VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ——————
Số: 142/TB-VPCP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI CUỘC HỌP THƯỜNG TRỰC
CHÍNH PHỦ VỀ TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
Ngày 31 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, CHủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Sau khi nghe Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ báo cáo, phát biểu của lãnh đạo các Bộ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, ý kiến của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
Lĩnh vực thông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đất nước. Trong những năm qua, chúng ta đã cố gắng tạo lập, phát triển được hạ tầng viễn thông hiện đại, đi tắt đón đầu, tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao trình độ dân trí, đời sống xã hội. Trong thành công này, có sự đóng góp to lớn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước đây.
Tuy nhiên, gần đây, tốc độ tăng trưởng của VNPT chậm lại, mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý bộc lộ nhiều bất hợp lý. Tái cơ cấu VNPT trở thành yêu cầu cấp thiết để tổ chức lại thị trường viễn thông cạnh tranh, phù hợp với quy định của pháp luật, đổi mới cơ chế quản lý, tạo động lực để VNPT phát triển hiệu quả hơn, xứng đáng là tập đoàn kinh tế nòng cốt trong lĩnh vực viễn thông.
Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh những ý kiến đóng góp trách nhiệm của các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đối với Đề án Bộ Thông tin và Truyền thông trình. Thủ tướng Chính phủ kết luận chỉ đạo tái cơ cấu VNPT theo hướng:
1. Điều chuyển nguyên trạng Công ty Thông tin di động (VMS) và Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án cổ phần hóa Công ty Thông tin di động (VMS), trong đó làm rõ và kiến nghị việc sử dụng số tiền thu được từ cổ phần hóa, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty này để thực hiện trong năm 2014.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoạt động bảo đảm cân đối thu chi, không sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Điều chuyển nguyên trạng các bệnh viện, bệnh viện điều dưỡng, các trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đang thuộc VNPT như đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về các địa phương quản lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc, thống nhất với các địa phương liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong khi chưa chuyển về địa phương, các bệnh viện, trường học này tiếp tục duy trì trong cơ cấu tổ chức của VNPT.
3. Không chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 62 công ty cổ phần nêu trong Đề án và hệ thống vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 ra khỏi VNPT. Thực hiện sắp xếp Công ty Tài chính Bưu điện theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Căn cứ các chỉ đạo nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện Đề án và dự thảo Quyết định phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2014.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: – Thủ tướng CP, các PTTg; – Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, NV, LĐ-TB&XH; – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN; – Ban Chỉ đạo Đổi mới & PTDN; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, Cổng TTĐT; – Lưu: VT, ĐMDN (3).
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Viết Muôn
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ——————
Số: 142/TB-VPCP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————-
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TẠI CUỘC HỌP THƯỜNG TRỰC
CHÍNH PHỦ VỀ TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
Ngày 31 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng, CHủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Sau khi nghe Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ báo cáo, phát biểu của lãnh đạo các Bộ và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, ý kiến của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
Lĩnh vực thông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đất nước. Trong những năm qua, chúng ta đã cố gắng tạo lập, phát triển được hạ tầng viễn thông hiện đại, đi tắt đón đầu, tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao trình độ dân trí, đời sống xã hội. Trong thành công này, có sự đóng góp to lớn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tổng cục Bưu điện, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trước đây.
Tuy nhiên, gần đây, tốc độ tăng trưởng của VNPT chậm lại, mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý bộc lộ nhiều bất hợp lý. Tái cơ cấu VNPT trở thành yêu cầu cấp thiết để tổ chức lại thị trường viễn thông cạnh tranh, phù hợp với quy định của pháp luật, đổi mới cơ chế quản lý, tạo động lực để VNPT phát triển hiệu quả hơn, xứng đáng là tập đoàn kinh tế nòng cốt trong lĩnh vực viễn thông.
Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh những ý kiến đóng góp trách nhiệm của các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đối với Đề án Bộ Thông tin và Truyền thông trình. Thủ tướng Chính phủ kết luận chỉ đạo tái cơ cấu VNPT theo hướng:
1. Điều chuyển nguyên trạng Công ty Thông tin di động (VMS) và Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ VNPT về Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng phương án cổ phần hóa Công ty Thông tin di động (VMS), trong đó làm rõ và kiến nghị việc sử dụng số tiền thu được từ cổ phần hóa, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty này để thực hiện trong năm 2014.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoạt động bảo đảm cân đối thu chi, không sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Điều chuyển nguyên trạng các bệnh viện, bệnh viện điều dưỡng, các trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đang thuộc VNPT như đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về các địa phương quản lý.
Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc, thống nhất với các địa phương liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong khi chưa chuyển về địa phương, các bệnh viện, trường học này tiếp tục duy trì trong cơ cấu tổ chức của VNPT.
3. Không chuyển quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại 62 công ty cổ phần nêu trong Đề án và hệ thống vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 ra khỏi VNPT. Thực hiện sắp xếp Công ty Tài chính Bưu điện theo Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
4. Căn cứ các chỉ đạo nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện Đề án và dự thảo Quyết định phê duyệt, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2014.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: – Thủ tướng CP, các PTTg; – Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, NV, LĐ-TB&XH; – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN; – Ban Chỉ đạo Đổi mới & PTDN; – VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, Cổng TTĐT; – Lưu: VT, ĐMDN (3).
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Viết Muôn
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.