Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 139/TB-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết luận của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ngày 11/11/2013

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ­
———————
Số: 139/TB-BTTTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH,
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH, NGÀY 11/11/2013
Ngày 11/11/2013, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh về một số nhiệm vụ thông tin và truyền thông giai đoạn 2013-2015, định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh Hà Tĩnh.
Tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Thông tin và Truyền thông có đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, các Thứ trưởng, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, và một số đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Về phía tỉnh Hà Tĩnh, có đồng chí Võ Kim Cự, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh; đồng chí Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh; Sở Thông tin và Truyền thông và một số sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
Sau khi nghe đồng chí Võ Kim Cự, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh báo cáo một số tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian qua, định hướng phát triển trong giai đoạn 2013-2015, đến 2020, tầm nhìn 2050 của tỉnh Hà Tĩnh (bao gồm cả các Quy hoạch, Chương trình, Kế hoạch phát triển thông tin và truyền thông); ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kết luận một số nội dung như sau:
1. Về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và những thành tựu của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua:
Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung và về lĩnh vực thông tin và truyền thông ở Hà Tĩnh trong thời gian qua. Tuy còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành quả nổi bật: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14% năm 2012, dự kiến đạt 19% năm 2013; từ một tỉnh khó khăn đến nay đã có mức thu trên địa bàn trên 5.600 tỷ đồng, tăng trên 11 lần so với 2010; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại; được Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá là một điểm sáng của cả nước trong phát triển KTXH 6 tháng đầu năm 2013; Khu Kinh tế Vũng Áng – là một trong 5 Khu kinh tế trọng điểm Quốc gia, đang phát triển thành Trung tâm công nghiệp nặng với Khu Liên hợp luyện thép, Trung tâm điện lực và cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương; hiện đã có trên 3 vạn công nhân và chuyên gia, trong đó có trên 5000 chuyên gia, công nhân kỹ thuật có quốc tịch của 25 nước đang sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh; Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo – một trong 8 Khu kinh tế Cửa khẩu trọng điểm Quốc gia đang phát triển mạnh.
Về thông tin và truyền thông, Hà Tĩnh đã quan tâm và có những bước tiến đáng kể: luôn nằm ở Top 10 về ứng dụng CNTT của cả nước; là tỉnh đầu tiên có cấu trúc Chính quyền điện tử được thể chế hóa bằng quyết định của UBND tỉnh; là tỉnh đầu tiên có cán bộ chuyên trách CNTT đến cấp xã/phường; tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TTg, Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng thư điện tử và điều hành, tác nghiệp trên mạng rất tốt; Báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử phát triển mạnh… Hà Tĩnh đang trên đường phát triển bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng và tương đối toàn diện ngay trên địa bàn tỉnh. Kết quả này cũng là thể hiện ý chí hành động thay đổi tư duy mới của Hà Tĩnh thật sự quyết liệt.
Tuy đã có những kết quả khả quan, nhưng về cơ bản, Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng hạ tầng, nhân lực… thông tin và truyền thông tuy đã được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. CNTT-TT có bước phát triển nổi bật nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Về định hướng phát triển và một số kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tình và biểu dương sự quan tâm đầu tư của tỉnh đối với sự phát triển thông tin truyền thông trên địa bàn. Cụ thể như sau:
a) Về xây dựng Chính quyền điện tử cấp tỉnh trên địa bàn Hà Tĩnh: Với quyết tâm chính trị, tập trung nguồn lực, Hà Tĩnh đã có mô hình, cấu trúc được thể chế hóa. Bộ đồng ý chủ trương triển khai thí điểm xây dựng mô hình Chính quyền điện tử cấp tỉnh tại Hà Tĩnh, làm cơ sở triển khai nhân rộng trong toàn quốc, trước hết là tại các tỉnh miền Trung. Đề nghị UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục ứng dụng CNTT xây dựng Đề án thí điểm xây dựng Chính quyền điện tử cấp tỉnh, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Về xây dựng Khu CNTT tập trung: Đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng và triển khai dự án, tập trung đầu tư thực hiện các hạng mục để đáp ứng cơ bản các tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP để Bộ có sở cứ báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ đưa Khu CNTT tập trung Hà Tĩnh vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung. Trong thời gian tới, Bộ sẽ cùng phối hợp với tỉnh kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực CNTT cũng như vào Khu CNTT tập trung của tỉnh.
c) Về xây dựng Trung tâm dữ liệu Hà Tĩnh, thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ (GIDC). Trong đó, ngoài việc xây dựng Trung tâm tại miền Bắc, sẽ xem xét xây dựng các Trung tâm dự phòng tại các nơi khác. Bộ ghi nhận đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh về việc xây dựng Trung tâm dữ liệu Hà Tĩnh và giao Cục Ứng dụng CNTT nghiên cứu, xem xét trong quá trình chọn lựa địa điểm xây dựng các Trung tâm dữ liệu dự phòng cho GIDC.
d) Về xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT theo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh theo Thông báo số 189/TB-VPCP ngày 12/7/2010 của Văn phòng Chính phủ: Bộ đồng ý với đề xuất của tỉnh, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Vụ CNTT, Vụ KHTC xây dựng đề án. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
e) Về việc hỗ trợ Hà Tĩnh hoàn thành dự án số hóa, tin học hóa và phát sóng truyền hình lên vệ tinh: Theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Tĩnh được xếp vào địa phương thực hiện kế hoạch số hóa Nhóm III. Trước ngày 21/12/2018, Đài PTTH Hà Tĩnh phải kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh truyền hình tương tự mặt đất và chuyển hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất. Trường hợp Hà Tĩnh muốn triển khai sớm hơn, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và Đài PTTH tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Tần Số, Cục PTTH&TTĐT, Cục Viễn thông sớm hoàn thiện Kế hoạch triển khai của tỉnh gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để Bộ có kế hoạch hỗ trợ sớm hơn.
Hiện nay, Bộ đang xem xét điều chỉnh nội dung Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng truyền hình quảng bá trực tiếp trên vệ tinh để tạo điều kiện cho các địa phương thuộc vùng miền núi, vùng khó khăn thuận lợi hơn trong việc thực hiện Kế hoạch số hóa truyền hình. Mặt khác, để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án phát sóng truyền hình qua vệ tinh và từng bước chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Đài PTTH tỉnh phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý PTTH và TTĐT để có hướng dẫn chi tiết.
f) Về việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thông tin, truyền thông tại Khu Kinh tế Vũng Áng gắn với đô thị Nam Hà Tĩnh (Thị xã Hoành Sơn), Khu mỏ sắt Thạch Khê, Thuỷ lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang, hành lang phía Tây đường Hồ chí Minh, Bộ nhất trí và sẽ chỉ đạo Cục Viễn thông, các doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, đề nghị UBND tỉnh hoàn thành quy hoạch mạng viễn thông thụ động tại các khu vực này để tạo thuận lợi và cụ thể hơn trong quá trình huy động nguồn lực đầu tư phát triển.
Ngày 08/7/2013, sau khi thống nhất với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ đã dự kiến đầu tư tại 12 cửa khẩu quốc tế đường bộ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có cửa khẩu Cầu Treo – tỉnh Hà Tĩnh; Ngày 19/8/2013, Bộ cũng đã phê duyệt thiết lập Cụm thông tin đối ngoại tại cửa khẩu Cầu Treo – Hà Tĩnh vào năm 2015. Tuy nhiên, căn cứ đề xuất của UBND tỉnh, giao Ban Quản lý dự án Chương trình mục tiêu quốc gia xem xét, trình Lãnh đạo Bộ bổ sung nguồn vốn, đầu tư xây dựng cụm thông tin đối ngoại tại của khẩu quốc tế Cầu Treo vào năm 2014.
g) Về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) đưa thông tin về cơ sở, đặc biệt là dự án xây dựng Đài truyền thanh không dây, đây là những công việc hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, hiện tại rất khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn để có thể đảm bảo triển khai được đồng đều trong toàn quốc. Bộ sẽ xem xét căn cứ nguồn vốn giao thực hiện Chương trình năm 2015 để tiếp tục hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các nội dung của 03 dự án thuộc Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở tại địa phương; đồng thời, giao Văn phòng Bộ, phối hợp các Vụ, Cục liên quan tiến hành khảo sát thiệt hại ở Hà Tĩnh sau các đợt lũ lụt, đề xuất phương án hỗ trợ tốt nhất để Hà Tĩnh đảm bảo các hoạt động về thông tin truyền thông tại các vùng bị ảnh hưởng này.
h) Về chương trình Viễn thông công ích, hiện Bộ đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chương trình để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ số liệu báo cáo của Hà Tĩnh và dự thảo Chương trình, Hà Tĩnh sẽ nhận được 5 nội dung thành phần hỗ trợ. Việc triển khai cụ thể các nội dung Chương trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã, giao cho Vụ Bưu chính, VNPost phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà tĩnh và các cơ quan liên quan thuộc UBND tỉnh triển khai tại các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã trên địa bàn tỉnh những chương trình, dự án phục vụ phát triển thông tin và truyền thông tại khu vực nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn. Tuy nhiên, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ cho các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.
i) Về việc vận động Bộ KHCN hỗ trợ Hà Tĩnh trong các nội dung liên quan đến đầu tư của Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ Quốc gia, giao Vụ KHCN theo chức năng hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng các đề tài, dự án có tiêu chí phù hợp với mục đích đầu tư của 2 quỹ này trình Bộ KHCN quyết định.
k) Về hỗ trợ Đào tạo CIO về CNTT, các chuyên gia bậc cao, chuyên viên, kỹ sư phần mềm: giao Cục ứng dụng CNTT, Vụ CNTT phối hợp với Hà Tĩnh xây dựng các Chương trình cụ thể để triển khai từ năm 2014. Riêng việc tham dự các khóa đào tạo ở nước ngoài, giao Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Sở Thông tin Truyền thông Hà Tĩnh đề xuất các nội dung cụ thể để Bộ xem xét, quyết định.
l) Việc hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng Khoa CNTT của Trường Đại học Hà Tĩnh mang tầm khu vực, bảo đảm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cho tỉnh, cho nước bạn Lào và một số tỉnh trong khu vực, Bộ đồng ý về quan điểm, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các đơn vị chức năng của tỉnh phối hợp với Vụ CNTT, Cục ứng dụng CNTT, Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số xây dựng phương án, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, hỗ trợ Hà Tĩnh thực hiện nội dung này.
n) Về nội dung ứng dụng CNTT để mô phỏng các biến cố, nhằm giúp Hà Tĩnh chủ động hơn trong công tác phòng chống bão lụt, thiên tai, hạn chế thiệt hại, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Bộ nhất trí, giao Viện CNPM và NDS phối hợp với Hà Tĩnh để triển khai, trước hết là phối hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác phòng chống bão lụt, thiên tai, mở rộng thêm cả lĩnh vực bảo vệ môi trường, và xem xét đưa vào chương trình đang phối hợp nghiên cứu với Nhật Bản.
Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 11/11/2013 để các cơ quan, đơn vị liên quan, biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
– BCĐ CNTT Quốc gia;
– Bộ trưởng và các Thứ trưởng (để b/c);
– Các Vụ: BC, KHCN, CNTT, KHTC;
– Các Cục: VT, QL PTTH&TTĐT, ƯDCNTT, TS;
– Viện CNPM&NDS;
– BQL dự án CTMTQG;
– UBND tỉnh Hà Tĩnh;
– Đoàn ĐBQH Hà tĩnh;
– Sở TT&TT Hà Tĩnh;
– Lưu VP Bộ TTTT.
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
(Đã ký)
Phạm Mạnh Lâm
Thuộc tính văn bản
Thông báo 139/TB-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết luận của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ngày 11/11/2013
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 139/TB-BTTTT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Phạm Mạnh Lâm
Ngày ban hành: 27/11/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ­
———————
Số: 139/TB-BTTTT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH,
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH, NGÀY 11/11/2013
Ngày 11/11/2013, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh về một số nhiệm vụ thông tin và truyền thông giai đoạn 2013-2015, định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh Hà Tĩnh.
Tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Thông tin và Truyền thông có đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, các Thứ trưởng, đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, và một số đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Về phía tỉnh Hà Tĩnh, có đồng chí Võ Kim Cự, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh; đồng chí Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh; Sở Thông tin và Truyền thông và một số sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
Sau khi nghe đồng chí Võ Kim Cự, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh báo cáo một số tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian qua, định hướng phát triển trong giai đoạn 2013-2015, đến 2020, tầm nhìn 2050 của tỉnh Hà Tĩnh (bao gồm cả các Quy hoạch, Chương trình, Kế hoạch phát triển thông tin và truyền thông); ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kết luận một số nội dung như sau:
1. Về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và những thành tựu của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua:
Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao sự nỗ lực phấn đấu trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung và về lĩnh vực thông tin và truyền thông ở Hà Tĩnh trong thời gian qua. Tuy còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành quả nổi bật: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14% năm 2012, dự kiến đạt 19% năm 2013; từ một tỉnh khó khăn đến nay đã có mức thu trên địa bàn trên 5.600 tỷ đồng, tăng trên 11 lần so với 2010; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thương mại; được Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá là một điểm sáng của cả nước trong phát triển KTXH 6 tháng đầu năm 2013; Khu Kinh tế Vũng Áng – là một trong 5 Khu kinh tế trọng điểm Quốc gia, đang phát triển thành Trung tâm công nghiệp nặng với Khu Liên hợp luyện thép, Trung tâm điện lực và cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương; hiện đã có trên 3 vạn công nhân và chuyên gia, trong đó có trên 5000 chuyên gia, công nhân kỹ thuật có quốc tịch của 25 nước đang sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh; Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo – một trong 8 Khu kinh tế Cửa khẩu trọng điểm Quốc gia đang phát triển mạnh.
Về thông tin và truyền thông, Hà Tĩnh đã quan tâm và có những bước tiến đáng kể: luôn nằm ở Top 10 về ứng dụng CNTT của cả nước; là tỉnh đầu tiên có cấu trúc Chính quyền điện tử được thể chế hóa bằng quyết định của UBND tỉnh; là tỉnh đầu tiên có cán bộ chuyên trách CNTT đến cấp xã/phường; tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TTg, Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng thư điện tử và điều hành, tác nghiệp trên mạng rất tốt; Báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử phát triển mạnh… Hà Tĩnh đang trên đường phát triển bền vững, hội nhập quốc tế sâu rộng và tương đối toàn diện ngay trên địa bàn tỉnh. Kết quả này cũng là thể hiện ý chí hành động thay đổi tư duy mới của Hà Tĩnh thật sự quyết liệt.
Tuy đã có những kết quả khả quan, nhưng về cơ bản, Hà Tĩnh còn nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng hạ tầng, nhân lực… thông tin và truyền thông tuy đã được cải thiện, nhưng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. CNTT-TT có bước phát triển nổi bật nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
2. Về định hướng phát triển và một số kiến nghị, đề xuất của tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tình và biểu dương sự quan tâm đầu tư của tỉnh đối với sự phát triển thông tin truyền thông trên địa bàn. Cụ thể như sau:
a) Về xây dựng Chính quyền điện tử cấp tỉnh trên địa bàn Hà Tĩnh: Với quyết tâm chính trị, tập trung nguồn lực, Hà Tĩnh đã có mô hình, cấu trúc được thể chế hóa. Bộ đồng ý chủ trương triển khai thí điểm xây dựng mô hình Chính quyền điện tử cấp tỉnh tại Hà Tĩnh, làm cơ sở triển khai nhân rộng trong toàn quốc, trước hết là tại các tỉnh miền Trung. Đề nghị UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục ứng dụng CNTT xây dựng Đề án thí điểm xây dựng Chính quyền điện tử cấp tỉnh, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Về xây dựng Khu CNTT tập trung: Đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh xây dựng và triển khai dự án, tập trung đầu tư thực hiện các hạng mục để đáp ứng cơ bản các tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP để Bộ có sở cứ báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ đưa Khu CNTT tập trung Hà Tĩnh vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung. Trong thời gian tới, Bộ sẽ cùng phối hợp với tỉnh kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực CNTT cũng như vào Khu CNTT tập trung của tỉnh.
c) Về xây dựng Trung tâm dữ liệu Hà Tĩnh, thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ (GIDC). Trong đó, ngoài việc xây dựng Trung tâm tại miền Bắc, sẽ xem xét xây dựng các Trung tâm dự phòng tại các nơi khác. Bộ ghi nhận đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh về việc xây dựng Trung tâm dữ liệu Hà Tĩnh và giao Cục Ứng dụng CNTT nghiên cứu, xem xét trong quá trình chọn lựa địa điểm xây dựng các Trung tâm dữ liệu dự phòng cho GIDC.
d) Về xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT theo ý kiến kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh theo Thông báo số 189/TB-VPCP ngày 12/7/2010 của Văn phòng Chính phủ: Bộ đồng ý với đề xuất của tỉnh, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Vụ CNTT, Vụ KHTC xây dựng đề án. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
e) Về việc hỗ trợ Hà Tĩnh hoàn thành dự án số hóa, tin học hóa và phát sóng truyền hình lên vệ tinh: Theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Tĩnh được xếp vào địa phương thực hiện kế hoạch số hóa Nhóm III. Trước ngày 21/12/2018, Đài PTTH Hà Tĩnh phải kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh truyền hình tương tự mặt đất và chuyển hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất. Trường hợp Hà Tĩnh muốn triển khai sớm hơn, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và Đài PTTH tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Tần Số, Cục PTTH&TTĐT, Cục Viễn thông sớm hoàn thiện Kế hoạch triển khai của tỉnh gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để Bộ có kế hoạch hỗ trợ sớm hơn.
Hiện nay, Bộ đang xem xét điều chỉnh nội dung Thông tư số 15/2010/TT-BTTTT quy định về điều kiện, thủ tục phát sóng truyền hình quảng bá trực tiếp trên vệ tinh để tạo điều kiện cho các địa phương thuộc vùng miền núi, vùng khó khăn thuận lợi hơn trong việc thực hiện Kế hoạch số hóa truyền hình. Mặt khác, để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án phát sóng truyền hình qua vệ tinh và từng bước chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Đài PTTH tỉnh phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý PTTH và TTĐT để có hướng dẫn chi tiết.
f) Về việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ thông tin, truyền thông tại Khu Kinh tế Vũng Áng gắn với đô thị Nam Hà Tĩnh (Thị xã Hoành Sơn), Khu mỏ sắt Thạch Khê, Thuỷ lợi Ngàn Trươi – Cẩm Trang, hành lang phía Tây đường Hồ chí Minh, Bộ nhất trí và sẽ chỉ đạo Cục Viễn thông, các doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, đề nghị UBND tỉnh hoàn thành quy hoạch mạng viễn thông thụ động tại các khu vực này để tạo thuận lợi và cụ thể hơn trong quá trình huy động nguồn lực đầu tư phát triển.
Ngày 08/7/2013, sau khi thống nhất với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ đã dự kiến đầu tư tại 12 cửa khẩu quốc tế đường bộ từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có cửa khẩu Cầu Treo – tỉnh Hà Tĩnh; Ngày 19/8/2013, Bộ cũng đã phê duyệt thiết lập Cụm thông tin đối ngoại tại cửa khẩu Cầu Treo – Hà Tĩnh vào năm 2015. Tuy nhiên, căn cứ đề xuất của UBND tỉnh, giao Ban Quản lý dự án Chương trình mục tiêu quốc gia xem xét, trình Lãnh đạo Bộ bổ sung nguồn vốn, đầu tư xây dựng cụm thông tin đối ngoại tại của khẩu quốc tế Cầu Treo vào năm 2014.
g) Về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) đưa thông tin về cơ sở, đặc biệt là dự án xây dựng Đài truyền thanh không dây, đây là những công việc hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, hiện tại rất khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn để có thể đảm bảo triển khai được đồng đều trong toàn quốc. Bộ sẽ xem xét căn cứ nguồn vốn giao thực hiện Chương trình năm 2015 để tiếp tục hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các nội dung của 03 dự án thuộc Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở tại địa phương; đồng thời, giao Văn phòng Bộ, phối hợp các Vụ, Cục liên quan tiến hành khảo sát thiệt hại ở Hà Tĩnh sau các đợt lũ lụt, đề xuất phương án hỗ trợ tốt nhất để Hà Tĩnh đảm bảo các hoạt động về thông tin truyền thông tại các vùng bị ảnh hưởng này.
h) Về chương trình Viễn thông công ích, hiện Bộ đang khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chương trình để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Căn cứ số liệu báo cáo của Hà Tĩnh và dự thảo Chương trình, Hà Tĩnh sẽ nhận được 5 nội dung thành phần hỗ trợ. Việc triển khai cụ thể các nội dung Chương trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã, giao cho Vụ Bưu chính, VNPost phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà tĩnh và các cơ quan liên quan thuộc UBND tỉnh triển khai tại các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã trên địa bàn tỉnh những chương trình, dự án phục vụ phát triển thông tin và truyền thông tại khu vực nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn. Tuy nhiên, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp, hỗ trợ cho các Điểm Bưu điện – Văn hóa xã trên địa bàn bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.
i) Về việc vận động Bộ KHCN hỗ trợ Hà Tĩnh trong các nội dung liên quan đến đầu tư của Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ Quốc gia, giao Vụ KHCN theo chức năng hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng các đề tài, dự án có tiêu chí phù hợp với mục đích đầu tư của 2 quỹ này trình Bộ KHCN quyết định.
k) Về hỗ trợ Đào tạo CIO về CNTT, các chuyên gia bậc cao, chuyên viên, kỹ sư phần mềm: giao Cục ứng dụng CNTT, Vụ CNTT phối hợp với Hà Tĩnh xây dựng các Chương trình cụ thể để triển khai từ năm 2014. Riêng việc tham dự các khóa đào tạo ở nước ngoài, giao Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ và Sở Thông tin Truyền thông Hà Tĩnh đề xuất các nội dung cụ thể để Bộ xem xét, quyết định.
l) Việc hỗ trợ Hà Tĩnh xây dựng Khoa CNTT của Trường Đại học Hà Tĩnh mang tầm khu vực, bảo đảm đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cho tỉnh, cho nước bạn Lào và một số tỉnh trong khu vực, Bộ đồng ý về quan điểm, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các đơn vị chức năng của tỉnh phối hợp với Vụ CNTT, Cục ứng dụng CNTT, Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số xây dựng phương án, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, hỗ trợ Hà Tĩnh thực hiện nội dung này.
n) Về nội dung ứng dụng CNTT để mô phỏng các biến cố, nhằm giúp Hà Tĩnh chủ động hơn trong công tác phòng chống bão lụt, thiên tai, hạn chế thiệt hại, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Bộ nhất trí, giao Viện CNPM và NDS phối hợp với Hà Tĩnh để triển khai, trước hết là phối hợp để xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác phòng chống bão lụt, thiên tai, mở rộng thêm cả lĩnh vực bảo vệ môi trường, và xem xét đưa vào chương trình đang phối hợp nghiên cứu với Nhật Bản.
Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 11/11/2013 để các cơ quan, đơn vị liên quan, biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
– BCĐ CNTT Quốc gia;
– Bộ trưởng và các Thứ trưởng (để b/c);
– Các Vụ: BC, KHCN, CNTT, KHTC;
– Các Cục: VT, QL PTTH&TTĐT, ƯDCNTT, TS;
– Viện CNPM&NDS;
– BQL dự án CTMTQG;
– UBND tỉnh Hà Tĩnh;
– Đoàn ĐBQH Hà tĩnh;
– Sở TT&TT Hà Tĩnh;
– Lưu VP Bộ TTTT.
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
(Đã ký)
Phạm Mạnh Lâm

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 139/TB-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về kết luận của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, ngày 11/11/2013”