THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 05/2009/TT-BYT NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2009
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.
Điều 2.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. Bãi bỏ Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 13/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02: 2009/BYT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
(National technical regulation on domestic water quality)
HÀ NỘI – 2009
|
LỜI NÓI ĐẦU:
QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
(National technical regulation on domestic water quality)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt).
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
2. Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
III. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
2. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
3. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
4. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
5. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục.
Phần II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
BẢNG GIỚI HẠN CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Giới hạn tối đa cho phép
|
Phương pháp thử
|
Mức độ giám sát
|
I
|
II
|
1
|
Màu sắc(*)
|
TCU
|
15
|
15
|
TCVN 6185 – 1996
(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120
|
A
|
2
|
Mùi vị(*)
|
–
|
Không có mùi vị lạ
|
Không có mùi vị lạ
|
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B
|
A
|
3
|
Độ đục(*)
|
NTU
|
5
|
5
|
TCVN 6184 – 1996
(ISO 7027 – 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
|
A
|
4
|
Clo dư
|
mg/l
|
Trong khoảng 0,3-0,5
|
–
|
SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1
|
A
|
5
|
pH(*)
|
–
|
Trong khoảng 6,0 – 8,5
|
Trong khoảng 6,0 – 8,5
|
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+
|
A
|
6
|
Hàm lượng Amoni(*)
|
mg/l
|
3
|
3
|
SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D
|
A
|
7
|
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)
|
mg/l
|
0,5
|
0,5
|
TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe
|
B
|
8
|
Chỉ số Pecmanganat
|
mg/l
|
4
|
4
|
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)
|
A
|
9
|
Độ cứng tính theo CaCO3(*)
|
mg/l
|
350
|
–
|
TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C
|
B
|
10
|
Hàm lượng Clorua(*)
|
mg/l
|
300
|
–
|
TCVN6194 – 1996
(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D
|
A
|
11
|
Hàm lượng Florua
|
mg/l
|
1.5
|
–
|
TCVN 6195 – 1996
(ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F-
|
B
|
12
|
Hàm lượng Asen tổng số
|
mg/l
|
0,01
|
0,05
|
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B
|
B
|
13
|
Coliform tổng số
|
Vi khuẩn/ 100ml
|
50
|
150
|
TCVN 6187 – 1,2:1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222
|
A
|
14
|
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
|
Vi khuẩn/ 100ml
|
0
|
20
|
TCVN6187 – 1,2:1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222
|
A
|
Ghi chú:
– (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
– Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
– Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Phần III
CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC
I. GIÁM SÁT TRƯỚC KHI ĐƯA NGUỒN NƯỚC VÀO SỬ DỤNG
– Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện.
1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:
– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;
– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:
– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;
– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
III. GIÁM SÁT ĐỘT XUẤT
1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:
a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;
c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
2. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
IV. Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ CUNG CẤP NƯỚC
1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ Y TẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, thành phố.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ Y TẾ
Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
IV. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Các nội dung về tần suất giám sát định kỳ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Mục II của Phần III Chế độ giám sát chất lượng nước của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT bị bãi bỏ bởi Thông tư 50/2015/TT-BYT.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 05/2009/TT-BYT NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2009
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SINH HOẠT”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.
Điều 2.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. Bãi bỏ Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 13/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục có liên quan, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02: 2009/BYT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
(National technical regulation on domestic water quality)
HÀ NỘI – 2009
|
LỜI NÓI ĐẦU:
QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT
(National technical regulation on domestic water quality)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là nước sinh hoạt).
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
2. Cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
III. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được bằng các giác quan của con người.
2. SMEWW là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Standard Methods for the Examination of Water and Waste Water có nghĩa là Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.
3. US EPA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh United States Environmental Protection Agency có nghĩa là Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ.
4. TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị đo màu sắc.
5. NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có nghĩa là đơn vị đo độ đục.
Phần II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
BẢNG GIỚI HẠN CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Giới hạn tối đa cho phép
|
Phương pháp thử
|
Mức độ giám sát
|
I
|
II
|
1
|
Màu sắc(*)
|
TCU
|
15
|
15
|
TCVN 6185 – 1996
(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120
|
A
|
2
|
Mùi vị(*)
|
–
|
Không có mùi vị lạ
|
Không có mùi vị lạ
|
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B
|
A
|
3
|
Độ đục(*)
|
NTU
|
5
|
5
|
TCVN 6184 – 1996
(ISO 7027 – 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
|
A
|
4
|
Clo dư
|
mg/l
|
Trong khoảng 0,3-0,5
|
–
|
SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1
|
A
|
5
|
pH(*)
|
–
|
Trong khoảng 6,0 – 8,5
|
Trong khoảng 6,0 – 8,5
|
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+
|
A
|
6
|
Hàm lượng Amoni(*)
|
mg/l
|
3
|
3
|
SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D
|
A
|
7
|
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*)
|
mg/l
|
0,5
|
0,5
|
TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe
|
B
|
8
|
Chỉ số Pecmanganat
|
mg/l
|
4
|
4
|
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)
|
A
|
9
|
Độ cứng tính theo CaCO3(*)
|
mg/l
|
350
|
–
|
TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C
|
B
|
10
|
Hàm lượng Clorua(*)
|
mg/l
|
300
|
–
|
TCVN6194 – 1996
(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D
|
A
|
11
|
Hàm lượng Florua
|
mg/l
|
1.5
|
–
|
TCVN 6195 – 1996
(ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F-
|
B
|
12
|
Hàm lượng Asen tổng số
|
mg/l
|
0,01
|
0,05
|
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B
|
B
|
13
|
Coliform tổng số
|
Vi khuẩn/ 100ml
|
50
|
150
|
TCVN 6187 – 1,2:1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222
|
A
|
14
|
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
|
Vi khuẩn/ 100ml
|
0
|
20
|
TCVN6187 – 1,2:1996
(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222
|
A
|
Ghi chú:
– (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
– Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
– Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Phần III
CHẾ ĐỘ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC
I. GIÁM SÁT TRƯỚC KHI ĐƯA NGUỒN NƯỚC VÀO SỬ DỤNG
– Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện.
1. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:
– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;
– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
2. Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:
– Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao quản lý;
– Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
III. GIÁM SÁT ĐỘT XUẤT
1. Các trường hợp phải thực hiện giám sát đột xuất:
a) Khi kết quả kiểm tra vệ sinh nguồn nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm;
b) Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn nước;
c) Khi có các yêu cầu đặc biệt khác.
2. Việc thực hiện giám sát đột xuất và lựa chọn mức độ giám sát do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
IV. Các chỉ tiêu có thể được xác định bằng phương pháp thử nhanh sử dụng bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường. Các bộ công cụ xét nghiệm tại hiện trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ SỞ CUNG CẤP NƯỚC
1. Bảo đảm chất lượng nước và thực hiện việc giám sát theo quy định của Quy chuẩn này.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA SỞ Y TẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp nước tham gia hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, thành phố.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ Y TẾ
Bộ Y tế tổ chức chỉ đạo các đơn vị chức năng phổ biến, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
IV. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định văn bản mới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Các nội dung về tần suất giám sát định kỳ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Mục II của Phần III Chế độ giám sát chất lượng nước của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT bị bãi bỏ bởi Thông tư 50/2015/TT-BYT.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.