Nhật Bản

SG: Xinh-ga-po

c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự cuối cùng của năm cấp. Ví dụ: cấp năm 2021 sẽ ghi là “21”;

d) Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT. Danh mục này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn khi có sự thay đổi;

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: “VN-CA 19/02/00006”.

2. Ô số 1: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ (bao gồm quốc gia) của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP (“Viet Nam”).

3. Ô số 2: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ của nhà nhập khẩu (nếu có thông tin về nhà nhập khẩu). Địa chỉ của nhà nhập khẩu phải thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP.

4. Ô số 3: tùy chọn kê khai ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc, dỡ hàng.

5. Ô số 4: Cơ quan, tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu (√) vào ô tương ứng đối với các trường hợp:

a) “Non-Party Invoicing” khi áp dụng hóa đơn thương mại của nước không phải thành viên Hiệp định;

b) “Certified True Copy” khi cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12.

6. Ô số 5: tên nhà sản xuất, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ, địa chỉ (bao gồm tên nước). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa tại một Nước thành viên.

Trường hợp hàng hóa do nhiều nhà sản xuất cung cấp, ghi “Various” hoặc cung cấp danh sách các nhà sản xuất đính kèm.

Trường hợp muốn giữ bí mật thông tin của nhà sản xuất, ghi “Available upon request by the importing authorities”. Nhà xuất khẩu hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O phải cung cấp thông tin của nhà sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu yêu cầu.

7. Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).

8. Ô số 7: ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của nước thành viên nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng hóa (nếu có).

a) Trường hàng dệt may sử dụng nguyên liệu có xuất xứ, ghi “Yarn/fabric of HS (i) originating from (ii)”. Trong đó:

(i) Mã HS ở cấp 6 số của sợi hoặc vải có xuất xứ.

(ii) Tên nước xuất xứ của sợi hoặc vải.

b) Trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên liệu thuộc Danh mục nguồn cung thiếu hụt quy định tại Phụ lục VIII Thông tư số 03/2019/TT-BCT, ghi “Yarn/fabric from No. (#) of SSL”. Trong đó:

(#) là số thứ tự của nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt.

9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất

tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11của C/O

Điền vào ô số 8

a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên.

WO

b) Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ.

PE

c) Đáp ứng quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo công thức tính:

(i) trực tiếp

(ii) gián tiếp

(iii) chi phí tịnh

(iv) giá trị tập trung

Trong đó là RVC thực tế. Ví dụ: RVC 35%BU.

RVC…%BU

RVC…%BD

RVC…%NC

RVC…%FV

d) Hàng hoá đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa.

CC, CTH, CTSH

đ) Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng khác.

Other PSR

10. Ô số 9: trọng lượng cả bao bì của hàng hoá (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá. Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa trên C/O.

11. Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được phát hành cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.

12. Ô số 11: ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

14. Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam:

Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, đề nghị khai các thông tin sau:

– Ghi số tham chiếu trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O.

– Ghi số trang nếu sử dụng từ 2 (hai) tờ khai bổ sung C/O trở lên.

Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3

– Khai các ô từ ô số 6 đến ô số 12 tương tự hướng dẫn quy định từ khoản 7 đến khoản 13 Phụ lục này. Thông tin tại ô số 11 và ô số 12 phải được thể hiện giống như trên C/O.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 06/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 06/2020/TT-BCT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 24/03/2020 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
Tóm tắt văn bản

BỘ CÔNG THƯƠNG

______________

Số: 06/2020/TT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2020

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ký ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại Chi-lê;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2019/TT-BCT).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT
1. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 29 như sau:
“4. Khái niệm “xe toàn bộ” (wholly formed) tại khoản 3 có nghĩa là toàn bộ quá trình sản xuất và công đoạn hoàn thiện, bắt đầu từ ép đùn sợi filament, dải, màng hoặc tấm, và bao gồm cả kéo căng sợi filament hoặc cắt màng hoặc tấm thành dải, hoặc công đoạn kéo các loại xơ thành sợi, hoặc cả hai, và cuối cùng thu được sợi thành phẩm (a finished yarn) hoặc sợi chập (plied yarn).
5. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các nguyên liệu được liệt kê tại Phụ lục VIII (Danh mục nguồn cung thiếu hụt).”
2. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 33. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 3 năm 2019.
2. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban về Quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ và Hội đồng CPTPP trong khuôn khổ thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
3. Các nội dung nêu tại khoản 2 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua cơ quan đầu mối quy định tại Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chỉ định các cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).”
3. Bãi bỏ Phụ lục III (Trường hợp ngoại lệ áp dụng De Minimis) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bãi bỏ Phụ lục IV (Mẫu C/O CPTPP của Việt Nam) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bãi bỏ Phụ lục V (Mẫu Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Bãi bỏ Phụ lục VI (Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP và Tờ khai bổ sung) ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 5 năm 2020./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,

Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

– Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;

– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);

– Công báo;

– Kiểm toán Nhà nước;

Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

– Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;

– Sở Công Thương Hải Phòng;

– Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng;

các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; các Phòng QLXNKKV (19);

– Lưu: VT, XNK (5).

