Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 52/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp mặt đầu năm 2008 với các tập đoàn, tổng công ty 91

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 52/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2008

THÔNG BÁO

Ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp mặt đầu năm 2008

với các tập đoàn, tổng công ty 91

Chiều ngày 22 tháng 02 năm 2008, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi gặp mặt đầu năm với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty 91, các ngân hàng thương mại nhà nước và 05 tổng công ty 90 đang xây dựng đề án hình thành tập đoàn theo sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Cùng dự với Thủ tướng Chính phủ có các Phó Thủ tướng: Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Thiện Nhân. Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về kết quả chủ yếu đạt được của các tập đoàn, tổng công ty 91 trong năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008; ý kiến phát biểu của đại diện một số tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

1. Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ cao, đời sống nhân dân được cải thiện; cải cách hành chính, chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến bộ; an ninh, chính trị được giữ vững, vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế. Trong kết quả này có sự đóng góp rất lớn của doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty 91. Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty 91 còn nhiều tồn tại: quy mô còn nhỏ, hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn hạn chế; nhiều dự án đầu tư thực hiện không đúng tiến độ; việc phối hợp giữa các tập đoàn và các tổng công ty để hình thành các tổ hợp thực hiện các dự án lớn còn ít; trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm; vẫn còn một số đơn vị thành viên kinh doanh thua lỗ,…

2. Năm 2008 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 8,5-9%; phấn đấu hoàn thành cơ bản nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tạo tiền đề để phấn đấu hoàn thành mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong năm 2009. Điều đó đòi hỏi các tập đoàn, tổng công ty 91, phải:

– Tăng cường đầu tư, đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả để đẩy mạnh tăng trưởng. Các tập đoàn, tổng công ty 91 phải phấn đấu tăng doanh thu 25-30% so với năm 2007.

– Tăng cường phối hợp để hình thành những tổ hợp có đủ năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực thực hiện các dự án lớn của đất nước, bảo đảm hiệu quả.

Tập trung phát triển mạnh lực lượng xây lắp để hạn chế tối đa việc thuê nhà thầu xây lắp nước ngoài.

– Lập kế hoạch phát triển tập đoàn, tổng công ty phải gắn với sự phát triển chung của cả nước.

– Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, trong đó tập đoàn, tổng công ty không nhất thiết nắm giữ cổ phần chi phối nhưng là cổ đông lớn nhất, có khả năng định hướng được sự phát triển của công ty sau cổ phần hóa và bảo đảm là công ty đại chúng.

Các tổng công ty cần chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con một cách hoàn chỉnh, nếu tổng công ty nào có điều kiện, thì xây dựng đề án từng bước phát triển thành tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tổng công ty giỏi về chuyên môn, quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật, Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu nhà nước, quyết định mọi vấn đề trong tổng công ty, Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và quy định của pháp luật.

3. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các Bộ, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ những thủ tục không cần thiết gây trở ngại đến hoạt động của doanh nghiệp:

– Bộ Tài chính:

+ Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về việc mua cổ phần ưu đãi của người lao động nghỉ hưu trước gần thời điểm cổ phần hóa doanh nghiệp; bán tiếp cổ phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.

+ Hoàn chỉnh dự thảo Nghị định chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trong đó có quy định về thành lập quỹ đầu tư chung, để thay thế Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2008.

– Bộ Công Thương, trong tháng 4 năm 2008, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao tại công văn số 6521/VPCP-CN ngày 12 tháng 11 năm 2007 về quy hoạch Trung tâm Nhiệt điện Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan có kế hoạch, giải pháp triển khai từ nay đến năm 2010 trồng mới 200.000 ha cao su.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Khẩn trương trình xin ý kiến Quốc hội sửa đổi Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo hướng nâng tổng mức đầu tư công trình trọng điểm phải trình Quốc hội thông qua.

+ Trình Thủ tướng Chính phủ về đổi mới công tác quy hoạch theo hướng quy hoạch mềm để bổ sung linh hoạt, điều chỉnh nhanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

+ Nghiên cứu việc hình thành các tập đoàn liên kết không ràng buộc về vốn để xây dựng định hướng phát triển, hỗ trợ nhau đầu tư mới.

– Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty trong việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của những năm sắp tới, chú trọng đào tạo kỹ sư thực hành.

– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn về thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư, xây dựng quy định tại Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 về một số giải pháp xử lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Các tập đoàn, tổng công ty 91;

– Các ngân hàng thương mại nhà nước:

Ngoại thương VN, Công thương VN,

Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;

– Các TCT: Xăng dầu VN, Lắp máy VN, Sông Đà,

Đầu tư PT nhà và đô thị, Đầu tư PT đô thị và KCN;

– Thành viên Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN,

– VPCP: BTCN, các PCN,

các Vụ, cục, các đơn vị trực thuộc, Website Chính phủ;

– Lưu: VT, ĐMDN (20). 160

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Phạm Viết Muôn

Thuộc tính văn bản
Thông báo 52/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp mặt đầu năm 2008 với các tập đoàn, tổng công ty 91
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 52/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Phạm Viết Muôn
Ngày ban hành: 04/03/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 52/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2008

THÔNG BÁO

Ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp mặt đầu năm 2008

với các tập đoàn, tổng công ty 91

Chiều ngày 22 tháng 02 năm 2008, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi gặp mặt đầu năm với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty 91, các ngân hàng thương mại nhà nước và 05 tổng công ty 90 đang xây dựng đề án hình thành tập đoàn theo sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Cùng dự với Thủ tướng Chính phủ có các Phó Thủ tướng: Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Thiện Nhân. Sau khi nghe báo cáo của Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về kết quả chủ yếu đạt được của các tập đoàn, tổng công ty 91 trong năm 2007 và nhiệm vụ năm 2008; ý kiến phát biểu của đại diện một số tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

1. Năm 2007, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ cao, đời sống nhân dân được cải thiện; cải cách hành chính, chống tham nhũng, tiêu cực có bước tiến bộ; an ninh, chính trị được giữ vững, vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường quốc tế. Trong kết quả này có sự đóng góp rất lớn của doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty 91. Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty 91 còn nhiều tồn tại: quy mô còn nhỏ, hiệu quả, năng lực cạnh tranh còn hạn chế; nhiều dự án đầu tư thực hiện không đúng tiến độ; việc phối hợp giữa các tập đoàn và các tổng công ty để hình thành các tổ hợp thực hiện các dự án lớn còn ít; trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm; vẫn còn một số đơn vị thành viên kinh doanh thua lỗ,…

2. Năm 2008 có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là 8,5-9%; phấn đấu hoàn thành cơ bản nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tạo tiền đề để phấn đấu hoàn thành mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong năm 2009. Điều đó đòi hỏi các tập đoàn, tổng công ty 91, phải:

– Tăng cường đầu tư, đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả để đẩy mạnh tăng trưởng. Các tập đoàn, tổng công ty 91 phải phấn đấu tăng doanh thu 25-30% so với năm 2007.

– Tăng cường phối hợp để hình thành những tổ hợp có đủ năng lực tài chính, công nghệ, nhân lực thực hiện các dự án lớn của đất nước, bảo đảm hiệu quả.

Tập trung phát triển mạnh lực lượng xây lắp để hạn chế tối đa việc thuê nhà thầu xây lắp nước ngoài.

– Lập kế hoạch phát triển tập đoàn, tổng công ty phải gắn với sự phát triển chung của cả nước.

– Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, trong đó tập đoàn, tổng công ty không nhất thiết nắm giữ cổ phần chi phối nhưng là cổ đông lớn nhất, có khả năng định hướng được sự phát triển của công ty sau cổ phần hóa và bảo đảm là công ty đại chúng.

Các tổng công ty cần chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ-công ty con một cách hoàn chỉnh, nếu tổng công ty nào có điều kiện, thì xây dựng đề án từng bước phát triển thành tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo tổng công ty giỏi về chuyên môn, quản lý, có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật, Hội đồng quản trị là đại diện chủ sở hữu nhà nước, quyết định mọi vấn đề trong tổng công ty, Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị và quy định của pháp luật.

3. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các Bộ, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ những thủ tục không cần thiết gây trở ngại đến hoạt động của doanh nghiệp:

– Bộ Tài chính:

+ Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ quy định về việc mua cổ phần ưu đãi của người lao động nghỉ hưu trước gần thời điểm cổ phần hóa doanh nghiệp; bán tiếp cổ phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.

+ Hoàn chỉnh dự thảo Nghị định chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trong đó có quy định về thành lập quỹ đầu tư chung, để thay thế Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2008.

– Bộ Công Thương, trong tháng 4 năm 2008, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao tại công văn số 6521/VPCP-CN ngày 12 tháng 11 năm 2007 về quy hoạch Trung tâm Nhiệt điện Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh liên quan có kế hoạch, giải pháp triển khai từ nay đến năm 2010 trồng mới 200.000 ha cao su.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Khẩn trương trình xin ý kiến Quốc hội sửa đổi Nghị quyết số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội về Dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo hướng nâng tổng mức đầu tư công trình trọng điểm phải trình Quốc hội thông qua.

+ Trình Thủ tướng Chính phủ về đổi mới công tác quy hoạch theo hướng quy hoạch mềm để bổ sung linh hoạt, điều chỉnh nhanh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

+ Nghiên cứu việc hình thành các tập đoàn liên kết không ràng buộc về vốn để xây dựng định hướng phát triển, hỗ trợ nhau đầu tư mới.

– Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các tập đoàn, tổng công ty trong việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu của những năm sắp tới, chú trọng đào tạo kỹ sư thực hành.

– Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn về thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư, xây dựng quy định tại Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2007 về một số giải pháp xử lý vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cải cách một số thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Các tập đoàn, tổng công ty 91;

– Các ngân hàng thương mại nhà nước:

Ngoại thương VN, Công thương VN,

Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;

– Các TCT: Xăng dầu VN, Lắp máy VN, Sông Đà,

Đầu tư PT nhà và đô thị, Đầu tư PT đô thị và KCN;

– Thành viên Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN,

– VPCP: BTCN, các PCN,

các Vụ, cục, các đơn vị trực thuộc, Website Chính phủ;

– Lưu: VT, ĐMDN (20). 160

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Phạm Viết Muôn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 52/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi gặp mặt đầu năm 2008 với các tập đoàn, tổng công ty 91”