THÔNG BÁO
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 41/TB-VPCP
NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỀ VẤN ĐỀ
TĂNG GIÁ THUỐC
Ngày 27/3/2003, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã họp với lãnh đạo các Bộ: Y tế, Tài chính, Thương mại và một số cơ quan liên quan về vấn đề tăng giá thuốc trong thời gian vừa qua.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo về tình hình tăng giá thuốc, nguyên nhân và các kiến nghị trong việc quản lý giá thuốc, ý kiến các đại biểu dự họp, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
1. Cần khẳng định thuốc chữa bệnh là mặt hàng thiết yếu Nhà nước phải bảo đảm đầy đủ yêu cầu và phải quản lý, kiểm soát, không để đầu cơ, tăng giá đột biến, gây khó khăn, thiệt hại và ảnh hưởng xấu đến việc chữa bệnh cho dân. Bộ Y tế có trách nhiệm chính trong thực hiện nhiệm vụ này.
2. Việc để giá một số loại thuốc tăng đột biến vừa qua là khuyết điểm, cần được kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan do thực hiện chưa tốt công tác quản lý Nhà nước. Bộ Y tế cần tiếp tục chỉ đạo việc kiểm tra làm rõ các nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể, có biện pháp xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về các giải pháp:
a. Trước mắt, yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính ban hành ngay trong đầu tháng 4 năm 2003 Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý giá những loại thuốc thiết yếu nhất, bảo đảm ổn định giá thuốc ở mức hợp lý.
b. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các ngành liên quan tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, cửa hàng phân phối, bán lẻ thuốc, nhất là ở các thành phố lớn. Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh.
c. Bộ Y tế cần chỉ đạo ngay việc bảo đảm cung ứng đủ thuốc và kiểm soát chặt chẽ giá thuốc của các nhà thuốc ở các bệnh viện trong cả nước. Giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm khi nhà thuốc của bệnh viện bán không đúng giá quy định.
d. Về lâu dài, Bộ Y tế cần tổ chức triển khai toàn diện Chiến lược phát triển ngành dược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng kế hoạch đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước; đồng thời khẩn trương hình thành cơ chế xuất – nhập khẩu và phân phối thuốc, bảo đảm cho Nhà nước giữ được vai trò chi phối đối với mặt hàng thiết yếu này; chấn chỉnh việc bán thuốc theo đơn gắn với hệ thống khám chữa bệnh, nhằm thực hiện tốt quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược nói chung và giá thuốc nói riêng.
đ. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công nghiệp chuẩn bị báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển công nghiệp dược thiết yếu.
e. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Y tế và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý giá thuốc chữa bệnh.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện.
THÔNG BÁO
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 41/TB-VPCP
NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỀ VẤN ĐỀ
TĂNG GIÁ THUỐC
Ngày 27/3/2003, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã họp với lãnh đạo các Bộ: Y tế, Tài chính, Thương mại và một số cơ quan liên quan về vấn đề tăng giá thuốc trong thời gian vừa qua.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo về tình hình tăng giá thuốc, nguyên nhân và các kiến nghị trong việc quản lý giá thuốc, ý kiến các đại biểu dự họp, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
1. Cần khẳng định thuốc chữa bệnh là mặt hàng thiết yếu Nhà nước phải bảo đảm đầy đủ yêu cầu và phải quản lý, kiểm soát, không để đầu cơ, tăng giá đột biến, gây khó khăn, thiệt hại và ảnh hưởng xấu đến việc chữa bệnh cho dân. Bộ Y tế có trách nhiệm chính trong thực hiện nhiệm vụ này.
2. Việc để giá một số loại thuốc tăng đột biến vừa qua là khuyết điểm, cần được kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc, đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan do thực hiện chưa tốt công tác quản lý Nhà nước. Bộ Y tế cần tiếp tục chỉ đạo việc kiểm tra làm rõ các nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể, có biện pháp xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về các giải pháp:
a. Trước mắt, yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính ban hành ngay trong đầu tháng 4 năm 2003 Thông tư liên tịch hướng dẫn việc quản lý giá những loại thuốc thiết yếu nhất, bảo đảm ổn định giá thuốc ở mức hợp lý.
b. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các ngành liên quan tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, cửa hàng phân phối, bán lẻ thuốc, nhất là ở các thành phố lớn. Xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh.
c. Bộ Y tế cần chỉ đạo ngay việc bảo đảm cung ứng đủ thuốc và kiểm soát chặt chẽ giá thuốc của các nhà thuốc ở các bệnh viện trong cả nước. Giám đốc bệnh viện phải chịu trách nhiệm khi nhà thuốc của bệnh viện bán không đúng giá quy định.
d. Về lâu dài, Bộ Y tế cần tổ chức triển khai toàn diện Chiến lược phát triển ngành dược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng kế hoạch đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước; đồng thời khẩn trương hình thành cơ chế xuất – nhập khẩu và phân phối thuốc, bảo đảm cho Nhà nước giữ được vai trò chi phối đối với mặt hàng thiết yếu này; chấn chỉnh việc bán thuốc theo đơn gắn với hệ thống khám chữa bệnh, nhằm thực hiện tốt quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược nói chung và giá thuốc nói riêng.
đ. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công nghiệp chuẩn bị báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển công nghiệp dược thiết yếu.
e. Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Y tế và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý giá thuốc chữa bệnh.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.