BỘ QUỐC PHÒNG ——-
Số: 01/2016/TT-BQP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TÍNH TUỔI NGHỀ CƠ YẾU
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về tính tuổi nghề cơ yếu.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cách tính, những trường hợp được tính và không được tính, tuổi nghề cơ yếu; trình, tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân hưởng lương như đối với quân nhân.
3. Học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Tuổi nghề cơ yếu
1. Tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
2. Thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi nghề cơ yếu.
3. Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.
Điều 4. Cách tính tuổi nghề cơ yếu
1. Người được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu như sau:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực;
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định nhập học;
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu khi chuyển sang làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực.
2. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thôi việc, chuyển ngành sau đó tiếp tục làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực và được cộng dồn thời gian làm công tác cơ yếu trước đó.
Ví dụ 1: Đồng chí Lê Văn A, hệ số lương 5,90 bậc 9/10 loại Trung cấp nhóm 1 thuộc Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 làm công tác cơ yếu, từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 10 năm 2004 làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, tháng 11 năm 2004 thôi việc, tháng 10 năm 2007 có quyết định của cơ quan thẩm quyền làm công tác cơ yếu và công tác đến hết tháng 12 năm 2015 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí A được tính như sau:
– Từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 = 14 năm 03 tháng;
– Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2015 = 8 năm 03 tháng.
Cộng = 22 năm 06 tháng.
3. Người làm công tác cơ yếu có thời gian làm công tác cơ yếu gồm nhiều giai đoạn thì thời gian tính tuổi nghề cơ yếu bằng tổng thời gian làm công tác cơ yếu của các giai đoạn cộng lại.
Ví dụ 2: Đồng chí Trần Thị B, hệ số lương 6,60 bậc 6/9 thuộc Bảng lương cấp hàm cơ yếu, từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 là Nhân viên Cơ yếu, tháng 3 năm 2000 chuyển ngành, từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 là Trưởng phòng Cơ yếu, tháng 01 năm 2016 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí B được tính như sau:
– Từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 = 15 năm 01 tháng;
– Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 = 5 năm 10 tháng.
Cộng = 20 năm 11 tháng.
Điều 5. Trường hợp khác được tính tuổi nghề cơ yếu
Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư này, các trường hợp sau vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu:
1. Người làm công tác cơ yếu được cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái hoặc cử đi học tập ở các trường ngoài tổ chức cơ yếu.
2. Người làm công tác cơ yếu ốm đau, tai nạn, thai sản được cấp có thẩm quyền cho đi điều trị, điều dưỡng ở các cơ sở y tế, đoàn an dưỡng trong và ngoài tổ chức cơ yếu hoặc điều trị tại gia đình.
3. Người làm công tác cơ yếu mất tin dưới 06 tháng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được thủ trưởng cơ quan tổ chức sử dụng cơ yếu xác nhận không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc hoặc tự ý thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
4. Người làm công tác cơ yếu bị địch bắt sau đó trở về cơ quan, đơn vị, nếu không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc thì thời gian bị địch bắt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu.
5. Người làm công tác cơ yếu bị Tòa án kết án oan sai và được Tòa án cấp có thẩm quyền tuyên bố không phạm tội, thì thời gian nghỉ việc do bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu; trường hợp bị kỷ luật oan bằng hình thức buộc thôi việc hoặc tạm đình chỉ công tác, sau đó được cấp có thẩm quyền sửa sai thì thời gian nghỉ việc do bị kỷ luật oan vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu.
6. Người làm công tác cơ yếu bị Tòa án xử phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo và được giao cho cơ quan, đơn vị quản lý người làm công tác cơ yếu giám sát, giáo dục, tiếp tục công tác thì thời gian chấp hành hình phạt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu.
7. Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam, sau thời gian chấp hành xong hình phạt tù nếu không bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian công tác trước khi bị phạt tù giam được tính tuổi nghề cơ yếu.
8. Người làm công tác cơ yếu thôi việc, chuyển ngành trong thời gian dưới 12 tháng nếu được cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu thì thời gian thôi việc, chuyển ngành được tính tuổi nghề cơ yếu liên tục.
9. Người làm công tác cơ yếu được cử đi theo chế độ phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên.
Điều 6. Trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc.
2. Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chấp hành hình phạt tù giam không được tính tuổi nghề cơ yếu.
3. Người làm công tác cơ yếu vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
4. Người làm công tác cơ yếu tự ý bỏ việc không trở lại cơ quan, đơn vị thì thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu trước khi tự ý bỏ việc không được tính tuổi nghề cơ yếu.
5. Học viên cơ yếu đã tốt nghiệp, sau 12 tháng chưa được phân công công tác thì từ tháng thứ 13 trở đi không được tính tuổi nghề cơ yếu.
Điều 7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu
1. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ có thẩm quyền quyết định công nhận tuổi nghề cơ yếu.
2. Hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu
a) Đối với người đang làm công tác cơ yếu, hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
– Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch hoặc Lý lịch đảng viên của người làm công tác cơ yếu;
– Công văn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu theo Mẫu số 04A ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu (nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc), hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
– Đơn đề nghị xác nhận, công nhận tuổi nghề cơ yếu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch của người làm công tác cơ yếu trong thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu hoặc Lý lịch đảng viên. Trường hợp không còn lý lịch thì căn cứ vào hồ sơ nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc trong đó có thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu.
– Đối với các trường hợp giấy tờ không thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu, người làm công tác cơ yếu lập Bản khai quá trình làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu có xác nhận của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu trước khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu; trường hợp cơ quan, tổ chức cũ đã chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, tổ chức quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Xác nhận thời gian làm công tác cơ yếu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu đối với các trường hợp có lý lịch phức tạp, chưa rõ ràng hoặc hồ sơ không thể hiện rõ về thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu, thời gian trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hoặc được cử làm các nhiệm vụ đặc biệt; trường hợp cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xác nhận theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu
a) Đối với người đang làm công tác cơ yếu, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng cơ yếu hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này gửi Cục Cơ yếu các Bộ, ngành theo hệ thống tổ chức quản lý người làm công tác cơ yếu.
b) Đối với người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu (nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc), cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này gửi Cục Cơ yếu các Bộ, ngành theo hệ thống tổ chức quản lý người làm công tác cơ yếu trước khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cục Cơ yếu các Bộ, ngành có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có công văn gửi Ban Cơ yếu Chính phủ theo Mẫu số 04B ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không không hợp lệ, Cục Cơ yếu các Bộ, ngành có văn bản thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Chính trị – Tổ chức/Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét, quyết định công nhận tuổi nghề cơ yếu theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2016.
2. Không thực hiện tính lại tuổi nghề cơ yếu cho những trường hợp đã được quyết định xác nhận tuổi nghề cơ yếu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Ban Cơ yếu Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Phùng Quang Thanh
|
BỘ QUỐC PHÒNG ——-
Số: 01/2016/TT-BQP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2016
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TÍNH TUỔI NGHỀ CƠ YẾU
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về tính tuổi nghề cơ yếu.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cách tính, những trường hợp được tính và không được tính, tuổi nghề cơ yếu; trình, tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân hưởng lương như đối với quân nhân.
3. Học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Tuổi nghề cơ yếu
1. Tuổi nghề cơ yếu là thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí.
2. Thời gian làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí đủ 12 tháng được tính là 01 (một) tuổi nghề cơ yếu.
3. Tuổi nghề cơ yếu được tính từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định người vào làm công tác cơ yếu hoặc quyết định vào đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu cho đến khi có quyết định thôi làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu hoặc hy sinh, từ trần trong thời gian làm việc, học tập trong tổ chức cơ yếu.
Điều 4. Cách tính tuổi nghề cơ yếu
1. Người được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu như sau:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực;
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định nhập học;
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu khi chuyển sang làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực.
2. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thôi việc, chuyển ngành sau đó tiếp tục làm công tác cơ yếu được tính tuổi nghề cơ yếu từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu có hiệu lực và được cộng dồn thời gian làm công tác cơ yếu trước đó.
Ví dụ 1: Đồng chí Lê Văn A, hệ số lương 5,90 bậc 9/10 loại Trung cấp nhóm 1 thuộc Bảng lương chuyên môn kỹ thuật cơ yếu, từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 làm công tác cơ yếu, từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 10 năm 2004 làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, tháng 11 năm 2004 thôi việc, tháng 10 năm 2007 có quyết định của cơ quan thẩm quyền làm công tác cơ yếu và công tác đến hết tháng 12 năm 2015 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí A được tính như sau:
– Từ tháng 10 năm 1980 đến tháng 12 năm 1994 = 14 năm 03 tháng;
– Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2015 = 8 năm 03 tháng.
Cộng = 22 năm 06 tháng.
3. Người làm công tác cơ yếu có thời gian làm công tác cơ yếu gồm nhiều giai đoạn thì thời gian tính tuổi nghề cơ yếu bằng tổng thời gian làm công tác cơ yếu của các giai đoạn cộng lại.
Ví dụ 2: Đồng chí Trần Thị B, hệ số lương 6,60 bậc 6/9 thuộc Bảng lương cấp hàm cơ yếu, từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 là Nhân viên Cơ yếu, tháng 3 năm 2000 chuyển ngành, từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 là Trưởng phòng Cơ yếu, tháng 01 năm 2016 nghỉ hưu. Như vậy, tuổi nghề cơ yếu của đồng chí B được tính như sau:
– Từ tháng 02 năm 1985 đến tháng 02 năm 2000 = 15 năm 01 tháng;
– Từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015 = 5 năm 10 tháng.
Cộng = 20 năm 11 tháng.
Điều 5. Trường hợp khác được tính tuổi nghề cơ yếu
Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư này, các trường hợp sau vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu:
1. Người làm công tác cơ yếu được cấp có thẩm quyền quyết định biệt phái hoặc cử đi học tập ở các trường ngoài tổ chức cơ yếu.
2. Người làm công tác cơ yếu ốm đau, tai nạn, thai sản được cấp có thẩm quyền cho đi điều trị, điều dưỡng ở các cơ sở y tế, đoàn an dưỡng trong và ngoài tổ chức cơ yếu hoặc điều trị tại gia đình.
3. Người làm công tác cơ yếu mất tin dưới 06 tháng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được thủ trưởng cơ quan tổ chức sử dụng cơ yếu xác nhận không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc hoặc tự ý thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
4. Người làm công tác cơ yếu bị địch bắt sau đó trở về cơ quan, đơn vị, nếu không có chứng cứ đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc thì thời gian bị địch bắt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu.
5. Người làm công tác cơ yếu bị Tòa án kết án oan sai và được Tòa án cấp có thẩm quyền tuyên bố không phạm tội, thì thời gian nghỉ việc do bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu; trường hợp bị kỷ luật oan bằng hình thức buộc thôi việc hoặc tạm đình chỉ công tác, sau đó được cấp có thẩm quyền sửa sai thì thời gian nghỉ việc do bị kỷ luật oan vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu.
6. Người làm công tác cơ yếu bị Tòa án xử phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo và được giao cho cơ quan, đơn vị quản lý người làm công tác cơ yếu giám sát, giáo dục, tiếp tục công tác thì thời gian chấp hành hình phạt vẫn được tính tuổi nghề cơ yếu.
7. Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam, sau thời gian chấp hành xong hình phạt tù nếu không bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian công tác trước khi bị phạt tù giam được tính tuổi nghề cơ yếu.
8. Người làm công tác cơ yếu thôi việc, chuyển ngành trong thời gian dưới 12 tháng nếu được cấp có thẩm quyền quyết định làm công tác cơ yếu thì thời gian thôi việc, chuyển ngành được tính tuổi nghề cơ yếu liên tục.
9. Người làm công tác cơ yếu được cử đi theo chế độ phu nhân/phu quân của cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên.
Điều 6. Trường hợp không được tính tuổi nghề cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu đầu hàng địch, phản bội Tổ quốc.
2. Người làm công tác cơ yếu phạm tội bị Tòa án xử phạt tù giam và bị cấp có thẩm quyền buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu thì thời gian chấp hành hình phạt tù giam không được tính tuổi nghề cơ yếu.
3. Người làm công tác cơ yếu vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước bị buộc thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
4. Người làm công tác cơ yếu tự ý bỏ việc không trở lại cơ quan, đơn vị thì thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu trước khi tự ý bỏ việc không được tính tuổi nghề cơ yếu.
5. Học viên cơ yếu đã tốt nghiệp, sau 12 tháng chưa được phân công công tác thì từ tháng thứ 13 trở đi không được tính tuổi nghề cơ yếu.
Điều 7. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu
1. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ có thẩm quyền quyết định công nhận tuổi nghề cơ yếu.
2. Hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu
a) Đối với người đang làm công tác cơ yếu, hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
– Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch hoặc Lý lịch đảng viên của người làm công tác cơ yếu;
– Công văn đề nghị công nhận tuổi nghề cơ yếu của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu theo Mẫu số 04A ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu (nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc), hồ sơ công nhận tuổi nghề cơ yếu, gồm:
– Đơn đề nghị xác nhận, công nhận tuổi nghề cơ yếu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Bản sao có chứng thực Sơ yếu lý lịch của người làm công tác cơ yếu trong thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu hoặc Lý lịch đảng viên. Trường hợp không còn lý lịch thì căn cứ vào hồ sơ nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc trong đó có thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu.
– Đối với các trường hợp giấy tờ không thể hiện quá trình làm công tác cơ yếu, người làm công tác cơ yếu lập Bản khai quá trình làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu có xác nhận của cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu trước khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu; trường hợp cơ quan, tổ chức cũ đã chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, tổ chức quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Xác nhận thời gian làm công tác cơ yếu của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu đối với các trường hợp có lý lịch phức tạp, chưa rõ ràng hoặc hồ sơ không thể hiện rõ về thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu, thời gian trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hoặc được cử làm các nhiệm vụ đặc biệt; trường hợp cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người làm công tác cơ yếu chia tách, sáp nhập hoặc giải thể thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xác nhận theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trình tự, thủ tục công nhận tuổi nghề cơ yếu
a) Đối với người đang làm công tác cơ yếu, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng cơ yếu hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này gửi Cục Cơ yếu các Bộ, ngành theo hệ thống tổ chức quản lý người làm công tác cơ yếu.
b) Đối với người làm công tác cơ yếu thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu (nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc), cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này gửi Cục Cơ yếu các Bộ, ngành theo hệ thống tổ chức quản lý người làm công tác cơ yếu trước khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cục Cơ yếu các Bộ, ngành có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có công văn gửi Ban Cơ yếu Chính phủ theo Mẫu số 04B ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp hồ sơ không không hợp lệ, Cục Cơ yếu các Bộ, ngành có văn bản thông báo, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Chính trị – Tổ chức/Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ xem xét, quyết định công nhận tuổi nghề cơ yếu theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2016.
2. Không thực hiện tính lại tuổi nghề cơ yếu cho những trường hợp đã được quyết định xác nhận tuổi nghề cơ yếu trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Ban Cơ yếu Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Phùng Quang Thanh
|
Reviews
There are no reviews yet.