Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông tư 02/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 02/1999/TT-BLĐTBXH NGÀY 9 THÁNG 01 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/1998/NĐ-CP
NGÀY 12-11-1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ
BẢO HIỂM Xà HỘI BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH
SỐ 12/CP NGÀY 26-01-1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 24 TC/ HCSN ngày 4-01-1999, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I- CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điều 15 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP quy định như sau:

a/ Đối với người lao động làm nghề bình thường.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước 60 tuổi đối với nam, 55 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân của lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Ông Đặng Văn X là cán bộ nghỉ hưu từ 1-12-1998, khi nghỉ hưu 58 tuổi, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông X được tính như sau:

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 tính thêm 26%.

Tổng cộng: 71%

– Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 60:

(60 tuổi58 tuổi)x1%=2%

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP là:

71 %2%=69%

b/ Đối với người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, CK.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi 55 đối với nam, 50 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Ông Trần Văn N là công nhân nghỉ hưu từ 1-1-1999, khi nghỉ hưu 50 tuổi, có 29 năm đã đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại), bị suy giảm khả năng lao động 61%.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông N được tính như sau:

– Tỷ lệ % để tính lương hưu tính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 29 tính thêm 28%

Tổng cộng: 73%

– Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55:

(55 tuổi50 tuổi)x1%=5%

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP:

73%5%=68%.

c/ Người lao động có ít nhất 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời) thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi 55 đối với nam và 50 tuổi đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Nguyễn văn T, có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm nghề sửa chữa cơ điện trong hầm lò thuộc nghề đặc biệt nặng nhọc. Do sức khoẻ yếu, ông T được Hội đồng giám định Y khoa khám và kết luận suy giảm khả năng lao động 61% và được nghỉ hưu tháng 2-1999, khi nghỉ hưu, ông T đủ 48 tuổi.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông T được tính như sau:

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 tính thêm 20%

Tổng cộng:65%

– Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55

(55 tuổi – 48 tuổi ) x 1%= 7%

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định 93/1998/NĐ-CP là:

65% – 7% = 58%

d/ Người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tỷ lệ hưởng lương hưu tính như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, không phải tính giảm tỷ lệ %:

Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi không phải qua giám định khả năng lao động;

– Có thời gian đóng hảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên;

– Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí(theo mẫu đơn đính kèm Thông tư này).

Ví dụ: Ông Nguyễn Ngọc Q có đơn tự nguyện nghỉ hưu tháng 1-1999, khi nghỉ hưu đủ 55 tuổi, có đủ 30 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ tính lương hưu của ông Q được tính đủ bằng 75%.

Người lao động nghỉ hưu thuộc diện quy định tại các Điểm a, b, c nói trên, nếu có trên 30 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, từ năm thứ 31 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1 lần bằng 0,5 mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu, tối đa không quá 5 tháng.

2. Việc tính mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu đối với người lao động có đủ 15 năn làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP quy định như sau:

a/ Đối tượng áp dụng là người đã được xếp vào các mức lương của thang bảng lương theo nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đã đóng bảo hiểm xã hội theo các mức lương đó đủ 15 năm trở lên.

b/ Trong 15 năm trở lên hưởng tiền lương nặng nhọc, độc hại, người lao động được chọn bất kỳ khoảng thời gian 5 năm liền kề (liên tục) có các mức lương cao nhất để làm cơ sở tính lương hưu.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn K là cán bộ đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 2/1999, đã có đủ 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương của nghề nặng nhọc, độc hại, sau đó chuyển sang làm việc khác hưởng lương chuyên viên cho đến khi nghỉ hưu. Ông K có quá trình hưởng tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương sau:

– Từ tháng 1/1970 đến tháng 12/1974 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 331,5 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,49;

– Từ tháng 1/1975 đến tháng 12/1980 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 352,5 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,05;

– Từ tháng 1/1981 đến tháng 12/1985 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 375 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;

– Từ tháng 1/1986 đến tháng 1/1999 chuyển sang làm việc nhẹ hưởng lương thấp hơn, trước khi nghỉ hưu hưởng mức tiền lương chuyên viên bậc 6 theo hệ số 3,06.

Tiền lương làm cơ sở tính lương hưu của ông K sẽ được tính theo quy định tại Nghị định số 93/1998/NĐ-CP: được tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề cao nhất (tháng 1/1981 đến hết tháng 12/1985) là 3,73.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn H là công nhân lái xe đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 1/1999, có đủ 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương của nghề nặng nhọc, nhưng mức lương có nhiều thời điểm cao thấp khác nhau:

-Từ tháng 1/1975 đến tháng 12/1977 lái xe trọng tải 16,5 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,56;

Từ tháng 1/1978 đến tháng 12/1980 lái xe trọng tải 40 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,27;

– Từ tháng 1/1981 đến tháng 12/1983 lái xe trọng tải 25 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 394 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,98;

– Từ tháng 1/1984 đến tháng 12/1986 lái xe trọng tải 14 tấn, hưởng mức lương bậc 3: 372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,07;

– Từ tháng 1/1987 đến tháng 12/1989 lái xe trọng tải 30 tấn, hưởng mức lương bậc 3: 438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;

– Từ tháng 1/1990 đến khi nghỉ hưu chuyển sang lái xe con hưởng mức lương thấp hơn theo hệ số 2,73.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tímh lương hưu hàng tháng của ông H thực hiện như sau:

Ông H có 2 thời gian được hưởng các mức lương cao nhất là 3,27 và 3,73 nhưng không liên tục nên không được cộng các mức tiền lương của 2 thời kỳ này được tính mức lương bình quân tiền lương cao nhất liền kề.

Trường hợp này, việc tính mức bình quân tiền lương cao nhất của 5 năm liền kề tính từ tháng 1/1985 đến tháng 12/1989 theo các mức:

– Từ tháng 1/1985 đến tháng 12/1986 tính mức lương theo hệ số 3,03;

– Từ tháng 1/1987 đến tháng 12/1989 tính mức lương theo hệ số 3,73;

Việc tính lương hưu cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b nói trên không áp dụng đối với người lao động hưởng lương theo các mức tiền lương không thuộc thang, bảng lương do Nhà nước quy định.

3. Trong thời gian lao động nữ nghỉ sinh con theo quy định tại Khoản 3 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP, người lao động không phải đóng 5% tiền lương tháng của bản thân và người sử dụng lao động không phải đóng 15% tiền lương cho họ, tương ứng với thời gian người lao động được phép nghỉ theo quy định. Thời gian này được quy định như sau:

a/ Thời gian lao động nữ nghỉ sinh con trong thời hạn 4 tháng, năm tháng hoặc 6 tháng và thời gian nghỉ thêm do sinh đôi trở lên theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

b/ Thời gian người lao động nghỉ việc nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp theo quy định tại Điều 13 Điều 1ệ Bảo hiểm xã hội.

Quy định trên không áp dụng đối với những trường hợp nghỉ thêm quy định tại Khoản 3 Điều 12 Điều lệ bảo hiểm xã hội.

II.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Về thủ tục hồ sơ xét hưởng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành. Riêng đối với người thuộc diện hưởng chế độ quy định tại Tiết d Điểm 1 Mục I Thông tư này phải có thêm đơn của người lao động.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998.

Không đặt vấn đề tính lại chế độ cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trưóc ngày Nghị định 93/1998/NĐ-CP ngầy 12/11/1998 có hiệu lực thi hành.

3. Ngoài những điểm được sửa đổi, bổ xung quy định tại Thông tư này, các nội dung khác đã quy định trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn giữ nguyên hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.


CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ HƯU

Kính gửi:

Tên tôi là:………………………… Sinh ngày……. tháng……. năm 19….

Cấp bậc, chức vụ:………………………………………………………………….

Đơn vị làm việc:……………………………………………………………………

Số năm công tác và đóng bảo hiểm xã hội:……………………………….

Sau khi được nghe phổ biến chế độ nghỉ hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12-11-1998 của Chính phủ và Thông tư số………………………………… Của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tôi thấy đủ điều kiện nghỉ hưu nên tôi làm đơn này xin tự nguyện nghỉ hưu.

Đề nghị, đơn vị chấp thuận làm thủ rục giải quyết cho tôi được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của nhà nước.

Ngày…….tháng….. năm 19…

Người làm đơn

(Ký tên và ghi rõ họ, tên)

Thuộc tính văn bản
Thông tư 02/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 02/1999/TT-BLĐTBXH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông tư Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 09/01/1999 Ngày hết hiệu lực: Đã biết
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 02/1999/TT-BLĐTBXH NGÀY 9 THÁNG 01 NĂM 1999
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 93/1998/NĐ-CP
NGÀY 12-11-1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ
BẢO HIỂM Xà HỘI BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH
SỐ 12/CP NGÀY 26-01-1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 24 TC/ HCSN ngày 4-01-1999, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I- CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điều 15 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP quy định như sau:

a/ Đối với người lao động làm nghề bình thường.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước 60 tuổi đối với nam, 55 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân của lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Ông Đặng Văn X là cán bộ nghỉ hưu từ 1-12-1998, khi nghỉ hưu 58 tuổi, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông X được tính như sau:

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 tính thêm 26%.

Tổng cộng: 71%

– Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 60:

(60 tuổi58 tuổi)x1%=2%

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP là:

71 %2%=69%

b/ Đối với người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác thực tế ở chiến trường B, CK.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi 55 đối với nam, 50 đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Ông Trần Văn N là công nhân nghỉ hưu từ 1-1-1999, khi nghỉ hưu 50 tuổi, có 29 năm đã đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại), bị suy giảm khả năng lao động 61%.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông N được tính như sau:

– Tỷ lệ % để tính lương hưu tính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 29 tính thêm 28%

Tổng cộng: 73%

– Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55:

(55 tuổi50 tuổi)x1%=5%

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP:

73%5%=68%.

c/ Người lao động có ít nhất 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời) thì cách tính lương hưu thực hiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước tuổi 55 đối với nam và 50 tuổi đối với nữ tính giảm 1% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Nguyễn văn T, có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm nghề sửa chữa cơ điện trong hầm lò thuộc nghề đặc biệt nặng nhọc. Do sức khoẻ yếu, ông T được Hội đồng giám định Y khoa khám và kết luận suy giảm khả năng lao động 61% và được nghỉ hưu tháng 2-1999, khi nghỉ hưu, ông T đủ 48 tuổi.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông T được tính như sau:

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ bảo hiểm xã hội:

+ 15 năm tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 tính thêm 20%

Tổng cộng:65%

– Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55

(55 tuổi – 48 tuổi ) x 1%= 7%

– Tỷ lệ % để tính lương hưu theo Nghị định 93/1998/NĐ-CP là:

65% – 7% = 58%

d/ Người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tỷ lệ hưởng lương hưu tính như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Điều lệ Bảo hiểm xã hội, không phải tính giảm tỷ lệ %:

Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi không phải qua giám định khả năng lao động;

– Có thời gian đóng hảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên;

– Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí(theo mẫu đơn đính kèm Thông tư này).

Ví dụ: Ông Nguyễn Ngọc Q có đơn tự nguyện nghỉ hưu tháng 1-1999, khi nghỉ hưu đủ 55 tuổi, có đủ 30 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ tính lương hưu của ông Q được tính đủ bằng 75%.

Người lao động nghỉ hưu thuộc diện quy định tại các Điểm a, b, c nói trên, nếu có trên 30 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, từ năm thứ 31 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1 lần bằng 0,5 mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu, tối đa không quá 5 tháng.

2. Việc tính mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu đối với người lao động có đủ 15 năn làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP quy định như sau:

a/ Đối tượng áp dụng là người đã được xếp vào các mức lương của thang bảng lương theo nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đã đóng bảo hiểm xã hội theo các mức lương đó đủ 15 năm trở lên.

b/ Trong 15 năm trở lên hưởng tiền lương nặng nhọc, độc hại, người lao động được chọn bất kỳ khoảng thời gian 5 năm liền kề (liên tục) có các mức lương cao nhất để làm cơ sở tính lương hưu.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn K là cán bộ đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 2/1999, đã có đủ 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương của nghề nặng nhọc, độc hại, sau đó chuyển sang làm việc khác hưởng lương chuyên viên cho đến khi nghỉ hưu. Ông K có quá trình hưởng tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức tiền lương sau:

– Từ tháng 1/1970 đến tháng 12/1974 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 331,5 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,49;

– Từ tháng 1/1975 đến tháng 12/1980 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 352,5 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,05;

– Từ tháng 1/1981 đến tháng 12/1985 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 375 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;

– Từ tháng 1/1986 đến tháng 1/1999 chuyển sang làm việc nhẹ hưởng lương thấp hơn, trước khi nghỉ hưu hưởng mức tiền lương chuyên viên bậc 6 theo hệ số 3,06.

Tiền lương làm cơ sở tính lương hưu của ông K sẽ được tính theo quy định tại Nghị định số 93/1998/NĐ-CP: được tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề cao nhất (tháng 1/1981 đến hết tháng 12/1985) là 3,73.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn H là công nhân lái xe đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 1/1999, có đủ 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương của nghề nặng nhọc, nhưng mức lương có nhiều thời điểm cao thấp khác nhau:

-Từ tháng 1/1975 đến tháng 12/1977 lái xe trọng tải 16,5 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,56;

Từ tháng 1/1978 đến tháng 12/1980 lái xe trọng tải 40 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,27;

– Từ tháng 1/1981 đến tháng 12/1983 lái xe trọng tải 25 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 394 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,98;

– Từ tháng 1/1984 đến tháng 12/1986 lái xe trọng tải 14 tấn, hưởng mức lương bậc 3: 372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,07;

– Từ tháng 1/1987 đến tháng 12/1989 lái xe trọng tải 30 tấn, hưởng mức lương bậc 3: 438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;

– Từ tháng 1/1990 đến khi nghỉ hưu chuyển sang lái xe con hưởng mức lương thấp hơn theo hệ số 2,73.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tímh lương hưu hàng tháng của ông H thực hiện như sau:

Ông H có 2 thời gian được hưởng các mức lương cao nhất là 3,27 và 3,73 nhưng không liên tục nên không được cộng các mức tiền lương của 2 thời kỳ này được tính mức lương bình quân tiền lương cao nhất liền kề.

Trường hợp này, việc tính mức bình quân tiền lương cao nhất của 5 năm liền kề tính từ tháng 1/1985 đến tháng 12/1989 theo các mức:

– Từ tháng 1/1985 đến tháng 12/1986 tính mức lương theo hệ số 3,03;

– Từ tháng 1/1987 đến tháng 12/1989 tính mức lương theo hệ số 3,73;

Việc tính lương hưu cho các đối tượng quy định tại các Điểm a, b nói trên không áp dụng đối với người lao động hưởng lương theo các mức tiền lương không thuộc thang, bảng lương do Nhà nước quy định.

3. Trong thời gian lao động nữ nghỉ sinh con theo quy định tại Khoản 3 Nghị định số 93/1998/NĐ-CP, người lao động không phải đóng 5% tiền lương tháng của bản thân và người sử dụng lao động không phải đóng 15% tiền lương cho họ, tương ứng với thời gian người lao động được phép nghỉ theo quy định. Thời gian này được quy định như sau:

a/ Thời gian lao động nữ nghỉ sinh con trong thời hạn 4 tháng, năm tháng hoặc 6 tháng và thời gian nghỉ thêm do sinh đôi trở lên theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

b/ Thời gian người lao động nghỉ việc nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp theo quy định tại Điều 13 Điều 1ệ Bảo hiểm xã hội.

Quy định trên không áp dụng đối với những trường hợp nghỉ thêm quy định tại Khoản 3 Điều 12 Điều lệ bảo hiểm xã hội.

II.ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Về thủ tục hồ sơ xét hưởng bảo hiểm xã hội cho các đối tượng quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định hiện hành. Riêng đối với người thuộc diện hưởng chế độ quy định tại Tiết d Điểm 1 Mục I Thông tư này phải có thêm đơn của người lao động.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998.

Không đặt vấn đề tính lại chế độ cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trưóc ngày Nghị định 93/1998/NĐ-CP ngầy 12/11/1998 có hiệu lực thi hành.

3. Ngoài những điểm được sửa đổi, bổ xung quy định tại Thông tư này, các nội dung khác đã quy định trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vẫn giữ nguyên hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.


CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN XIN NGHỈ HƯU

Kính gửi:

Tên tôi là:………………………… Sinh ngày……. tháng……. năm 19….

Cấp bậc, chức vụ:………………………………………………………………….

Đơn vị làm việc:……………………………………………………………………

Số năm công tác và đóng bảo hiểm xã hội:……………………………….

Sau khi được nghe phổ biến chế độ nghỉ hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12-11-1998 của Chính phủ và Thông tư số………………………………… Của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tôi thấy đủ điều kiện nghỉ hưu nên tôi làm đơn này xin tự nguyện nghỉ hưu.

Đề nghị, đơn vị chấp thuận làm thủ rục giải quyết cho tôi được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của nhà nước.

Ngày…….tháng….. năm 19…

Người làm đơn

(Ký tên và ghi rõ họ, tên)

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông tư 02/1999/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ”