VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ —————
Số: 61/TB-VPCP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2010
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC
VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH ĐẮK LẮK
Ngày 01 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk, thăm Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Cùng đi với Thủ tướng có các đồng chí: Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và một số kiến nghị của Tỉnh; ý kiến bổ sung của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Năm 2009 trong bối cảnh khó khăn chung do chịu tác động của suy giảm kinh tế và thiên tai, dịch bệnh nhưng Tỉnh đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tập trung chỉ đạo hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội: tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 11,4%, trong đó: nông – lâm nghiệp tăng 6%; công nghiệp tăng 16%; dịch vụ tăng 18% so với năm 2008; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch khá: nông – lâm nghiệp 53%; công nghiệp 17%; dịch vụ 30%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,9 triệu đồng/người; huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 7.900 tỷ đồng; xuất khẩu trên 600 triệu USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.346 tỷ đồng, tăng 18,6% so với kế hoạch đề ra.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,3% năm 2008 xuống còn 12,4% năm 2009; đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện; công tác xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng được chú trọng; chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tôn giáo, dân tộc; quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo, Tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong đó lưu ý làm tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Việc hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ của năm 2010 có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp thiết thực vào việc hoàn thành kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) của Đại hội tỉnh Đảng bộ và của chung cả nước; làm tiền đề cho việc lập và thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm tới (2011 – 2015); tạo không khí vui tươi, phấn khởi bước vào Đại hội Đảng các cấp của Tỉnh. Vì vậy Tỉnh cần tập trung rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp đã đề ra thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010.
2. Cùng với việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2010 phải tập trung chuẩn bị thật tốt để tiến hành thành công Đại hội Đảng các cấp của Tỉnh, trong đó đánh giá cho được những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, yếu kém trong nhiệm kỳ vừa qua, từ đó đề ra phương hướng nhiệm vụ thiết thực, khả thi trong nhiệm kỳ tới (2011-2015), đặc biệt chú ý đề ra các giải pháp đột phá để phát triển và xóa đói giảm nghèo; đồng thời làm tốt công tác nhân sự để thực hiện phương hướng nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội tỉnh đề ra.
3. Chỉ đạo rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực mà Tỉnh có tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, nhất là phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai để tiếp tục phát triển nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, cà phê,…); đồng thời rà soát lại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để bảo đảm hiệu quả kinh tế, môi trường và an toàn cho dân cư. Đối với quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột cần rà soát lại theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị để sớm xây dựng thành phố thành Trung tâm của Vùng, tạo động lực phát triển vùng Tây Nguyên.
4. Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt, cần đẩy mạnh xã hội hóa để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất, kinh doanh và giải quyết việc làm cho người lao động; đối với sản xuất, kinh doanh cà phê, Tỉnh cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan tính toán lại việc tổ chức từ sản xuất đến thu mua, chế biến và xuất khẩu, trong đó chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với công nghiệp chế biến.
5. Chủ động rà soát lại và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách hiện hành, nhất là các chính sách về đất sản xuất, chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo để phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong Tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về công tác dân tộc, tôn giáo; quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn theo quy định của pháp luật để góp phần ngăn chặn việc phá rừng và khai thác lâm sản trái phép.
7. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng suất lao động; tiếp tục làm tốt công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng và tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH
1. Về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp sản xuất, thu mua cà phê xuất khẩu: Tỉnh làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ mua cà phê để tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cà phê khi giá xuất khẩu xuống thấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất đối với các công ty Lâm nghiệp: giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đánh giá lại, đề xuất hướng xử lý chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về bảo đảm vốn điều lệ của các công ty TNHH một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất hướng xử lý chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Về việc bổ sung vốn cho việc thực hiện các nhiệm vụ để ổn định dân di cư tự do: đồng ý về nguyên tắc, trước mắt Tỉnh chủ động sử dụng số vốn đã được bố trí để thực hiện; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đề xuất nguồn và mức vốn hỗ trợ cho các địa phương (trong đó có tỉnh Đắk Lắk) để triển khai thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự do, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Về hỗ trợ vốn thực hiện chương trình giống: Tỉnh chủ động bố trí vốn từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp không thể khắc phục được, Tỉnh làm việc với các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện.
6. Về chủ trương đầu tư xây dựng Đề án phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các huyện (Buôn Đôn, Ea Súp, Lăk, Krông Bông, M’Drăk): đồng ý về chủ trương, Tỉnh chỉ đạo lập, thẩm định và phê duyệt Đề án theo quy định; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ liên quan, bố trí vốn hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện sau khi các Đề án trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Về việc hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở cho người nghèo theo quy định Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý cụ thể.
8. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách tập trung năm 2010, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn ODA đã nằm trong danh mục, trong kế hoạch được phê duyệt, Tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành; trường hợp dự án được bố trí vốn để thực hiện theo kế hoạch năm 2010 mà sử dụng hết thì Bộ Tài chính cho ứng vốn của kế hoạch năm 2011 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Đối với các dự án mới, chưa có trong danh mục, kế hoạch được duyệt, Tỉnh rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên và làm việc cụ thể với các Bộ, ngành liên quan để xem xét, xác định nguồn vốn hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện.
– Về mở rộng quốc lộ 26, quốc lộ 27, Dự án đường liên tỉnh Đắk Lắk – Phú Yên, Dự án Hồ thủy lợi Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột: đồng ý về chủ trương giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp vào danh mục vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Về đầu tư Dự án mở rộng cấp nước thành phố Buôn Ma Thuột; xử lý rác thải thành phố Buôn Ma Thuột; đường trục Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột: đồng ý về nguyên tắc, Tỉnh hoàn tất các thủ tục đầu tư, phê duyệt dự án theo quy định và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xem xét, tìm nguồn hỗ trợ vốn cho Tỉnh thực hiện.
– Về chủ trương thành lập Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch: Khu liên hợp Thể dục thể thao vùng Tây Nguyên: Tỉnh lập dự án, xác định rõ mục tiêu, quy mô cụ thể và làm việc với các Bộ, ngành liên quan để thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Về Dự án dạy nghề thanh niên dân tộc: Tỉnh chủ động bố trí trong kế hoạch ngân sách địa phương hàng năm và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan xem xét, hỗ trợ Tỉnh thực hiện.
– Về bổ sung vốn các dự án, công trình (Trường năng khiếu nghiệp vụ thể dục thể thao Tỉnh; đường liên huyện Ea H’leo – Ea Súp; đường nối quốc lộ 26 với đường Đắk Lắk – Phú Yên; đường từ xã Cư Đrăm đi Khánh Vĩnh): Tỉnh chủ động sử dụng số vốn năm 2010 để thực hiện; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét đề xuất Thủ tướng Chính phủ nguồn và mức vốn hỗ trợ Tỉnh.
9. Về sử dụng nguồn kinh phí dự toán giải phóng mặt bằng dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Buôn Ma Thuột để lắp đặt cáp điện ngầm tháp ăng ten tự đứng và tường rào bảo vệ Đài Phát sóng Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên: giao Bộ Giao thông vận tải xem xét, xử lý cụ thể.
10. Về dự án nâng cấp trụ sở các xã: đồng ý về chủ trương, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào Đề án chung của cả nước (trong đó có tỉnh Đắk Lắk) để thực hiện.
11. Về dự án điện thôn, buôn: giao Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổng hợp chung (trong đó có tỉnh Đắk Lắk) và bố trí vào Chương trình điện Tây Nguyên giai đoạn 2 để thực hiện.
12. Về hỗ trợ vốn đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ trợ vốn thực hiện quy hoạch: Tỉnh làm việc với Bộ Tài chính để xem xét, xử lý cụ thể.
13. Về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng Trụ sở và Hội trường Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh: Tỉnh hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, trên cơ sở đó phân kỳ đầu tư hợp lý và chủ động sử dụng vốn kế hoạch năm 2010 đã được bố trí và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp khó khăn về vốn, Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
14. Về đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn từ tỉnh Kon Tum đến Bình Phước: giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
15. Về dự án Làng văn hóa các dân tộc: giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc; – Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; – Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TKBT, TH, KTTH, KTN, KGVX, NC; – Lưu: VT, ĐP (5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Văn Phượng
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ —————
Số: 61/TB-VPCP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2010
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC
VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH ĐẮK LẮK
Ngày 01 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk, thăm Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. Cùng đi với Thủ tướng có các đồng chí: Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng năm 2009, nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 và một số kiến nghị của Tỉnh; ý kiến bổ sung của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Năm 2009 trong bối cảnh khó khăn chung do chịu tác động của suy giảm kinh tế và thiên tai, dịch bệnh nhưng Tỉnh đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tập trung chỉ đạo hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội: tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 11,4%, trong đó: nông – lâm nghiệp tăng 6%; công nghiệp tăng 16%; dịch vụ tăng 18% so với năm 2008; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch khá: nông – lâm nghiệp 53%; công nghiệp 17%; dịch vụ 30%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,9 triệu đồng/người; huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 7.900 tỷ đồng; xuất khẩu trên 600 triệu USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.346 tỷ đồng, tăng 18,6% so với kế hoạch đề ra.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,3% năm 2008 xuống còn 12,4% năm 2009; đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện; công tác xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng được chú trọng; chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tôn giáo, dân tộc; quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo, Tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong đó lưu ý làm tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Năm 2010 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Việc hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ của năm 2010 có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp thiết thực vào việc hoàn thành kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) của Đại hội tỉnh Đảng bộ và của chung cả nước; làm tiền đề cho việc lập và thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm tới (2011 – 2015); tạo không khí vui tươi, phấn khởi bước vào Đại hội Đảng các cấp của Tỉnh. Vì vậy Tỉnh cần tập trung rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp đã đề ra thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010.
2. Cùng với việc lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2010 phải tập trung chuẩn bị thật tốt để tiến hành thành công Đại hội Đảng các cấp của Tỉnh, trong đó đánh giá cho được những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, yếu kém trong nhiệm kỳ vừa qua, từ đó đề ra phương hướng nhiệm vụ thiết thực, khả thi trong nhiệm kỳ tới (2011-2015), đặc biệt chú ý đề ra các giải pháp đột phá để phát triển và xóa đói giảm nghèo; đồng thời làm tốt công tác nhân sự để thực hiện phương hướng nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội tỉnh đề ra.
3. Chỉ đạo rà soát, bổ sung hoàn thiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực mà Tỉnh có tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh và bền vững, nhất là phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai để tiếp tục phát triển nông nghiệp, nhất là các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, cà phê,…); đồng thời rà soát lại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để bảo đảm hiệu quả kinh tế, môi trường và an toàn cho dân cư. Đối với quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột cần rà soát lại theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị để sớm xây dựng thành phố thành Trung tâm của Vùng, tạo động lực phát triển vùng Tây Nguyên.
4. Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt, cần đẩy mạnh xã hội hóa để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất, kinh doanh và giải quyết việc làm cho người lao động; đối với sản xuất, kinh doanh cà phê, Tỉnh cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan tính toán lại việc tổ chức từ sản xuất đến thu mua, chế biến và xuất khẩu, trong đó chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, gắn với công nghiệp chế biến.
5. Chủ động rà soát lại và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các cơ chế, chính sách hiện hành, nhất là các chính sách về đất sản xuất, chính sách cho vay vốn đối với hộ nghèo để phát triển sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong Tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về công tác dân tộc, tôn giáo; quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.
6. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn theo quy định của pháp luật để góp phần ngăn chặn việc phá rừng và khai thác lâm sản trái phép.
7. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng suất lao động; tiếp tục làm tốt công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng và tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA TỈNH
1. Về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp sản xuất, thu mua cà phê xuất khẩu: Tỉnh làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ mua cà phê để tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cà phê khi giá xuất khẩu xuống thấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất đối với các công ty Lâm nghiệp: giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đánh giá lại, đề xuất hướng xử lý chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về bảo đảm vốn điều lệ của các công ty TNHH một thành viên theo quy định tại Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất hướng xử lý chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Về việc bổ sung vốn cho việc thực hiện các nhiệm vụ để ổn định dân di cư tự do: đồng ý về nguyên tắc, trước mắt Tỉnh chủ động sử dụng số vốn đã được bố trí để thực hiện; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, đề xuất nguồn và mức vốn hỗ trợ cho các địa phương (trong đó có tỉnh Đắk Lắk) để triển khai thực hiện các dự án ổn định dân di cư tự do, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Về hỗ trợ vốn thực hiện chương trình giống: Tỉnh chủ động bố trí vốn từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp không thể khắc phục được, Tỉnh làm việc với các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện.
6. Về chủ trương đầu tư xây dựng Đề án phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các huyện (Buôn Đôn, Ea Súp, Lăk, Krông Bông, M’Drăk): đồng ý về chủ trương, Tỉnh chỉ đạo lập, thẩm định và phê duyệt Đề án theo quy định; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ liên quan, bố trí vốn hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện sau khi các Đề án trên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Về việc hỗ trợ vốn xây dựng nhà ở cho người nghèo theo quy định Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xử lý cụ thể.
8. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách tập trung năm 2010, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn ODA đã nằm trong danh mục, trong kế hoạch được phê duyệt, Tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành; trường hợp dự án được bố trí vốn để thực hiện theo kế hoạch năm 2010 mà sử dụng hết thì Bộ Tài chính cho ứng vốn của kế hoạch năm 2011 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Đối với các dự án mới, chưa có trong danh mục, kế hoạch được duyệt, Tỉnh rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên và làm việc cụ thể với các Bộ, ngành liên quan để xem xét, xác định nguồn vốn hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện.
– Về mở rộng quốc lộ 26, quốc lộ 27, Dự án đường liên tỉnh Đắk Lắk – Phú Yên, Dự án Hồ thủy lợi Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột: đồng ý về chủ trương giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp vào danh mục vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011-2015, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Về đầu tư Dự án mở rộng cấp nước thành phố Buôn Ma Thuột; xử lý rác thải thành phố Buôn Ma Thuột; đường trục Đông – Tây thành phố Buôn Ma Thuột: đồng ý về nguyên tắc, Tỉnh hoàn tất các thủ tục đầu tư, phê duyệt dự án theo quy định và làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xem xét, tìm nguồn hỗ trợ vốn cho Tỉnh thực hiện.
– Về chủ trương thành lập Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch: Khu liên hợp Thể dục thể thao vùng Tây Nguyên: Tỉnh lập dự án, xác định rõ mục tiêu, quy mô cụ thể và làm việc với các Bộ, ngành liên quan để thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
– Về Dự án dạy nghề thanh niên dân tộc: Tỉnh chủ động bố trí trong kế hoạch ngân sách địa phương hàng năm và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan xem xét, hỗ trợ Tỉnh thực hiện.
– Về bổ sung vốn các dự án, công trình (Trường năng khiếu nghiệp vụ thể dục thể thao Tỉnh; đường liên huyện Ea H’leo – Ea Súp; đường nối quốc lộ 26 với đường Đắk Lắk – Phú Yên; đường từ xã Cư Đrăm đi Khánh Vĩnh): Tỉnh chủ động sử dụng số vốn năm 2010 để thực hiện; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét đề xuất Thủ tướng Chính phủ nguồn và mức vốn hỗ trợ Tỉnh.
9. Về sử dụng nguồn kinh phí dự toán giải phóng mặt bằng dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Buôn Ma Thuột để lắp đặt cáp điện ngầm tháp ăng ten tự đứng và tường rào bảo vệ Đài Phát sóng Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên: giao Bộ Giao thông vận tải xem xét, xử lý cụ thể.
10. Về dự án nâng cấp trụ sở các xã: đồng ý về chủ trương, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào Đề án chung của cả nước (trong đó có tỉnh Đắk Lắk) để thực hiện.
11. Về dự án điện thôn, buôn: giao Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổng hợp chung (trong đó có tỉnh Đắk Lắk) và bố trí vào Chương trình điện Tây Nguyên giai đoạn 2 để thực hiện.
12. Về hỗ trợ vốn đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ trợ vốn thực hiện quy hoạch: Tỉnh làm việc với Bộ Tài chính để xem xét, xử lý cụ thể.
13. Về hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng Trụ sở và Hội trường Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Tỉnh: Tỉnh hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định, bảo đảm phù hợp với quy hoạch, trên cơ sở đó phân kỳ đầu tư hợp lý và chủ động sử dụng vốn kế hoạch năm 2010 đã được bố trí và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện. Trường hợp khó khăn về vốn, Tỉnh làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
14. Về đầu tư đường Hồ Chí Minh đoạn từ tỉnh Kon Tum đến Bình Phước: giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
15. Về dự án Làng văn hóa các dân tộc: giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: – Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc; – Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; – Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: TKBT, TH, KTTH, KTN, KGVX, NC; – Lưu: VT, ĐP (5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Văn Phượng
|
Reviews
There are no reviews yet.