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Trần Tuấn Anh

­Phụ lục I

TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ ÁP DỤNG DE MINIMIS

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

Điều 14 Thông tư số 03/2019/TT-BCT không áp dụng cho:

a) Nguyên liệu không có xuất xứ từ nhóm 0401 đến nhóm 0406, hoặc chế phẩm từ sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn thuộc phân nhóm 1901.90 hoặc phân nhóm 2106.90, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa từ nhóm 0401 đến nhóm 0406 ngoại trừ hàng hóa từ phân nhóm 0402.10 đến phân nhóm 0402.29 hoặc phân nhóm 0406.30.[1]

b) Nguyên liệu không có xuất xứ từ nhóm 0401 đến nhóm 0406, hoặc chế phẩm sữa không có xuất xứ có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 1901.90, được sử dụng để sản xuất các hàng hóa sau:

– Chế phẩm cho trẻ em có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 1901.10;

– Bột trộn và bột nhào, có chứa hơn 25% tính theo trọng lượng khô của bơ béo, không được đóng gói để bán lẻ của phân nhóm 1901.20;

– Chế phẩm sữa có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 1901.90 hoặc phân nhóm 2106.90;

– Hàng hóa của nhóm 2105;

– Đồ uống có chứa sữa của phân nhóm 2202.90; hoặc

– Thức ăn cho động vật có chứa hơn 10% tính theo trọng lượng khô của sữa ở thể rắn của phân nhóm 2309.90.

c) Nguyên liệu không có xuất xứ của nhóm 0805 hoặc từ phân nhóm 2009.11 đến phân nhóm 2009.39, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa của từ phân nhóm 2009.11 đến phân nhóm 2009.39 hoặc nước ép hoa quả hoặc rau của một loại quả hoặc rau, tăng cường thêm các khoáng hoặc vi-ta-min, đã hoặc chưa được cô đặc, của phân nhóm 2106.90 hoặc phân nhóm 2202.90.

d) Nguyên liệu không có xuất xứ của Chương 15 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa của các nhóm 1507, 1508, 1512 hoặc 1514; hoặc

đ) Đào, lê hoặc mơ không có xuất xứ của Chương 08 hoặc Chương 20 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa được sử dụng để sản xuất hàng hóa của nhóm 2008.

­


[1] Sữa bột từ phân nhóm 0402.10 đến phân nhóm 0402.29 và phô mai đã chế biến của phân nhóm 0406.30, có xuất xứ sau khi áp dụng 10% De Minimis theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 03/2019/TT-BCT, được coi là nguyên liệu có xuất xứ khi sử dụng để sản xuất hàng hóa từ nhóm 0401 đến nhóm 0406 theo quy định tại điểm a) Phụ lục này hoặc hàng hóa được liệt kê tại điểm b) Phụ lục này.

Phụ lục II

MẪU C/O MẪU CPTPP CỦA VIỆT NAM

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 4 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

1. Goods consigned from (Exporter’s name, e-mail address, telephone number, address and country)

Reference No.

The Comprehensive and Progressive

Agreement for Trans-Pacific Partnership

CERTIFICATE OF ORIGIN

(Combined declaration and certificate)

FORM CPTPP

Issued in Viet Nam

2. Goods consigned to (Consignee’s name, e-mail address, telephone number, address and country) (if known)

4. For official use

¨ Non-Party Invoicing

¨ Certified True Copy

3. Means of transport and route (optional)

5. Producer (Producer’s name, e-mail address, telephone number, address and country)

6. Item

No.

7. Marks, numbers and kind of packages; description of

goods (including HS numer of Importing Country)

8. Origin

criterion

9. Quantity

of goods

10. Number and

date of invoices

11. Declaration by the exporter

I certify that the goods described in this document qualify as originating and the information contained in this document is true and accurate. I assume responsibility for proving such representations and agree to maintain and present upon request or to make available during a verification visit, documentation necessary to support this certification.

…………………………………………………………..….

(Place and date, signature of authorised signatory)

12. Certification

It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct.

………………………………………………………………..…….

(Place and date, signature and stamp of certifying authority)

­Phụ lục III

MẪU TỜ KHAI BỔ SUNG C/O MẪU CPTPP CỦA VIỆT NAM

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 4 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

ADDITIONAL PAGE(S) OF CERTIFICATE OF ORIGIN FORM CPTPP

Reference No. ………………………………………Page ……. / …….

6. Item

No.

