Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Quyết định về việc triển khai bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/QĐ-TCBH NGÀY 09-01-1992
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN
TRONG LàNH THỔ NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 155-HĐBT ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 45-QĐTC ngày 2-3-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Cho phép Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

QUY TẮC

BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN
CHUYỂN TRONG LàNH THỔ VIỆT NAM

CHƯƠNG I
NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Quy tắc chung này áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thuộc phạm vi lãnhthổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Quy tắc này còn được vận dụng khi có thoả thuận riêng trong hợp đồng bảo hiểm cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển từ Việt Nam đi các nước lân cận và vận chuyển từ nước ngoài về được phép quá cảnh qua Việt Nam để sang các nước lân cận bằng các phương tiện vận tải nói trên.

CHƯƠNG II
PHẠM VI BẢO HIỂM

Điều 3. Trừ những trường hợp quy định loại trừ ở chương III dưới đây, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là người bảo hiểm) chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do hậu quả, trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Cháy hoặc nổ.

2. Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh.

3. Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm va nhau hoặc đâm va vào vật thể khác hay bị trật bánh.

4. Cây gẫy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến thức khác bị sập đổ.

5. Phương tiện chở hàng mất tích.

Điều 4. Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm người bảo hiểm như nói trên, người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm đối với những chi phí sau đây:

a. Những chi phí hợp lý do người được bảo hiểm, người làm công hay đại lý của họ đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm.

b. Những chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

c. Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ BẢO HIỂM

Điều 5. Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:

1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy, cướp, mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các dụng cụ chiến tranh khác.

2. Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ phát sinh từ việc sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ tương tự.

3. Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được bảo hiểm hay người làm công cho họ.

4. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất đặc thù của loại hàng hoá được bảo hiểm.

5. Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hoá nguy hiểm.

6. Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng từ trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển.

7. Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông thường của hàng hoá được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển.

8. Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông.

9. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ đó do một rủi ro được bảo hiểm.

CHƯƠNG IV
BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM

Điều 6. Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hoá được bảo hiểm được xếp lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc vào lúc hàng hoá được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở tại nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 7. Trong quá trình vận chuyển nói trên nếu vì những sự cố nói ở Điều 3 mà háng hoá bắt buộc phải chuyển tải hoặc thay đổi hành trình thì bảo hiểm này vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra hoặc thay đổi đó và phải trả thêm phí bảo hiểm trong trường hợp cần thiết.

CHƯƠNG V
THỦ TỤC BẢO HIỂM, SỐ TIỀN BẢO HIỂM
VÀ GIÁ TRỊ BẢO HIỂM

Điều 8.

1. Khi có nhu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu phải làm giấy yêu cầu trong đó ghi rõ:

a. Tên người được bảo hiểm.

b. Tên hàng hoá, loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hoá được bảo hiểm.

c. Trọng lượng, số lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá được bảo hiểm.

d. Hành trình vận chuyển (nơi đi – nơi đến và nơi chuyển tải nếu có).

đ. Tên chủ phương tiện, loại phương tiện và số đăng ký của các phương tiện vận tải đó.

e. Ngày, tháng phương tiện vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến.

2. Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp “Giấy chứng nhận bảo hiểm”.

3. Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã nộp phí bảo hiểm.

4. Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết mà có bất kỳ thay đổi nào về những thông tin đã cung cấp liên quan đến lô hàng hoá được bảo hiểm thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm biết ngay khi họ được biết sự thay đổi đó.

Khi nhận được thông báo này, người bảo hiểm sẽ cấp giấy sửa đổi bổ sung và có thể yêu cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm.

Điều 9. Nếu người được bảo hiểm khai báo sai hoặc giấu giếm những điểm đề ra trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay những sự việc thay đổi sẽ được thông báo cho người bảo hiểm, thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.

Điều 10. Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người khác sau khi người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt sau giấy chứng nhận bảo hiểm.

Điều 11. Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hoá do người được bảo hiểm kê khai và được người bảo hiểm chấp nhận.

Nếu người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính giá trị bảo hiểm như sau: Giá trị bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hoá đơn cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.

Trừ khi có thoả thuận khác, trong số tiền khai báo, người được bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính. Tuy nhiên tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

CHƯƠNG VI
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
KHI XẢY RA TỔN THẤT

Điều 12. Trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hoá thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm như trong Điều 3, người được bảo hiểm hay người làm công cho họ hoặc đại diện của họ phải:

a. Khai báo ngay với cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản theo luật lệ hiện hành.

b. Thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại diện của họ tại địa phương gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.

c. Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hoá nhằm hạn chế tổn thất.

d. Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với người chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hoá trong tai nạn ấy.

Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần hay toàn bộ tổn thất nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên.

Điều 13. Khi khiếu nại người bảo hiểm về những mất mát hư hỏng thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm cần nộp đủ những giấy tờ chứng minh:

1. Bản chính “Giấy chứng nhận bảo hiểm”.

2. Bản chính hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hàng hoá do chủ phương tiện cấp.

3. Hoá đơn bán hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng và số lượng hàng hoá.

4. Biên bản giám định hàng tổn thất ghi rõ mức độ tổn thất.

5. Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương.

6. Văn bản khiếu nại, người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra.

7. Thư đòi bồi thường.

CHƯƠNG VII
XÁC ĐỊNH TỔN THẤT

Điều 14.

1. Tổn thất toàn bộ nói trong Quy tắc này bao gồm tổn thất toàn bộ ước tính và tổn thất toàn bộ thực tế.

2. Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, nếu hàng hoá được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hay bị hư hỏng nghiêm trọng tới mức không còn là vật phẩm với tính chất ban đầu của nó nữa hoặc người được bảo hiểm bị mất hẳn quyền sở hữu hàng hoá thì được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.

3. Khi hàng hoá được bảo hiểm bị mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, nếu xét thấy không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc do các chi phí cứu hàng chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nhận ghi trong hợp đồng bảo hiểm có thể vượt quá giá trị hàng khi tới nơi nhận đó thì được coi là tổn thất toàn bộ ước tính.

4. Bất kỳ trường hợp mất mát hay hư hỏng nào không thuộc loại tổn thất đã nói ở hai phần trên đều được coi là tổn thất bộ phận.

Điều 15. Nếu phương tiện chở hàng bị mất tích thì hàng hoá được bảo hiểm sẽ được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.

Phương tiện vận chuyển hàng được coi là mất tích khi không tới được nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm và cũng không có tin tức gì về phương tiện đó. Thời gian cần thiết để xác định việc phương tiện chuyên chở bị mất tích không ít hơn 3 tháng kể từ ngày dự tính phương tiện chuyên chở đến nơi ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

CHƯƠNG VIII
CÁCH TÍNH VÀ THANH TOÁN BỒI THƯỜNG

Điều 16. Khi hàng hoá bảo hiểm bị tổn thất bộ phận thì số tiền bồi thường sẽ được tính trên cơ sở mức độ tổn thất nhân với số tiền bảo hiểm. Mức độ tổn thất sẽ được xác định bằng cách lấy số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn và khi bị tổn thất tại cảng dỡ hàng chia cho tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn tại cảng dỡ hàng.

Điều 17. Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn ở số tiền bảo hiểm.

– Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá thấp hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm chỉ bồi thường những mất mát, hư hỏng và các chi phí như đã quy định ở Điều 3 và 4 chương II theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

– Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá cao hơn giá trị bảo hiểm thì phần cao hơn đó không được thừa nhận.

Điều 18. Người bảo hiểm có quyền được miễn trách nhiệm quy định trong hợp đồng bảo hiểm bằng cách khước từ quyền lợi về hàng hoá bảo hiểm và quyền khiếu nại người thứ ba, đồng thời bồi thường cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm.

Điều 19. Trường hợp phải tuân thủ ý kiến của người bảo hiểm để thực hiện các biện pháp đề phòng tổn thất thì người bảo hiểm phải thanh toán cho người được bảo hiểm những chi phí hợp lý và cần thiết khi áp dụng biện pháp này dù cho tổng số tiền bồi thường như vậy có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

Điều 20.

1. Sau khi kiểm tra và xác nhận hồ sơ khiếu nại của người được bảo hiểm là hợp lệ và tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ thanh toán bồi thường cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khi khiếu nại hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ khiếu nại gửi đến chưa hợp lệ hoặc cần xác minh thêm hoặc tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì người bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm biết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại.

– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy thông báo bồi thường hoặc giấy từ chối bồi thường mà người được bảo hiểm không có ý kiến gì bằng văn bản thì vụ khiếu nại đó coi như đã kết thúc.

2. Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ vào tiền bồi thường các khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng hoá cứu được và đòi người thứ ba.

3. Trong trường hợp phương tiện vận chuyển bị mất tích, hàng hoá đã được coi là tổn thất toàn bộ hoặc hàng bị mất mà sau khi đã bồi thường lại tìm thấy hàng thì số hàng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người bảo hiểm và được xử lý theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

CHƯƠNG IX
CHUYỂN QUYỀN ĐÒI BỒI THƯỜNG VÀ VIỆC
TỪ BỎ HÀNG HOÁ

Điều 21.

1. Sau khi thanh toán bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm, mọi khoản khiếu nại và quyền khiếu nại của người được bảo hiểm đối với người thứ ba đều được chuyển cho người bảo hiểm mà giới hạn là số tiền đã bồi thường.

Ngay khi nhận được tiền bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho người bảo hiểm quyền đòi người thứ ba bồi thường và các chứng từ cần thiết liên quan đến việc đó.

2. Nếu người được bảo hiểm bỏ qua quyền đòi người thứ ba, hoặc nếu do lỗi của họ mà không thể thực hiện được quyền này (như hết hạn gửi thư khiếu nại người chịu trách nhiệm về tổn thất v.v…) thì người bảo hiểm sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường với một mức độ thích hợp và nếu việc bồi thường của bảo hiểm đã được giải quyết thì người được bảo hiểm có nghĩa vụ hoàn lại cho người bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường mà họ đã nhận được, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

Điều 22. Sau khi người bảo hiểm bồi thường một vụ tổn thất toàn bộ (có thể bồi thường tất cả hoặc nguyên một phần hàng được bảo hiểm) họ còn có quyền thu hồi những gì còn lại của phần hàng hoá đã được bồi thường theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 23.

1. Trường hợp người được bảo hiểm muốn khiếu nại tổn thất toàn bộ ước tính cho hàng hoá được bảo hiểm thì họ phải gửi thông báo từ bỏ hàng cho người bảo hiểm. Nếu không thực hiện theo quy định này thì tổn thất chỉ được giải quyết theo hình thức bồi thường tổn thất bộ phận.

2. Thông báo từ bỏ hàng phải làm bằng văn bản mà trong mọi trường hợp phải cho biết ý định của người được bảo hiểm là từ bỏ không điều kiện mọi quyền lợi về hàng hoá được bảo hiểm cho người bảo hiểm.

3. Trường hợp thông báo từ bỏ hàng được gửi theo đúng quy định thì quyền khiếu nại của người được bảo hiểm không bị phương hại bởi việc người bảo hiểm từ chối chấp nhận từ bỏ hàng. Khi thông báo từ bỏ hàng đã được chấp nhận thì việc từ bỏ hàng không còn thay đổi khác được.

CHƯƠNG X
THỜI HIỆU KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP

Điều 24. Quyền đòi bồi thường của người được bảo hiểm sẽ hết hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền đó.

Điều 25. Bất kỳ mọi vụ tranh chấp nào có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nếu không giải quyết được bằng hình thức thương lượng giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm thì tuỳ từng trường hợp cụ thể chuyển cho Toà án hoặc Trọng tài kinh tế Nhà nước xét xử theo luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thuộc tính văn bản
Quyết định về việc triển khai bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 09/QĐ-TCBH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Quyết định Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 09/01/1992 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 09/QĐ-TCBH NGÀY 09-01-1992
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN
TRONG LàNH THỔ NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 155-HĐBT ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 45-QĐTC ngày 2-3-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Cho phép Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

QUY TẮC

BẢO HIỂM HÀNG HOÁ VẬN
CHUYỂN TRONG LàNH THỔ VIỆT NAM

CHƯƠNG I
NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Quy tắc chung này áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thuộc phạm vi lãnhthổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Quy tắc này còn được vận dụng khi có thoả thuận riêng trong hợp đồng bảo hiểm cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển từ Việt Nam đi các nước lân cận và vận chuyển từ nước ngoài về được phép quá cảnh qua Việt Nam để sang các nước lân cận bằng các phương tiện vận tải nói trên.

CHƯƠNG II
PHẠM VI BẢO HIỂM

Điều 3. Trừ những trường hợp quy định loại trừ ở chương III dưới đây, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là người bảo hiểm) chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do hậu quả, trực tiếp của một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Cháy hoặc nổ.

2. Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần và sét đánh.

3. Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, mắc cạn, đâm va nhau hoặc đâm va vào vật thể khác hay bị trật bánh.

4. Cây gẫy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến thức khác bị sập đổ.

5. Phương tiện chở hàng mất tích.

Điều 4. Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm người bảo hiểm như nói trên, người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm đối với những chi phí sau đây:

a. Những chi phí hợp lý do người được bảo hiểm, người làm công hay đại lý của họ đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm.

b. Những chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.

c. Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

CHƯƠNG III
ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ BẢO HIỂM

Điều 5. Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:

1. Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy, cướp, mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các dụng cụ chiến tranh khác.

2. Hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của phóng xạ hay nhiễm phóng xạ phát sinh từ việc sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ tương tự.

3. Hành động xấu, cố ý hay hành vi phạm pháp của người được bảo hiểm hay người làm công cho họ.

4. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất đặc thù của loại hàng hoá được bảo hiểm.

5. Xếp hàng quá tải hoặc sai quy cách an toàn về hàng hoá nguy hiểm.

6. Đóng gói sai quy cách, bao bì không thích hợp hoặc hàng bị hỏng từ trước khi xếp lên phương tiện vận chuyển.

7. Rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông thường của hàng hoá được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển.

8. Phương tiện vận chuyển không đủ khả năng lưu hành, không đảm bảo an toàn giao thông.

9. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ đó do một rủi ro được bảo hiểm.

CHƯƠNG IV
BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM

Điều 6. Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hoá được bảo hiểm được xếp lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc vào lúc hàng hoá được dỡ khỏi phương tiện chuyên chở tại nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 7. Trong quá trình vận chuyển nói trên nếu vì những sự cố nói ở Điều 3 mà háng hoá bắt buộc phải chuyển tải hoặc thay đổi hành trình thì bảo hiểm này vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra hoặc thay đổi đó và phải trả thêm phí bảo hiểm trong trường hợp cần thiết.

CHƯƠNG V
THỦ TỤC BẢO HIỂM, SỐ TIỀN BẢO HIỂM
VÀ GIÁ TRỊ BẢO HIỂM

Điều 8.

1. Khi có nhu cầu bảo hiểm, người có nhu cầu phải làm giấy yêu cầu trong đó ghi rõ:

a. Tên người được bảo hiểm.

b. Tên hàng hoá, loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hoá được bảo hiểm.

c. Trọng lượng, số lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá được bảo hiểm.

d. Hành trình vận chuyển (nơi đi – nơi đến và nơi chuyển tải nếu có).

đ. Tên chủ phương tiện, loại phương tiện và số đăng ký của các phương tiện vận tải đó.

e. Ngày, tháng phương tiện vận chuyển khởi hành và dự kiến ngày đến.

2. Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp “Giấy chứng nhận bảo hiểm”.

3. Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm. Bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi đã nộp phí bảo hiểm.

4. Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết mà có bất kỳ thay đổi nào về những thông tin đã cung cấp liên quan đến lô hàng hoá được bảo hiểm thì người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bảo hiểm biết ngay khi họ được biết sự thay đổi đó.

Khi nhận được thông báo này, người bảo hiểm sẽ cấp giấy sửa đổi bổ sung và có thể yêu cầu người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm.

Điều 9. Nếu người được bảo hiểm khai báo sai hoặc giấu giếm những điểm đề ra trong giấy yêu cầu bảo hiểm hay những sự việc thay đổi sẽ được thông báo cho người bảo hiểm, thì người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.

Điều 10. Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người khác sau khi người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt sau giấy chứng nhận bảo hiểm.

Điều 11. Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hoá do người được bảo hiểm kê khai và được người bảo hiểm chấp nhận.

Nếu người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính giá trị bảo hiểm như sau: Giá trị bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hoá đơn cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.

Trừ khi có thoả thuận khác, trong số tiền khai báo, người được bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính. Tuy nhiên tiền lãi này không được vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

CHƯƠNG VI
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
KHI XẢY RA TỔN THẤT

Điều 12. Trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hoá thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm như trong Điều 3, người được bảo hiểm hay người làm công cho họ hoặc đại diện của họ phải:

a. Khai báo ngay với cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản theo luật lệ hiện hành.

b. Thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại diện của họ tại địa phương gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.

c. Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hoá nhằm hạn chế tổn thất.

d. Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền đòi bồi thường đối với người chuyên chở hay người thứ ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hoá trong tai nạn ấy.

Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần hay toàn bộ tổn thất nếu người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên.

Điều 13. Khi khiếu nại người bảo hiểm về những mất mát hư hỏng thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm cần nộp đủ những giấy tờ chứng minh:

1. Bản chính “Giấy chứng nhận bảo hiểm”.

2. Bản chính hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hàng hoá do chủ phương tiện cấp.

3. Hoá đơn bán hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng và số lượng hàng hoá.

4. Biên bản giám định hàng tổn thất ghi rõ mức độ tổn thất.

5. Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương.

6. Văn bản khiếu nại, người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra.

7. Thư đòi bồi thường.

CHƯƠNG VII
XÁC ĐỊNH TỔN THẤT

Điều 14.

1. Tổn thất toàn bộ nói trong Quy tắc này bao gồm tổn thất toàn bộ ước tính và tổn thất toàn bộ thực tế.

2. Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, nếu hàng hoá được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hay bị hư hỏng nghiêm trọng tới mức không còn là vật phẩm với tính chất ban đầu của nó nữa hoặc người được bảo hiểm bị mất hẳn quyền sở hữu hàng hoá thì được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.

3. Khi hàng hoá được bảo hiểm bị mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, nếu xét thấy không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc do các chi phí cứu hàng chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nhận ghi trong hợp đồng bảo hiểm có thể vượt quá giá trị hàng khi tới nơi nhận đó thì được coi là tổn thất toàn bộ ước tính.

4. Bất kỳ trường hợp mất mát hay hư hỏng nào không thuộc loại tổn thất đã nói ở hai phần trên đều được coi là tổn thất bộ phận.

Điều 15. Nếu phương tiện chở hàng bị mất tích thì hàng hoá được bảo hiểm sẽ được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.

Phương tiện vận chuyển hàng được coi là mất tích khi không tới được nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm và cũng không có tin tức gì về phương tiện đó. Thời gian cần thiết để xác định việc phương tiện chuyên chở bị mất tích không ít hơn 3 tháng kể từ ngày dự tính phương tiện chuyên chở đến nơi ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

CHƯƠNG VIII
CÁCH TÍNH VÀ THANH TOÁN BỒI THƯỜNG

Điều 16. Khi hàng hoá bảo hiểm bị tổn thất bộ phận thì số tiền bồi thường sẽ được tính trên cơ sở mức độ tổn thất nhân với số tiền bảo hiểm. Mức độ tổn thất sẽ được xác định bằng cách lấy số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn và khi bị tổn thất tại cảng dỡ hàng chia cho tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn tại cảng dỡ hàng.

Điều 17. Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn ở số tiền bảo hiểm.

– Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá thấp hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm chỉ bồi thường những mất mát, hư hỏng và các chi phí như đã quy định ở Điều 3 và 4 chương II theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.

– Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá cao hơn giá trị bảo hiểm thì phần cao hơn đó không được thừa nhận.

Điều 18. Người bảo hiểm có quyền được miễn trách nhiệm quy định trong hợp đồng bảo hiểm bằng cách khước từ quyền lợi về hàng hoá bảo hiểm và quyền khiếu nại người thứ ba, đồng thời bồi thường cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm.

Điều 19. Trường hợp phải tuân thủ ý kiến của người bảo hiểm để thực hiện các biện pháp đề phòng tổn thất thì người bảo hiểm phải thanh toán cho người được bảo hiểm những chi phí hợp lý và cần thiết khi áp dụng biện pháp này dù cho tổng số tiền bồi thường như vậy có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

Điều 20.

1. Sau khi kiểm tra và xác nhận hồ sơ khiếu nại của người được bảo hiểm là hợp lệ và tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ thanh toán bồi thường cho người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khi khiếu nại hợp lệ.

– Trường hợp hồ sơ khiếu nại gửi đến chưa hợp lệ hoặc cần xác minh thêm hoặc tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì người bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm biết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại.

– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy thông báo bồi thường hoặc giấy từ chối bồi thường mà người được bảo hiểm không có ý kiến gì bằng văn bản thì vụ khiếu nại đó coi như đã kết thúc.

2. Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ vào tiền bồi thường các khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng hoá cứu được và đòi người thứ ba.

3. Trong trường hợp phương tiện vận chuyển bị mất tích, hàng hoá đã được coi là tổn thất toàn bộ hoặc hàng bị mất mà sau khi đã bồi thường lại tìm thấy hàng thì số hàng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của người bảo hiểm và được xử lý theo chế độ hiện hành của Nhà nước.

CHƯƠNG IX
CHUYỂN QUYỀN ĐÒI BỒI THƯỜNG VÀ VIỆC
TỪ BỎ HÀNG HOÁ

Điều 21.

1. Sau khi thanh toán bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm, mọi khoản khiếu nại và quyền khiếu nại của người được bảo hiểm đối với người thứ ba đều được chuyển cho người bảo hiểm mà giới hạn là số tiền đã bồi thường.

Ngay khi nhận được tiền bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho người bảo hiểm quyền đòi người thứ ba bồi thường và các chứng từ cần thiết liên quan đến việc đó.

2. Nếu người được bảo hiểm bỏ qua quyền đòi người thứ ba, hoặc nếu do lỗi của họ mà không thể thực hiện được quyền này (như hết hạn gửi thư khiếu nại người chịu trách nhiệm về tổn thất v.v…) thì người bảo hiểm sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường với một mức độ thích hợp và nếu việc bồi thường của bảo hiểm đã được giải quyết thì người được bảo hiểm có nghĩa vụ hoàn lại cho người bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường mà họ đã nhận được, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

Điều 22. Sau khi người bảo hiểm bồi thường một vụ tổn thất toàn bộ (có thể bồi thường tất cả hoặc nguyên một phần hàng được bảo hiểm) họ còn có quyền thu hồi những gì còn lại của phần hàng hoá đã được bồi thường theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 23.

1. Trường hợp người được bảo hiểm muốn khiếu nại tổn thất toàn bộ ước tính cho hàng hoá được bảo hiểm thì họ phải gửi thông báo từ bỏ hàng cho người bảo hiểm. Nếu không thực hiện theo quy định này thì tổn thất chỉ được giải quyết theo hình thức bồi thường tổn thất bộ phận.

2. Thông báo từ bỏ hàng phải làm bằng văn bản mà trong mọi trường hợp phải cho biết ý định của người được bảo hiểm là từ bỏ không điều kiện mọi quyền lợi về hàng hoá được bảo hiểm cho người bảo hiểm.

3. Trường hợp thông báo từ bỏ hàng được gửi theo đúng quy định thì quyền khiếu nại của người được bảo hiểm không bị phương hại bởi việc người bảo hiểm từ chối chấp nhận từ bỏ hàng. Khi thông báo từ bỏ hàng đã được chấp nhận thì việc từ bỏ hàng không còn thay đổi khác được.

CHƯƠNG X
THỜI HIỆU KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP

Điều 24. Quyền đòi bồi thường của người được bảo hiểm sẽ hết hiệu lực sau 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền đó.

Điều 25. Bất kỳ mọi vụ tranh chấp nào có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nếu không giải quyết được bằng hình thức thương lượng giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm thì tuỳ từng trường hợp cụ thể chuyển cho Toà án hoặc Trọng tài kinh tế Nhà nước xét xử theo luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Quyết định về việc triển khai bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”