Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 04/2007/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn điều kiện kinh doanh than

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 04/2007/TT-BCT NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM2007

HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THAN

Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

Bộ Công Thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh than như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh là thương nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; có hoạt động kinh doanh than trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: mua bán nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải, tàng trữ, đại lý.

2. Giải thích từ ngữ

a) “Than” mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, bao gồm tất cả các loại than hoá thạch và than có nguồn gốc hoá thạch dưới dạng nguyên khai hoặc đã qua chế biến.

b) “Than có nguồn gốc hợp pháp” là than được khai thác, chế biến bởi tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu, giấy phép chế biến than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005; than được nhập khẩu hợp pháp; than bị tịch thu do phạm pháp và được phát mại theo quy định của pháp luật.

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THAN

Thương nhân kinh doanh than phải có đủ các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 7 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, cụ thể như sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

2. Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ cho mục đích kinh doanh, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành của Nhà nước:

– Phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.

– Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng địa phương; có kho chứa than tạm thời; có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn; có biện pháp bảo vệ môi trường.

– Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy-chữa cháy được cơ quan phòng cháy-chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép.

3. Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có trình độ về nghiệp vụ, chuyên môn và sức khỏe theo quy định của pháp luật.

4. Thương nhân chỉ được phép kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 Mục I của Thông tư này.

5. Đối với hoạt động xuất khẩu than, ngoài việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này, thương nhân phải thực hiện các quy định tại Thông tư hướng dẫn xuất khẩu than số 05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương.

III. XỬ LÝ VI PHẠM

1. Trong quá trình hoạt động kinh doanh than, thương nhân phải tuân thủ các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp có vi phạm, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm, thương nhân bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thương nhân kinh doanh than không có nguồn gốc hợp pháp bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

3. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh than quy định tại Thông tư này, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 02/1999/TT-BCN ngày 14 tháng 6 năm 1999 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện kinh doanh than mỏ.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư này.

3. Khi thương nhân kinh doanh than có dấu hiệu vi phạm các quy định của Thông tư này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân hoạt động có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để Bộ Công Thương xem xét, xử lý./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

Thuộc tính văn bản
Thông tư 04/2007/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn điều kiện kinh doanh than
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 04/2007/TT-BCT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Lê Dương Quang
Ngày ban hành: 22/10/2007 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 04/2007/TT-BCT NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM2007

HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THAN

Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

Bộ Công Thương hướng dẫn điều kiện kinh doanh than như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh là thương nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; có hoạt động kinh doanh than trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: mua bán nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, vận tải, tàng trữ, đại lý.

2. Giải thích từ ngữ

a) “Than” mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, bao gồm tất cả các loại than hoá thạch và than có nguồn gốc hoá thạch dưới dạng nguyên khai hoặc đã qua chế biến.

b) “Than có nguồn gốc hợp pháp” là than được khai thác, chế biến bởi tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu, giấy phép chế biến than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005; than được nhập khẩu hợp pháp; than bị tịch thu do phạm pháp và được phát mại theo quy định của pháp luật.

II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THAN

Thương nhân kinh doanh than phải có đủ các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 7 Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, cụ thể như sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

2. Sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ cho mục đích kinh doanh, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành của Nhà nước:

– Phương tiện vận tải phải có trang bị che chắn chống gây bụi, rơi vãi, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông.

– Địa điểm, vị trí các cảng và bến xuất than, nhận than phải phù hợp với quy hoạch bến cảng địa phương; có kho chứa than tạm thời; có trang thiết bị bốc rót lên phương tiện vận tải đảm bảo an toàn; có biện pháp bảo vệ môi trường.

– Kho trữ than, trạm, cửa hàng kinh doanh than phải có ô riêng biệt để chứa từng loại than khác nhau; vị trí đặt phải phù hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật. Đối với than tự cháy phải có biện pháp, phương tiện phòng cháy-chữa cháy được cơ quan phòng cháy-chữa cháy địa phương kiểm tra và cấp phép.

3. Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán than, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ kinh doanh than phải có trình độ về nghiệp vụ, chuyên môn và sức khỏe theo quy định của pháp luật.

4. Thương nhân chỉ được phép kinh doanh than có nguồn gốc hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 Mục I của Thông tư này.

5. Đối với hoạt động xuất khẩu than, ngoài việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này, thương nhân phải thực hiện các quy định tại Thông tư hướng dẫn xuất khẩu than số 05/2007/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Công Thương.

III. XỬ LÝ VI PHẠM

1. Trong quá trình hoạt động kinh doanh than, thương nhân phải tuân thủ các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp có vi phạm, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm, thương nhân bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thương nhân kinh doanh than không có nguồn gốc hợp pháp bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 1 Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

3. Cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh than quy định tại Thông tư này, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 02/1999/TT-BCN ngày 14 tháng 6 năm 1999 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện kinh doanh than mỏ.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và địa phương định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh than theo quy định tại Thông tư này.

3. Khi thương nhân kinh doanh than có dấu hiệu vi phạm các quy định của Thông tư này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân hoạt động có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để Bộ Công Thương xem xét, xử lý./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 04/2007/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn điều kiện kinh doanh than”