Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 217/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 217/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2008

THÔNG BÁO

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc

với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Ngày 08 tháng 8 năm 2008, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã làm việc với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2008. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; lãnh đạo thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi nghe các báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính về tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước 6 tháng đầu năm 2008; báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước; ý kiến phát biểu của các Bộ, ngành, Tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau:

1. Những tháng đầu năm 2008, tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn; lạm phát cao; thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản biến động phức tạp; chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất liên tục tăng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động. Với vai trò nòng cốt, chủ lực của nền kinh tế, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã quán triệt và nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh; thực hiện rà soát cắt giảm, hoãn khởi công và giãn tiến độ kế hoạch đầu tư các dự án; phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; hoàn thành vượt mức nhiệm vụ 7 tháng, góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty còn nhiều hạn chế, như: tình hình tài chính của một số tập đoàn, tổng công ty khó khăn; vốn chủ sở hữu còn nhỏ, hạch toán chưa rõ ràng; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một số tổng công ty còn thấp, có tổng công ty chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao; còn để xảy ra một số vụ tiêu cực; công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước 7 tháng qua tiến hành còn chậm…

2. Năm tháng cuối năm 2008, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, phức tạp. Để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

– Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng để góp phần cùng cả nước năm 2008 đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 7%; tập trung tham gia bảo đảm cân đối cung – cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, hàng cho sản xuất và xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ khâu phân phối không để đầu cơ buôn lậu; thực hiện triệt để tiết kiệm; tiếp tục rà soát cắt giảm, giãn tiến độ các dự án đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ; rà soát lại chiến lược đầu tư phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động; tích cực đẩy mạnh xuất khẩu. Các ngân hàng thương mại nhà nước đảm bảo vốn cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, trước hết là cho hai tổng công ty lương thực mua lúa của nông dân và cho các dự án dở dang sắp hoàn thành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề cao trách nhiệm phấn đấu cung ứng đủ điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

– Huy động các nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, tính toán sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, vốn vay ngân hàng với mặt bằng lãi suất chung, phát hành cổ phiếu theo quy định.

Việc đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán phải được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo hiệu quả và phải được kiểm soát chặt chẽ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước giảm vốn nhà nước ở những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần để đầu tư vào các dự án, lĩnh vực quan trọng.

– Góp phần bảo đảm an sinh xã hội, trước hết là đời sống cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

– Tiếp tục thực hiện đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 khóa IX và Đại hội X của Đảng, trọng tâm là cổ phần hóa để đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính và làm cho doanh nghiệp tự chủ, năng động hơn. Chú trọng lựa chọn cổ đông chiến lược theo quy định. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước chỉ đạo và quyết định theo thẩm quyền để hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2008 đối với các Tổng công ty: Đường sông miền Nam, Xây dựng thủy lợi 4 và Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

– Thực hiện chế độ kiểm toán, đánh giá, minh bạch tài chính doanh nghiệp; không để xảy ra các vụ việc tiêu cực.

– Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, Đoàn thể trong doanh nghiệp, cần chú ý nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Đẩy mạnh phong trào thi đua để hoàn thành kế hoạch và thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Bộ Tài chính: hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc trong cổ phần hóa đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền; nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần để đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; chủ trì xây dựng cơ chế đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp nhà nước; tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước; kịp thời phát hiện, có biện pháp chấn chỉnh ngay mọi hoạt động chưa phù hợp hoặc hiệu quả thấp, đồng thời báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán đối với tất cả các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tập đoàn phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

5. Về sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế: Các tập đoàn tự tiến hành sơ kết theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp và các Bộ tiến hành sơ kết chung, làm báo cáo trình Bộ Chính trị.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương;

– Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN;

– Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;

– VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ thuộc VPCP;

– Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

Phạm Viết Muôn

Thuộc tính văn bản
Thông báo 217/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 217/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Phạm Viết Muôn
Ngày ban hành: 20/08/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Doanh nghiệp , Chính sách
Tóm tắt văn bản

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 217/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2008

THÔNG BÁO

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc

với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Ngày 08 tháng 8 năm 2008, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã làm việc với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2008. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; lãnh đạo thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi nghe các báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính về tình hình hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước 6 tháng đầu năm 2008; báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung cơ bản của Dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước; ý kiến phát biểu của các Bộ, ngành, Tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Bí thư Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương; Thủ tướng Chính phủ đã kết luận như sau:

1. Những tháng đầu năm 2008, tình hình thế giới và trong nước có nhiều khó khăn; lạm phát cao; thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản biến động phức tạp; chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất liên tục tăng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động. Với vai trò nòng cốt, chủ lực của nền kinh tế, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã quán triệt và nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh; thực hiện rà soát cắt giảm, hoãn khởi công và giãn tiến độ kế hoạch đầu tư các dự án; phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; hoàn thành vượt mức nhiệm vụ 7 tháng, góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, các tập đoàn, tổng công ty còn nhiều hạn chế, như: tình hình tài chính của một số tập đoàn, tổng công ty khó khăn; vốn chủ sở hữu còn nhỏ, hạch toán chưa rõ ràng; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một số tổng công ty còn thấp, có tổng công ty chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao; còn để xảy ra một số vụ tiêu cực; công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước 7 tháng qua tiến hành còn chậm…

2. Năm tháng cuối năm 2008, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, phức tạp. Để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

– Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng để góp phần cùng cả nước năm 2008 đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 7%; tập trung tham gia bảo đảm cân đối cung – cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, hàng cho sản xuất và xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ khâu phân phối không để đầu cơ buôn lậu; thực hiện triệt để tiết kiệm; tiếp tục rà soát cắt giảm, giãn tiến độ các dự án đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ; rà soát lại chiến lược đầu tư phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động; tích cực đẩy mạnh xuất khẩu. Các ngân hàng thương mại nhà nước đảm bảo vốn cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, trước hết là cho hai tổng công ty lương thực mua lúa của nông dân và cho các dự án dở dang sắp hoàn thành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề cao trách nhiệm phấn đấu cung ứng đủ điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

– Huy động các nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, tính toán sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, vốn vay ngân hàng với mặt bằng lãi suất chung, phát hành cổ phiếu theo quy định.

Việc đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán phải được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo hiệu quả và phải được kiểm soát chặt chẽ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước giảm vốn nhà nước ở những doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần để đầu tư vào các dự án, lĩnh vực quan trọng.

– Góp phần bảo đảm an sinh xã hội, trước hết là đời sống cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

– Tiếp tục thực hiện đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 khóa IX và Đại hội X của Đảng, trọng tâm là cổ phần hóa để đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính và làm cho doanh nghiệp tự chủ, năng động hơn. Chú trọng lựa chọn cổ đông chiến lược theo quy định. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước chỉ đạo và quyết định theo thẩm quyền để hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2008 đối với các Tổng công ty: Đường sông miền Nam, Xây dựng thủy lợi 4 và Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

– Thực hiện chế độ kiểm toán, đánh giá, minh bạch tài chính doanh nghiệp; không để xảy ra các vụ việc tiêu cực.

– Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, Đoàn thể trong doanh nghiệp, cần chú ý nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và Đoàn Thanh niên. Đẩy mạnh phong trào thi đua để hoàn thành kế hoạch và thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Bộ Tài chính: hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc trong cổ phần hóa đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền; nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần để đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; chủ trì xây dựng cơ chế đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp nhà nước; tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ và đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước; kịp thời phát hiện, có biện pháp chấn chỉnh ngay mọi hoạt động chưa phù hợp hoặc hiệu quả thấp, đồng thời báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm toán và công bố kết quả kiểm toán đối với tất cả các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các tập đoàn phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.

5. Về sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế: Các tập đoàn tự tiến hành sơ kết theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp và các Bộ tiến hành sơ kết chung, làm báo cáo trình Bộ Chính trị.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương;

– Ban Chỉ đạo ĐM&PTDN;

– Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước;

– VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ thuộc VPCP;

– Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b)

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

Phạm Viết Muôn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 217/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”