Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 225/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 225/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2008

THÔNG BÁO

Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm

Ngày 19 tháng 8 năm 2008, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam.

Sau khi nghe Bộ Công Thương báo cáo tình hình thực hiện Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, các dự án đầu tư và cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với ngành Cơ khí nói chung và sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo các Bộ, Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:

1. Đánh giá chung:

a) Thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, ngành Cơ khí đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên, tạo sự chuyển biến bước đầu ở một số lĩnh vực, sản phẩm, đặc biệt là cơ khí chế tạo và cung cấp thiết bị cho các dự án lớn thuộc ngành điện, xi măng, giấy, mía đường… Một số Viện nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất cơ khí đã từng bước đổi mới, nâng cao khả năng thiết kế, năng lực thiết bị và công nghệ, trình độ quản lý và điều hành nên đã hoàn thành việc đảm nhiệm vai trò tổng thầu EPC, đóng mới tàu biển trọng tải lớn thay thế nhập khẩu và xuất khẩu, sản xuất, lắp ráp ô tô, chế tạo thiết bị thủy công… Những kết quả đạt được của ngành Cơ khí đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, ngành Cơ khí còn những hạn chế, mà nguyên nhân chính là: đầu tư phân tán, khép kín trong từng doanh nghiệp nhưng không đồng bộ, nặng về sản xuất đơn chiếc, không chuyên sâu gắn với thị trường khu vực và quốc tế, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể các dự án đầu tư thuộc 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm còn chậm; chưa xác định chính xác các dự án đầu tư then chốt; chưa chú trọng việc nâng cao năng lực thiết kế, tư vấn, lập dự án đầu tư.

2. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, các Bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số việc sau:

a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với:

– Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ cho sản phẩm cơ khí trọng điểm và dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, theo nguyên tắc: ưu tiên đặt hàng, giao thầu đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý; cơ chế hỗ trợ thông qua chính sách thuế, phí; lồng ghép các chương trình thông qua Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ đối với các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ; hỗ trợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành; Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định một số sản phẩm cơ khí đặc thù…

– Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam thường xuyên cập nhật thông tin, thống kê chính xác số liệu liên quan đến ngành Cơ khí, trong đó đặc biệt là thống kê số liệu xuất, nhập khẩu sản phẩm cơ khí hàng năm.

b) Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm phối hợp với:

– Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình thực hiện Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, đặc biệt là những thành tựu đạt được và những nguyên nhân yếu kém trong việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm, trên cơ sở đó thẩm định, lựa chọn các dự án, sản phẩm cơ khí đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các cơ chế, chính sách hỗ trợ khác phù hợp.

– Các Bộ, ngành liên quan định kỳ hàng năm tổ chức rà soát, thẩm định các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm để tránh đầu tư trùng lắp và làm cơ sở cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các dự án vay vốn.

– Ban Chỉ đạo 27 (Bộ Quốc phòng) chỉ đạo việc kết hợp sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm với phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị.

– Các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu mô hình phát triển cơ khí ở nông thôn, trong đó có xây dựng danh mục các dự án đầu tư sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam khẩn trương triển khai đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước thuộc kế hoạch năm 2008: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cơ khí trọng điểm Việt Nam giai đoạn 2007-2015, tầm nhìn 2020”.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các PTTg CP;

– Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư,

Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng,

Giao thông vận tải, Quốc phòng,

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Ngân hàng NNVN;

– Ngân hàng PTVN;

– Các thành viên Ban Chỉ đạo CTSPCKTĐ;

– Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí VN;

– VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý,

các Vụ: KTTH, TH, NC, TTĐT;

– Lưu: VT, KTN (4), T (35).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Văn Trọng Lý

Thuộc tính văn bản
Thông báo 225/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 225/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Văn Trọng Lý
Ngày ban hành: 26/08/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp , Chính sách

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 225/TB-VPCP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2008

THÔNG BÁO

Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải

về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm

Ngày 19 tháng 8 năm 2008, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm. Tham dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam.

Sau khi nghe Bộ Công Thương báo cáo tình hình thực hiện Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, các dự án đầu tư và cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với ngành Cơ khí nói chung và sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; ý kiến phát biểu của đại diện lãnh đạo các Bộ, Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:

1. Đánh giá chung:

a) Thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, ngành Cơ khí đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên, tạo sự chuyển biến bước đầu ở một số lĩnh vực, sản phẩm, đặc biệt là cơ khí chế tạo và cung cấp thiết bị cho các dự án lớn thuộc ngành điện, xi măng, giấy, mía đường… Một số Viện nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất cơ khí đã từng bước đổi mới, nâng cao khả năng thiết kế, năng lực thiết bị và công nghệ, trình độ quản lý và điều hành nên đã hoàn thành việc đảm nhiệm vai trò tổng thầu EPC, đóng mới tàu biển trọng tải lớn thay thế nhập khẩu và xuất khẩu, sản xuất, lắp ráp ô tô, chế tạo thiết bị thủy công… Những kết quả đạt được của ngành Cơ khí đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b) Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, ngành Cơ khí còn những hạn chế, mà nguyên nhân chính là: đầu tư phân tán, khép kín trong từng doanh nghiệp nhưng không đồng bộ, nặng về sản xuất đơn chiếc, không chuyên sâu gắn với thị trường khu vực và quốc tế, chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cụ thể các dự án đầu tư thuộc 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm còn chậm; chưa xác định chính xác các dự án đầu tư then chốt; chưa chú trọng việc nâng cao năng lực thiết kế, tư vấn, lập dự án đầu tư.

2. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, các Bộ, ngành liên quan cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số việc sau:

a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với:

– Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ cho sản phẩm cơ khí trọng điểm và dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, theo nguyên tắc: ưu tiên đặt hàng, giao thầu đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý; cơ chế hỗ trợ thông qua chính sách thuế, phí; lồng ghép các chương trình thông qua Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo Nghị định số 122/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ đối với các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ; hỗ trợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành; Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định một số sản phẩm cơ khí đặc thù…

– Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam thường xuyên cập nhật thông tin, thống kê chính xác số liệu liên quan đến ngành Cơ khí, trong đó đặc biệt là thống kê số liệu xuất, nhập khẩu sản phẩm cơ khí hàng năm.

b) Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm phối hợp với:

– Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm tình hình thực hiện Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, đặc biệt là những thành tựu đạt được và những nguyên nhân yếu kém trong việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm, trên cơ sở đó thẩm định, lựa chọn các dự án, sản phẩm cơ khí đặc thù, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các cơ chế, chính sách hỗ trợ khác phù hợp.

– Các Bộ, ngành liên quan định kỳ hàng năm tổ chức rà soát, thẩm định các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm để tránh đầu tư trùng lắp và làm cơ sở cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các dự án vay vốn.

– Ban Chỉ đạo 27 (Bộ Quốc phòng) chỉ đạo việc kết hợp sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm với phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị.

– Các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu mô hình phát triển cơ khí ở nông thôn, trong đó có xây dựng danh mục các dự án đầu tư sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam khẩn trương triển khai đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước thuộc kế hoạch năm 2008: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cơ khí trọng điểm Việt Nam giai đoạn 2007-2015, tầm nhìn 2020”.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các PTTg CP;

– Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư,

Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng,

Giao thông vận tải, Quốc phòng,

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

– Ngân hàng NNVN;

– Ngân hàng PTVN;

– Các thành viên Ban Chỉ đạo CTSPCKTĐ;

– Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí VN;

– VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý,

các Vụ: KTTH, TH, NC, TTĐT;

– Lưu: VT, KTN (4), T (35).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Văn Trọng Lý

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 225/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm”