Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 118/TB-VPCP Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 118/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007

THÔNG BÁO

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

tại Hội nghị dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động

Ngày 10 và 11 tháng 5 năm 2007, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cán bộ chủ chốt của ngành lao động lao động-thương binh và xã hội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị.

Sau khi nghe báo cáo của Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình dạy nghề, việc làm giai đoạn 2001 – 2006 và giải pháp triển khai giai đoạn 2007 – 2010 và ý kiến tham luận của một số Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DẠY NGHỀ, VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN QUA

1. Những kết quả chủ yếu:

Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, trong giai đoạn 2001 – 2005 cũng như trong năm 2006, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng cao, ngày càng bền vững hơn, sức cạnh tranh ngày càng được nâng lên; hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và có hiệu quả; các lĩnh vực xã hội được giải quyết tốt hơn, đặc biệt là kết quả trong công tác xóa đói giảm nghèo được quốc tế đánh giá cao. Trong những thành tựu đó có phần đóng góp quan trọng của công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn khoảng 5,1% và tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 82%.

Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được phục hồi và phát triển. Dạy nghề đã gắn kết với sản xuất và tạo việc làm (trong nước và xuất khẩu lao động), xóa đói giảm nghèo, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được quy hoạch một bước và phát triển mạnh hơn, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố giữa các vùng, các ngành; xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề được quan tâm hơn, số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy mô dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên khoảng 20% năm 2006; chất lượng đào tạo nghề đã được nâng lên cao hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Hệ thống quy phạm pháp luật và các cơ chế, chính sách về dạy nghề đã được xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành tương đối đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để dạy nghề phát triển trong thời kỳ mới.

Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục phát triển và đang đi vào nền nếp, hệ thống luật pháp được đổi mới và hoàn thiện; thị trường được mở rộng; đã đưa lao động đi làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Giai đoạn 2001 – 2005, gần 300 nghìn lao động (gấp 4 lần giai đoạn 1996 – 2000) và năm 2006 trên 78 nghìn lao động đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm được củng cố và phát triển, làm tốt chức năng cung ứng lao động, tổ chức hội chợ việc làm, các sàn giao dịch việc làm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thị trường lao động từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh.

Những kết quả trong công tác dạy nghề đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Trong 5 năm 2001-2005, cả nước đã tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao động (tăng 25% so với giai đoạn 1996 – 2000), năm 2006 tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động.

Đạt được những thành tựu trên là do những cố gắng, nỗ lực của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trong những năm qua.

2. Những yếu kém, bất cập:

Mặc dù đạt được nhiều kết quả, trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động vẫn còn không ít yếu kém, bất cập.

Trước hết là nhận thức về công tác dạy nghề, học nghề, giải quyết việc làm ở các ngành, các cấp, các địa phương và trong xã hội còn bất cập và chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư còn hạn chế, tuyên truyền về công tác dạy nghề, học nghề còn yếu. Hệ thống dạy nghề còn mất cân đối, nhiều nơi phát triển chậm, nhất là dạy nghề dài hạn; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa sát với nhu cầu của thị trường lao động, thiếu lao động kỹ thuật cao; việc triển khai xây dựng các trường chất lượng cao, trường đạt trình độ tiên tiến của khu vực còn chậm; chất lượng dạy nghề nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc triển khai xã hội hoá công tác dạy nghề còn chậm trong cả khâu ban hành cơ chế, chính sách và khâu chỉ đạo tổ chức thực hiện, chưa huy động tốt khả năng tham gia của doanh nghiệp và toàn xã hội trong hoạt động dạy nghề.

Công tác giải quyết việc làm chưa bền vững, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao; việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phát triển mở rộng đô thị chưa gắn với các giải pháp đầu tư để tạo việc làm ổn định cho người lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung, nhất là phát triển các ngành, vùng, địa phương, khu công nghiệp chưa đồng bộ với quy hoạch đào tạo,sử dụng nguồn nhân lực.

Thị trường lao động còn nhiều hạn chế, hệ thống thông tin về thị trường lao động chưa phát triển kịp với yêu cầu, chưa là cầu nối có hiệu quả giữa “cung” và “cầu” lao động.

Trong công tác xuất khẩu lao động vẫn còn không ít yếu kém: thị trường lao động chưa ổn định, chất lượng lao động còn những mặt hạn chế, quản lý lao động vẫn còn những mặt bất cập.

Quản lý Nhà nước trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động vẫn còn những bất cập: việc xây dựng cơ chế, chính sách chưa được quan tâm đúng mức, do đó cơ chế, chính sách vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tập trung chỉ đạo thường xuyên cho việc nâng cao chất lượng; đầu tư vừa hạn chế, vừa dàn trải; còn để xảy ra những tiêu cực, sai phạm nhưng xử lý chưa nghiêm.

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động trong tình hình mới, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu Đại hội X của Đảng đã đề ra, trong thời gian tới, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong báo cáo của Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong đó phải tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Các cấp uỷ Đảng, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị phải nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn nữa về tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác dạy nghề, phát triển việc làm trước yêu cầu của giai đoạn mới; trên cơ sở đó chủ động ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động và tập trung chỉ đạo làm tốt công tác dạy nghề và giải quyết việc làm.

2. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống dạy nghề theo hướng là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục quốc dân, có cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, miền hợp lý, bảo đảm có hiệu quả sự phân luồng, sự liên thông trong đào tạo và hội nhập quốc tế. Đặc biệt quan tâm tới việc tăng quy mô đào tạo gắn với nâng cao chất lượng đào tạo; tăng nhanh dạy nghề dài hạn; đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề, gắn dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt chú trọng tay nghề,thực hành; xây dựng các tiêu chí, các chuẩn đào tạo và thực hiện nghiêm túc việc kiểm định, đánh giá chất lượng dạy nghề; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề; xây dựng đề án để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống các cơ sở dạy nghề; xây dựng một số trường chất lượng cao tiếp cận trình độ khu vực, thế giới làm nòng cốt.

Phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 50%.

3. Tập trung chỉ đạo để phát triển mạnh các giải pháp tạo việc làm: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cùng với các Bộ, ngành, các địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình tạo việc làm thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội như: Chương trình phát triển 500.000 doanh nghiệp; Chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn, phát triển công nghiệp-dịch vụ ở nông thôn, Chương trình phát triển các làng nghề; Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng kinh tế động lực; Chương trình phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực, doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, chính sách khuyến khích tự tạo việc làm…

4. Về xuất khẩu lao động: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; nghiên cứu mở rộng thị trường; làm tốt hơn nữa công tác dạy nghề, giáo dục định hướng và bồi dưỡng ngoại ngữ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tại những nước có lao động của ta làm việc, ký kết các văn bản thoả thuận để quản lý và bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động; tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

5. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương phải tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề và giải quyết việc làm, một mặt tạo cơ chế tự chủ cao cho các cơ sở dạy nghề công lập, mặt khác huy động mọi nguồn lực của xã hội, của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp… tham gia đầu tư phát triển dạy nghề và giải quyết việc làm. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án học phí hợp lý để thúc đẩy phát triển dạy nghề, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách ưu đãi cho các đối tượng chính sách.

6. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phải triển khai xây dựng ngay các Đề án sau:

a) Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến 2015.

Giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ xem xét và phê duyệt trong quý III năm 2007. Đề án cần đánh giá thực trạng công tác dạy nghề hiện nay, nêu lên các quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các cơ chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh phát triển dạy nghề trong giai đoạn tới.

b) Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tìm việc làm bằng nguồn vay có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Chính phủ sẽ dành một nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện tín dụng ưu đãi cho học nghề và tạo việc làm và xuất khẩu lao động, đặc biệt là cho đối tượng thanh niên, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng phát triển.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan xây dựng đề án cụ thể trình Chính phủ xem xét trong quý III năm 2007. Trong đế án phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp và phương pháp tổ chức thực hiện, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển trong việc thực hiện Đề án.

7. Tiếp tục đổi mới, củng cố và tăng cường quản lý nhà nước đối với công tácdạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động:

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để phát triển mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội, với giải quyết việc làm trong từng lĩnh vực cụ thể và trên từng địa bàn cụ thể.

Phải tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương với cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh sự phân cấp quản lý theo hướng vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, vừa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sự năng động sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở; nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng và với giải quyết việc làm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; xử lý nghiêm các tiêu cực, vi phạm, kiên quyết chấn chỉnh các cơ sở đào tạo, các cơ sở dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động không đúng quy định của luật pháp.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, địa phương biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư TW Đảng (để b/c);

– Thủ tướng, các Phó TTg CP;

– Ban Tuyên giáo TW,

– Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– UBND, HĐND các tỉnh,thành phố trực thuộc TW;

– VPCP: BTCN, các PCN,

Người phát ngôn của TTg CP;

Website Chính phủ, các Vụ, Cục;

– Lưu: VT, VX (5b) TĐ

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

Thuộc tính văn bản
Thông báo 118/TB-VPCP Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 118/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/05/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

Số: 118/TB-VPCP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007

THÔNG BÁO

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

tại Hội nghị dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động

Ngày 10 và 11 tháng 5 năm 2007, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động. Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cán bộ chủ chốt của ngành lao động lao động-thương binh và xã hội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị.

Sau khi nghe báo cáo của Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về tình hình dạy nghề, việc làm giai đoạn 2001 – 2006 và giải pháp triển khai giai đoạn 2007 – 2010 và ý kiến tham luận của một số Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DẠY NGHỀ, VIỆC LÀM VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN QUA

1. Những kết quả chủ yếu:

Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, trong giai đoạn 2001 – 2005 cũng như trong năm 2006, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng cao, ngày càng bền vững hơn, sức cạnh tranh ngày càng được nâng lên; hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và có hiệu quả; các lĩnh vực xã hội được giải quyết tốt hơn, đặc biệt là kết quả trong công tác xóa đói giảm nghèo được quốc tế đánh giá cao. Trong những thành tựu đó có phần đóng góp quan trọng của công tác dạy nghề, giải quyết việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn khoảng 5,1% và tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 82%.

Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được phục hồi và phát triển. Dạy nghề đã gắn kết với sản xuất và tạo việc làm (trong nước và xuất khẩu lao động), xóa đói giảm nghèo, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã được quy hoạch một bước và phát triển mạnh hơn, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố giữa các vùng, các ngành; xã hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề được quan tâm hơn, số lượng cơ sở dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Quy mô dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 13,4% năm 2001 lên khoảng 20% năm 2006; chất lượng đào tạo nghề đã được nâng lên cao hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Hệ thống quy phạm pháp luật và các cơ chế, chính sách về dạy nghề đã được xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành tương đối đồng bộ, tạo hành lang pháp lý để dạy nghề phát triển trong thời kỳ mới.

Việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tiếp tục phát triển và đang đi vào nền nếp, hệ thống luật pháp được đổi mới và hoàn thiện; thị trường được mở rộng; đã đưa lao động đi làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Giai đoạn 2001 – 2005, gần 300 nghìn lao động (gấp 4 lần giai đoạn 1996 – 2000) và năm 2006 trên 78 nghìn lao động đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm được củng cố và phát triển, làm tốt chức năng cung ứng lao động, tổ chức hội chợ việc làm, các sàn giao dịch việc làm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển thị trường lao động từng bước được bổ sung, hoàn chỉnh.

Những kết quả trong công tác dạy nghề đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Trong 5 năm 2001-2005, cả nước đã tạo việc làm cho trên 7,5 triệu lao động (tăng 25% so với giai đoạn 1996 – 2000), năm 2006 tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động.

Đạt được những thành tựu trên là do những cố gắng, nỗ lực của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các ngành, các cấp, các địa phương, đơn vị trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động trong những năm qua.

2. Những yếu kém, bất cập:

Mặc dù đạt được nhiều kết quả, trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động vẫn còn không ít yếu kém, bất cập.

Trước hết là nhận thức về công tác dạy nghề, học nghề, giải quyết việc làm ở các ngành, các cấp, các địa phương và trong xã hội còn bất cập và chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư còn hạn chế, tuyên truyền về công tác dạy nghề, học nghề còn yếu. Hệ thống dạy nghề còn mất cân đối, nhiều nơi phát triển chậm, nhất là dạy nghề dài hạn; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa sát với nhu cầu của thị trường lao động, thiếu lao động kỹ thuật cao; việc triển khai xây dựng các trường chất lượng cao, trường đạt trình độ tiên tiến của khu vực còn chậm; chất lượng dạy nghề nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc triển khai xã hội hoá công tác dạy nghề còn chậm trong cả khâu ban hành cơ chế, chính sách và khâu chỉ đạo tổ chức thực hiện, chưa huy động tốt khả năng tham gia của doanh nghiệp và toàn xã hội trong hoạt động dạy nghề.

Công tác giải quyết việc làm chưa bền vững, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao; việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, phát triển mở rộng đô thị chưa gắn với các giải pháp đầu tư để tạo việc làm ổn định cho người lao động trong vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội nói chung, nhất là phát triển các ngành, vùng, địa phương, khu công nghiệp chưa đồng bộ với quy hoạch đào tạo,sử dụng nguồn nhân lực.

Thị trường lao động còn nhiều hạn chế, hệ thống thông tin về thị trường lao động chưa phát triển kịp với yêu cầu, chưa là cầu nối có hiệu quả giữa “cung” và “cầu” lao động.

Trong công tác xuất khẩu lao động vẫn còn không ít yếu kém: thị trường lao động chưa ổn định, chất lượng lao động còn những mặt hạn chế, quản lý lao động vẫn còn những mặt bất cập.

Quản lý Nhà nước trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động vẫn còn những bất cập: việc xây dựng cơ chế, chính sách chưa được quan tâm đúng mức, do đó cơ chế, chính sách vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tập trung chỉ đạo thường xuyên cho việc nâng cao chất lượng; đầu tư vừa hạn chế, vừa dàn trải; còn để xảy ra những tiêu cực, sai phạm nhưng xử lý chưa nghiêm.

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động trong tình hình mới, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu Đại hội X của Đảng đã đề ra, trong thời gian tới, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cần triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong báo cáo của Lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trong đó phải tập trung thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Các cấp uỷ Đảng, các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị phải nhận thức và quán triệt sâu sắc hơn nữa về tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác dạy nghề, phát triển việc làm trước yêu cầu của giai đoạn mới; trên cơ sở đó chủ động ban hành Nghị quyết, Chương trình hành động và tập trung chỉ đạo làm tốt công tác dạy nghề và giải quyết việc làm.

2. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống dạy nghề theo hướng là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục quốc dân, có cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, miền hợp lý, bảo đảm có hiệu quả sự phân luồng, sự liên thông trong đào tạo và hội nhập quốc tế. Đặc biệt quan tâm tới việc tăng quy mô đào tạo gắn với nâng cao chất lượng đào tạo; tăng nhanh dạy nghề dài hạn; đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề, gắn dạy nghề với nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt chú trọng tay nghề,thực hành; xây dựng các tiêu chí, các chuẩn đào tạo và thực hiện nghiêm túc việc kiểm định, đánh giá chất lượng dạy nghề; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề; xây dựng đề án để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống các cơ sở dạy nghề; xây dựng một số trường chất lượng cao tiếp cận trình độ khu vực, thế giới làm nòng cốt.

Phấn đấu đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 50%.

3. Tập trung chỉ đạo để phát triển mạnh các giải pháp tạo việc làm: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cùng với các Bộ, ngành, các địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình tạo việc làm thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội như: Chương trình phát triển 500.000 doanh nghiệp; Chương trình phát triển nông nghiệp-nông thôn, phát triển công nghiệp-dịch vụ ở nông thôn, Chương trình phát triển các làng nghề; Chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng kinh tế động lực; Chương trình phát triển kinh tế hộ gia đình; thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực, doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, chính sách khuyến khích tự tạo việc làm…

4. Về xuất khẩu lao động: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; nghiên cứu mở rộng thị trường; làm tốt hơn nữa công tác dạy nghề, giáo dục định hướng và bồi dưỡng ngoại ngữ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tại những nước có lao động của ta làm việc, ký kết các văn bản thoả thuận để quản lý và bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động; tăng cường công tác quản lý và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

5. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương phải tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề và giải quyết việc làm, một mặt tạo cơ chế tự chủ cao cho các cơ sở dạy nghề công lập, mặt khác huy động mọi nguồn lực của xã hội, của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp… tham gia đầu tư phát triển dạy nghề và giải quyết việc làm. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án học phí hợp lý để thúc đẩy phát triển dạy nghề, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách ưu đãi cho các đối tượng chính sách.

6. Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phải triển khai xây dựng ngay các Đề án sau:

a) Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến 2015.

Giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ xem xét và phê duyệt trong quý III năm 2007. Đề án cần đánh giá thực trạng công tác dạy nghề hiện nay, nêu lên các quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các cơ chế, chính sách và các giải pháp đẩy mạnh phát triển dạy nghề trong giai đoạn tới.

b) Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tìm việc làm bằng nguồn vay có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Chính phủ sẽ dành một nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện tín dụng ưu đãi cho học nghề và tạo việc làm và xuất khẩu lao động, đặc biệt là cho đối tượng thanh niên, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng phát triển.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan xây dựng đề án cụ thể trình Chính phủ xem xét trong quý III năm 2007. Trong đế án phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp và phương pháp tổ chức thực hiện, xác định rõ vai trò và trách nhiệm của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp, của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển trong việc thực hiện Đề án.

7. Tiếp tục đổi mới, củng cố và tăng cường quản lý nhà nước đối với công tácdạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động:

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan và các địa phương nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để phát triển mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng nhân lực của xã hội, với giải quyết việc làm trong từng lĩnh vực cụ thể và trên từng địa bàn cụ thể.

Phải tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ Trung ương đến địa phương với cơ cấu hợp lý, gọn nhẹ, có hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh sự phân cấp quản lý theo hướng vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, vừa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sự năng động sáng tạo của các cấp, các ngành, các địa phương, cơ sở; nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng và với giải quyết việc làm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; xử lý nghiêm các tiêu cực, vi phạm, kiên quyết chấn chỉnh các cơ sở đào tạo, các cơ sở dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoạt động không đúng quy định của luật pháp.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, địa phương biết, thực hiện./.

Nơi nhận:

– Ban Bí thư TW Đảng (để b/c);

– Thủ tướng, các Phó TTg CP;

– Ban Tuyên giáo TW,

– Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– UBND, HĐND các tỉnh,thành phố trực thuộc TW;

– VPCP: BTCN, các PCN,

Người phát ngôn của TTg CP;

Website Chính phủ, các Vụ, Cục;

– Lưu: VT, VX (5b) TĐ

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

PHÓ CHỦ NHIỆM

(Đã ký)

Nguyễn Xuân Phúc

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 118/TB-VPCP Văn phòng Chính phủ về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động”