Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 09/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW; tổng kết công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
———-
Số: 09/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
——————-
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2016
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TỔNG KẾT 4 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TW;
TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÂNG CẤP, MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1
VÀ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA TÂY NGUYÊN; TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2015
VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH NĂM 2016 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Ngày 04 tháng 01 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”; tổng kết công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải. Sau khi nghe các báo cáo của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
Trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, với sự nỗ lực của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã tận dụng những thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng đất nước, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; trong đó, ngành Giao thông vận tải đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 ngày 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra mục tiêu trọng tâm về phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Sau 4 năm triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngành Giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, về cơ bản đã hoàn thành vượt các mục tiêu phát triển, đặc biệt là việc hoàn thành các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên sớm hơn từ 12 tháng đến 18 tháng so với kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các khu vực có Dự án đi qua và của cả nước.
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2011-2015:
Đồng ý với báo cáo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải về tình hình thực hiện trong năm 2015 và giai đoạn 2011 – 2015, nổi bật là các lĩnh vực sau:
1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện tốt, đã hoàn thành 100% kế hoạch năm. Bộ Giao thông vận tải được xếp hạng cao về chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh năm 2014 theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI.
2. Công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải được tăng cường, nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai, hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện được siết chặt quản lý, chất lượng dịch vụ vận tải được cải thiện, nhất là đối với vận tải đường sắt, hàng không; giá cước vận tải được kiểm soát, bảo đảm công khai minh bạch về cước và phụ cước.
3. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 – 2015 đã có chuyển biến rõ rệt, tai nạn giao thông (TNGT) liên tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương; so với giai đoạn năm 2006 – 2010, số người chết do TNGT đã giảm 12.023 người (bằng 20,58%).
4. Công tác quản lý đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục được đẩy mạnh, đã huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2011 – 2015, đã kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) đường bộ được 186.660 tỷ đồng (chiếm 92,15% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); lĩnh vực hàng hải thu hút 121.453 tỷ đồng (chiếm 77,06% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); hoàn thành vượt mức các mục tiêu về phát triển KCHTGT như đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 4.400 km đường bộ và hơn 94.000 m cầu đường bộ. Nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như các đường cao tốc: Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Nội Bài – Nhật Tân; các cầu có quy mô lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì…; hoàn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải và nhiều cảng khác, đưa tổng công suất các cảng hiện nay lên khoảng 450 triệu tấn/năm; hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án, công trình tại các cảng hàng không quan trọng như nhà ga T2 – Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleiku, Vinh, Thọ Xuân… đưa tổng năng lực của các cảng hàng không từ 42 triệu hành khách năm 2010 lên khoảng 70 triệu hành khách năm 2015. Nhờ những nỗ lực nêu trên, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 9 bậc so với năm 2014, tăng 36 bậc so với năm 2010 theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới.
5. Công tác quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường, các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống KCHTGT được rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; chất lượng quản lý bảo trì, khai thác KCHTGT từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản của phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
6. Công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước được triển khai mạnh mẽ. Đã triển khai cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành giao thông vận tải trên tổng số 514 doanh nghiệp cả nước (chiếm 26,65%) được cổ phần hóa trong giai đoạn 2011 – 2015; đã hoàn thành thoái phần vốn nhà nước tại 113 doanh nghiệp.
7. Công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải; đã chính thức triển khai mở rộng cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu; thực hiện áp dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với công tác đổi giấy phép lái xe tại 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước… Bộ Giao thông vận tải lần thứ hai liên tiếp đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính theo công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2014 của Bộ Nội vụ.
II. PHƯƠNG HƯNG, NHIỆM VỤ NĂM 2016:
Các thành tựu nêu trên của ngành Giao thông vận tải trong năm 2015 nói riêng và trong giai đoạn 2011 – 2015 nói chung là nền tảng quan trọng để ngành giao thông vận tải tiếp tục phát huy, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2016 – 2020. Yêu cầu tập thể lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy thành quả đã đạt được, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa; quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây:
1. Chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế, huy động nhiều hơn các nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư.
2. Tiếp tục rà soát, cập nhật chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong tất cả các lĩnh vực ngành giao thông vận tải; rà soát, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…
3. Tiếp tục tăng cường đầu tư các dự án KCHTGT, nhất là các dự án KCHTGT lớn, có tính lan tỏa, làm động lực cho phát triển kinh tế – xã hội như các dự án đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không…
4. Nâng cao năng lực, hiệu quả của các phương thức vận tải, chú trọng vận tải đa phương thức, nhằm giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
5. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA; tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng giao thông, vận tải. Trên cơ sở các chính sách hiện hành, các địa phương chủ động nghiên cứu phương án đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn, kể cả các công trình có tổng mức đầu tư nhỏ, xây dựng cơ chế cho từng dự án để kêu gọi các nhà đầu tư.
6. Tập trung chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, đặt mục tiêu phấn đấu tiếp tục giảm tối đa số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Đặc biệt, vấn đề an ninh, an toàn hàng không phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
7. Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đã được phê duyệt. Tăng cường thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần; rà soát, thực hiện chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Đẩy mạnh công tác giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
– Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, TC, XD;
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Ủy ban ATGT Quốc gia;
– Ủy ban An ninh HKDD Quốc gia;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, V.III, KGVX, QHQT, TKBT, PL, TH;
– Lưu: VT, KTN (3) Ha.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Cao Lục

Thuộc tính văn bản
Thông báo 09/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW; tổng kết công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 09/TB-VPCP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Nguyễn Cao Lục
Ngày ban hành: 12/01/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giao thông

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
———-
Số: 09/TB-VPCP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
——————-
Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2016
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TỔNG KẾT 4 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 13-NQ/TW;
TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÂNG CẤP, MỞ RỘNG QUỐC LỘ 1
VÀ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH QUA TÂY NGUYÊN; TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2015
VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH NĂM 2016 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Ngày 04 tháng 01 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”; tổng kết công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải. Sau khi nghe các báo cáo của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
Trong giai đoạn 2011-2015 vừa qua, với sự nỗ lực của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng ta đã tận dụng những thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng đất nước, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; trong đó, ngành Giao thông vận tải đã góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 ngày 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra mục tiêu trọng tâm về phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, trong đó kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Sau 4 năm triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngành Giao thông vận tải đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, về cơ bản đã hoàn thành vượt các mục tiêu phát triển, đặc biệt là việc hoàn thành các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên sớm hơn từ 12 tháng đến 18 tháng so với kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của các khu vực có Dự án đi qua và của cả nước.
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2011-2015:
Đồng ý với báo cáo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải về tình hình thực hiện trong năm 2015 và giai đoạn 2011 – 2015, nổi bật là các lĩnh vực sau:
1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện tốt, đã hoàn thành 100% kế hoạch năm. Bộ Giao thông vận tải được xếp hạng cao về chỉ số hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh năm 2014 theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI.
2. Công tác quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải được tăng cường, nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai, hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện được siết chặt quản lý, chất lượng dịch vụ vận tải được cải thiện, nhất là đối với vận tải đường sắt, hàng không; giá cước vận tải được kiểm soát, bảo đảm công khai minh bạch về cước và phụ cước.
3. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 – 2015 đã có chuyển biến rõ rệt, tai nạn giao thông (TNGT) liên tục giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương; so với giai đoạn năm 2006 – 2010, số người chết do TNGT đã giảm 12.023 người (bằng 20,58%).
4. Công tác quản lý đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục được đẩy mạnh, đã huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2011 – 2015, đã kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) đường bộ được 186.660 tỷ đồng (chiếm 92,15% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); lĩnh vực hàng hải thu hút 121.453 tỷ đồng (chiếm 77,06% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); hoàn thành vượt mức các mục tiêu về phát triển KCHTGT như đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo khoảng 4.400 km đường bộ và hơn 94.000 m cầu đường bộ. Nhiều công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như các đường cao tốc: Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Nội Bài – Nhật Tân; các cầu có quy mô lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì…; hoàn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải và nhiều cảng khác, đưa tổng công suất các cảng hiện nay lên khoảng 450 triệu tấn/năm; hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án, công trình tại các cảng hàng không quan trọng như nhà ga T2 – Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleiku, Vinh, Thọ Xuân… đưa tổng năng lực của các cảng hàng không từ 42 triệu hành khách năm 2010 lên khoảng 70 triệu hành khách năm 2015. Nhờ những nỗ lực nêu trên, mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 9 bậc so với năm 2014, tăng 36 bậc so với năm 2010 theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới.
5. Công tác quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được tăng cường, các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống KCHTGT được rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện; chất lượng quản lý bảo trì, khai thác KCHTGT từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản của phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
6. Công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước được triển khai mạnh mẽ. Đã triển khai cổ phần hóa 137 doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành giao thông vận tải trên tổng số 514 doanh nghiệp cả nước (chiếm 26,65%) được cổ phần hóa trong giai đoạn 2011 – 2015; đã hoàn thành thoái phần vốn nhà nước tại 113 doanh nghiệp.
7. Công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh trên tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải; đã chính thức triển khai mở rộng cơ chế một cửa quốc gia tại các cảng biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu; thực hiện áp dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với công tác đổi giấy phép lái xe tại 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước… Bộ Giao thông vận tải lần thứ hai liên tiếp đứng đầu về chỉ số cải cách hành chính theo công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2014 của Bộ Nội vụ.
II. PHƯƠNG HƯNG, NHIỆM VỤ NĂM 2016:
Các thành tựu nêu trên của ngành Giao thông vận tải trong năm 2015 nói riêng và trong giai đoạn 2011 – 2015 nói chung là nền tảng quan trọng để ngành giao thông vận tải tiếp tục phát huy, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2016 – 2020. Yêu cầu tập thể lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy thành quả đã đạt được, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa; quán triệt, thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây:
1. Chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế, huy động nhiều hơn các nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư.
2. Tiếp tục rà soát, cập nhật chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong tất cả các lĩnh vực ngành giao thông vận tải; rà soát, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…
3. Tiếp tục tăng cường đầu tư các dự án KCHTGT, nhất là các dự án KCHTGT lớn, có tính lan tỏa, làm động lực cho phát triển kinh tế – xã hội như các dự án đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không…
4. Nâng cao năng lực, hiệu quả của các phương thức vận tải, chú trọng vận tải đa phương thức, nhằm giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
5. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA; tiếp tục đẩy mạnh huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng giao thông, vận tải. Trên cơ sở các chính sách hiện hành, các địa phương chủ động nghiên cứu phương án đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn, kể cả các công trình có tổng mức đầu tư nhỏ, xây dựng cơ chế cho từng dự án để kêu gọi các nhà đầu tư.
6. Tập trung chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, đặt mục tiêu phấn đấu tiếp tục giảm tối đa số vụ, số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông. Đặc biệt, vấn đề an ninh, an toàn hàng không phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
7. Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp đã được phê duyệt. Tăng cường thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước không cần giữ chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần; rà soát, thực hiện chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Đẩy mạnh công tác giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
– Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, TC, XD;
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Ủy ban ATGT Quốc gia;
– Ủy ban An ninh HKDD Quốc gia;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, V.III, KGVX, QHQT, TKBT, PL, TH;
– Lưu: VT, KTN (3) Ha.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM

Nguyễn Cao Lục

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 09/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW; tổng kết công tác đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải”