Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 03/2005/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 03/2005/TT-BCN
NGÀY 23 THÁNG 06 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2004/NĐ-CP
NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Để tạo thuận lợi cho việc triển khai và quản lý các hoạt động khuyến công, Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP như sau:

PHẦN I
QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công, một số nội dung của chính sách khuyến công và công tác kế hoạch hóa trong hoạt động khuyến công.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế do ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động khuyến công thực hiện theo Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (dưới đây gọi là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn), bao gồm:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa (có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân không quá 300 người) thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp;

– Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

– Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 (trước đây), nay là Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

b. Tổ chức dịch vụ khuyến công.

c. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

3. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. Đề án khuyến công là đề án được lập để triển khai một hoặc một số nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP. Đề án khuyến công có mục tiêu và đối tượng thụ hưởng cụ thể, có thời gian thực hiện và kinh phí xác định.

Đề án khuyến công quốc gia là đề an khuyến công do Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công nghiệp (đối với trường hợp sử dụng kinh phí khuyến công do Bộ Công nghiệp trực tiếp quản lý) hoặc do Sở Công nghiệp (đối với trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ hoạt động khuyến công địa phương) quản lý, tổ chức thực hiện để triển khai các hoạt động khuyến công quốc gia theo chương trình do Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt.

Đề án khuyến công địa phương là đề án khuyến công do Sở Công nghiệp quản lý, tổ chức thực hiện từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để triển khai các hoạt động khuyến công của địa phương theo chương trình, kế hoạch được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b. Tổ chức dịch vụ khuyến công được các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật (Trung tâm khuyến công, cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp…), là tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công như tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.

PHẦN II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I- THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG

1. Hoạt động khuyến công theo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP được thực hiện thông qua các đề án khuyến công, được lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch khuyến công đã được phê duyệt.

2. Tùy thuộc vào nội dung hoạt động khuyến công, đề án khuyến công được lập và thực hiện dưới các hình thức sau:

a. Tổ chức các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, truyền nghề.

b. Tổ chức các điểm tư vấn hoặc tiến hành tư vấn trực tiếp tại cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

c. Trực tiếp hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn lập dự án khởi sự doanh nghiệp, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư sản xuất sản phẩm mới, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

d. Hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ có kèm theo đào tạo cho cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

đ. Xây dựng mô hình trình diễn và tổ chức trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và nhân rộng các mô hình tốt đã có.

e. Tổ chức, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm; tham quan khảo sát, học tập – trao đổi kinh nghiệm, liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế và tham gia các hiệp hội ngành nghề.

g. Hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh.

h. Các hình thức khuyến công khác phù hợp với các hoạt động quy định định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

3. Theo quy mô, tưnh chất của đề án khuyến công, năng lực của đơn vị thực hiện, Bộ Công nghiệp (đối với đề án khuyến công quốc gia), UBND cấp tỉnh (đối với đề án khuyến công địa phương) phê duyệt chọn một trong các phương thức thực hiện sau:

a. Cục Công nghiệp địa phương, Sở Công nghiệp trực tiếp thực hiện;

b. Cục Công nghiệp địa phương, Sở Công nghiệp ký hợp đồng với tổ chức dịch vụ khuyến công để thực hiện;

c. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tự thực hiện (hỗ trợ kinh phí khuyến công trực tiếp).

Phương thức thực hiện đề án được thể hiện trong kế hoạch khuyến công hàng nãm.

4. Các hoạt động khuyến công địa phương cần tập trung phục vụ cho việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trong đó đặc biệt ưu tiên việc hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy – hải sản, công nghiệp cơ khí – hóa chất phục vụ nông nghiệp – nông thôn, công nghiệp hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp; phát triển các sản phẩm có thị trường, có thể tạo nhiều việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho địa phương.

II- MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG

Cở sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư vào những ngành, nghề quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và hướng dẫn của Liên Bộ Công nghiệp – Tài chính tại Mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công, được hưởng các chính sách khuyến công cụ thể như sau:

1. Được tham gia và thụ hưởng kết quả của các hoạt động khuyến công do Cục Công nghiệp địa phương, Sở Công nghiệp và các tổ chức dịch vụ khuyến công thực hiện.

2. Được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn kinh phí khuyến công để chi phí cho việc lập dự án đầu tư, đào tạo, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất, tham gia hỗ chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước.