7. Marks, numbers and kind of packages; description of

goods (including HS number of Importing Country)

8. Origin

criterion

9. Quantity

of goods

10. Number and

date of invoices

11. Declaration by the exporter

I certify that the goods described in this document qualify as originating and the information contained in this document is true and accurate. I assume responsibility for proving such representations and agree to maintain and present upon request or to make available during a verification visit, documentation necessary to support this certification.

…………………………………………………………..….

(Place and date, signature of authorised signatory)

12. Certification

It is hereby certified, on the basis of control carried out, that the declaration by the exporter is correct.

…………………………………………………………………..…….

(Place and date, signature and stamp of certifying authority)

­Phụ lục IV

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O MẪU CPTPP VÀ TỜ KHAI BỔ SUNG

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

C/O mẫu CPTPP của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau:

1. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;

b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định CPTPP, gồm 02 ký tự như sau:

AU: Ô-xtơ-rây-li-a

MY: Ma-lai-xi-a

BN: Bru-nây

MX: Mê-hi-cô

CA: Ca-na-đa

NZ: Niu Di-lân

CL: Chi-lê

PE: Pê-ru

JP: Nhật Bản

SG: Xinh-ga-po

c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự cuối cùng của năm cấp. Ví dụ: cấp năm 2021 sẽ ghi là “21”;

d) Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BCT. Danh mục này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn khi có sự thay đổi;

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: “VN-CA 19/02/00006”.

2. Ô số 1: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ (bao gồm quốc gia) của nhà xuất khẩu. Địa chỉ của nhà xuất khẩu là nơi xuất khẩu hàng hóa thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP (“Viet Nam”).

3. Ô số 2: tên giao dịch, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ và địa chỉ của nhà nhập khẩu (nếu có thông tin về nhà nhập khẩu). Địa chỉ của nhà nhập khẩu phải thuộc Nước thành viên Hiệp định CPTPP.

4. Ô số 3: tùy chọn kê khai ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc, dỡ hàng.

5. Ô số 4: Cơ quan, tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu (√) vào ô tương ứng đối với các trường hợp:

a) “Non-Party Invoicing” khi áp dụng hóa đơn thương mại của nước không phải thành viên Hiệp định;

b) “Certified True Copy” khi cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12.

6. Ô số 5: tên nhà sản xuất, địa chỉ thư điện tử (e-mail), số điện thoại liên hệ, địa chỉ (bao gồm tên nước). Địa chỉ của nhà sản xuất là nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa tại một Nước thành viên.

Trường hợp hàng hóa do nhiều nhà sản xuất cung cấp, ghi “Various” hoặc cung cấp danh sách các nhà sản xuất đính kèm.

Trường hợp muốn giữ bí mật thông tin của nhà sản xuất, ghi “Available upon request by the importing authorities”. Nhà xuất khẩu hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O phải cung cấp thông tin của nhà sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu yêu cầu.

7. Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).

8. Ô số 7: ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của nước thành viên nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng hóa (nếu có).

a) Trường hàng dệt may sử dụng nguyên liệu có xuất xứ, ghi “Yarn/fabric of HS (i) originating from (ii)”. Trong đó:

(i) Mã HS ở cấp 6 số của sợi hoặc vải có xuất xứ.

(ii) Tên nước xuất xứ của sợi hoặc vải.

b) Trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên liệu thuộc Danh mục nguồn cung thiếu hụt quy định tại Phụ lục VIII Thông tư số 03/2019/TT-BCT, ghi “Yarn/fabric from No. (#) of SSL”. Trong đó:

(#) là số thứ tự của nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt.

9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:

Hàng hóa được sản xuất

tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11của C/O

Điền vào ô số 8

a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên.

WO

b) Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ.

PE

c) Đáp ứng quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo công thức tính:

(i) trực tiếp

(ii) gián tiếp

(iii) chi phí tịnh

(iv) giá trị tập trung

Trong đó là RVC thực tế. Ví dụ: RVC 35%BU.

RVC…%BU

RVC…%BD

RVC…%NC

RVC…%FV

d) Hàng hoá đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa.

CC, CTH, CTSH

đ) Hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng khác.

Other PSR

10. Ô số 9: trọng lượng cả bao bì của hàng hoá (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá. Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa trên C/O.

11. Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được phát hành cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.

12. Ô số 11: ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

13. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.

14. Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam:

Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, đề nghị khai các thông tin sau:

– Ghi số tham chiếu trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O.

– Ghi số trang nếu sử dụng từ 2 (hai) tờ khai bổ sung C/O trở lên.

Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3

– Khai các ô từ ô số 6 đến ô số 12 tương tự hướng dẫn quy định từ khoản 7 đến khoản 13 Phụ lục này. Thông tin tại ô số 11 và ô số 12 phải được thể hiện giống như trên C/O.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 06/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 03/2019/TT-BTC về Quy tắc xuất xứ hàng hóa”