Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 287/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về dự thảo Quy chế liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——————-
Số: 287/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2013
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH
VỀ DỰ THẢO QUY CHẾ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngày 17 tháng 7 năm 2013, tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cùng dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Tờ trình và Dự thảo Quy chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến kết luận như sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, trong thời gian qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu, xây dựng Quy chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc liên kết vùng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương và cả vùng trong phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự xã hội, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả trong đầu tư. Mặt khác, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn bị ảnh hưởng chung từ các nguy cơ như biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do vậy, cần xây dựng một Quy chế liên kết vùng có giá trị pháp lý rõ ràng, được tổ chức phù hợp với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Về hình thức liên kết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chỉ quy định một hình thức liên kết “bắt buộc” trong Quy chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm phát huy hiệu quả và tính khả thi của Quy chế trong quá trình thực hiện. Việc liên kết tự nguyện do các địa phương chủ động thực hiện.
Về nội dung liên kết: Bổ sung các quy định về liên kết trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Rà soát thật kỹ để lựa chọn một số lĩnh vực, dự án kinh tế – xã hội khả thi nhất liên kết trước, như đầu tư cơ sở hạ tầng; sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, thủy hải sản, trái cây; môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Các Bộ, các cơ quan có liên quan, các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch của địa phương bảo đảm chất lượng quy hoạch để phát triển bền vững. Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện theo quy hoạch là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự liên kết bắt buộc trong vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền lợi giữa các địa phương trong vùng khi thực hiện Quy chế liên kết. Việc thành lập Ban Chỉ đạo liên kết vùng là cần thiết, nhưng không nên thành lập một tổ chức mới độc lập, mà lồng ghép chức năng, nhiệm vụ vào Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Việc phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện phải cụ thể cho từng cơ quan, Bộ, ngành và mỗi địa phương trong vùng.
Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi về phân chia nguồn thu giữa các địa phương trong vùng.
4. Tiếp thu ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉnh sửa dự thảo Quy chế liên kết vùng gửi các Bộ, cơ quan liên quan, địa phương đóng góp ý kiến, trên cơ sở đó, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2013. Quy chế liên kết vùng là vấn đề mới, cần thực hiện thí điểm, do vậy, việc xây dựng Quy chế thí điểm liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long là phù hợp.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
TTg, các PTTg;
Các Bộ: Kế hoạch và ĐT, Tài chính, GTVT, NNPTNT, VHTTDL, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, TNMT, Công thương, Nội vụ;
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ;
– UBND các tnh ĐBSCL;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Cổng TTĐT;
Các Vụ: KTTH, KTN, TH;
– Lưu: VT
, V.III (3).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Quang Thắng

Thuộc tính văn bản
Thông báo 287/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về dự thảo Quy chế liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 287/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Quang Thắng
Ngày ban hành: 02/08/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Chính sách

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
——————-
Số: 287/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2013
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH
VỀ DỰ THẢO QUY CHẾ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngày 17 tháng 7 năm 2013, tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cùng dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban dân tộc và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Tờ trình và Dự thảo Quy chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến kết luận như sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, trong thời gian qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu, xây dựng Quy chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc liên kết vùng sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương và cả vùng trong phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự xã hội, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả trong đầu tư. Mặt khác, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn bị ảnh hưởng chung từ các nguy cơ như biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do vậy, cần xây dựng một Quy chế liên kết vùng có giá trị pháp lý rõ ràng, được tổ chức phù hợp với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Về hình thức liên kết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chỉ quy định một hình thức liên kết “bắt buộc” trong Quy chế liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm phát huy hiệu quả và tính khả thi của Quy chế trong quá trình thực hiện. Việc liên kết tự nguyện do các địa phương chủ động thực hiện.
Về nội dung liên kết: Bổ sung các quy định về liên kết trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Rà soát thật kỹ để lựa chọn một số lĩnh vực, dự án kinh tế – xã hội khả thi nhất liên kết trước, như đầu tư cơ sở hạ tầng; sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, thủy hải sản, trái cây; môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Các Bộ, các cơ quan có liên quan, các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch của địa phương bảo đảm chất lượng quy hoạch để phát triển bền vững. Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện theo quy hoạch là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự liên kết bắt buộc trong vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền lợi giữa các địa phương trong vùng khi thực hiện Quy chế liên kết. Việc thành lập Ban Chỉ đạo liên kết vùng là cần thiết, nhưng không nên thành lập một tổ chức mới độc lập, mà lồng ghép chức năng, nhiệm vụ vào Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Việc phân công trách nhiệm, tổ chức thực hiện phải cụ thể cho từng cơ quan, Bộ, ngành và mỗi địa phương trong vùng.
Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi về phân chia nguồn thu giữa các địa phương trong vùng.
4. Tiếp thu ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉnh sửa dự thảo Quy chế liên kết vùng gửi các Bộ, cơ quan liên quan, địa phương đóng góp ý kiến, trên cơ sở đó, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2013. Quy chế liên kết vùng là vấn đề mới, cần thực hiện thí điểm, do vậy, việc xây dựng Quy chế thí điểm liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long là phù hợp.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
TTg, các PTTg;
Các Bộ: Kế hoạch và ĐT, Tài chính, GTVT, NNPTNT, VHTTDL, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, TNMT, Công thương, Nội vụ;
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ;
– UBND các tnh ĐBSCL;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Cổng TTĐT;
Các Vụ: KTTH, KTN, TH;
– Lưu: VT
, V.III (3).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Quang Thắng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 287/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về dự thảo Quy chế liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long”