Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 02/2012/TT-BKHĐT quy định năm 2010 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——————
Số: 02/2012/TT-BKHĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC THAY CHO NĂM GỐC 1994
ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THEO GIÁ SO SÁNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh như sau:
Điều 1. Sử dụng Bảng giá bán sản phẩm của người sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 (Phụ lục I kèm theo) để tính toán các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 2. Sử dụng Hệ thống chỉ số giá để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh thuộc các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 trừ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
1. Hệ thống chỉ số giá để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh gồm:
– Chỉ số giá tiêu dùng;
– Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian;
– Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất;
– Chỉ số giá sản xuất;
– Chỉ số giá xây dựng;
– Chỉ số giá bất động sản;
– Chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu;
– Chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu.
2. Công thức tính chỉ số giá
Công thức tổng quát:
Trong đó:
It->0: Chỉ số giá kỳ báo cáo t so với năm gốc 2010;
Pt: Giá kỳ báo cáo t;
P0: Giá năm gốc 2010;
W0: Quyền số cố định năm gốc 2010.
Hoặc công thức chuyển đổi:
Trong đó:
It->0: Chỉ số giá kỳ báo cáo t so với năm gốc 2010;
: Chỉ số giá nhóm mặt hàng j kỳ báo cáo t so với kỳ trước t – 1;
: Chỉ số giá nhóm mặt hàng j kỳ trước kỳ báo cáo so với năm gốc 2010;
: Quyền số nhóm mặt hàng j năm 2010.
3. Danh mục chỉ tiêu tính theo giá so sánh

STT
Lĩnh vực/Tên chỉ tiêu
Kỳ công bố
Phân tổ
A
Tài khoản quốc gia
1
Tổng sản phẩm trong nước
Quý
Ngành kinh tế
Năm
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, mục đích sử dụng
2
Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước
Quý
Ngành kinh tế
Năm
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, mục đích sử dụng
3
Tổng sản phẩm trong nước xanh
Năm
4
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo VND
Năm
5
Tích lũy tài sản gộp
Quý
Tài sản cố định/Tài sản lưu động
Năm
Loại tài sản, loại hình kinh tế
6
Tích lũy tài sản thuần
Năm
Loại tài sản, loại hình kinh tế
7
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước
Quý
Chức năng quản lý
Năm
8
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư
Quý
Mục đích, đối tượng sử dụng
Năm
Mục đích, đối tượng chi, đối tượng sử dụng
9
Thu nhập quốc gia
Năm
Gộp/thuần
10
Thu nhập quốc gia khả dụng
Năm
Gộp/thuần
11
Mức tiêu hao và tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước
Năm
Ngành kinh tế
B
Công nghiệp
12
Giá trị sản xuất công nghiệp
Tháng
Ngành kinh tế
Quý
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố
Năm
13
Chỉ số sản xuất công nghiệp
Tháng
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố
Quý
Năm
C
Đầu tư và Xây dựng
14
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Tháng
Cấp quản lý
Quý
Loại hình kinh tế
Năm
Nguồn vốn, khoản mục, ngành kinh tế, tỉnh/thành phố
15
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quý
Hình thức đầu tư, ngành kinh tế, nước/vùng lãnh thổ, tỉnh/thành phố
Năm
16
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Quý
Hình thức đầu tư, ngành kinh tế, nước/vùng lãnh thổ
Năm
17
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ký kết, thực hiện)
Quý
Hình thức hỗ trợ, ngành kinh tế, tỉnh/thành phố
Năm
18
Giá trị sản xuất xây dựng
Quý
Loại hình kinh tế, loại công trình
Năm
D
Thương mại, dịch vụ
19
Tổng mức bán lẻ hàng hóa
Tháng
Loại hình kinh tế, nhóm hàng
Quý
Năm
Loại hình kinh tế, nhóm hàng, loại cơ sở bán lẻ, tỉnh/thành phố
20
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống
Tháng
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố
Quý
Năm
21
Doanh thu dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Tháng
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế
Quý
Năm
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế
22
Doanh thu bưu chính, chuyển phát và viễn thông
Quý
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế
Năm
23
Doanh thu dịch vụ du lịch
Tháng
Ngành kinh tế
Quý
Năm
24
Chi tiêu của khách quốc tế đến
Năm
25
Giá trị hàng hóa xuất khẩu
Quý
Năm
26
Giá trị hàng hóa nhập khẩu
Quý
Năm
Năm
E
Xã hội và Môi trường
27
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
Năm
Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, vùng
28
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng
Năm
Thành thị/nông thôn, vùng
4. Tính toán các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh bằng phương pháp sử dụng Hệ thống chỉ số giá
4.1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (1) như sau:

=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành
(1)
Chỉ số giá tương ứng năm báo cáo so với năm gốc 2010
Khi tính toán cụ thể cần lưu ý:
– Đối với giá trị sản xuất ngành công nghiệp: Sử dụng chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm báo cáo so với năm gốc 2010.
– Đối với giá trị sản xuất ngành xây dựng: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm vật liệu xây dựng.
4.2. Giá trị sản xuất thương nghiệp bán buôn
Giá trị sản xuất thương nghiệp bán buôn năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (2) như sau:

=
Doanh số bán buôn năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
Trị giá vốn hàng bán ra năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
(2)
Trong đó:

Doanh số bán buôn năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Doanh số bán buôn năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm báo cáo so với năm gốc 2010

Trị giá vốn hàng bán ra năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Trị giá vốn háng bán ra năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.3. Giá trị sản xuất thương nghiệp bán lẻ
Giá trị sản xuất thương nghiệp bán lẻ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (3) như sau:

=
Tổng mức bán lẻ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
Trị giá vốn hàng bán ra năm báo cáo theo giá hiện hành
(3)
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm báo cáo so với năm gốc 2010
Trong đó:

Tổng mức bán lẻ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tổng mức bán lẻ năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.4. Giá trị sản xuất của các ngành: (i) sửa chữa ôtô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác; (ii) dịch vụ lưu trú; (iii) dịch vụ ăn uống; (iv) thông tin và truyền thông; (v) nhà ở tự có tự ở; (vi) hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; (vii) giáo dục và đào tạo; (viii) y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; (ix) nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 của các ngành nêu tại Mục 4.4 Thông tư này (GTSXSS2010) được tính theo Công thức (4) như sau:

GTSXSS2010
=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành
(4)
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm hàng hóa, dịch vụ tương ứng
Khi tính toán cụ thể cần lưu ý:
– Đối với giá trị sản xuất sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác: Sử dụng Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm dịch vụ sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình, sửa chữa phương tiện đi lại.
– Đối với giá trị sản xuất dịch vụ lưu trú: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm khách sạn, nhà trọ.
– Đối với giá trị sản xuất dịch vụ ăn uống: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống và đồ uống, hút.
– Đối với giá trị sản xuất thông tin và truyền thông: Sử dụng chỉ số giá sản xuất năm báo cáo so với năm 2010 của ngành thông tin truyền thông.
– Đối với giá trị sản xuất nhà ở tự có tự ở: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm nhà ở thuê.
– Đối với giá trị sản xuất hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010.
– Đối với giá trị sản xuất giáo dục và đào tạo: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm dịch vụ giáo dục.
– Đối với giá trị sản xuất y tế và hoạt động cứu trợ xã hội: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội không tập trung.
– Đối với giá trị sản xuất nghệ thuật, vui chơi và giải trí: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm văn hóa, thể thao và giải trí.
4.5. Giá trị sản xuất vận tải hàng hóa, hành khách
Giá trị sản xuất vận tải hàng hóa, hành khách năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc () được tính theo Công thức (5) như sau:

=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành của phần vận tải tương ứng theo ngành đường
(5)
Chỉ số giá cước vận tải tương ứng theo ngành đường bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
Khi tính toán cụ thể cần lưu ý:
– Đối với giá trị sản xuất vận tải hàng hóa: Sử dụng giá trị sản xuất vận tải hàng hóa và chỉ số giá cước vận tải hàng hóa năm báo cáo so với năm gốc 2010.
– Đối với giá trị sản xuất vận tải hành khách: Sử dụng giá trị sản xuất vận tải hành khách và chỉ số giá cước vận tải hành khách năm báo cáo so với năm gốc 2010.
4.6. Giá trị sản xuất của các ngành: (i) kinh doanh bất động sản không kể giá trị nhà ở tự có tự ở; (ii) hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; (iii) hoạt động của Đảng cộng sản tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; (iv) chuyên môn khoa học và công nghệ; (v) làm thuê các công việc trong hộ gia đình; (vi) các tổ chức và các cơ quan quốc tế; và (vii) hoạt động dịch vụ khác
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 của các ngành nêu tại Mục 4.6 Thông tư này (GTSXSS2010) được tính theo Công thức (6) như sau:

GTSXSS2010
=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành
(6)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.7. Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước báo cáo so với năm gốc 2010 (GDPSS2010) được tính theo hai cách tương ứng với hai Công thức (7a) và (7b) như sau:
Cách 1:

GDPSS2010
=
Tổng giá trị tăng thêm của các ngành theo giá so sánh năm gốc 2010
+
Thuế nhập khẩu theo giá so sánh năm gốc 2010
(7a)
Trong đó:

Giá trị tăng thêm từng ngành theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm gốc 2010
Chi phí trung gian theo giá so sánh năm gốc 2010
– Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm gốc 2010 của các ngành đã được xác định ở các Mục từ 4.1 đến 4.6 của Thông tư này.
– Chi phí trung gian theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Chi phí trung gian theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Chi phí trung gian năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của năm báo cáo so với năm gốc 2010
– Thuế nhập khẩu của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tổng giá trị nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
x
Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành
Trị giá nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành
Cách 2:

GDPSS2010
=
Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh năm gốc 2010
+
Tích lũy tài sản theo giá so sánh năm gốc 2010
+
Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh năm gốc 2010
(7b)
Trong đó:
– Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 theo loại tiêu dùng
=
Tiêu dùng cuối cùng của năm báo cáo theo giá hiện hành theo loại sản phẩm tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng theo loại sản phẩm tiêu dùng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
– Tích lũy tài sản theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 theo loại tài sản
=
Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá hiện hành theo loại tài sản
Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm báo cáo so với năm gốc 2010
– Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá hiện hành năm báo cáo
Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.8. Tổng sản phẩm trong nước xanh
Tổng sản phẩm trong nước xanh năm báo cáo so với năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (8) như sau:

=
GDPSS2010
Chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế
(8)
Trong đó: Chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế, bao gồm:
– Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử.
– Giá trị sản xuất của các ngành khai thác.
– Chi phí sử dụng đất.
4.9. Tích lũy tài sản gộp
Tích lũy tài sản gộp năm báo cáo so với năm gốc 2010 theo loại tài sản được tính theo Công thức (9) như sau:

Tích lũy tài sản gộp của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 theo loại tài sản
=
Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá hiện hành theo loại tài sản
(9)
Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.10. Tích lũy sản xuất thuần năm
Tích lũy tài sản thuần năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (10) như sau:

Tích lũy tài sản thuần theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tích lũy tài sản gộp theo giá so sánh năm gốc 2010
Khấu hao tài sản cố định theo giá so sánh năm gốc 2010
(10)
Trong đó: Khấu hao tài sản cố định theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính từ tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo giá hiện hành so với tổng tài sản cố định theo giá hiện hành và giá trị tài sản cố định theo giá so sánh.
4.11. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (11) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước theo giá hiện hành năm báo cáo
(11)
Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của các ngành hoạt động quản lý nhà nước tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.12. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư
a) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách của gia đình theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (12a) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách của hộ dân cư theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ ngân sách hộ dân cư (cá nhân) theo giá hiện hành năm báo cáo
(12a)
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm báo cáo so với năm gốc 2010
b) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (12b) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc năm báo cáo theo giá hiện hành của từng ngành sản phẩm
(12b)
Chỉ số giảm phát theo từng ngành sản phẩm tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
c) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (12c) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền năm báo cáo theo giá hiện hành của từng ngành sản phẩm
(12c)
Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của ngành sản phẩm tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.13. Thu nhập quốc gia
Thu nhập quốc gia năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (13) như sau:

Thu nhập quốc gia theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Thu nhập quốc gia theo giá hiện hành năm báo cáo
(13)
Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.14. Thu nhập quốc gia khả dụng
Thu nhập quốc gia khả dụng năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (14) như sau:

Thu nhập quốc gia khả dụng theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) theo giá hiện hành năm báo cáo
(14)
Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.15. Mức tiêu hao và tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước
Mức tiêu hao và tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (15) như sau:

Mức tiêu hao năng lượng (của từng loại) cho sản xuất theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Mức tiêu hao năng lượng (của từng loại) cho sản xuất theo giá hiện hành
(15)
Chỉ số giá từng loại năng lượng năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.16. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
a) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (16a) như sau:

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm báo cáo theo giá hiện hành
(16a)
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hoặc chỉ số giá tiêu dùng hoặc các chỉ số giá tương ứng năm báo cáo so với năm gốc 2010
b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (16b) như sau:

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm báo cáo theo giá hiện hành
(16b)
Chỉ số giá bán vật liệu xây dựng, sắt thép xây dựng và gỗ cho xây dựng năm báo cáo so với năm gốc 2010
c) Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài theo giá hiện hành tính bằng VNĐ được tính theo Công thức (16c) như sau:

Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài theo giá hiện hành tính bằng VNĐ
=
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài năm báo cáo theo USD
x
Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD của năm gốc 2010
(16c)
d) Thiết bị nhập khẩu (máy móc, thiết bị) tính chuyển trị giá nhập khẩu máy móc, thiết bị từ giá hiện hành về giá so sánh được tính theo Công thức (16d) như sau:

Giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành
(16d)
Chỉ số giá nhập khẩu nhóm hàng hóa, máy móc, thiết bị năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.17. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải, bưu chính, chuyển phát và viễn thông, du lịch
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải, bưu chính, chuyển phát và viễn thông, du lịch năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (17) như sau:

Doanh thu dịch vụ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Doanh thu dịch vụ tương ứng theo giá hiện hành năm báo cáo
(17)
Chỉ số giá tiêu dùng dịch vụ tương ứng năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.18. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam
Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (18) như sau:

Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tổng chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam theo giá hiện hành năm báo cáo
(18)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.19. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu
Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (19) như sau:

Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giá hiện hành năm báo cáo
(19)
Chỉ số giá hàng hóa xuất, nhập khẩu năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.20. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (20) như sau:

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo theo giá hiện hành
(20)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.21. Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (21) như sau:

Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo theo giá hiện hành
(21)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
Điều 3. Quy định chuyển đổi về năm gốc 2010
Tính chuyển giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 1994 về giá năm gốc 2010 theo Công thức (22) như sau:

Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 2010
=
Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm 1994
x
Hệ số chuyến năm gốc 1994 sang năm gốc 2010 của chỉ tiêu
(22)
Trong đó:

Hệ số chuyển năm gốc 1994 sang năm gốc 2010 của chỉ tiêu
=
Giá trị của chỉ tiêu năm 2011 theo giá năm gốc 2010
Giá trị của chỉ tiêu năm 2011 theo giá năm gốc 1994
Điều 4. Đối tượng thực hiện
1. Các tổ chức được phân công biên soạn các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành bao gồm:
a) Tổng cục Thống kê;
b) Các tổ chức thống kê thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Các Tổ chức, cá nhân sử dụng các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Các tổ chức, cá nhân thuộc Điều 4 có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.
2. Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 và thay thế Quyết định số 192 TCTK/TH ngày 07/8/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Bảng giá cố định năm 1994.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời xem xét, chỉnh lý.

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Hội đồng dân tộc và các UB của quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Website của Chính phủ; Công báo VPCP: BTCN, các PCN;
– Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, TCTK.
BỘ TRƯỞNG

Bùi Quang Vinh

Thuộc tính văn bản
Thông tư 02/2012/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 02/2012/TT-BKHĐT Ngày đăng công báo: Đã biết
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Bùi Quang Vinh
Ngày ban hành: 04/04/2012 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác
Tóm tắt văn bản

