Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 03/2010/TT-BNV quy định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy

BỘ NỘI VỤ
———–

Số: 03/2010/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT CHỈNH LÝ TÀI LIỆU GIẤY

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;

Theo đề nghị của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tại Tờ trình số 1152/TTr-VTLTNN ngày 15 tháng 12 năm 2009 về việc ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy;

Bộ Nội vụ quy định định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy như sau:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy tại các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy bao gồm định mức lao động chỉnh lý tài liệu và định mức vật tư, văn phòng phẩm phục vụ công tác chỉnh lý tài liệu.

2. Định mức lao động chỉnh lý tài liệu giấy là thời gian lao động hao phí để chỉnh lý 01 mét giá tài liệu, được tính bằng tổng của định mức lao động trực tiếp, định mức lao động phục vụ và định mức lao động quản lý.

a) Định mức lao động trực tiếp (Tcn) là tổng thời gian lao động trực tiếp thực hiện các bước công việc của quy trình chỉnh lý tài liệu;

b) Định mức lao động phục vụ (Tpv) là tổng thời gian lao động thực hiện các công việc phục vụ chỉnh lý như phục vụ địa điểm chỉnh lý; bảo dưỡng máy móc; kiểm tra thiết bị, dụng cụ, nhà kho; vệ sinh nơi làm việc; bảo vệ;… được tính bằng 2% của thời gian lao động trực tiếp:

Tpv = Tcn x 2%;

c) Định mức lao động quản lý (Tql) là tổng thời gian lao động quản lý quá trình chỉnh lý tài liệu, được tính bằng 5% của thời gian lao động trực tiếp và phục vụ:

Tql = (Tcn + Tvp) x 5%.

3. Đơn vị tính: mét giá tài liệu ban đầu đưa ra chỉnh lý (viết tắt là m giá). Mét giá tài liệu là chiều dài 01 mét tài liệu được xếp đứng, sát vào nhau trên giá (hoặc tủ); có thể quy đổi bằng 10 cặp, (hộp, bó) tài liệu, mỗi cặp (hộp, bó) có độ dày 10 cm.

4. Tài liệu rời lẻ là tài liệu chưa được lập hồ sơ còn trong tình trạng bó gói, lộn xộn.

5. Tài liệu đã lập hồ sơ sơ bộ là tài liệu đã được đưa về từng vấn đề, tương ứng với 01 hồ sơ nhưng chưa hoàn chỉnh theo yêu cầu của nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu.

6. Hệ số phức tạp là mức độ phức tạp của tài liệu đưa ra chỉnh lý, mức độ phức tạp phụ thuộc vào các yêu cầu cần phải tác động trong quá trình chỉnh lý. Việc đưa ra các hệ số phức tạp căn cứ vào:

a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị hình thành phông (cơ quan, tổ chức);

b) Tính chất đa dạng, phức tạp của tài liệu và khối lượng tài liệu được sản sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị hình thành phông (cơ quan, tổ chức);

c) Tỷ lệ tài liệu được giữ lại bảo quản vĩnh viễn và lâu dài;

d) Yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn phải lập hồ sơ khi giải quyết công việc.

7. Tài liệu của cơ quan, tổ chức tương đương với tài liệu của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội là tài liệu của cơ quan, tổ chức thuộc chế độ cũ tương ứng như tài liệu của Toàn quyền Đông dương, tài liệu của Thống sứ Bắc Kỳ, tài liệu của Thống đốc Nam Kỳ thời kỳ phong kiến thực dân; tài liệu của Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa và Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa, tài liệu của Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ 1954 – 1975. Tương tự, tài liệu của cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện của các chính quyền trước tương đương với tài liệu của cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, huyện hiện nay.

Điều 3. Định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy

1. Định mức lao động chỉnh lý tài liệu giấy

a) Định mức lao động chỉnh lý tài liệu tiếng Việt quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo;

b) Định mức lao động chi tiết chỉnh lý tài liệu tiếng Việt (hệ số 1,0) quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo;

c) Định mức lao động chỉnh lý tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Định mức lao động trực tiếp (Tcn) đối với các bước công việc phải sử dụng tiếng nước ngoài được nhân với hệ số 1,5 và được lấy làm căn cứ để xác định định mức lao động phục vụ, quản lý tương ứng;

d) Định mức lao động chỉnh lý tài liệu hình thành kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, các tài liệu của cá nhân được nhân với hệ số 1,3.

2. Định mức vật tư, văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý tài liệu

Định mức vật tư, văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý tài liệu quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 630/QĐ-BNV ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu bằng giấy.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tổng công ty nhà nước;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cục VTLTNN (05 bản);
– Lưu: VT, Vụ Pháp chế, KHTC (03 bản).

BỘ TRƯỞNG

Trần Văn Tuấn

Thuộc tính văn bản
Thông tư 03/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 03/2010/TT-BNV Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 29/04/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

BỘ NỘI VỤ
———–

Số: 03/2010/TT-BNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2010

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ – KỸ THUẬT CHỈNH LÝ TÀI LIỆU GIẤY

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;

Theo đề nghị của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tại Tờ trình số 1152/TTr-VTLTNN ngày 15 tháng 12 năm 2009 về việc ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy;

Bộ Nội vụ quy định định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy như sau:

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy tại các cơ quan, tổ chức nhà nước ở trung ương và địa phương.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy bao gồm định mức lao động chỉnh lý tài liệu và định mức vật tư, văn phòng phẩm phục vụ công tác chỉnh lý tài liệu.

2. Định mức lao động chỉnh lý tài liệu giấy là thời gian lao động hao phí để chỉnh lý 01 mét giá tài liệu, được tính bằng tổng của định mức lao động trực tiếp, định mức lao động phục vụ và định mức lao động quản lý.

a) Định mức lao động trực tiếp (Tcn) là tổng thời gian lao động trực tiếp thực hiện các bước công việc của quy trình chỉnh lý tài liệu;

b) Định mức lao động phục vụ (Tpv) là tổng thời gian lao động thực hiện các công việc phục vụ chỉnh lý như phục vụ địa điểm chỉnh lý; bảo dưỡng máy móc; kiểm tra thiết bị, dụng cụ, nhà kho; vệ sinh nơi làm việc; bảo vệ;… được tính bằng 2% của thời gian lao động trực tiếp:

Tpv = Tcn x 2%;

c) Định mức lao động quản lý (Tql) là tổng thời gian lao động quản lý quá trình chỉnh lý tài liệu, được tính bằng 5% của thời gian lao động trực tiếp và phục vụ:

Tql = (Tcn + Tvp) x 5%.

3. Đơn vị tính: mét giá tài liệu ban đầu đưa ra chỉnh lý (viết tắt là m giá). Mét giá tài liệu là chiều dài 01 mét tài liệu được xếp đứng, sát vào nhau trên giá (hoặc tủ); có thể quy đổi bằng 10 cặp, (hộp, bó) tài liệu, mỗi cặp (hộp, bó) có độ dày 10 cm.

4. Tài liệu rời lẻ là tài liệu chưa được lập hồ sơ còn trong tình trạng bó gói, lộn xộn.

5. Tài liệu đã lập hồ sơ sơ bộ là tài liệu đã được đưa về từng vấn đề, tương ứng với 01 hồ sơ nhưng chưa hoàn chỉnh theo yêu cầu của nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu.

6. Hệ số phức tạp là mức độ phức tạp của tài liệu đưa ra chỉnh lý, mức độ phức tạp phụ thuộc vào các yêu cầu cần phải tác động trong quá trình chỉnh lý. Việc đưa ra các hệ số phức tạp căn cứ vào:

a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị hình thành phông (cơ quan, tổ chức);

b) Tính chất đa dạng, phức tạp của tài liệu và khối lượng tài liệu được sản sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị hình thành phông (cơ quan, tổ chức);

c) Tỷ lệ tài liệu được giữ lại bảo quản vĩnh viễn và lâu dài;

d) Yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn phải lập hồ sơ khi giải quyết công việc.

7. Tài liệu của cơ quan, tổ chức tương đương với tài liệu của Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội là tài liệu của cơ quan, tổ chức thuộc chế độ cũ tương ứng như tài liệu của Toàn quyền Đông dương, tài liệu của Thống sứ Bắc Kỳ, tài liệu của Thống đốc Nam Kỳ thời kỳ phong kiến thực dân; tài liệu của Tổng thống Đệ Nhất Cộng hòa và Tổng thống Đệ Nhị Cộng hòa, tài liệu của Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ 1954 – 1975. Tương tự, tài liệu của cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cấp huyện của các chính quyền trước tương đương với tài liệu của cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, huyện hiện nay.

Điều 3. Định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy

1. Định mức lao động chỉnh lý tài liệu giấy

a) Định mức lao động chỉnh lý tài liệu tiếng Việt quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo;

b) Định mức lao động chi tiết chỉnh lý tài liệu tiếng Việt (hệ số 1,0) quy định tại Phụ lục số 02 kèm theo;

c) Định mức lao động chỉnh lý tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Định mức lao động trực tiếp (Tcn) đối với các bước công việc phải sử dụng tiếng nước ngoài được nhân với hệ số 1,5 và được lấy làm căn cứ để xác định định mức lao động phục vụ, quản lý tương ứng;

d) Định mức lao động chỉnh lý tài liệu hình thành kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, các tài liệu của cá nhân được nhân với hệ số 1,3.

2. Định mức vật tư, văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý tài liệu

Định mức vật tư, văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý tài liệu quy định tại Phụ lục số 03 kèm theo.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 630/QĐ-BNV ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu bằng giấy.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nội vụ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Các Tổng công ty nhà nước;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cục VTLTNN (05 bản);
– Lưu: VT, Vụ Pháp chế, KHTC (03 bản).

BỘ TRƯỞNG

Trần Văn Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 03/2010/TT-BNV quy định mức kinh tế – kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy”