Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 235/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủvề vốn cho các dự án điện

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 235/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2008

THÔNG BÁO

Ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ

về vốn cho các dự án điện

Ngày 19 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về vốn cho các dự án điện. Tham gia cuộc họp có các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các ngân hàng: Công Thương Việt Nam, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Tập đoàn Điện lực. Sau khi nghe Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo, ý kiến các Phó Thủ tướng và của các cơ quan, đơn vị liên quan, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến kết luận như sau:

I. Những vấn đề chung:

1. Mục tiêu cấp bách của ngành điện lực hiện nay là phải hoàn thành tất cả các dự án đầu tư đã quy hoạch trong Quy hoạch điện phát triển điện lực giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến 2020 (Quy hoạch điện VI). Tuy nhiên, trong thời gian qua, các dự án do EVN làm chủ đầu tư triển khai chậm, không đáp ứng tiến độ. Nhiều dự án thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư chậm, không khởi công theo tiến độ quy định. Ngoài ra, các dự án điện độc lập cũng có tình trạng triển khai không đúng tiến độ. Vì vậy, EVN phải nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về vấn đề này đồng thời phải xác định trách nhiệm là đơn vị nòng cốt trong việc đảm bảo điện cho phát triển kinh tế-xã hội. Bộ Công Thương phải tăng cường đôn đốc các chủ đầu tư và nhà thầu không nghiêm túc thực hiện dự án đã cam kết.

2. Cơ chế hoạt động của ngành điện cần được tiếp tục nghiên cứu, cải cách theo hướng: cơ cấu lại tổ chức quản lý; xây dựng thị trường điện lực cạnh tranh đồng thời với việc giảm dần vai trò độc quyền của EVN trong các khâu phát điện, phân phối điện, kinh doanh điện; xây dựng giá điện theo thị trường, trong đó Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác; huy động nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, trong đó nguồn vốn nhà nước (từ EVN, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than Khoáng sản và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác) giữ vai trò chi phối… Giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án cải tiến tổ chức theo hướng này trình Chính phủ trong Quý IV năm 2008. Bộ Công Thương chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc nghiên cứu xây dựng Quy hoạch điện lực lần thứ VII vào đầu năm 2009.

II. Những vấn đề cụ thể

1. Về vốn cho các dự án điện:

– Thực hiện theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc bảo đảm vốn đầu tư cho các dự án điện cấp bách; văn bản số 5359/VPCP-KTN ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc ký quỹ mở L/C các gói thầu dự án thủy điện Sơn La.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thành lập Tổ công tác liên ngành để rà soát lại nhu cầu vốn của các dự án do EVN làm chủ đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 152/TB-VPCP ngày 1 tháng 7 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ.

– EVN tập trung đủ vốn cho các dự án đang dở dang để hoàn thànhh dứt điểm; đúng tiến độ; xử lý vốn và hoàn thành các thủ tục cần thiết để đảm bảo khởi công sớm các dự án có trong kế hoạch nhưng chưa khởi công. Kịp thời báo cáo những trường hợp vướng mắc vượt quá thẩm quyền.

2. Về cơ chế hoạt động của ngành điện:

Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh và biểu giá bán lẻ điện. Theo đó, trong Quý IV năm nay, trình Đề án tách khâu phát điện với khâu truyền tải – phân phối – kinh doanh điện. Các nhà máy điện được nhóm lại thành một số công ty phát điện dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần. Việc cải cách thực hiện theo hướng:

a) Về cơ cấu và phương thức huy động vốn đầu tư: Nhà nước (EVN, các Tập đoàn nhà nước và Tổng công ty nhà nước) giữ tỷ lệ vốn chi phối. Khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia để sớm hình thành thị trường cạnh tranh về điện. Việc huy động vốn được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh. Trường hợp giao thầu phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tổ chức quản lý đầu tư:

– EVN tiếp tục làm chủ đầu tư các nhà máy điện đã được giao theo Quy hoạch điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Đối với 13 dự án nguồn điện mà EVN đề nghị giao cho chủ đầu tư khai thác, giao Bộ Công Thương đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2008.

c) Về Cơ chế giá điện: giá điện phải tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường, không bao cấp, giảm bù chéo, đảm bảo cạnh tranh. Nhà nước quyết định giá mua, bán điện theo hướng giá mua điện bảo đảm có lãi cho nhà sản xuất, Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

d) Về cổ phần hóa:

– Bộ Công Thương, EVN cần khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 16 tháng 1 năm 2008 về triển khai thực hiện Quy hoạch điện VI.

– Theo lộ trình hình thành thị trường điện lực cạnh tranh, trước mắt chưa tiến hành cổ phần hóa thêm các công ty điện lực. Bộ Công Thương, EVN chỉ đạo các công ty điện lực phải đẩy mạnh công tác cải cách, nhất là nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, và tiếp tục thực hiện công tác điện khí hóa nông thôn.

đ) Về Đề án tiết kiệm điện: Bộ Công Thương khẩn trương biên soạn để trình Luật về tiết kiệm điện năng theo hướng: quy định chặt chẽ việc dán nhãn tiết kiệm năng lượng của các trang, thiết bị sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, phát động các phong trào sử dụng năng lượng tiết kiệm và nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng…

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

Như trên;

– TTg; các Phó TTg;

– Các Bộ: CT, KH&ĐT, TC;

– Ngân hàng Nhà nước VN;

– Các Ngân hàng: PTVN, CTVN, ĐT&PTVN, NTVN;

– Tập đoàn Điện lực VN;

– Đ/c Thái Phụng Nê, Phái viên TTg;

– VPCP: BTCN, các PCN,

các Vụ: KTN, TH, TKBT, TTĐT;

– Lưu: VT, KTTH (3). 32

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Phạm Văn Phượng

Thuộc tính văn bản
Thông báo 235/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủvề vốn cho các dự án điện
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 235/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Phạm Văn Phượng
Ngày ban hành: 01/09/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp
Tóm tắt văn bản

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 235/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2008

THÔNG BÁO

Ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ

về vốn cho các dự án điện

Ngày 19 tháng 8 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về vốn cho các dự án điện. Tham gia cuộc họp có các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các ngân hàng: Công Thương Việt Nam, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Tập đoàn Điện lực. Sau khi nghe Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo, ý kiến các Phó Thủ tướng và của các cơ quan, đơn vị liên quan, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến kết luận như sau:

I. Những vấn đề chung:

1. Mục tiêu cấp bách của ngành điện lực hiện nay là phải hoàn thành tất cả các dự án đầu tư đã quy hoạch trong Quy hoạch điện phát triển điện lực giai đoạn 2006 – 2010 có tính đến 2020 (Quy hoạch điện VI). Tuy nhiên, trong thời gian qua, các dự án do EVN làm chủ đầu tư triển khai chậm, không đáp ứng tiến độ. Nhiều dự án thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư chậm, không khởi công theo tiến độ quy định. Ngoài ra, các dự án điện độc lập cũng có tình trạng triển khai không đúng tiến độ. Vì vậy, EVN phải nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm về vấn đề này đồng thời phải xác định trách nhiệm là đơn vị nòng cốt trong việc đảm bảo điện cho phát triển kinh tế-xã hội. Bộ Công Thương phải tăng cường đôn đốc các chủ đầu tư và nhà thầu không nghiêm túc thực hiện dự án đã cam kết.

2. Cơ chế hoạt động của ngành điện cần được tiếp tục nghiên cứu, cải cách theo hướng: cơ cấu lại tổ chức quản lý; xây dựng thị trường điện lực cạnh tranh đồng thời với việc giảm dần vai trò độc quyền của EVN trong các khâu phát điện, phân phối điện, kinh doanh điện; xây dựng giá điện theo thị trường, trong đó Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác; huy động nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, trong đó nguồn vốn nhà nước (từ EVN, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than Khoáng sản và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác) giữ vai trò chi phối… Giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Đề án cải tiến tổ chức theo hướng này trình Chính phủ trong Quý IV năm 2008. Bộ Công Thương chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc nghiên cứu xây dựng Quy hoạch điện lực lần thứ VII vào đầu năm 2009.

II. Những vấn đề cụ thể

1. Về vốn cho các dự án điện:

– Thực hiện theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 161/TB-VPCP ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc bảo đảm vốn đầu tư cho các dự án điện cấp bách; văn bản số 5359/VPCP-KTN ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc ký quỹ mở L/C các gói thầu dự án thủy điện Sơn La.

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thành lập Tổ công tác liên ngành để rà soát lại nhu cầu vốn của các dự án do EVN làm chủ đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 152/TB-VPCP ngày 1 tháng 7 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ.

– EVN tập trung đủ vốn cho các dự án đang dở dang để hoàn thànhh dứt điểm; đúng tiến độ; xử lý vốn và hoàn thành các thủ tục cần thiết để đảm bảo khởi công sớm các dự án có trong kế hoạch nhưng chưa khởi công. Kịp thời báo cáo những trường hợp vướng mắc vượt quá thẩm quyền.

2. Về cơ chế hoạt động của ngành điện:

Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh và biểu giá bán lẻ điện. Theo đó, trong Quý IV năm nay, trình Đề án tách khâu phát điện với khâu truyền tải – phân phối – kinh doanh điện. Các nhà máy điện được nhóm lại thành một số công ty phát điện dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty cổ phần. Việc cải cách thực hiện theo hướng:

a) Về cơ cấu và phương thức huy động vốn đầu tư: Nhà nước (EVN, các Tập đoàn nhà nước và Tổng công ty nhà nước) giữ tỷ lệ vốn chi phối. Khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia để sớm hình thành thị trường cạnh tranh về điện. Việc huy động vốn được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh. Trường hợp giao thầu phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tổ chức quản lý đầu tư:

– EVN tiếp tục làm chủ đầu tư các nhà máy điện đã được giao theo Quy hoạch điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Đối với 13 dự án nguồn điện mà EVN đề nghị giao cho chủ đầu tư khai thác, giao Bộ Công Thương đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9 năm 2008.

c) Về Cơ chế giá điện: giá điện phải tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường, không bao cấp, giảm bù chéo, đảm bảo cạnh tranh. Nhà nước quyết định giá mua, bán điện theo hướng giá mua điện bảo đảm có lãi cho nhà sản xuất, Nhà nước hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

d) Về cổ phần hóa:

– Bộ Công Thương, EVN cần khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 16 tháng 1 năm 2008 về triển khai thực hiện Quy hoạch điện VI.

– Theo lộ trình hình thành thị trường điện lực cạnh tranh, trước mắt chưa tiến hành cổ phần hóa thêm các công ty điện lực. Bộ Công Thương, EVN chỉ đạo các công ty điện lực phải đẩy mạnh công tác cải cách, nhất là nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, và tiếp tục thực hiện công tác điện khí hóa nông thôn.

đ) Về Đề án tiết kiệm điện: Bộ Công Thương khẩn trương biên soạn để trình Luật về tiết kiệm điện năng theo hướng: quy định chặt chẽ việc dán nhãn tiết kiệm năng lượng của các trang, thiết bị sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, phát động các phong trào sử dụng năng lượng tiết kiệm và nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng trong cộng đồng…

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

Như trên;

– TTg; các Phó TTg;

– Các Bộ: CT, KH&ĐT, TC;

– Ngân hàng Nhà nước VN;

– Các Ngân hàng: PTVN, CTVN, ĐT&PTVN, NTVN;

– Tập đoàn Điện lực VN;

– Đ/c Thái Phụng Nê, Phái viên TTg;

– VPCP: BTCN, các PCN,

các Vụ: KTN, TH, TKBT, TTĐT;

– Lưu: VT, KTTH (3). 32

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Phạm Văn Phượng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 235/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủvề vốn cho các dự án điện”