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
——————
Số: 02/2012/TT-BKHĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH NĂM 2010 LÀM NĂM GỐC THAY CHO NĂM GỐC 1994
ĐỂ TÍNH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ THEO GIÁ SO SÁNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh như sau:
Điều 1. Sử dụng Bảng giá bán sản phẩm của người sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 (Phụ lục I kèm theo) để tính toán các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 2. Sử dụng Hệ thống chỉ số giá để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh thuộc các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 trừ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
1. Hệ thống chỉ số giá để tính các chỉ tiêu theo giá so sánh gồm:
– Chỉ số giá tiêu dùng;
– Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian;
– Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất;
– Chỉ số giá sản xuất;
– Chỉ số giá xây dựng;
– Chỉ số giá bất động sản;
– Chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu;
– Chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu.
2. Công thức tính chỉ số giá
Công thức tổng quát:
Trong đó:
It->0: Chỉ số giá kỳ báo cáo t so với năm gốc 2010;
Pt: Giá kỳ báo cáo t;
P0: Giá năm gốc 2010;
W0: Quyền số cố định năm gốc 2010.
Hoặc công thức chuyển đổi:
Trong đó:
It->0: Chỉ số giá kỳ báo cáo t so với năm gốc 2010;
: Chỉ số giá nhóm mặt hàng j kỳ báo cáo t so với kỳ trước t – 1;
: Chỉ số giá nhóm mặt hàng j kỳ trước kỳ báo cáo so với năm gốc 2010;
: Quyền số nhóm mặt hàng j năm 2010.
3. Danh mục chỉ tiêu tính theo giá so sánh

STT
Lĩnh vực/Tên chỉ tiêu
Kỳ công bố
Phân tổ
A
Tài khoản quốc gia
1
Tổng sản phẩm trong nước
Quý
Ngành kinh tế
Năm
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, mục đích sử dụng
2
Tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước
Quý
Ngành kinh tế
Năm
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, mục đích sử dụng
3
Tổng sản phẩm trong nước xanh
Năm
4
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo VND
Năm
5
Tích lũy tài sản gộp
Quý
Tài sản cố định/Tài sản lưu động
Năm
Loại tài sản, loại hình kinh tế
6
Tích lũy tài sản thuần
Năm
Loại tài sản, loại hình kinh tế
7
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước
Quý
Chức năng quản lý
Năm
8
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư
Quý
Mục đích, đối tượng sử dụng
Năm
Mục đích, đối tượng chi, đối tượng sử dụng
9
Thu nhập quốc gia
Năm
Gộp/thuần
10
Thu nhập quốc gia khả dụng
Năm
Gộp/thuần
11
Mức tiêu hao và tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước
Năm
Ngành kinh tế
B
Công nghiệp
12
Giá trị sản xuất công nghiệp
Tháng
Ngành kinh tế
Quý
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố
Năm
13
Chỉ số sản xuất công nghiệp
Tháng
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố
Quý
Năm
C
Đầu tư và Xây dựng
14
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Tháng
Cấp quản lý
Quý
Loại hình kinh tế
Năm
Nguồn vốn, khoản mục, ngành kinh tế, tỉnh/thành phố
15
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quý
Hình thức đầu tư, ngành kinh tế, nước/vùng lãnh thổ, tỉnh/thành phố
Năm
16
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Quý
Hình thức đầu tư, ngành kinh tế, nước/vùng lãnh thổ
Năm
17
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ký kết, thực hiện)
Quý
Hình thức hỗ trợ, ngành kinh tế, tỉnh/thành phố
Năm
18
Giá trị sản xuất xây dựng
Quý
Loại hình kinh tế, loại công trình
Năm
D
Thương mại, dịch vụ
19
Tổng mức bán lẻ hàng hóa
Tháng
Loại hình kinh tế, nhóm hàng
Quý
Năm
Loại hình kinh tế, nhóm hàng, loại cơ sở bán lẻ, tỉnh/thành phố
20
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống
Tháng
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế, tỉnh/thành phố
Quý
Năm
21
Doanh thu dịch vụ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Tháng
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế
Quý
Năm
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế
22
Doanh thu bưu chính, chuyển phát và viễn thông
Quý
Ngành kinh tế, loại hình kinh tế
Năm
23
Doanh thu dịch vụ du lịch
Tháng
Ngành kinh tế
Quý
Năm
24
Chi tiêu của khách quốc tế đến
Năm
25
Giá trị hàng hóa xuất khẩu
Quý
Năm
26
Giá trị hàng hóa nhập khẩu
Quý
Năm
Năm
E
Xã hội và Môi trường
27
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
Năm
Thành thị/nông thôn, tỉnh/thành phố, vùng
28
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng
Năm
Thành thị/nông thôn, vùng
4. Tính toán các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh bằng phương pháp sử dụng Hệ thống chỉ số giá
4.1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (1) như sau:

=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành
(1)
Chỉ số giá tương ứng năm báo cáo so với năm gốc 2010
Khi tính toán cụ thể cần lưu ý:
– Đối với giá trị sản xuất ngành công nghiệp: Sử dụng chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm báo cáo so với năm gốc 2010.
– Đối với giá trị sản xuất ngành xây dựng: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm vật liệu xây dựng.
4.2. Giá trị sản xuất thương nghiệp bán buôn
Giá trị sản xuất thương nghiệp bán buôn năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (2) như sau:

=
Doanh số bán buôn năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
Trị giá vốn hàng bán ra năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
(2)
Trong đó:

Doanh số bán buôn năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Doanh số bán buôn năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm báo cáo so với năm gốc 2010

Trị giá vốn hàng bán ra năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Trị giá vốn háng bán ra năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.3. Giá trị sản xuất thương nghiệp bán lẻ
Giá trị sản xuất thương nghiệp bán lẻ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (3) như sau:

=
Tổng mức bán lẻ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
Trị giá vốn hàng bán ra năm báo cáo theo giá hiện hành
(3)
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất năm báo cáo so với năm gốc 2010
Trong đó:

Tổng mức bán lẻ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tổng mức bán lẻ năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.4. Giá trị sản xuất của các ngành: (i) sửa chữa ôtô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác; (ii) dịch vụ lưu trú; (iii) dịch vụ ăn uống; (iv) thông tin và truyền thông; (v) nhà ở tự có tự ở; (vi) hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; (vii) giáo dục và đào tạo; (viii) y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; (ix) nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 của các ngành nêu tại Mục 4.4 Thông tư này (GTSXSS2010) được tính theo Công thức (4) như sau:

GTSXSS2010
=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành
(4)
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm hàng hóa, dịch vụ tương ứng
Khi tính toán cụ thể cần lưu ý:
– Đối với giá trị sản xuất sửa chữa ô tô, mô tô xe máy và xe có động cơ khác: Sử dụng Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm dịch vụ sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình, sửa chữa phương tiện đi lại.
– Đối với giá trị sản xuất dịch vụ lưu trú: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm khách sạn, nhà trọ.
– Đối với giá trị sản xuất dịch vụ ăn uống: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống và đồ uống, hút.
– Đối với giá trị sản xuất thông tin và truyền thông: Sử dụng chỉ số giá sản xuất năm báo cáo so với năm 2010 của ngành thông tin truyền thông.
– Đối với giá trị sản xuất nhà ở tự có tự ở: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm nhà ở thuê.
– Đối với giá trị sản xuất hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010.
– Đối với giá trị sản xuất giáo dục và đào tạo: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm dịch vụ giáo dục.
– Đối với giá trị sản xuất y tế và hoạt động cứu trợ xã hội: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội không tập trung.
– Đối với giá trị sản xuất nghệ thuật, vui chơi và giải trí: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010 của nhóm văn hóa, thể thao và giải trí.
4.5. Giá trị sản xuất vận tải hàng hóa, hành khách
Giá trị sản xuất vận tải hàng hóa, hành khách năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc () được tính theo Công thức (5) như sau:

=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành của phần vận tải tương ứng theo ngành đường
(5)
Chỉ số giá cước vận tải tương ứng theo ngành đường bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
Khi tính toán cụ thể cần lưu ý:
– Đối với giá trị sản xuất vận tải hàng hóa: Sử dụng giá trị sản xuất vận tải hàng hóa và chỉ số giá cước vận tải hàng hóa năm báo cáo so với năm gốc 2010.
– Đối với giá trị sản xuất vận tải hành khách: Sử dụng giá trị sản xuất vận tải hành khách và chỉ số giá cước vận tải hành khách năm báo cáo so với năm gốc 2010.
4.6. Giá trị sản xuất của các ngành: (i) kinh doanh bất động sản không kể giá trị nhà ở tự có tự ở; (ii) hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; (iii) hoạt động của Đảng cộng sản tổ chức chính trị – xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc; (iv) chuyên môn khoa học và công nghệ; (v) làm thuê các công việc trong hộ gia đình; (vi) các tổ chức và các cơ quan quốc tế; và (vii) hoạt động dịch vụ khác
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 của các ngành nêu tại Mục 4.6 Thông tư này (GTSXSS2010) được tính theo Công thức (6) như sau:

GTSXSS2010
=
Giá trị sản xuất năm báo cáo theo giá hiện hành
(6)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.7. Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước báo cáo so với năm gốc 2010 (GDPSS2010) được tính theo hai cách tương ứng với hai Công thức (7a) và (7b) như sau:
Cách 1:

GDPSS2010
=
Tổng giá trị tăng thêm của các ngành theo giá so sánh năm gốc 2010
+
Thuế nhập khẩu theo giá so sánh năm gốc 2010
(7a)
Trong đó:

Giá trị tăng thêm từng ngành theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm gốc 2010
Chi phí trung gian theo giá so sánh năm gốc 2010
– Giá trị sản xuất theo giá so sánh năm gốc 2010 của các ngành đã được xác định ở các Mục từ 4.1 đến 4.6 của Thông tư này.
– Chi phí trung gian theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Chi phí trung gian theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Chi phí trung gian năm báo cáo theo giá hiện hành
Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của năm báo cáo so với năm gốc 2010
– Thuế nhập khẩu của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tổng giá trị nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
x
Thuế nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành
Trị giá nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành
Cách 2:

GDPSS2010
=
Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh năm gốc 2010
+
Tích lũy tài sản theo giá so sánh năm gốc 2010
+
Chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo giá so sánh năm gốc 2010
(7b)
Trong đó:
– Tiêu dùng cuối cùng theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 theo loại tiêu dùng
=
Tiêu dùng cuối cùng của năm báo cáo theo giá hiện hành theo loại sản phẩm tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng theo loại sản phẩm tiêu dùng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
– Tích lũy tài sản theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 theo loại tài sản
=
Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá hiện hành theo loại tài sản
Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm báo cáo so với năm gốc 2010
– Xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính như sau:

Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa theo giá hiện hành năm báo cáo
Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.8. Tổng sản phẩm trong nước xanh
Tổng sản phẩm trong nước xanh năm báo cáo so với năm gốc 2010 () được tính theo Công thức (8) như sau:

=
GDPSS2010
Chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế
(8)
Trong đó: Chi phí khử chất thải, tiêu dùng tài nguyên của các hoạt động kinh tế, bao gồm:
– Chi phí khử chất thải từ các hoạt động sản xuất và tiêu dùng cần được khử.
– Giá trị sản xuất của các ngành khai thác.
– Chi phí sử dụng đất.
4.9. Tích lũy tài sản gộp
Tích lũy tài sản gộp năm báo cáo so với năm gốc 2010 theo loại tài sản được tính theo Công thức (9) như sau:

Tích lũy tài sản gộp của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 theo loại tài sản
=
Tích lũy tài sản của năm báo cáo theo giá hiện hành theo loại tài sản
(9)
Chỉ số giá sản xuất theo loại tài sản của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.10. Tích lũy sản xuất thuần năm
Tích lũy tài sản thuần năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (10) như sau:

Tích lũy tài sản thuần theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tích lũy tài sản gộp theo giá so sánh năm gốc 2010
Khấu hao tài sản cố định theo giá so sánh năm gốc 2010
(10)
Trong đó: Khấu hao tài sản cố định theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính từ tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo giá hiện hành so với tổng tài sản cố định theo giá hiện hành và giá trị tài sản cố định theo giá so sánh.
4.11. Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (11) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước theo giá hiện hành năm báo cáo
(11)
Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của các ngành hoạt động quản lý nhà nước tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.12. Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư
a) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách của gia đình theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (12a) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ở thị trường từ ngân sách của hộ dân cư theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư do chi mua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ ngân sách hộ dân cư (cá nhân) theo giá hiện hành năm báo cáo
(12a)
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của năm báo cáo so với năm gốc 2010
b) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (12b) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư từ sản phẩm tự túc năm báo cáo theo giá hiện hành của từng ngành sản phẩm
(12b)
Chỉ số giảm phát theo từng ngành sản phẩm tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
c) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (12c) như sau:

Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư được hưởng thụ không phải trả tiền năm báo cáo theo giá hiện hành của từng ngành sản phẩm
(12c)
Chỉ số giảm phát giá trị sản xuất của ngành sản phẩm tương ứng của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.13. Thu nhập quốc gia
Thu nhập quốc gia năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (13) như sau:

Thu nhập quốc gia theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Thu nhập quốc gia theo giá hiện hành năm báo cáo
(13)
Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.14. Thu nhập quốc gia khả dụng
Thu nhập quốc gia khả dụng năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (14) như sau:

Thu nhập quốc gia khả dụng theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) theo giá hiện hành năm báo cáo
(14)
Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.15. Mức tiêu hao và tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước
Mức tiêu hao và tăng/giảm mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với tổng sản phẩm trong nước năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (15) như sau:

Mức tiêu hao năng lượng (của từng loại) cho sản xuất theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Mức tiêu hao năng lượng (của từng loại) cho sản xuất theo giá hiện hành
(15)
Chỉ số giá từng loại năng lượng năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.16. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
a) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (16a) như sau:

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm báo cáo theo giá hiện hành
(16a)
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hoặc chỉ số giá tiêu dùng hoặc các chỉ số giá tương ứng năm báo cáo so với năm gốc 2010
b) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010 được tính theo Công thức (16b) như sau:

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm báo cáo theo giá hiện hành
(16b)
Chỉ số giá bán vật liệu xây dựng, sắt thép xây dựng và gỗ cho xây dựng năm báo cáo so với năm gốc 2010
c) Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài theo giá hiện hành tính bằng VNĐ được tính theo Công thức (16c) như sau:

Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài theo giá hiện hành tính bằng VNĐ
=
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài năm báo cáo theo USD
x
Tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD của năm gốc 2010
(16c)
d) Thiết bị nhập khẩu (máy móc, thiết bị) tính chuyển trị giá nhập khẩu máy móc, thiết bị từ giá hiện hành về giá so sánh được tính theo Công thức (16d) như sau:

Giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu năm báo cáo theo giá hiện hành
(16d)
Chỉ số giá nhập khẩu nhóm hàng hóa, máy móc, thiết bị năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.17. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải, bưu chính, chuyển phát và viễn thông, du lịch
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải, bưu chính, chuyển phát và viễn thông, du lịch năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (17) như sau:

Doanh thu dịch vụ năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Doanh thu dịch vụ tương ứng theo giá hiện hành năm báo cáo
(17)
Chỉ số giá tiêu dùng dịch vụ tương ứng năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.18. Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam
Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (18) như sau:

Chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Tổng chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam theo giá hiện hành năm báo cáo
(18)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.19. Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu
Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (19) như sau:

Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giá hiện hành năm báo cáo
(19)
Chỉ số giá hàng hóa xuất, nhập khẩu năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.20. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (20) như sau:

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo theo giá hiện hành
(20)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
4.21. Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo so với năm gốc 2010 được tính theo Công thức (21) như sau:

Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo theo giá so sánh năm gốc 2010
=
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng năm báo cáo theo giá hiện hành
(21)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm báo cáo so với năm gốc 2010
Điều 3. Quy định chuyển đổi về năm gốc 2010
Tính chuyển giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 1994 về giá năm gốc 2010 theo Công thức (22) như sau:

Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 2010
=
Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm 1994
x
Hệ số chuyến năm gốc 1994 sang năm gốc 2010 của chỉ tiêu
(22)
Trong đó:

Hệ số chuyển năm gốc 1994 sang năm gốc 2010 của chỉ tiêu
=
Giá trị của chỉ tiêu năm 2011 theo giá năm gốc 2010
Giá trị của chỉ tiêu năm 2011 theo giá năm gốc 1994
Điều 4. Đối tượng thực hiện
1. Các tổ chức được phân công biên soạn các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã và Hệ thống chỉ tiêu thống kê Bộ, ngành bao gồm:
a) Tổng cục Thống kê;
b) Các tổ chức thống kê thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Các Tổ chức, cá nhân sử dụng các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh.
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Các tổ chức, cá nhân thuộc Điều 4 có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.
2. Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012 và thay thế Quyết định số 192 TCTK/TH ngày 07/8/1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Bảng giá cố định năm 1994.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời xem xét, chỉnh lý.

Nơi nhận:
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chính phủ;
– Hội đồng dân tộc và các UB của quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan TW của các đoàn thể;
– Website của Chính phủ; Công báo VPCP: BTCN, các PCN;
– Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, TCTK.
BỘ TRƯỞNG

Bùi Quang Vinh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 02/2012/TT-BKHĐT quy định năm 2010 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê”