Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Thông báo 0141/TM-DM của Bộ Thương mại về việc bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU và Canada

THÔNG BÁO

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0141/TM-DM NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ VIỆC BàI BỎ

LỆ PHÍ HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT, MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ CANADA

Căn cứ Quyết định số 02/2005/QĐ-BTC ngày 12/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU và Canada, Bộ Thương mại hướng dẫn thương nhân về việc thu, hoàn phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Canada như sau:

1. Thương nhân xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU, Canada không phải nộp phí hạn ngạch cho những lô hàng xuất khẩu từ ngày 01/01/2005 (ngày ký vận tải đơn);

2. Thương nhân đã nộp phí hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canada cho những lô hàng dệt may xuất khẩu từ ngày 01/01/2005 (ngày ký vận tải đơn) được sử dụng số tiền lệ phí hạn ngạch đã nộp để chuyển sang nộp lệ phí hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005. Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Thương mại thực hiện việc cấn trừ phí hạn ngạch nêu trên cho thương nhân;

3. Thương nhân đã nộp phí hạn ngạch xuất khẩu sang EU, Canada cho những lô hàng xuất khẩu kể từ ngày 01/01/2005 (ngày ký vận đơn) nhưng không phải nộp lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đề nghị gửi văn bản về Bộ Thương mại (Vụ Tài chính Kế toán), 21 Ngô Quyền, Hà Nội để được làm thủ tục hoàn phí.

Bộ Thương mại thông báo thương nhân biết và thực hiện./.

Thuộc tính văn bản
Thông báo 0141/TM-DM của Bộ Thương mại về việc bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU và Canada
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 0141/TM-DM Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Thông báo Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 18/01/2005 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Xuất nhập khẩu , Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Tóm tắt văn bản

THÔNG BÁO

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 0141/TM-DM NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ VIỆC BàI BỎ

LỆ PHÍ HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT, MAY SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ CANADA

Căn cứ Quyết định số 02/2005/QĐ-BTC ngày 12/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU và Canada, Bộ Thương mại hướng dẫn thương nhân về việc thu, hoàn phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Canada như sau:

1. Thương nhân xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU, Canada không phải nộp phí hạn ngạch cho những lô hàng xuất khẩu từ ngày 01/01/2005 (ngày ký vận tải đơn);

2. Thương nhân đã nộp phí hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang EU, Canada cho những lô hàng dệt may xuất khẩu từ ngày 01/01/2005 (ngày ký vận tải đơn) được sử dụng số tiền lệ phí hạn ngạch đã nộp để chuyển sang nộp lệ phí hạn ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005. Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Thương mại thực hiện việc cấn trừ phí hạn ngạch nêu trên cho thương nhân;

3. Thương nhân đã nộp phí hạn ngạch xuất khẩu sang EU, Canada cho những lô hàng xuất khẩu kể từ ngày 01/01/2005 (ngày ký vận đơn) nhưng không phải nộp lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đề nghị gửi văn bản về Bộ Thương mại (Vụ Tài chính Kế toán), 21 Ngô Quyền, Hà Nội để được làm thủ tục hoàn phí.

Bộ Thương mại thông báo thương nhân biết và thực hiện./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Thông báo 0141/TM-DM của Bộ Thương mại về việc bãi bỏ lệ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU và Canada”