3. Được hỗ trợ trong lĩnh vực thông tin, thị trường như sau:

a. Được các tổ chức dịch vụ khuyến công hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tổ chức triển lãm, hội chợ;

b. Được giới thiệu miễn phí trên trang Web của Bộ Công nghiệp về năng lực sản xuất, sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng và các thông tin khác cần thiết cho việc phát triển sản xuất;

c. Được các Tổng Công ty, doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (thông qua hình thức hợp tác liên kết trong sản xuất – kinh doanh);

d. Được Báo Công nghiệp, Tạp chí Công nghiệp giúp tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về cơ sở sản xuất, sản phẩm.

Cục Công nghiệp địa phương, các Sở Công nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong việc tiếp cận các hoạt động hỗ trợ nêu trên.

4. Được hỗ trợ về khoa học – công nghệ như sau:

a. Được các Chương trình kỹ thuật – kinh tế về tự động hóa, về công nghệ vật liệu và tiết kiệm năng lượng do Bộ Công nghiệp quản lý hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư (bao gồm cả đầu tư mới và đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ) nếu dự án đáp ứng các điều kiện, tiêu chí của Chương trình.

Văn phòng các Chương trình phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương hướng dẫn cụ thể trình tự lập, đăng ký, thẩm định dự án đầu tư có sử dụng vốn hỗ trợ của các Chương trình để các Sở Công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thực hiện.

b. Được tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn theo khả năng cân đối nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng năm của Bộ Công nghiệp; đồng thời, được sử dụng các kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp Bộ phù hợp.

Vụ Khoa học – Công nghệ (Bộ Công nghiệp) phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương hướng dẫn cụ thể trình tự xây dựng, đăng ký, tham gia thực hiện, tổ chức triển khai sau khi được phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học – công nghệ và việc đãng ký sử dụng kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp Bộ để các Sở Công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thực hiện.

5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác về đất đai, đầu tư, khoa học công nghệ quy định tại các Điều 11, 12 và 14 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

III- XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG

1. Chương trình khuyến công là một tập hợp các nhiệm vụ, đề án khuyến công có trọng tâm, với tiến độ và giải pháp thực hiện cụ thể, được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp nông thôn trong từng kỳ kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế – xã hội. Chương trình khuyến công được cụ thể hóa bằng kế hoạch khuyến công hàng năm.

2. Bộ Công nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Sở Công nghiệp xây dựng, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt chương trình, kế hoạch khuyến công tại địa phương và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

3. Hàng năm, căn cứ chương trình khuyến công quốc gia đã được phê duyệt, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách, Bộ Công nghiệp hướng dẫn các địa phương, ngành liên quan và các tổ chức dịch vụ khuyến công xây dựng, đăng ký kế hoạch, đề án khuyến công quốc gia. Kế hoạch này được gửi về Bộ Công nghiệp (Cục Công nghiệp địa phương) để tổng hợp, xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia cho năm kế tiếp và đăng ký với các cơ quan tổng hợp nhà nước.

Trên cơ sở nguồn kinh phí thực có, Cục Công nghiệp địa phương lập kế hoạch cụ thể triển khai công tác khuyến công quốc gia, trình Bộ Công nghiệp phê duyệt và tổ chức thực hiện.

4. Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn của Bộ Công nghiệp và chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, Sở Công nghiệp chủ trì xây dựng kế hoạch khuyến công của địa phương, bao gồm các đề án khuyến công thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương và các đề án khuyến công quốc gia (đối với trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ hoạt động khuyến công địa phương), trình UBND cấp tỉnh phê duyệt (đối với đề án khuyến công địa phương) hoặc thông qua để trình Bộ Công nghiệp (đối với đề án sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ).

PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Công nghiệp địa phương là cơ quan đầu mối giúp việc Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động khuyến công quy định tại Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

2. Sở Công nghiệp là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công và kinh phí khuyến công tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, Thông tư số 02/2003/TTLT-BCN-BNV ngày 29/10/2003 của Liên Bộ Công nghiệp – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân quản lý nhà nước về công nghiệp ở địa phương và Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công.

Để đạt các mục tiêu của hoạt động khuyến công theo Điều 1 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh ngoài trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn của kinh phí khuyến công địa phương quy định tại điểm d khoản 4 Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, có trách nhiệm cân đối, bổ sung biên chế quản lý phù hợp cho công tác khuyến công.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị liên quan cần phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Thuộc tính văn bản
Thông tư 03/2005/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Công nghiệp Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 03/2005/TT-BCN Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Bùi Xuân Khu
Ngày ban hành: 23/06/2005 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp , Chính sách , Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 03/2005/TT-BCN
NGÀY 23 THÁNG 06 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 134/2004/NĐ-CP
NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

Để tạo thuận lợi cho việc triển khai và quản lý các hoạt động khuyến công, Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP như sau:

PHẦN I
QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc triển khai thực hiện các hoạt động khuyến công, một số nội dung của chính sách khuyến công và công tác kế hoạch hóa trong hoạt động khuyến công.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế do ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động khuyến công thực hiện theo Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (dưới đây gọi là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn), bao gồm:

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa (có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân không quá 300 người) thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp;

– Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

– Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 (trước đây), nay là Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

b. Tổ chức dịch vụ khuyến công.

c. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

3. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. Đề án khuyến công là đề án được lập để triển khai một hoặc một số nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP. Đề án khuyến công có mục tiêu và đối tượng thụ hưởng cụ thể, có thời gian thực hiện và kinh phí xác định.

Đề án khuyến công quốc gia là đề an khuyến công do Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công nghiệp (đối với trường hợp sử dụng kinh phí khuyến công do Bộ Công nghiệp trực tiếp quản lý) hoặc do Sở Công nghiệp (đối với trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ hoạt động khuyến công địa phương) quản lý, tổ chức thực hiện để triển khai các hoạt động khuyến công quốc gia theo chương trình do Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt.

Đề án khuyến công địa phương là đề án khuyến công do Sở Công nghiệp quản lý, tổ chức thực hiện từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương để triển khai các hoạt động khuyến công của địa phương theo chương trình, kế hoạch được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b. Tổ chức dịch vụ khuyến công được các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật (Trung tâm khuyến công, cơ sở nghiên cứu khoa học – công nghệ, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp…), là tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công như tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.

PHẦN II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I- THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG

1. Hoạt động khuyến công theo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP được thực hiện thông qua các đề án khuyến công, được lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch khuyến công đã được phê duyệt.

2. Tùy thuộc vào nội dung hoạt động khuyến công, đề án khuyến công được lập và thực hiện dưới các hình thức sau:

a. Tổ chức các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, truyền nghề.

b. Tổ chức các điểm tư vấn hoặc tiến hành tư vấn trực tiếp tại cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

c. Trực tiếp hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn lập dự án khởi sự doanh nghiệp, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư sản xuất sản phẩm mới, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

d. Hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ có kèm theo đào tạo cho cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

đ. Xây dựng mô hình trình diễn và tổ chức trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và nhân rộng các mô hình tốt đã có.

e. Tổ chức, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm; tham quan khảo sát, học tập – trao đổi kinh nghiệm, liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế và tham gia các hiệp hội ngành nghề.

g. Hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh.

h. Các hình thức khuyến công khác phù hợp với các hoạt động quy định định tại Điều 3 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

3. Theo quy mô, tưnh chất của đề án khuyến công, năng lực của đơn vị thực hiện, Bộ Công nghiệp (đối với đề án khuyến công quốc gia), UBND cấp tỉnh (đối với đề án khuyến công địa phương) phê duyệt chọn một trong các phương thức thực hiện sau:

a. Cục Công nghiệp địa phương, Sở Công nghiệp trực tiếp thực hiện;

b. Cục Công nghiệp địa phương, Sở Công nghiệp ký hợp đồng với tổ chức dịch vụ khuyến công để thực hiện;

c. Cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tự thực hiện (hỗ trợ kinh phí khuyến công trực tiếp).

Phương thức thực hiện đề án được thể hiện trong kế hoạch khuyến công hàng nãm.

4. Các hoạt động khuyến công địa phương cần tập trung phục vụ cho việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương, trong đó đặc biệt ưu tiên việc hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy – hải sản, công nghiệp cơ khí – hóa chất phục vụ nông nghiệp – nông thôn, công nghiệp hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp; phát triển các sản phẩm có thị trường, có thể tạo nhiều việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho địa phương.

II- MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH KHUYẾN CÔNG

Cở sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư vào những ngành, nghề quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và hướng dẫn của Liên Bộ Công nghiệp – Tài chính tại Mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công, được hưởng các chính sách khuyến công cụ thể như sau:

1. Được tham gia và thụ hưởng kết quả của các hoạt động khuyến công do Cục Công nghiệp địa phương, Sở Công nghiệp và các tổ chức dịch vụ khuyến công thực hiện.

2. Được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn kinh phí khuyến công để chi phí cho việc lập dự án đầu tư, đào tạo, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất, tham gia hỗ chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước.

3. Được hỗ trợ trong lĩnh vực thông tin, thị trường như sau:

a. Được các tổ chức dịch vụ khuyến công hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tổ chức triển lãm, hội chợ;

b. Được giới thiệu miễn phí trên trang Web của Bộ Công nghiệp về năng lực sản xuất, sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng và các thông tin khác cần thiết cho việc phát triển sản xuất;

c. Được các Tổng Công ty, doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp hỗ trợ trong việc tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (thông qua hình thức hợp tác liên kết trong sản xuất – kinh doanh);

d. Được Báo Công nghiệp, Tạp chí Công nghiệp giúp tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về cơ sở sản xuất, sản phẩm.

Cục Công nghiệp địa phương, các Sở Công nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trong việc tiếp cận các hoạt động hỗ trợ nêu trên.

4. Được hỗ trợ về khoa học – công nghệ như sau:

a. Được các Chương trình kỹ thuật – kinh tế về tự động hóa, về công nghệ vật liệu và tiết kiệm năng lượng do Bộ Công nghiệp quản lý hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư (bao gồm cả đầu tư mới và đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ) nếu dự án đáp ứng các điều kiện, tiêu chí của Chương trình.

Văn phòng các Chương trình phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương hướng dẫn cụ thể trình tự lập, đăng ký, thẩm định dự án đầu tư có sử dụng vốn hỗ trợ của các Chương trình để các Sở Công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thực hiện.

b. Được tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu – triển khai phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp nông thôn theo khả năng cân đối nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hàng năm của Bộ Công nghiệp; đồng thời, được sử dụng các kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp Bộ phù hợp.

Vụ Khoa học – Công nghệ (Bộ Công nghiệp) phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương hướng dẫn cụ thể trình tự xây dựng, đăng ký, tham gia thực hiện, tổ chức triển khai sau khi được phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học – công nghệ và việc đãng ký sử dụng kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học – công nghệ cấp Bộ để các Sở Công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thực hiện.

5. Được hưởng các chính sách ưu đãi khác về đất đai, đầu tư, khoa học công nghệ quy định tại các Điều 11, 12 và 14 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

III- XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG

1. Chương trình khuyến công là một tập hợp các nhiệm vụ, đề án khuyến công có trọng tâm, với tiến độ và giải pháp thực hiện cụ thể, được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp nông thôn trong từng kỳ kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế – xã hội. Chương trình khuyến công được cụ thể hóa bằng kế hoạch khuyến công hàng năm.

2. Bộ Công nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến công quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Sở Công nghiệp xây dựng, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt chương trình, kế hoạch khuyến công tại địa phương và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

3. Hàng năm, căn cứ chương trình khuyến công quốc gia đã được phê duyệt, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách, Bộ Công nghiệp hướng dẫn các địa phương, ngành liên quan và các tổ chức dịch vụ khuyến công xây dựng, đăng ký kế hoạch, đề án khuyến công quốc gia. Kế hoạch này được gửi về Bộ Công nghiệp (Cục Công nghiệp địa phương) để tổng hợp, xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia cho năm kế tiếp và đăng ký với các cơ quan tổng hợp nhà nước.

Trên cơ sở nguồn kinh phí thực có, Cục Công nghiệp địa phương lập kế hoạch cụ thể triển khai công tác khuyến công quốc gia, trình Bộ Công nghiệp phê duyệt và tổ chức thực hiện.

4. Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn của Bộ Công nghiệp và chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, Sở Công nghiệp chủ trì xây dựng kế hoạch khuyến công của địa phương, bao gồm các đề án khuyến công thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương và các đề án khuyến công quốc gia (đối với trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ hoạt động khuyến công địa phương), trình UBND cấp tỉnh phê duyệt (đối với đề án khuyến công địa phương) hoặc thông qua để trình Bộ Công nghiệp (đối với đề án sử dụng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ).

PHẦN III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Công nghiệp địa phương là cơ quan đầu mối giúp việc Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động khuyến công quy định tại Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.

2. Sở Công nghiệp là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công và kinh phí khuyến công tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, Thông tư số 02/2003/TTLT-BCN-BNV ngày 29/10/2003 của Liên Bộ Công nghiệp – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Nhân dân quản lý nhà nước về công nghiệp ở địa phương và Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công.

Để đạt các mục tiêu của hoạt động khuyến công theo Điều 1 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh ngoài trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn của kinh phí khuyến công địa phương quy định tại điểm d khoản 4 Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP, có trách nhiệm cân đối, bổ sung biên chế quản lý phù hợp cho công tác khuyến công.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị liên quan cần phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 03/2005/TT-BCN của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn”